Mất ngủ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, vì vậy nhiều người muốn nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Bên cạnh sử dụng thuốc thì việc áp dụng mẹo dân gian bằng thực phẩm tự nhiên được nhiều người ưa chuộng bởi tính an toàn xong vẫn đem lại hiệu quả nhất định. Bài viết dưới đây, duongnaothaiminh.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách chữa mất ngủ bằng chuối xanh. Cùng tìm hiểu nhé! ☛ Tìm hiểu trước: 7 tác hại đáng ngại của việc mất ngủ kéo dài 1. Tìm hiểu công dụng chữa mất ngủ từ chuối xanh Hàm lượng dinh dưỡng có trong chuối xanh Chuối xanh tuy không được sử dụng phổ biến như chuối chín nhưng công dụng đem lại cho sức khẻ không hề chênh lệch nhau. So với chuối chín, chuối xanh mặc dù có hàm lượng đường ít hơn nhưng lại giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất hơn. So với chuối chín, chuối xanh có ít đường hơn nhưng lại giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất hơn. Xét trên hàm lượng 100g chuối xanh có chứa: Năng lượng: 89 kcal Protein: 1.09g Chất béo: 0,33g Carbohydrate: 22,84g Chất xơ: 2,6g Đường: 12,23g Canxi: 5mg Sắt: 0,26mg Phốt pho: 22mg Kali: 358 mg Natri: 1mg Kẽm: 0,15 mg Vitamin C: 8,7mg Thiamin 0,031mg Hàng chục vitamin và dưỡng chất khác Chuối chữa mất ngủ như thế nào? Từ xa xưa việc dùng chuối xanh để trị mất ngủ đã được cha ông ta truyền từ đời này qua đời khác bởi khi áp dụng sẽ thấy mang lại hiệu quả thực tế. Cho đến ngày nay, công dụng này đã được nghiên cứu và chứng mình dựa vào cơ chế hoạt động của chuối xanh đối với tình trạng mất ngủ bao gồm: Giảm căng thẳng, lo lắng Magie trong chuối xanh giúp thư giãn, giảm lo lắng nhẹ, giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ. Căng thẳng, stress là những nguyên nhân hàng đầu đây mất ngủ trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy vậy, trong chuối xanh cung cấp hàm lượng magie dồi dào, khoáng chất này có ảnh hưởng đến phần não kiểm soát tuyến thượng thận và tuyến yên – cách tuyến chịu trách nhiệm về căng thẳng. Từ đó đem lại công dụng thư giãn, giảm triệu chứng lo lắng nhẹ, đặc biệt là giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ. Duy trì chất dẫn truyền thần kinh Bên cạnh tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng, magie trong chuối xanh còn duy trì mức GABA cần thiết cho cơ thể – đây là một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò điều hòa giấc ngủ dựa trên cơ chế làm chậm sóng não và làm dịu cơ thể. Giảm chuột rút Kali cũng là một khoáng chất với hàm lượng dồi dào có trong chuối xanh. Kali được biết có lợi cho hệ thần kinh với công dụng giúp thư giãn và giảm chứng chuột rút vào ban đêm. Điều này rất phù hợp với những người thường xuyên vận động ở cường độ cao, dễ bị căng cơ, chuột rút dẫn đến mất ngủ. Tăng sản xuất chất dẫn truyền thần kinh Serotonin Vitamin B6 trong chuối xanh có tác dụng chuyển đổi axit amin Tryptophan thành Serotonin. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sản xuất hormone Melatonin. Trong khi đó Melatonin lại điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, cân bằng thời gian ngủ và thức, từ đó giúp bạn có một giấc ngủ buổi tối tự nhiên và chất lượng. Công dụng khác của chuối xanh Ngoài tác dụng chữa mất ngủ, chuối xanh còn mang lại nhiều công dụng khác cho sức khỏe con người như: Cải thiện tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong chuối xanh làm chậm quá tiêu hóa thức ăn của dạ dày, từ đó giúp bạn no lâu, đồng thời ngăn ngừa táo bón. Hơn thế nữa, cách thành phần của chuối xanh còn nuối dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhờ vậy mà hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết: Pectin trong chuối xanh giúp giảm hấp thụ đường và tăng độ nhạy cảm insulin, do đó kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả, rất phù hợp với chế độ ăn của người tiểu đường. Hỗ trợ các vấn đề tim mạch: Không chỉ trong chuối xanh mà cả chuối chín đều có hàm lượng kali dồi dào, từ đó kiểm soát tốt các vấn đề liên quan đến tim mạch như ổn định nhịp tim, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu và đột quỵ. Ngoài phương pháp chữa ngủ bằng chuối xanh, bạn có thể tìm hiểu thêm một số mẹo dân gian khác cũng đem lại tác dụng khắc phục tình trạng mất ngủ TẠI ĐÂY 2. Cách sử dụng chuối xanh trị mất ngủ Chuối xanh chữa mất ngủ được dân gian áp dụng qua nhiều thế hệ dưới hình thức ăn vào cơ thể qua dạng chưa chế biến hoặc chế biến như nấu chín hoặc làm thành các món ăn theo sở thích của từng người. Đi từ công thức đơn giản đến phức tạp, dưới đây là 3 cách chữa mất ngủ bằng chuối xanh mà bạn có thể tham khảo: Chữa mất ngủ bằng trà chuối xanh Bản chất của chuối xanh đã đem lại tác dụng trị mất ngủ. Do đó, không cần chế biến cầu kì, chỉ cần một nguyên liệu duy nhất là chuối xanh nấu lên thành trà là người mất ngủ đã có thể kiểm soát triệu chứng này. Cách làm vô cùng đơn giản với các bước từ sơ chế đến thực hiện: Cắt bỏ 2 đầu quả chuối xanh, rửa sạch nhiều lần với nước muối, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ. Cho chuối đã được làm sạch vào trong nồi cùng một lượng nước vừa đủ. Đun lửa nhỏ khoảng 15-20 phút, để càng lân đồng nghĩa với chuối sẽ tiết ra càng nhiều dưỡng chất. Tắt bếp và gạn lấy phần trà để sử dụng. Chữa mất ngủ bằng chuối xanh cùng mật ong Chuối xanh kết hợp mật ong chữa mất ngủ hiệu quả Mật ong được ví là thần dược bởi chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đông y ghi nhận mật ong có tính ấm, vị ngọt thanh, có tác dụng tiêu viêm. Không chỉ vậy, mật ong cũng được biết đến nhờ công dụng giải tỏa tâm lí căng thẳng, tinh thần mệt mỏi, giúp thư giãn thần kinh đầu óc. Do đó, sự kết hợp mật ong với chuối xanh đánh đúng đến triệu chứng mất ngủ do căng thẳng gây ra. Nguyên liệu chuẩn bị: Một quả chuối xanh, mật ong nguyên chất (2 thìa) Cách thực hiện: Sơ chế chuối xanh tương tự như 2 cách trên: cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch với nước muối giúp loại bỏ nhựa chuối và bụi bẩn. Sau đó gọt bỏ vỏ chuối và thái lát mỏng. Mang toàn bộ chuối đệm phơi dưới nắng to nhiều ngày rồi nghiền nát thành bột. Để bảo quản được lâu nhất nên cất trữ trong hũ thủy tinh. Mỗi lần sử dụng, trộn 2 thìa bột cà phê chuối xanh với 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, hòa tan trong nước ấm và uống sau ăn. Chữa mất ngủ bằng chuối xanh cùng bột quế Theo Y học cổ truyền, quế là vị thuốc lâu năm có vị cay, tính ấm, giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu đến các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Nhờ vậy mà đem lại công dụng an thần, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi quá mức. Khi kết hợp với chuối xanh, đặc biệt tốt cho đối tượng mất ngủ do stress hay mất ngủ liên quan đến thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não. Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 1 quả chuối xanh, 10g bột quế. Cách thực hiện: Chuối xanh cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch với nước muối để loại bỏ nhựa và bụi bẩn. Bỏ chuối xanh vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ. Đun trên lửa nhỏ khoảng 15-20 phút đến khi các dưỡng chất trong chuối ra hết. Vớt chuối ra rồi cho bột quế vào hòa tan cùng nước. Lọc qua rây giúp loại bỏ cặn để lấy phần nước. Uống trước khi ngủ khoảng 1 tiếng. Lưu ý: Cách trị mất ngủ bằng chuối và bột quế chống chỉ định cho người cao huyết áp, bốc hỏa hoặc có bệnh lý về gan thận. 3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng chuối xanh chữa mất ngủ Ưu tiên chuối xanh có xuất xứ rõ ràng, không thuốc trừ sâu hay chất bảo quản Để việc trị mất ngủ bằng chuối xanh phát huy hiệu quả tốt nhất, người áp dụng cần lưu ý một vài điều sau: Ưu tiên lựa chọn và sử dụng chuối có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chất kích thích, trừ sâu hay tồn dư chất bảo quản. Chữa mất ngủ bằng chuối xanh là phương pháp tự nhiên, do đó hiệu quả mang lại khá chậm và kết quả cũng sẽ khác nhau tùy vào từng cơ địa. Người bệnh cần kiên trì sử dụng liền trong nhiều ngày, tránh bị đứt quãng. Chuối xanh trị mất ngủ sẽ phát huy tác dụng tốt nhất đối với những trường bị mất ngủ trong thời gian ngắn, đặc biệt là mất ngủ do căng thẳng, stress, không liên quan đến bệnh lý. Đối tượng có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với chuối xanh thì không nên áp dụng phương pháp này., Phụ nữ mang thai bị mất ngủ muốn sử dụng chuối xanh thì cần cẩn trọng, phải tham khảo chi tiết ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng. Nếu trong quá trình áp dụng thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ nào thì nên tạm ngưng và tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ. Loại bỏ hoàn toàn các thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như: thức khuya, ngủ ngày, uống nhiều rượu bia, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ,… Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, lối sống sinh hoạt lành mạnh để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất ☛ Tham khảo thêm tại: Mất ngủ có thể do thiếu vitamin – Tìm hiểu ngay để ngủ ngon trở lại! 4. Dưỡng Não Thái Minh – giải pháp an toàn cho chứng mất ngủ Với điểm chung đều là phương pháp hỗ trợ điều trị mất ngủ an toàn, lành tính với sức khỏe, song nếu như chuối xanh là mẹo chữa dân gian với cách chế biến thô sơ thì viên uống Dưỡng Não Thái Minh lại được sản xuất với công nghệ hiện đại, kết hợp nhiều thành phần thảo dược quý hiếm gồm cao Bạch quả, cao Đinh Lăng, cao Thạch Tùng, vitamin nhóm B. Nhờ đó mà công dụng mang lại cho sức khỏe não bộ, đặc biệt trong việc hỗ trợ kiểm soát chứng mất ngủ cũng hiệu quả hơn. Nhắc đến tác dụng trị mất ngủ, không thể không kể đến chiết xuất từ cây đinh lăng trong thành phần của Dưỡng Não Thái Minh chứa hàm lượng lớn hoạt chất saponin, từ đó giúp an thần, trực tiếp cái thiện tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, thành phần cao Bạch Quả cũng phát huy tốt tác dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn máu não và rối loạn tiền đình nhờ vào cơ chế tăng tốc độ dòng máu và mức độ tưới máu lên não. Khi kiểm soát tốt 2 căn bệnh này, chứng mất ngủ gây ra bởi chúng cũng sẽ được cải thiện. Sản phẩm hiện đã được phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua TẠI ĐÂY Hoặc bấm nút MUA NGAY để đặt mua viên uống Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty. Kết luận: Như vậy, chữa mất ngủ bằng chuối xanh hoàn toàn có tác dụng mà còn an toàn, lành tính với sức khỏe người bệnh. Tuy vây, do hiệu quả mang lại chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện, đồng thời luôn duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, loại bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ để đạt kết quả tốt hơn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc, hãy liên hệ với chung tôi ngay qua hotline 1800 1705 để được giải đáp cụ thể. Xem thêm: Chấm dứt những tháng ngày mất ngủ bằng lá Đinh lăng
Thông tin sức khỏe
Khó ngủ là bệnh gì? Biện pháp cải thiện hiệu quả
Khó ngủ là là bệnh gì và biện pháp khắc phục tình trạng này như thế nào? Khi mà hiện nay có rất nhiều người gặp phải triệu chứng này và đã gây nhiều ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khó ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về biểu hiện khó ngủ này nhé. Khó ngủ là bệnh gì? Khó ngủ ngủ không sâu giấc là bệnh gì? là mối quan tâm của rất nhiều khi liên tục gặp tình trạng này. Thực tế khó ngủ hay mất ngủ là tình trạng mà bạn gặp khó khăn khi bắt đầu hoặc duy trì việc ngủ đủ giấc, hoặc có thể ngủ được nhưng thức dậy quá sớm và buổi sáng. Điều này làm giảm chất lượng giấc ngủ, từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải vào ngày hôm sau. Khó ngủ có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, song chúng cũng có thể kéo dài, vài tuần, vái tháng, thậm chí tiến triển thành triệu chứng mãn tính khi kéo dài trong nhiều năm. Triệu chứng của tình trạng khó ngủ Khó đi vào giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ dài vào ban đêm Tình trạng khó ngủ điển hình với các triệu chứng bao gồm: Khó đi vào giấc ngủ, đặc biệt là ban đêm. Ngủ không sâu, dễ bị giật mình tỉnh giấc và rất khó để quay trở lại giấc ngủ. Khó duy trì việc ngủ đúng và đủ giấc. Dậy quá sớm. Cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải vào ngày hôm sau. Thường xuyên buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày. Mức độ tập trung giảm sút, không thể tập trung cao độ trong giờ học hay làm việc. 6 Nguyên nhân phổ biến gây khó ngủ Cơ thể chúng ta là một cỗ máy vô cùng thông minh giúp điều khiển mọi hoạt động theo một đồng hồ sinh học bên trong, bao gồm cả chu kỳ ngủ – thức. Do đó, những yếu tố tác động làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể đều có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Cụ thể, khó ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Căng thẳng: Áp lực cuộc sống, stress công việc, học tập khiến tâm trạng luôn căng thẳng, đầu óc suy nghĩ nhiều, không thể thư giãn để bắt đầu giấc ngủ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ vô cùng phổ biến. Thói quen ngủ không khoa học: Việc ngủ trưa quá nhiều hoặc mỗi ngày đi ngủ vào 1 giờ khác nhau hay thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử trước khi đi ngủ,… đều là những thói quen ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, lâu dần sẽ gây tình trạng khó ngủ vào buổi tối. Đồng hồ sinh học bị thay đổi: Những việc làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể như đi du lịch hoặc chuyển đến một đất nước khác bị lệch múi giờ,… đều khiến bạn khó ngủ bởi thời gian đầu, cơ thể cần phải thiết lập lại một nhịp sinh học mới. Ăn nhiều vào buổi tối: Ăn quá nhiều vào buổi tối khiến hệ tiêu khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, bạn có thể gặp phải một số vấn đề như khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ chua, từ đó dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon. Tuổi tác: Càng lớn tuổi, chứng khó ngủ, mất ngủ càng biểu hiện rõ ràng. Cụ thể, chỉ cần một tiết nhỏ cũng sẽ làm bạn thức giấc, lúc này rất khó để bắt đầu lại giấc ngủ. Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc cần có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng như thuốc chống trầm cảm, thuốc hen suyễn, thuốc trị huyết áp,…. đều có thể gây ra tác dụng phụ, tác động đến giấc ngủ khiến chúng ta khó ngủ, ngủ chập chờn. Cảnh báo 7 bệnh nguy hiểm Khó ngủ, mất ngủ kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiền đình Ngoài các yếu tố nguyên nhân đã liệt kê trên thì trong một số trường hợp, khó vào giấc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh lý. Vậy khó ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Thiếu máu lên não: Khó ngủ là bệnh gì thì chắc hẳn thiếu máu não là nguyên nhân đầu tiên gây nên biểu hiện này. Não không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, gây ra các cơn đau đầu, từ đó hình thành nên chứng khó ngủ, mất ngủ về đêm. Do đó, nếu bạn xuất hiện chứng mất ngủ kèm theo đau đầu thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu lên não. Rối loạn tiền đình: Triệu chứng điển hình của người mắc rối loạn tiền đình đó là hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn. Chính những tác động này làm ảnh hưởng nghiệm trọng tới giấc ngủ của bạn, dẫn tới khó ngủ và mất ngủ. Trầm cảm: Khó vào giấc ngủ là bệnh gì thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng trầm cảm. Bởi trầm cảm hiện đang là căn bệnh về tâm lý cực kỳ phổ biến trong xã hội hiện nay. Biểu hiện đặc trưng của bệnh nhân trầm cảm đó là dễ tiêu cực, năng lượng sụt giảm, giờ giấc ăn uống ngủ nghỉ thất thường, đặc biệt là thường xuyên mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc. (☛ Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ do trầm cảm) Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng khiến bạn cảm thấy nghẹt mũi, khó thở. Những triệu chứng này xảy ra cả ngày nhưng thường tiến triển nặng hơn vào ban đêm. Điều này làm gián đoạn giấc ngủ, từ đó dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Nhiều người bệnh thắc mắc mất ngủ khó thở là bệnh gì mà khiến cả đêm không thể nào ngủ được thì đây có thể là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng rồi đó nhé. Bệnh tuyến giáp: Các vấn đề về tuyến giáp khiến cho mức độ hoạt động của cơ quan này tăng quá mức, kéo theo cơ thể luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Điều này làm gián đoạn trực tiếp đến thời gian ngủ nghỉ của bạn. Đó là lý do vì sao bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp thường khó đi vào giấc ngủ hay mất ngủ về đêm. Trào ngược dạ dày: Triệu chứng của tình trạng trào ngược dạ dày là ợ chua, ợ nóng, nghẹt thở khi nằm xuống. Chúng khiến người bệnh vô cùng khó chịu và rất khó để thư giãn tinh thần để bắt đầu giấc ngủ. Đây là căn bệnh được xem là nguyên nhân hàng đầu gây khó ngủ, mất ngủ ở mọi lứa tuổi. Viêm khớp dạng thấp: Người mắc viêm khớp dạng khớp thường xuyên cảm thấy đau nhức toàn thân, yếu cơ, đôi khi sốt nhẹ khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi. Các cơn đau ở xương khớp sẽ trở thành nguyên nhân khiến bị mất ngủ, khó ngủ. Do đó, nếu bạn bị mất ngủ kèm theo đau nhức khớp thì đó là dấu hiệu cảnh báo cho căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Ai dễ bị khó ngủ? Thực tế, việc khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp dễ bị khó ngủ hơn bao gồm: Người cao tuổi (trên 60-65 tuổi). Người bị căng thẳng, mệt mỏi. Người làm việc theo ca (ca đêm, ca ngày). Các bạn trẻ có lối sống thiếu khoa học: ngủ muộn, thức khuya. Người đang mắc một trong các bệnh lý: tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ, parkinson, trào ngược dạ dày. Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh. ☛ Tham khảo thêm: Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân và khắc phục 6 Tác hại khó ngủ kéo dài Tưởng chừng chỉ là một đêm khó ngủ bình thường nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài liên tục thì chúng sẽ gây ra hàng loạt tác hại nghiêm trọng cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần, đồng thời làm sa sút chất lượng cuộc sống của bạn. Cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, không thể tập trung làm việc là những tác hại điển hình của một đêm ngủ không ngon Những tác hại điển hình của việc khó ngủ mà bạn cần nắm được bao gồm: Tinh thần uể oải vào ngày hôm sau: Khó ngủ làm giảm tổng thể thời gian và chất lượng giấc ngủ. Việc ngủ không đủ giấc khiến cơ thể rơi vào trạng thái lờ đờ. Cơ thể mệt mỏi: Ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sau 1 ngày dài. Do đó, khi có 1 yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải khi thức dậy. Làm giảm khả năng tập trung: Không ngủ đủ giấc trong thời gian dài làm tổn thương não bộ, hậu quả khiến khả năng tập trung suy giảm. Kéo theo đó là hiệu quả công việc hay thành tích học tập cũng tụt nghiêm trọng. Lão hóa da: Giấc ngủ không trọn vẹn diễn ra thường xuyên thúc đẩy cơ thể tiết ra hormone cortisol phá vỡ cấu trúc collagen trên da, khiến da sạm, chảy xệ, tăng sắc tố, dễ nổi mụn. Dễ béo phì: Khó ngủ vào ban đêm kích thích cảm giác đói bụng và thèm ăn, từ đó sinh ra thói quen ăn đêm, đặc biệt là những đồ ăn nhiều chất béo làm tăng cân không kiểm soát, dẫn đến nguy cơ béo phì. Suy giảm sinh lý: Ngủ không đủ giấc làm giảm nồng độ testosterone ở nam, từ đó làm giảm sinh lý. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 7 tác hại đáng ngại của việc mất ngủ kéo dài Khó ngủ khi nào nên gặp bác sĩ? Sau khi đã hiểu hơn về tình trạng mất ngủ khó ngủ là bệnh gì? Với những ảnh hưởng mà triệu chứng khó ngủ đem lại, chúng ta nhận thấy rằng nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn thì chúng sẽ gây ra hậu quả lớn. Do đó, câu hỏi đặt ra ở đây là: ” khó ngủ khi nào thì nên gặp bác sĩ?” Khó ngủ nếu chỉ diễn ra trong 1-2 hôm thì nó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục với tần suất nhiều hơn 3 lần/tuần và kéo dài trong 1 tháng thì bạn cần lưu ý ngay. Đặc biệt khi bạn đã áp dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ nhưng vẫn không đỡ, thì hãy đến ngay các cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây khó ngủ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 9 Biện pháp cải thiện chứng khó ngủ hiệu quả Mục tiêu chính khi điều trị khó ngủ đó là cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian ngủ. Điều trị ưu tiên với tình trạng này là kiểm soát các yếu tố nguyên nhân, rất phù hợp cho người khó ngủ do căng thẳng hay có lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Vậy bị khó ngủ phải làm sao? Bạn hoàn toàn có thể của thiện chứng khó ngủ, mất ngủ khi áp dụng các mẹo đơn giản dưới đây: Cố định thời gian đi ngủ thức dậy mỗi ngày tốt cho giúp đồng hồ sinh học, túc đẩy giấc ngủ ban đêm diễn ra dễ dàng Cố định thời gian đi ngủ và thức dậy Chu kỳ ngủ – thức của chúng ta được quy định bởi một “đồng hồ sinh học” trong não giúp cân bằng thời gian ngủ và thời gian thức của cơ thể. Do đó, việc tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng vào đúng 1 thời điểm trong ngày giúp tăng cường chức năng sinh học và có thể giúp dễ ngủ vào ban đêm. Thư giãn Với trường hợp bị mất ngủ do tâm lý căng thẳng, áp lực công việc, hãy tập thư giãn tâm trí, thả lỏng cơ thể trước khi bước vào giấc ngủ thông qua việc làm những hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, thiền, viết nhật ký Tập yoga Tập yoga được chứng minh là biện pháp giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ hiệu quả. Cụ thể, theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ ghi nhận có đến 85% người tập yoga cảm thấy bớt căng thẳng và có 55% người sau khi tập ngủ ngon hơn. Bấm huyệt Theo y học cổ truyền, các động tác xoa bóp bấm huyệt vùng đầu giúp đả thông kinh huyệt, lưu thông máu lên não tốt hơn, từ đó cải thiện sức khỏe tinh thần, vừa xua tan căng thẳng mệt mỏi. Khi tinh thần được thư giãn thì bạn cũng sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Ngâm chân với nước ấm Ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ thực sự là cách trị khó ngủ, mất ngủ hiệu quả bởi nó có thể giúp tăng cường lưu thông máu lưu thông lên não, giảm căng thẳng và lo âu, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Để phát huy công dụng của phương pháp này, bạn hãy ngâm chân với nước ấm khoảng 40-50 độ trong 10-15 phút. Lưu ý, khi ngâm để nước ngập cổ chân khoảng trên mắt cá 2cm giúp nước ấm tác động lên các huyệt đạo, khí huyết trong kinh mạch lưu thông tốt hơn. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh Chế độ ăn lành mạnh bổ trợ cho quá trình điều trị khó ngủ, mất ngủ hiệu quả hơn Chế độ ăn uống là một yếu tố tác động lớn đến giấc ngủ của bạn mỗi ngày. Do đó, bắt đầu bằng việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng là bạn góp phần làm giảm chứng khó ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, để có một giấc ngủ chất lượng, bạn nên tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm bao gồm: Sữa chua: Chứa axit tryptophan, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành serotonin và melatonin – chất dẫn truyền thần kinh giúp duy trì giấc ngủ tự nhiên vào ban đêm. Chuối: Tương tự như sữa chua, chuối cũng có chứa tryptophan. Không chỉ vậy, chuối còn giàu magie và kali – hai chất có lợi cho não bộ trong việc giúp não thư giãn, đẩy lùi stress. Cá: Cá là nguồn thực phẩm giàu protein và omega 3 – rất tốt cho sức khỏe não bộ. Hạt sen: Từ lâu hạt sen đã được biết đến với tác dụng an thần, giúp ngủ ngon. Vì vậy, thêm hạt sen vào các món ăn sẽ giúp đẩy lùi tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Cải bó xôi: Trong cải bó xôi chứa một lượng kali lớn giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bỏ thói quen xấu Thực tế, việc thực hiện các mẹo chữa khó ngủ, mất ngủ đã liệt kê ở trên sẽ không phát huy tác dụng nếu như bạn vẫn giữ các thói quen xấu trước khi ngủ. Do đó, song song với việc áp dụng mẹo trị khó ngủ, bạn cũng cần loại bỏ dần các thói quen xấu trước khi ngủ bao gồm: Uống cà phê, rượu, bia Ăn quá no vào buổi tối Suy nghĩ về công việc Ngủ vào chiều tối Ngủ trưa quá lâu Tạo không gian ngủ thoải mái Một không gian ngủ thoải mái giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, hãy thử thay đổi không gian ngủ đảm bảo các yếu tố: Không quá sáng Yên tĩnh Nhiệt độ thích hợp Không chứa quá nhiệt thiết bị điện tử Uống trà thảo mộc giúp ngủ ngon Một số loại trà thảo mộc có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc, an thần, nhờ đó “dỗ dành” chúng ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn. Một số loại trà thảo mộc tốt cho giấc ngủ đã được dân gian truyền qua nhiều đời nay mà bạn nên thử như: trà hoa cúc, trà mộc lan, trà hoa oải hương,… ☛ Đọc thêm: Hướng dẫn cách dùng tim sen trị mất ngủ và lưu ý Trong tường hợp chất lượng giấc ngủ vẫn không được cải thiện khi đã áp dụng các mẹo trên thì rất có thể nguyên nhân gây khó ngủ đến từ các bệnh lý liên quan. Lúc này người bệnh cần tìm tới bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp nhằm điều trị tình trạng bệnh. Kết luận: Như vậy, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu hơn về chứng khó ngủ là bệnh gì và những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh tới cơ thể. Đồng thời, một số trường hợp khó ngủ cũng là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó mà người bệnh cần chú ý. Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc nhưng thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1705 để được giải đáp cụ thể.
Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi - chớ nên chủ quan!
