Khó ngủ là bệnh gì? Biện pháp cải thiện hiệu quả

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Khó ngủ là là bệnh gì và biện pháp khắc phục tình trạng này như thế nào? Khi mà hiện nay có rất nhiều người gặp phải triệu chứng này và đã gây nhiều ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khó ngủ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về biểu hiện khó ngủ này nhé.

Khó ngủ là bệnh gì?

Khó ngủ ngủ không sâu giấc là bệnh gì? là mối quan tâm của rất nhiều khi liên tục gặp tình trạng này. Thực tế khó ngủ hay mất ngủ là tình trạng mà bạn gặp khó khăn khi bắt đầu hoặc duy trì việc ngủ đủ giấc, hoặc có thể ngủ được nhưng thức dậy quá sớm và buổi sáng. Điều này làm giảm chất lượng giấc ngủ, từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải vào ngày hôm sau.

Khó ngủ có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, song chúng cũng có thể kéo dài, vài tuần, vái tháng, thậm chí tiến triển thành triệu chứng mãn tính khi kéo dài trong nhiều năm.

Triệu chứng của tình trạng khó ngủ

Triệu chứng của tình trạng khó ngủ 1
Khó đi vào giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ dài vào ban đêm

Tình trạng khó ngủ điển hình với các triệu chứng bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ, đặc biệt là ban đêm.
  • Ngủ không sâu, dễ bị giật mình tỉnh giấc và rất khó để quay trở lại giấc ngủ.
  • Khó duy trì việc ngủ đúng và đủ giấc.
  • Dậy quá sớm.
  • Cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải vào ngày hôm sau.
  • Thường xuyên buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày.
  • Mức độ tập trung giảm sút, không thể tập trung cao độ trong giờ học hay làm việc.

6 Nguyên nhân phổ biến gây khó ngủ

Cơ thể chúng ta là một cỗ máy vô cùng thông minh giúp điều khiển mọi hoạt động theo một đồng hồ sinh học bên trong, bao gồm cả chu kỳ ngủ – thức. Do đó, những yếu tố tác động làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể đều có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ.

Cụ thể, khó ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Căng thẳng: Áp lực cuộc sống, stress công việc, học tập khiến tâm trạng luôn căng thẳng, đầu óc suy nghĩ nhiều, không thể thư giãn để bắt đầu giấc ngủ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ vô cùng phổ biến.
  • Thói quen ngủ không khoa học: Việc ngủ trưa quá nhiều hoặc mỗi ngày đi ngủ vào 1 giờ khác nhau hay thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử trước khi đi ngủ,… đều là những thói quen ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, lâu dần sẽ gây tình trạng khó ngủ vào buổi tối.
  • Đồng hồ sinh học bị thay đổi: Những việc làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể như đi du lịch hoặc chuyển đến một đất nước khác bị lệch múi giờ,… đều khiến bạn khó ngủ bởi thời gian đầu, cơ thể cần phải thiết lập lại một nhịp sinh học mới.
  • Ăn nhiều vào buổi tối: Ăn quá nhiều vào buổi tối khiến hệ tiêu khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, bạn có thể gặp phải một số vấn đề như khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ chua, từ đó dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, chứng khó ngủ, mất ngủ càng biểu hiện rõ ràng. Cụ thể, chỉ cần một tiết nhỏ cũng sẽ làm bạn thức giấc, lúc này rất khó để bắt đầu lại giấc ngủ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc cần có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng như thuốc chống trầm cảm, thuốc hen suyễn, thuốc trị huyết áp,…. đều có thể gây ra tác dụng phụ, tác động đến giấc ngủ khiến chúng ta khó ngủ, ngủ chập chờn.

Cảnh báo 7 bệnh nguy hiểm

Khó ngủ cảnh báo bệnh gì? 1
Khó ngủ, mất ngủ kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiền đình

Ngoài các yếu tố nguyên nhân đã liệt kê trên thì trong một số trường hợp, khó vào giấc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh lý. Vậy khó ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Thiếu máu lên não: Khó ngủ là bệnh gì thì chắc hẳn thiếu máu não là nguyên nhân đầu tiên gây nên biểu hiện này. Não không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, gây ra các cơn đau đầu, từ đó hình thành nên chứng khó ngủ, mất ngủ về đêm. Do đó, nếu bạn xuất hiện chứng mất ngủ kèm theo đau đầu thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu lên não.