Mặc dù ở độ tuổi còn thanh niên, trí và lực được đánh giá là trẻ khỏe, tuy nhiên nhiều người trẻ ngày nay chia sẻ rằng trí nhớ của họ không thực sự tốt. Họ có thể nói trước quên sau, đi học hay đi làm không tiếp thu và ghi nhớ được nhiều kiến thức, thông tin,…Vậy nguyên nhân nào gây nên vấn đề trí nhớ kém ở người trẻ tuổi và đây phải chăng là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng sức khỏe mà chúng ta chớ nên chủ quan? Nguyên nhân gây trí nhớ kém ở người trẻ Có nhiều nguyên nhân có thể gây giảm trí nhớ ở người trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp: Thiếu ngủ Thiếu ngủ và rối loạn giấc ngủ có thể gây ra trí nhớ kém ở người trẻ. Khi ngủ không đủ, giấc ngủ không ngon, não không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo các tế bào thần kinh quan trọng, gây ra ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ. Hơn nữa, khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiết ra cortisol, một hormone stress, làm giảm khả năng tập trung và tăng cường sự phân tán tâm trí. Nếu tình trạng thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ kéo dài, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như tăng cân, suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Căng thẳng, áp lực kéo dài Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể phản ứng với cảm giác căng thẳng và áp lực bằng cách tiết ra cortisol, một hormone stress. Khi cortisol được tiết ra quá nhiều và kéo dài trong thời gian dài, nó có thể làm giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và tư duy. Hơn nữa, cảm giác căng thẳng và áp lực kéo dài có thể làm cho người ta khó chịu và mệt mỏi, gây ra khó khăn trong việc giữ thông tin và tập trung vào công việc hoặc học tập. Chế độ ăn uống không khoa học Chế độ ăn uống không khoa học có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe, trong đó bao gồm cả trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống không cân bằng và không đủ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não và dẫn đến trí nhớ kém. Ví dụ, ăn quá nhiều đường và chất béo có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như béo phì, mất ngủ và các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Những vấn đề này đều có thể gây ra sự suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Ngoài ra, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B12, sắt và choline cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Những chất dinh dưỡng này được coi là quan trọng đối với hoạt động của não và giúp duy trì chức năng trí nhớ và tập trung. Thiếu sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu não và gây bệnh trí nhớ kém ở trẻ em. Lười vận động thể chất Lười vận động thể chất là một trong những nguyên nhân gây ra trí nhớ kém ở người trẻ. Khi một người không tập thể dục thường xuyên, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động của các tế bào não. Điều này dẫn đến sự suy giảm khả năng tiếp nhận và lưu trữ thông tin mới. Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều không những người trẻ tuổi bị giảm trí nhớ mà còn có thể khiến trẻ em trí nhớ kém đi . Điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác đều có khả năng gây phân tán tập trung và giảm khả năng lưu giữ thông tin. Khi sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là trong thời gian dài, người trẻ có thể trở nên phụ thuộc vào chúng và dễ bị phân tán tập trung. Thêm vào đó, các thiết bị điện tử thường xuyên phát ra ánh sáng xanh, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và giảm hiệu quả của quá trình tái tạo và củng cố trí nhớ. Tác động của các gốc tự do Các gốc tự do là các phân tử không ổn định và có thể gây hại cho các tế bào trong cơ thể, bao gồm các tế bào trong não. Các gốc tự do có thể được hình thành trong cơ thể do các hoạt động thể chất và trong môi trường bên ngoài như khói thuốc, tia cực tím và các chất độc hại. Các gốc tự do có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả trí nhớ kém. Các gốc tự do có thể gây tổn thương cho các tế bào não và làm giảm khả năng hoạt động của chúng. Ngoài ra, chúng cũng có thể gây ra sự giảm thiểu khả năng sản xuất và bảo vệ các tế bào não mới, điều này có thể dẫn đến mất trí nhớ và suy giảm các chức năng nhận thức khác. Ảnh hưởng của bệnh lý Có một số bệnh lý có thể gây trí nhớ kém gây giảm trí nhớ ở người trẻ bao gồm: Đột quỵ: Đột quỵ là một bệnh lý mạch máu não, gây tổn thương đến não và có thể gây ra các triệu chứng như suy nhược, mất trí nhớ và khó khăn trong việc tập trung. Động kinh: Động kinh là một bệnh lý liên quan đến hoạt động điện tử của não. Các cơn động kinh có thể gây ra sự gián đoạn trong thông tin được gửi đến và từ não, dẫn đến trí nhớ kém và khó khăn trong việc tập trung. Bệnh Alzheimer: Bệnh Alzheimer là một loại bệnh mất trí nhớ có liên quan đến lão hóa, gây tổn thương đến các tế bào thần kinh trong não và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, bao gồm trí nhớ. Bệnh Parkinson: Bệnh Parkinson là một bệnh lý liên quan đến mạch máu não, gây tổn thương đến các tế bào thần kinh trong não. Các triệu chứng bao gồm sự run chân, khó khăn trong việc di chuyển và mất trí nhớ. Bệnh giảm tuyến giáp: Bệnh giảm tuyến giáp là một bệnh lý liên quan đến sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp, dẫn đến sự suy giảm sản xuất các hormone có liên quan đến chức năng não và tâm trạng, gây ra các triệu chứng như mất trí nhớ và khó khăn trong việc tập trung. Dấu hiệu trí nhớ kém ở người trẻ tuổi Dưới đây là một số dấu hiệu trí nhớ kém ở người trẻ: Khó nhớ các sự kiện, thông tin, số điện thoại, địa chỉ, tên người quen, … Cảm thấy khó nhớ các thông tin cũ và quên nhiều hơn trước đây. Khó khăn trong việc tập trung và tư duy logic. Cảm thấy bối rối trong việc đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, thiếu năng lượng và khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. Khó khăn trong việc học tập và nhớ các kiến thức mới. Tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng và bất an. Cảm thấy mất kiên nhẫn và dễ cáu gắt hơn. Khó khăn trong việc tìm kiếm từ và diễn đạt ý tưởng. Tình trạng giấc ngủ kém hoặc rối loạn giấc ngủ. Nếu có dấu hiệu trí nhớ kém, người trẻ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được khám và chẩn đoán tình trạng của mình, đồng thời tìm cách cải thiện trí nhớ bằng cách thực hiện các phương pháp rèn luyện trí nhớ. Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không? Trí nhớ kém khi còn trẻ có thể gây ra những rắc rối và nguy hiểm cho cuộc sống hàng ngày của họ. Ví dụ như khó khăn trong việc học tập, quên mất những thông tin quan trọng, gây ra stress và ảnh hưởng đến tâm trạng. Tuy nhiên,điều này thường không gây ra các vấn đề lớn về sức khỏe, nhưng nếu bị bỏ qua và không được giải quyết kịp thời thì có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh Alzheimer. Ngoài ra, trí nhớ kém cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh lý não, rối loạn giấc ngủ, loạn chức năng tuyến giáp, thiếu máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Vì vậy, nếu có dấu hiệu trí nhớ kém, người trẻ cần đi khám và chẩn đoán tình trạng của mình để được điều trị kịp thời và tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn trong tương lai. ☛ Tìm hiểu: Thiếu máu não ở người trẻ tuổi nguy hiểm ra sao? Làm cách nào cải thiện trí nhớ kém ở người trẻ tuổi? Dưới đây là một số cách cải thiện trí nhớ kém mà người bệnh có thể áp dụng: Quản lý căng thẳng Để giảm thiểu tác động của cảm giác căng thẳng và áp lực lên trí nhớ của người trẻ tuổi, cần phải học cách quản lý stress hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc tìm kiếm các hoạt động thư giãn như yoga, tai chi hoặc thiền, tập thể dục, tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình, và tìm cách thực hiện công việc hoặc học tập một cách hiệu quả và có kế hoạch. Nếu căng thẳng và áp lực kéo dài, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia để đưa ra các phương pháp xử lý căng thẳng và giải quyết vấn đề. Không lạm dụng thiết bị điện tử Để giảm thiểu tác động của việc sử dụng các thiết bị điện tử đến trí nhớ, người trẻ nên có chế độ sử dụng hợp lý và hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nên tập trung vào việc tập trung khi sử dụng thiết bị điện tử và tìm kiếm những hoạt động khác để thư giãn và giảm căng thẳng, chẳng hạn như đọc sách, đi bộ hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Chế độ ăn uống lành mạnh Để duy trì sức khỏe và tránh trí nhớ kém, cần có chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, ngũ cốc và thực phẩm giàu đạm. Nên tránh các loại thực phẩm có đường và chất béo cao, nên uống đủ nước và nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như cafein và rượu. Một số thực phẩm và chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện trí nhớ ở người trẻ bao gồm: Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Như rau xanh, trái cây tươi, hạt, quả óc chó, cà rốt, cải bó xôi, củ cải đường, trái chín, và các loại hạt như hạt chia, hạt lanh, hạt điều, hạt bí đỏ,… Thực phẩm giàu chất béo omega-3: Chẳng hạn như cá hồi, cá mackerel, cá thu, cá ngừ, hạt lanh, hạt chia, trứng gà chứa omega-3, lợn sữa, đậu nành,.. Rau xanh như rau