Rối loạn tiền đình: Triệu chứng điển hình của người mắc rối loạn tiền đình đó là hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn. Chính những tác động này làm ảnh hưởng nghiệm trọng tới giấc ngủ của bạn, dẫn tới khó ngủ và mất ngủ.

Trầm cảm: Khó vào giấc ngủ là bệnh gì thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng trầm cảm. Bởi trầm cảm hiện đang là căn bệnh về tâm lý cực kỳ phổ biến trong xã hội hiện nay. Biểu hiện đặc trưng của bệnh nhân trầm cảm đó là dễ tiêu cực, năng lượng sụt giảm, giờ giấc ăn uống ngủ nghỉ thất thường, đặc biệt là thường xuyên mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc. (☛ Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ do trầm cảm)

Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng khiến bạn cảm thấy nghẹt mũi, khó thở. Những triệu chứng này xảy ra cả ngày nhưng thường tiến triển nặng hơn vào ban đêm. Điều này làm gián đoạn giấc ngủ, từ đó dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Nhiều người bệnh thắc mắc mất ngủ khó thở là bệnh gì mà khiến cả đêm không thể nào ngủ được thì đây có thể là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng rồi đó nhé.

Bệnh tuyến giáp: Các vấn đề về tuyến giáp khiến cho mức độ hoạt động của cơ quan này tăng quá mức, kéo theo cơ thể luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Điều này làm gián đoạn trực tiếp đến thời gian ngủ nghỉ của bạn. Đó là lý do vì sao bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp thường khó đi vào giấc ngủ hay mất ngủ về đêm.

Trào ngược dạ dày: Triệu chứng của tình trạng trào ngược dạ dày là ợ chua, ợ nóng, nghẹt thở khi nằm xuống. Chúng khiến người bệnh vô cùng khó chịu và rất khó để thư giãn tinh thần để bắt đầu giấc ngủ. Đây là căn bệnh được xem là nguyên nhân hàng đầu gây khó ngủ, mất ngủ ở mọi lứa tuổi.

Viêm khớp dạng thấp: Người mắc viêm khớp dạng khớp thường xuyên cảm thấy đau nhức toàn thân, yếu cơ, đôi khi sốt nhẹ khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi. Các cơn đau ở xương khớp sẽ trở thành nguyên nhân khiến bị mất ngủ, khó ngủ. Do đó, nếu bạn bị mất ngủ kèm theo đau nhức khớp thì đó là dấu hiệu cảnh báo cho căn bệnh viêm khớp dạng thấp.

Ai dễ bị khó ngủ?

Thực tế, việc khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp dễ bị khó ngủ hơn bao gồm:

  • Người cao tuổi (trên 60-65 tuổi).
  • Người bị căng thẳng, mệt mỏi.
  • Người làm việc theo ca (ca đêm, ca ngày).
  • Các bạn trẻ có lối sống thiếu khoa học: ngủ muộn, thức khuya.
  • Người đang mắc một trong các bệnh lý: tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ, parkinson, trào ngược dạ dày.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh.

☛ Tham khảo thêm: Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân và khắc phục

6 Tác hại khó ngủ kéo dài

Tưởng chừng chỉ là một đêm khó ngủ bình thường nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài liên tục thì chúng sẽ gây ra hàng loạt tác hại nghiêm trọng cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần, đồng thời làm sa sút chất lượng cuộc sống của bạn.

Khó ngủ kéo dài gây ra tác hại như thế nào? 1
Cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, không thể tập trung làm việc là những tác hại điển hình của một đêm ngủ không ngon

Những tác hại điển hình của việc khó ngủ mà bạn cần nắm được bao gồm:

  • Tinh thần uể oải vào ngày hôm sau: Khó ngủ làm giảm tổng thể thời gian và chất lượng giấc ngủ. Việc ngủ không đủ giấc khiến cơ thể rơi vào trạng thái lờ đờ.
  • Cơ thể mệt mỏi: Ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sau 1 ngày dài. Do đó, khi có 1 yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải khi thức dậy.
  • Làm giảm khả năng tập trung: Không ngủ đủ giấc trong thời gian dài làm tổn thương não bộ, hậu quả khiến khả năng tập trung suy giảm. Kéo theo đó là hiệu quả công việc hay thành tích học tập cũng tụt nghiêm trọng.
  • Lão hóa da: Giấc ngủ không trọn vẹn diễn ra thường xuyên thúc đẩy cơ thể tiết ra hormone cortisol phá vỡ cấu trúc collagen trên da, khiến da sạm, chảy xệ, tăng sắc tố, dễ nổi mụn.
  • Dễ béo phì: Khó ngủ vào ban đêm kích thích cảm giác đói bụng và thèm ăn, từ đó sinh ra thói quen ăn đêm, đặc biệt là những đồ ăn nhiều chất béo làm tăng cân không kiểm soát, dẫn đến nguy cơ béo phì.
  • Suy giảm sinh lý: Ngủ không đủ giấc làm giảm nồng độ testosterone ở nam, từ đó làm giảm sinh lý.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 7 tác hại đáng ngại của việc mất ngủ kéo dài

Khó ngủ khi nào nên gặp bác sĩ?

Sau khi đã hiểu hơn về tình trạng mất ngủ khó ngủ là bệnh gì? Với những ảnh hưởng mà triệu chứng khó ngủ đem lại, chúng ta nhận thấy rằng nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn thì chúng sẽ gây ra hậu quả lớn. Do đó, câu hỏi đặt ra ở đây là: ” khó ngủ khi nào thì nên gặp bác sĩ?”

Khó ngủ nếu chỉ diễn ra trong 1-2 hôm thì nó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục với tần suất nhiều hơn 3 lần/tuần và kéo dài trong 1 tháng thì bạn cần lưu ý ngay.

Đặc biệt khi bạn đã áp dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ nhưng vẫn không đỡ, thì hãy đến ngay các cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây khó ngủ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

9 Biện pháp cải thiện chứng khó ngủ hiệu quả

Mục tiêu chính khi điều trị  khó ngủ đó là cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian ngủ. Điều trị ưu tiên với tình trạng này là kiểm soát các yếu tố nguyên nhân, rất phù hợp cho người khó ngủ do căng thẳng hay có lối sống sinh hoạt không lành mạnh.

Vậy bị khó ngủ phải làm sao? Bạn hoàn toàn có thể của thiện chứng khó ngủ, mất ngủ khi áp dụng các mẹo đơn giản dưới đây:

Biện pháp cải thiện chứng khó ngủ hiệu quả 1
Cố định thời gian đi ngủ thức dậy mỗi ngày tốt cho giúp đồng hồ sinh học, túc đẩy giấc ngủ ban đêm diễn ra dễ dàng

Cố định thời gian đi ngủ và thức dậy

Chu kỳ ngủ – thức của chúng ta được quy định bởi một “đồng hồ sinh học” trong não giúp cân bằng thời gian ngủ và thời gian thức của cơ thể. Do đó, việc tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng vào đúng 1 thời điểm trong ngày giúp tăng cường chức năng sinh học và có thể giúp dễ ngủ vào ban đêm.

Thư giãn

Với trường hợp bị mất ngủ do tâm lý căng thẳng, áp lực công việc, hãy tập thư giãn tâm trí, thả lỏng cơ thể trước khi bước vào giấc ngủ thông qua việc làm những hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc, thiền, viết nhật ký

Tập yoga

Tập yoga được chứng minh là biện pháp giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ hiệu quả. Cụ thể, theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ ghi nhận có đến 85% người tập yoga cảm thấy bớt căng thẳng và có 55% người sau khi tập ngủ ngon hơn.