cải, rau xà lách, cải bó xôi, và rau bina. Thực phẩm giàu chất sắt: Như thịt bò, thịt lợn, gan, trứng, đậu đen, đậu nành, bắp cải, rau xanh lá, củ cải,… Thực phẩm giàu vitamin B: Như đậu phụ, lúa mì, ngũ cốc, khoai tây, bắp cải, bông cải xanh, hạt, hạt bí đỏ, tôm, trứng, sữa,… Các loại thực phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất quan trọng giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ cho trí nhớ. Ngoài ra, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, đồng thời kết hợp với việc vận động thể chất đều đặn cũng rất quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ và sức khỏe chung của người trẻ tuổi. Tham gia hoạt động thể chất Tập thể dục thường xuyên còn giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể và tăng cường sự phát triển của các mạch máu nhỏ trong não. Điều này cũng giúp tăng khả năng tiếp nhận và lưu trữ thông tin mới. Thêm vào đó, tập thể dục còn có tác dụng làm giảm stress và cải thiện tâm trạng, giúp người tập trung tốt hơn vào công việc và các hoạt động nhận thức khác. ☛ Tham khảo thêm: 7 bài tập giúp rèn luyện tăng khả năng ghi nhớ Ngăn chặn các gốc tự do Để ngăn chặn tác động tiêu cực của các gốc tự do, cần tập trung vào việc bảo vệ tế bào khỏi sự oxy hóa bằng cách tăng cường lượng chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa chất chống oxy hóa hoặc các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác động của các gốc tự do. Như đã phân tích phía trên, sự tác động của các gốc tự do là một trong số các tác nhân gây suy giảm trí nhớ. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng trí nhớ kém, cần bổ sung các dưỡng chất cho não, bao gồm chất chống lại sự hoạt động của các gốc tự do. Trong Cao Thạch Tùng có chứa Huperzine A – đây là một loại enzym, không chỉ là chất chống oxy hóa mạnh mà còn có khả năng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, bồi bổ tế bào não và làm chậm quá trình thoái hóa não, có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine. Nhờ đó hỗ trợ tăng khả năng ghi nhớ, cải thiện tình trạng trí nhớ kém. Cao Bạch quả có thành phần chính là flavonoid, đây cũng là chất chống oxy hóa được chứng minh giúp tăng tốc độ dòng máu và mức độ tưới máu não, giúp não bộ hoạt động trơn tru, hiệu quả, hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ. Cả hai thành phần trên đều có trong viên uống bổ não Dưỡng não Thái Minh. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung thêm các dưỡng chất khác như Nattokinase, Alpha Lipoic Acid, Choline, Vitamin B1, B6, B12 giúp tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh và tăng cường hoạt động não. Như vậy vừa có thể bảo vệ, vừa nuôi dưỡng tế bào não giúp duy trì một trí nhớ bền bỉ và minh mẫn. ☛ Tìm hiểu: Review của chuyên gia, người dùng về Dưỡng não Thái Minh Thông qua bài biết này hy vọng người bệnh sẽ hiểu hơn về tình trạng nghiêm trọng của vấn đề trí nhớ kém ở người trẻ tuổi và tìm được giải pháp hỗ trợ phù hợp và kịp thời để bệnh không tiến triển nặng thêm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe não bộ hoặc muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Dưỡng não Thái Minh, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này hoặc gọi điện tới hotline 1800.1705 để được chuyên gia tư vấn chi tiết! Xem thêm: - 5 trò chơi luyện trí nhớ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ
7+ bài tập rèn luyện trí nhớ hiệu quả, dễ dàng thực hiện
Việc áp dụng các bài tập rèn luyện trí nhớ hàng ngày là rất quan trọng vì nó giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và lưu trữ thông tin trong não. Nếu bạn không rèn luyện trí nhớ thường xuyên, trí nhớ của bạn có thể trở nên lười biếng và suy giảm. 1. Thực hành thói quen ghi chép Ghi chép là quá trình lưu giữ thông tin bằng việc viết ra hoặc đánh máy vào các bề mặt như giấy, bảng, máy tính,…với mục đích lưu giữ thông tin để sử dụng sau này. Ghi chép có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp như viết tay, tốc ký, đánh máy, sử dụng ứng dụng ghi chép trên điện thoại hoặc máy tính. Ghi chép là cách tăng cường trí nhớ trong học tập, cụ thể: Tập trung: Khi ghi chép, bạn phải tập trung vào nội dung cần lưu giữ thông tin, điều này giúp tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ. Tái cấu trúc kiến thức: Việc ghi chép giúp bạn tổng hợp, xử lý và tổ chức thông tin một cách logic và có cấu trúc. Tập trung vào điểm chính: Trong quá trình ghi chép, bạn phải tập trung vào các điểm chính và những chi tiết quan trọng nhất để không bỏ sót thông tin quan trọng. Ôn tập: Sau khi đã ghi chép, bạn có thể sử dụng chúng để ôn tập và củng cố kiến thức đã học. Việc đọc lại những ghi chép trước đó giúp bạn lưu giữ thông tin lâu hơn và tránh bị quên. Ghi chép kết quả: Khi bạn giải quyết các bài toán hay câu hỏi, việc ghi chép kết quả cũng giúp bạn tập trung và lưu giữ thông tin lâu hơn, giúp bạn cải thiện trí nhớ. 2. Bài tập ghi nhớ vị trí đồ vật Bài tập rèn luyện trí nhớ này giúp bạn có thể vận dụng tối đa các giác quan để phục vụ quá trình lưu trữ và ghi nhớ thông tin. Đầu tiên, bạn hãy bước vào căn phòng của mình và thử đảo lộn vị trí của một vài đồ vật trong phòng, rồi đi ra ngoài. Khoảng 2h sau bạn thử kiểm tra lại khả năng ghi nhớ của mình xem bạn nhớ được chính xác vị trí của bao nhiêu món đồ. Đừng quên hẹn giờ để đảm bảo rằng bạn không quên lịch kiểm tra, dần dần hãy tăng mốc thời gian lên 6 tiếng/ 12 tiếng/ 1 ngày…để rèn luyện trí nhớ của mình. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ sau một khoảng thời gian trí nhớ của bạn được cải thiện tốt hơn, và biết đâu bạn có thể tìm lại được nhiều món đồ mà tưởng chừng như bạn đã để lạc mất từ lâu. 3. Đọc sách Đọc sách là một hoạt động rất tốt để rèn luyện và tăng cường trí nhớ. Đây là một hoạt động tinh thần phức tạp, yêu cầu sự tập trung, tư duy sáng tạo, trí nhớ và sự khả năng suy luận. Dưới đây là một số cách đọc sách để rèn luyện và tăng cường trí nhớ: Tập trung khi đọc: Tránh những yếu tố gây phân tâm như âm nhạc, TV, điện thoại và internet khi đọc sách. Hãy tập trung tối đa để có thể lưu lại nhiều thông tin từ sách. Ghi chú khi đọc: Ghi chú những thông tin quan trọng từ sách để giúp bạn nhớ chúng sau này. Bạn có thể dùng những chú thích, gạch chân, hay ghi ra trên giấy nếu không muốn phá vỡ sách. Tổ chức lại thông tin: Sau khi đọc, hãy thử tổ chức lại thông tin trong sách để giúp bạn nhớ chúng dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng các ý tưởng, tóm tắt, hoặc đưa ra những câu hỏi để tổng hợp lại những thông tin quan trọng. Đọc lại: Đọc lại sách sau một thời gian để luyện tập khả năng ghi nhớ. Thông qua việc đọc lại, bạn sẽ củng cố thông tin và tăng cường khả năng lưu giữ. Thực hành áp dụng: Áp dụng những kiến thức từ sách vào thực tế để giúp bạn tăng cường khả năng lưu giữ thông tin. Áp dụng là cách tuyệt vời để ghi nhớ và củng cố kiến thức. Với các cách đọc sách này, bạn có thể tăng cường trí nhớ và cải thiện khả năng tập trung, tư duy sáng tạo và suy luận. 4. Tưởng tượng Bài tập tưởng tượng có thể giúp rèn luyện và tăng cường trí nhớ bằng cách khơi dậy khả năng tưởng tượng và ghi nhớ thông tin trong não. Đây là một trong các bài tập rèn luyện trí nhớ cho trẻ nên được áp dụng nhất. Tưởng tượng một bức tranh: Hãy tưởng tượng một bức tranh và cố gắng nhớ lại chi tiết của nó. Sau đó, hãy vẽ hoặc mô tả lại bức tranh đó bằng lời nói hoặc viết. Tưởng tượng một kỷ niệm: Chọn một kỷ niệm đáng nhớ từ quá khứ và tưởng tượng lại chi tiết của nó. Hãy cố gắng nhớ lại những âm thanh, hình ảnh và mùi vị liên quan đến kỷ niệm đó. Tưởng tượng một địa điểm: Hãy tưởng tượng một địa điểm mà bạn đã từng đến hoặc muốn đến. Cố gắng nhớ lại những chi tiết như màu sắc, âm thanh, hình ảnh và mùi vị của địa điểm đó. Tưởng tượng một chuyến đi: Hãy tưởng tượng một chuyến đi hoặc cuộc phiêu lưu và cố gắng nhớ lại những chi tiết của nó, từ những cảnh quan đến những món ăn. Tưởng tượng một câu chuyện: Hãy tưởng tượng một câu chuyện và cố gắng nhớ lại những chi tiết của nó. Sau đó, hãy kể lại câu chuyện đó bằng lời nói hoặc viết. Bài tập tưởng tượng có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày và có thể được kết hợp với các bài tập khác như đọc sách hoặc chơi trò chơi để tăng cường trí nhớ. 5. Học ngôn ngữ mới Khi học ngôn ngữ mới, trí nhớ của bạn sẽ được đòi hỏi hoạt động liên tục để lưu giữ và ghi nhớ các kiến thức mới. Điều này có thể giúp tăng cường khả năng nhớ và tập trung của bạn. Ngoài ra, học ngôn ngữ mới cũng đòi hỏi bạn phải sử dụng kỹ năng lắng nghe, hiểu và phản xạ ngôn ngữ mới. Việc sử dụng những kỹ năng này cũng giúp kích hoạt não bộ của bạn và giúp tăng cường trí nhớ. Học từ vựng mới: Học từ vựng mới là một cách tuyệt vời để tăng cường trí nhớ của bạn. Bạn có thể học các từ vựng theo chủ đề hoặc theo danh sách từ vựng phổ biến. Nghe và luyện ngữ điệu: Nghe và luyện ngữ điệu cũng là một cách tốt để tăng cường trí nhớ. Bạn có thể luyện nghe bằng cách nghe các bản tin hoặc phim ảnh, và luyện ngữ điệu bằng cách học cách phát âm đúng các từ và câu. Học ngữ pháp: Học ngữ pháp mới cũng là một cách để rèn luyện trí nhớ của bạn. Bạn có thể học ngữ pháp bằng cách đọc sách ngữ pháp hoặc tham gia các lớp học ngữ pháp. Học các bài tập ngữ pháp và từ vựng: Các