Bấm huyệt

Theo y học cổ truyền, các động tác xoa bóp bấm huyệt vùng đầu giúp đả thông kinh huyệt, lưu thông máu lên não tốt hơn, từ đó cải thiện sức khỏe tinh thần, vừa xua tan căng thẳng mệt mỏi. Khi tinh thần được thư giãn thì bạn cũng sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Ngâm chân với nước ấm

Ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ thực sự là cách trị khó ngủ, mất ngủ hiệu quả bởi nó có thể giúp tăng cường lưu thông máu lưu thông lên não, giảm căng thẳng và lo âu, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Để phát huy công dụng của phương pháp này, bạn hãy ngâm chân với nước ấm khoảng 40-50 độ trong 10-15 phút. Lưu ý, khi ngâm để nước ngập cổ chân khoảng trên mắt cá 2cm giúp nước ấm tác động lên các huyệt đạo, khí huyết trong kinh mạch lưu thông tốt hơn.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Biện pháp cải thiện chứng khó ngủ hiệu quả 2
Chế độ ăn lành mạnh bổ trợ cho quá trình điều trị khó ngủ, mất ngủ hiệu quả hơn

Chế độ ăn uống là một yếu tố tác động lớn đến giấc ngủ của bạn mỗi ngày. Do đó, bắt đầu bằng việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng là bạn góp phần làm giảm chứng khó ngủ, mất ngủ.

Ngoài ra, để có một giấc ngủ chất lượng, bạn nên tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm bao gồm:

  • Sữa chua: Chứa axit tryptophan, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành serotonin và melatonin – chất dẫn truyền thần kinh giúp duy trì giấc ngủ tự nhiên vào ban đêm.
  • Chuối: Tương tự như sữa chua, chuối cũng có chứa tryptophan. Không chỉ vậy, chuối còn giàu magie và kali – hai chất có lợi cho não bộ trong việc giúp não thư giãn, đẩy lùi stress.
  • Cá: Cá là nguồn thực phẩm giàu protein và omega 3 – rất tốt cho sức khỏe não bộ.
  • Hạt sen: Từ lâu hạt sen đã được biết đến với tác dụng an thần, giúp ngủ ngon. Vì vậy, thêm hạt sen vào các món ăn sẽ giúp đẩy lùi tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
  • Cải bó xôi: Trong cải bó xôi chứa một lượng kali lớn giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bỏ thói quen xấu

Thực tế, việc thực hiện các mẹo chữa khó ngủ, mất ngủ đã liệt kê ở trên sẽ không phát huy tác dụng nếu như bạn vẫn giữ các thói quen xấu trước khi ngủ. Do đó, song song với việc áp dụng mẹo trị khó ngủ, bạn cũng cần loại bỏ dần các thói quen xấu trước khi ngủ bao gồm:

  • Uống cà phê, rượu, bia
  • Ăn quá no vào buổi tối
  • Suy nghĩ về công việc
  • Ngủ vào chiều tối
  • Ngủ trưa quá lâu

Tạo không gian ngủ thoải mái

Một không gian ngủ thoải mái giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, hãy thử thay đổi không gian ngủ đảm bảo các yếu tố:

  • Không quá sáng
  • Yên tĩnh
  • Nhiệt độ thích hợp
  • Không chứa quá nhiệt thiết bị điện tử

Uống trà thảo mộc giúp ngủ ngon

Một số loại trà thảo mộc có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc, an thần, nhờ đó “dỗ dành” chúng ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn.

Một số loại trà thảo mộc tốt cho giấc ngủ đã được dân gian truyền qua nhiều đời nay mà bạn nên thử như: trà hoa cúc, trà mộc lan, trà hoa oải hương,…

☛ Đọc thêm: Hướng dẫn cách dùng tim sen trị mất ngủ và lưu ý

Trong tường hợp chất lượng giấc ngủ vẫn không được cải thiện khi đã áp dụng các mẹo trên thì rất có thể nguyên nhân gây khó ngủ đến từ các bệnh lý liên quan. Lúc này người bệnh cần tìm tới bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp nhằm điều trị tình trạng bệnh.
Kết luận: Như vậy, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu hơn về chứng khó ngủ là bệnh gì và những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh tới cơ thể. Đồng thời, một số trường hợp khó ngủ cũng là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó mà người bệnh cần chú ý. Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc nhưng thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1705 để được giải đáp cụ thể.
Cập nhật lúc: 04/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...