bài tập ngữ pháp và từ vựng giúp bạn ghi nhớ những kiến thức mới một cách dễ dàng hơn. 6. Giải đố Giải đố là một bài tập rèn luyện trí não tuyệt vời để tăng cường trí nhớ của bạn. Khi bạn giải đố, bạn sử dụng kỹ năng tưởng tượng, phân tích và suy luận logic, những kỹ năng này cũng được sử dụng để lưu trữ và khôi phục thông tin trong trí nhớ. Khi bạn giải đố, bạn phải tập trung vào từng chi tiết, tìm kiếm các mối liên hệ giữa chúng và giải quyết vấn đề một cách có chọn lọc. Điều này giúp kích thích và tăng cường khả năng trí nhớ của bạn. Bên cạnh đó, giải đố còn giúp bạn rèn luyện khả năng tập trung và kiên nhẫn, đó là hai yếu tố rất quan trọng để có một trí nhớ tốt. 7. Làm phép toán trong đầu Làm phép toán trong đầu là một hoạt động tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để rèn luyện và tăng cường trí nhớ. Khi ta thực hiện các phép tính trong đầu, chúng ta phải lưu trữ các số, kết quả tạm thời và tiến hành tính toán các phép tính. Việc này giúp cải thiện khả năng tập trung và lưu giữ thông tin trong bộ nhớ. Các phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia hoặc tính toán phần trăm, tỉ lệ, tổng, hiệu cũng có thể được sử dụng để thực hành tập trung và lưu trữ thông tin. Thậm chí, bạn có thể thực hiện các phép tính trong đầu trong một số tình huống hằng ngày, chẳng hạn như tính tiền khi mua sắm hoặc tính thời gian còn lại để hoàn thành công việc nào đó. ☛ Tìm hiểu: Review của chuyên gia, người dùng về Dưỡng não Thái Minh Trên đây là chi tiết 7 bài tập rèn luyện trí nhớ hiệu quả, bạn có thể dễ dàng áp dụng và thực hiện mỗi ngày. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về vấn đề sức khỏe não bộ hoặc muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Dưỡng não Thái Minh, xin vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này hoặc gọi điện tới hotline 1800.1705 để được chuyên gia tư vấn chi tiết! Tham khảo thêm: Bị rối loạn tiền đình có nên tập gym? Thực hư thế nào 5 trò chơi luyện trí nhớ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ
Bệnh suy giảm trí nhớ - Nguyên nhân và dấu hiệu cần biết
Theo ước tính của WHO, hơn 55 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với chứng sa sút trí tuệ, một căn bệnh về rối loạn thần kinh khiến bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ và mất trí nhớ. Với thực trạng già hóa dân số, nếu không có biện pháp phòng ngừa và cải thiệp kịp thời và đúng cách, con số này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh suy giảm trí nhớ là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây nhé. Bệnh suy giảm trí nhớ là gì? Trí nhớ được hình thành nhờ 3 quá trình: Ghi nhận thông tin – Lưu trữ thông tin – Tìm kiếm, truy xuất thông tin. Suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở một giai đoạn bất kỳ trong ba tiến trình kể trên. Vậy suy giảm trí nhớ là bệnh gì? Đây thực chất là tình trạng mất mát khả năng ghi nhớ, lưu giữ và khôi phục thông tin trong bộ não. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, hoạt động hàng ngày và giao tiếp của một người.. Đây có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, chứng mất trí nhớ do tuổi già, chứng mất trí nhớ do chấn thương đầu, chứng mất trí nhớ do rối loạn tâm thần và sự suy giảm trí nhớ do sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá,… Ai có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ? Suy giảm trí nhớ phần lớn thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên, hiện nay tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Ngoài ra, một số yếu tố cũng khiến một vài đối tượng có thể tăng nguy cơ bị suy giảm trí nhớ, những nhóm đó là: Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có nguy cơ cao hơn bị suy giảm trí nhớ do quá trình lão hóa và tổn thương các tế bào não. Người có tiền sử gia đình với bệnh Alzheimer: Người có người thân gần mắc bệnh Alzheimer có nguy cơ cao hơn bị suy giảm trí nhớ. Người có các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Các vấn đề tâm thần như trầm cảm, lo âu, căng thẳng mạnh cũng có thể gây ra suy giảm trí nhớ. Người bị chấn thương đầu: Người đã từng chịu chấn thương đầu có nguy cơ cao hơn bị suy giảm trí nhớ. Người có các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp: Các bệnh lý này có thể làm giảm lưu lượng máu đến não và gây ra suy giảm trí nhớ. Người tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy: Việc tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại này có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng não bộ và gây ra suy giảm trí nhớ. Người không có hoạt động thể chất và trí não đầy đủ: Thiếu hoạt động thể chất và trí não có thể gây ra suy giảm trí nhớ. Phụ nữ sau sinh: Thay đổi hormone hoặc yếu tố tâm lý cũng có thể gây ảnh hưởng tới trí nhớ của các mẹ sau sinh, tình trạng này thường chỉ là giai đoạn nhất thời, có thể sớm khắc phục. ☛ Có thể bạn quan tâm: Mẹ sau sinh bị suy giảm trí nhớ phải làm sao? Biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ Tình trạng suy giảm trí nhớ có thể có nhiều biểu hiện khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh như: Quên mất thông tin mới nhất: Đây là biểu hiện thường xuyên nhất của bệnh suy giảm trí nhớ, khi người bệnh khó có thể nhớ thông tin mới đây, thậm chí là những việc đã xảy ra trong ngày đó. Khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin cũ: Người bệnh bị suy giảm trí nhớ thường không nhớ được những ký ức hoặc thông tin từ quá khứ, những kỷ niệm mà họ từng có. Khó khăn trong việc học tập và hoàn thành các nhiệm vụ: Bệnh lý này có thể làm cho người bệnh gặp khó khăn trong việc học tập, nhớ những thông tin quan trọng và hoàn thành các nhiệm vụ. Thay đổi tâm trạng và tính cách: Người bệnh có thể thấy mình dễ dàng bị mất kiểm soát về cảm xúc, dễ cáu gắt, hay lười biếng và thiếu sự quyết đoán. Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày: Suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến khả năng của người bệnh trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày như đi lại, tự phục vụ, tắm rửa hay ăn uống. Khó khăn trong việc giao tiếp: Bệnh lý suy giảm trí nhớ có thể khiến người bệnh mất khả năng giao tiếp và kết nối với những người xung quanh một cách hiệu quả. Nếu bạn hay người thân của bạn có những biểu hiện trên, hãy sớm tới các cơ sở y tế để được các chuyên gia sức khỏe hỗ trợ và chăm sóc tốt nhất. Nguyên nhân nào gây suy giảm trí nhớ? Bệnh suy giảm trí nhớ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Lão hóa tự nhiên: Sự suy giảm trí nhớ là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Bệnh Alzheimer: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm trí nhớ. Bệnh Alzheimer là một bệnh về thần kinh trung ương ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trí nhớ và hành vi. Bệnh Alzheimer thường bắt đầu từ những dấu hiệu nhỏ, chậm dần trong một thời gian dài. Bệnh Parkinson: Bệnh Parkinson là một bệnh về thần kinh trung ương ảnh hưởng đến khả năng điều khiển các chuyển động của cơ thể, nhưng cũng có thể gây ra suy giảm trí nhớ. Chấn thương đầu: Các chấn thương đầu có thể gây ra suy giảm trí nhớ, đặc biệt là khi bị chấn thương nặng. Bệnh tim mạch và tiểu đường: Những căn bệnh này có thể làm giảm lưu lượng máu đến não, gây suy giảm trí nhớ. Các rối loạn tâm thần và căng thẳng: Rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng cũng có thể gây ra suy giảm trí nhớ. Sử dụng thuốc và chất kích thích: Các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và các chất kích thích như rượu, thuốc lá và ma túy cũng có thể gây ra suy giảm trí nhớ. Thiếu ngủ: Việc thiếu ngủ, mất ngủ có thể gây ra suy giảm trí nhớ và các vấn đề tâm lý khác. Thiếu máu não: Một số nghiên cứu mới, trong đó có nghiên cứu in trên tạp chí Thần Kinh học, thực hiện tại Trung tâm Y tế Eramus, Hà Lan, đã chỉ ra rằng thiếu máu não có liên quan đến tình trạng suy giảm trí nhớ. So với những người không thiếu máu, những người thiếu máu có liên quan đến việc tăng 34% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và tăng 41% mắc bệnh Alzheimer. ☛ Tìm hiểu: Thiếu máu não, từ nguyên nhân đến điều trị Tùy thuộc vào nguyên nhân, các biện pháp điều trị sẽ khác nhau. Vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề về suy giảm trí nhớ, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh suy giảm trí nhớ có nguy hiểm không? Tình trạng suy giảm trí nhớ là một căn bệnh có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình. Bệnh này có thể gây ra khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và làm giảm khả năng tự chăm sóc bản thân. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh suy giảm trí nhớ có thể dẫn đến các vấn đề khác như: Rối loạn tâm thần: Người bệnh có thể trở nên bất an, lo lắng, khó tập trung, dễ bị cáu giận và có thể phát triển các rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo âu. Giảm khả năng hoàn thành nhiệm vụ và công việc: Suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ và công việc hàng ngày, và do đó, ảnh hưởng đến kết quả làm việc và sự nghiệp. Tương tác xã hội giảm: Suy giảm trí nhớ cũng có thể làm giảm khả năng tương tác xã hội, khiến người bệnh cảm thấy cô đơn và bị cô lập. Nguy cơ tai nạn và chấn thương: Suy giảm trí nhớ có thể làm tăng nguy cơ tai nạn và chấn thương, đặc biệt là khi người bệnh không còn có khả năng tự chăm sóc bản thân. Vì vậy, việc chăm sóc và điều trị bệnh suy giảm trí nhớ là rất quan trọng để giúp người bệnh giảm thiểu những tác động tiêu cực của bệnh. Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ bằng cách nào? 1. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối có thể giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ. Đây là một trong các cách chữa bệnh suy giảm trí hiệu quả nhất. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe của não bao gồm: Trái cây và rau củ: Đặc biệt là trái cây chứa nhiều vitamin C và rau quả chứa nhiều chất xơ, các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khác có lợi cho não. Các loại hạt: Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt chia, hạt óc chó, hạt đậu phộng có chứa nhiều chất béo không bão hòa và omega-3, giúp bảo vệ và phát triển não. Cá béo: Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu có chứa nhiều omega-3, giúp bảo vệ và phát triển não. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các loại thực phẩm như quả dâu tây, cà chua, cà rốt, cải bó xôi, hành tây, tỏi, trà xanh, cà phê có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ não khỏi các tổn thương do tự do gây ra. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, cần tránh các thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo chuyển hóa, chất bảo quản và các thực phẩm chế biến sẵn. Việc hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn cũng được khuyến khích, vì nó có thể gây tổn thương cho não và suy giảm trí nhớ. 2. Thay đổi lối sống, giải tỏa căng thẳng Căng thẳng và lo âu có thể gây ra suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và cả thể chất. Để giải tỏa căng thẳng và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, bạn có thể thực hiện các hoạt động sau đây: Tập yoga và thiền định: Đây là những hoạt động giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm lý và tăng cường sức khỏe toàn diện. Thực hiện các bài tập thể dục định kỳ: Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, định kỳ mỗi ngày giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện sức khỏe tâm lý. Tham gia các hoạt động xã hội và tương tác với người khác: Kết nối với những người thân yêu hoặc tham gia các hoạt động cộng đồng có thể giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý. Thực hiện các hoạt động giải trí lành mạnh như đọc sách, xem phim, nghe nhạc, vẽ tranh, nấu ăn, đi dạo… Những hoạt động này giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện trí nhớ. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Những thiết bị này có thể gây ra căng thẳng và khó ngủ, dẫn đến suy giảm trí nhớ. 3. Rèn luyện trí nhớ thường xuyên Tăng cường rèn luyện tư duy và khả năng ghi nhớ là một cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ hữu hiệu để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ. Các phương pháp này có thể bao gồm: Đọc sách, báo: Việc đọc đòi hỏi sự tập trung và tư duy, giúp kích thích trí não và tăng cường khả năng ghi nhớ. Học từ vựng mới: Việc học từ mới giúp kích thích trí não và tăng cường khả năng ghi nhớ. Chơi game giải đố: Chơi game giải đố như sudoku, bắt chữ, tìm từ khóa… giúp rèn luyện tư duy và khả năng ghi nhớ. Tập nhớ số điện thoại, địa chỉ: Tập nhớ các số điện thoại, địa chỉ quen thuộc là một cách tuyệt vời để rèn luyện khả năng ghi nhớ. Thực hành tưởng tượng: Thực hành tưởng tượng về một bức tranh, một cảnh đẹp hoặc một kỷ niệm cũng giúp kích thích trí não và tăng cường khả năng ghi nhớ. Quan trọng là thường xuyên luyện tập để duy trì hiệu quả. ☛ Tham khảo: 5 trò chơi trí tuệ giúp rèn luyện khả năng ghi nhớ 4. Quan tâm đến giấc ngủ chất lượng Khi ngủ, não của chúng ta tiếp tục hoạt động và xử lý thông tin, tạo ra kết nối mới và tăng cường khả năng lưu trữ thông tin mới. Nếu bạn thiếu giấc ngủ, sự tập trung và khả năng ghi nhớ của bạn có thể bị ảnh hưởng. Một giấc ngủ đủ và tốt cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm stress, tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp tinh thần tươi mới. Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến khả năng tập trung, tư duy và ghi nhớ của bạn. Để có giấc ngủ chất lượng, bạn nên thực hành các kỹ thuật giảm stress, tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, giữ cho phòng ngủ yên tĩnh và mát mẻ, và thực hành các kỹ năng thư giãn trước khi đi ngủ như yoga hoặc thiền định. Nếu bạn có triệu chứng khó ngủ hoặc các triệu chứng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Theo một vài nghiên cứu khoa học, Acetylcholin đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn trí nhớ dài hạn của con người, trong khi các thụ thể Dopaminergic tập trung ở vùng trán của vỏ não có liên quan đến trí nhớ ngắn hạn (bao gồm cả trí nhớ tức thì và trí nhớ gần). Việc sử dụng các loại thuốc gây ức chế Acetylcholine có thể gây suy giảm trí nhớ dài hạn. Chẳng hạn như, các loại thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau opioid có thể làm giảm hoạt động của neurotransmitter này, dẫn đến mất trí nhớ và khó khăn trong việc học tập và tập trung. Cao Thạch Tùng chứa enzym Huperzine A là chống oxy hóa mạnh, có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine, giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, bồi bổ tế bào não và làm chậm quá trình thoái hóa não. Từ đó cải thiện trí nhớ, cải thiện triệu chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả. Đây là một trong số các thành phần chính của viên uống Dưỡng não Thái Minh. Ngoài ra, sản phẩm còn có Cao Bạch quả bao gồm thành phần chính là flavonoid, chất chống oxy hóa được chứng minh giúp tăng tốc độ dòng máu và mức độ tưới máu não, hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ. Cùng với Nattokinase, Alpha Lipoic Acid, Choline, Vitamin B1, B6, B12 tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh và tăng cường hoạt động não. ☛ Tìm hiểu: Chuyên gia và người dùng đánh giá ra sao về Dưỡng não Thái Minh Suy giảm trí nhớ nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sự suy giảm trí tuệ và các vấn đề liên quan đến tư duy, học tập, giao tiếp và các hoạt động hàng ngày. Những người bị suy giảm trí nhớ nặng cũng có thể gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc và tự quản lý bản thân. Vì vậy, nếu bạn hay người thân của bạn có các triệu chứng bệnh suy giảm trí nhớ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, giữ sức khỏe tinh thần và giảm stress, cũng có thể giúp ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ suy giảm trí nhớ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe não bộ của mình hoặc muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh, bạn vui lòng bình luận phía bên dưới bài viết hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn! Chia sẻ17
Trầm cảm do mất ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Mất ngủ là căn bệnh ngày càng trở lên phổ biến trên toàn thế giới với sự gia tăng đồng thời cùng các triệu chứng trầm cảm. Vậy có phải mất ngủ dẫn đến tình trạng trầm cảm hay không, chúng có mối quan hệ như thế nào? Trầm cảm vì mất ngủ có nguy hiểm không? Các biện pháp khắc phục? Để giải đáp tất cả các câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 1. Mất ngủ và trầm cảm có mối quan hệ như thế nào? Nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ và cả trầm cảm. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghi ngờ và thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau để tìm ra mối quan hệ giữa mất ngủ và trầm cảm. Như nghiên cứu “Mất ngủ và trầm cảm” của Mohammed A. Al-Abri thấy rằng có một quan hệ hai chiều mạnh mẽ giữa tình trạng thiếu ngủ/rối loạn giấc ngủ với trầm cảm. Giấc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian của chúng ta. Nó rất quan trọng vì để cơ thể nghỉ ngơi đáp ứng nhu cầu sinh lý, nhất là chức năng nhận thức và tâm trạng. Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ trầm cảm gấp 4 lần so với người bình thường có giấc ngủ ngon do những nguyên nhân sau: Mất ngủ gây khó chịu đối với hầu hết mọi người, có thể dẫn đến rối loạn tâm thần – 1 triệu chứng của của bệnh trầm cảm. Não bộ không được nghỉ ngơi, chất độc không được đào thải hết nên chức năng thần kinh bị suy giảm, điều này có thể dẫn đến trầm cảm. Mất ngủ làm giảm khả năng điều tiết, ổn định cảm xúc – là một yếu tố nguyên nhân góp phần vào sự phát triển của chứng rối loạn tâm trạng. Mất ngủ nghiêm trọng làm thay đổi chất dẫn truyền thần kinh serotonin gây ra trầm cảm. Một số thuốc điều trị mất ngủ như nhóm barbiturat, nhóm benzodiazepin… có các tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn… gây ảnh hưởng tới chức năng thần kinh, nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Chúng ta cần ngủ để nghỉ ngơi, cho cơ thể sửa chữa, duy trì sự cân bằng lành mạnh và đảm bảo khả năng miễn dịch. Vì vậy, mất ngủ khiến cơ thể hình thành phản ứng căng thẳng, tăng mức độ viêm nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn, bệnh mãn tính khác, trong đó có bệnh trầm cảm. Mặt khác, trầm cảm có thể gây xáo trộn giấc ngủ, mất ngủ. Ở những người bị trầm cảm thường thấy tình trạng gián đoạn việc bài tiết melatonin và thay đổi nhịp sinh học. Trong khi đó, melatonin – 1 peptide giúp điều chỉnh sinh học, tăng khả năng buồn ngủ. Như vậy, trầm cảm và mất ngủ có mối quan hệ 2 chiều. Rối loạn giấc ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 2. Bị trầm cảm do mất ngủ có nguy hiểm không? Thường xuyên bị mất ngủ, đi cùng với đó là cảm giác lo lắng, chán nản ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống và công việc. Người bị trầm cảm do mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể không đủ sức lực để đảm bảo hiệu quả công việc. Dẫn đến tinh thần kém minh mẫn, không thể tập trung được, ảnh hưởng tới chế độ dinh dưỡng, về lâu dài sẽ gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Ngoài ra, trầm cảm nếu không được sự trợ giúp của người thân trong gia đình hoặc từ các chuyên gia tâm lý sẽ luôn có cảm giác bi quan, suy nghĩ không tích cực, dẫn đến những hành vi gây hại cho bản thân, thậm chí là có ý định tự tử. Đặc biệt, bệnh trầm cảm do mất ngủ không điều trị có thể khiến các bệnh lý khác trở lên nặng hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như dạ dày, tim mạch… 3. Cách khắc phục trầm cảm do mất ngủ hiệu quả Để cải thiện tình trạng trầm cảm do mất ngủ kéo dài người bệnh cần kết hợp thay đổi các thói quen và môi trường sống để cải thiện giấc ngủ ổn định hơn. Đồng thời luôn suy nghĩ tích cực, làm mới bản thân để giúp tinh thần thoải mái và vui vẻ. Cụ thể như: 3.1 Xây dựng thói quen tốt Việc có những thói quen không tốt như xem điện thoại trước khi đi ngủ, ăn quá no… là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng của giấc ngủ. Do đó người đang bị trầm cảm và mất ngủ cần lưu ý những điều sau: Không dùng điện thoại hay thiết bị điện tử 1 giờ trước khi đi ngủ vì những ánh sáng xanh giảm sản sinh hormone melatonin gây buồn ngủ. Không ăn bữa tối quá no, gần sát giờ đi ngủ bởi cơ thể cần thời gian để tiêu hóa. Không nên ngủ trưa quá dài. Cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày trong tuần, bao gồm cả các ngày nghỉ. Tạo không gian gia đình, phòng ngủ thoải mái Việc có một không gian phòng ngủ với đúng mục đích của nó là ngủ ngon giấc giúp cơ thể tăng cường sản sinh melatonin và serotonin kích thích tạo giấc ngủ ngon, sâu hơn. Đèn phòng ngủ không nên quá sáng chói, nên lựa chọn đèn có ánh sáng dịu nhẹ. Màu sơn phòng không kích thích thị giác. Giữ không gian thoáng khí, sạch sẽ, không ồn, có thể không đặt tivi trong phòng ngủ. Sử dụng bình phun sương để tạo độ ẩm, thêm tinh dầu cho cảm giác thư giãn, thoải mái… Còn những không gian khác trong gia đình, bạn có thể thiết kế ấm áp, thoải mái, giúp tâm trạng tốt tâm trạng, hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả. 3.2 Chế độ ăn uống khoa học – Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng khá nhiều tới giấc ngủ của bạn. Nếu ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ, đặc biệt là đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ… sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất, tăng nguy cơ mất ngủ. Thay vào đó, vào mỗi buổi tối, người bị mất ngủ, trầm cảm nên ăn uống nhẹ nhàng đủ chất dinh dưỡng nhưng hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Đồng thời, bạn nên cung cấp các thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ ngon hơn như: Thực phẩm giàu tryptophan như lạc, đậu nành, gạo lứt, các loại hạt, đỗ… giúp cơ thể sản sinh ra melatonin và serotonin. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp hỗ trợ tổng hợp 2 hormon này thường có trong trứng, thịt bò, cà rốt… người bị mất ngủ, trầm cảm cũng nên bổ sung. Thiếu selen có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, do đó bạn có thể bổ sung bằng tôm, hàu, cá… Ngoài ra, bổ sung thêm men tiêu hóa, lợi khuẩn, sữa chua cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. – Người bị trầm cảm nên tránh sử dụng những chất kích thích. Ban đầu nó có thể cải thiện tốt tâm trạng, tuy nhiên về lâu dài nó lại gây hại, khiến người bệnh lạm dụng nó hơn. 3.3. Liệu pháp thư giãn Một cách vừa giúp cải thiện giấc ngủ vừa giúp giải tỏa căng thẳng, lo lắng cho người bị rối loạn giấc ngủ là thực hiện những việc thư giãn trước khi ngủ. Một số cách như sau: Tăng cường vận động nhẹ nhàng, yoga, thiền… vào ban ngày, buổi chiều trước khi đi ngủ. Tắm bằng nước ấm, ngâm bồn giúp mạch máu lưu thông tốt hơn. Ngâm chân bằng nước thảo mộc để cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi. Đặc biệt để giảm căng thẳng, lo âu do trầm cảm, bạn có thể thư giãn bằng cách trò chuyện với những người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động thể thao với mọi người… Uống trà thảo mộc: Một số loại thảo mộc có tác dụng giảm căng thẳng cho hệ thần kinh, giúp thư giãn, cân bằng lại tinh thần, giảm lo âu… dùng cho người có tâm trạng không tốt và mất ngủ. Bạn có thể sử dụng trà vông nem, tâm sen, hoa cúc… đều được. 3.4. Liệu pháp tâm lý Đối với người bị trầm cảm do mất ngủ mà đang gặp khó khăn liên quan đến cảm xúc không tự giải quyết được như bị căng thẳng hoặc có các suy nghĩ tiêu cực, người bệnh cần nên được tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn xác định và thay đổi suy nghĩ. Đồng thời điều chỉnh tình trạng rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm trạng theo hướng tích cực hơn và kết hợp với các kỹ thuật khác giúp cải thiện giấc ngủ và giảm các triệu chứng trầm cảm. Người bệnh cũng nên tìm hiểu về trầm cảm để hiểu rõ nó hơn, giúp phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị. 3.5. Vật lý trị liệu Mục đích của phương pháp vật lý trị liệu giúp người bệnh cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ nhanh hơn thông qua các tác động vật lý trên trực tiếp cơ thể. Đồng thời, trong quá trình châm cứu, bấm huyệt người bệnh sẽ cảm nhận khí huyết được lưu thông, đầu óc tỉnh táo và tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn. – Châm cứu: Các mũi kim tác động trực tiếp lên vị trí các huyệt giúp dưỡng tâm, lưu thông khí huyết. Ngoài ra, nó còn kích thích cơ thể sản sinh endorphin, serotonin giúp giảm căng thẳng, giảm đau, khởi tạo phản xạ buồn ngủ, cải thiện triệu chứng của bệnh mất ngủ và trầm cảm. Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ như tâm huyết hư, tâm tỳ suy yếu hay thận âm hư… mà bác sĩ y học cổ truyền châm vào đúng các huyệt mong muốn như nội quan, tâm du, tâm âm giao, cách du… Thông thường, người bệnh cần 1 – 2 liệu trình để cải thiện triệu chứng của bệnh. – Bấm huyệt: Giống như châm cứu tác động vào các huyệt liên quan đến việc mất ngủ, bấm huyệt cũng như vậy nhưng trực tiếp bằng tay. Người bệnh bị mất ngủ, trầm cảm có thể cần bấm các huyệt như phong trì, bách hội, nội quan, thần môn, tâm âm giao… Chỉ cần day ấn nhẹ nhàng các huyệt này trong khoảng 3 phút. Kiên trì thực hiện bấm huyệt đều đặn là cải thiện các triệu chứng của bệnh mất ngủ, trầm cảm. 3.6. Sử dụng thuốc tây y Việc sử dụng thuốc tây y để điều trị rối loạn cảm xúc do mất ngủ cần chỉ định của các Bác sĩ bởi hầu hết các thuốc này đều có nguy cơ gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Một số thuốc thường được dùng như: Thuốc an thần nhóm benzodiazepin: như bromazepam, diazepam… có tác dụng an thần, gây ngủ, duy trì giấc ngủ sâu. Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline, quetiapine, mirtazapine, clomipramine giúp điều trị mất ngủ, trầm cảm, lo âu… Tác dụng phụ như táo bón, khô miệng, đắng miệng, bí tiểu… Thuốc kháng histamin thế hệ cũ như clorpheniramin, alimemazin, diphenhydramine… tác dụng gây buồn ngủ. Tác dụng phụ khô miệng, nhìn mờ, kích động… Bất cứ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ không mong muốn, nhất là lú lẫn, kích động, có ý định tự tử… do đó việc dùng thuốc nên tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả. Ngoài ra, một số thuốc, sản phẩm giúp điều trị nguyên nhân gây ra mất ngủ cũng hữu ích trong trường hợp này. Nếu mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não, xơ vữa mạch máu… bạn có thể tham khảo Viên uống Dưỡng Não Thái Minh. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn cho người dùng là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Nattokinase. Sản phẩm có tác động toàn diện giúp: hoạt huyết dưỡng não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, và làm sạch cục máu đông. Từ đó giúp cải thiện nhanh các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ… Xem thêm: Rối loạn tiền đình uống trà hoa cúc được không? 4. Khi nào người bị mất ngủ cần sự hỗ trợ từ bác sĩ? Khi bị trầm cảm mất ngủ liên tục kéo dài, đồng thời đã cố gắng thực hiện các phương pháp điều trị như trên nhưng không cải thiện được triệu chứng thì bạn nên đến cơ sở y tế để nhận tư vấn sức khỏe. Đặc biệt, nếu bản thân cảm thấy mất ngủ thường xuyên, kèm theo cảm giác bất ổn về tâm trạng, thấy chán nản thì việc đi sớm để kiểm tra sức khỏe là rất quan trọng. Như vậy, mất ngủ là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh trầm cảm. Do những hậu quả của việc mất ngủ, trầm cảm là rất lớn nên người bệnh cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt ngay khi thấy các triệu chứng mất ngủ, cảm giác lo lắng, bất an… Tài liệu tham khảo https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3108260/#ref24 https://www.healthline.com/health/insomnia/treating-insomnia-and-depression