Thông tin sức khỏe

5 cách sử dụng củ gừng để đánh bay mất ngủ hiệu quả!

Mất ngủ là một vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, củ gừng có thể giúp giải quyết vấn đề này một cách tự nhiên và hiệu quả. Gừng chứa nhiều hợp chất giúp thư giãn cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu và kháng khuẩn. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 5 cách chữa mất ngủ bằng củ gừng, đồng thời cũng cung cấp các lưu ý quan trọng khi sử dụng gừng để chữa mất ngủ. ☛ Xem trước: Mất ngủ là bệnh gì? Tìm hiểu ngay! Lợi ích của gừng trong việc chữa mất ngủ Gừng đem lại vô van tác dụng giúp cải thiện mất ngủ Sở dĩ dân gian hay dùng gừng chữa mất ngủ là bởi hàng loạt lợi ích mà gừng mang lại đối với giấc ngủ bao gồm: Gừng có vị cay, tính ấm, đi sâu vào cơ thể sẽ đem lại cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng, stress, nên giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Trong gừng có chiết xuất shogaol và gingerol  – 2 thành phần này có tác dụng chống co thắt, ức chế sự vận động tự nhiên của chuột thắt. Nhờ đó làm giảm mất ngủ do căng cứng cơ, chuột rút cơ bắp ở những người hoạt động nhiều như vận động viên điền kinh, đạp xe đường dài,…. Các hoạt chất Nonanal, Borneol, Zingiberol, Chavicol, Methyl heptenone, Citral, Zingiberene có trong tinh dầu gừng đem lại tác dụng giãn mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu lên não, từ đó cải thiện chứng mất ngủ do thiếu máu não gây ra. Gừng còn chứa Cineol – một hoạt chất có tính oxy hóa mạnh, chống viêm, giúp giảm đau hiệu quả với cơn đau đầu, đau nhức xương khớp. Những cơn đau này cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. 5 cách chữa mất ngủ bằng củ gừng Chữa mất ngủ bằng gừng là cách điều trị đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu lại có sẵn, chi phí rẻ nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh Dưới đây là 5 chữa mất ngủ bằng gừng được áp dụng nhiều nhất, mời bạn tham khảo: Uống trà gừng trị mất ngủ Uống trà gừng trị mất ngủ Việc sử dụng trà gừng là một trong những cách đơn giản nhất để chữa trị mất ngủ. Trà gừng được biết đến là một loại thức uống thảo dược không chứa caffeine, giúp an thần, làm giảm đau nhức đầu, tăng cường lưu thông máu và xoa dịu thần kinh. Trà gừng cũng có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện tình trạng mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu máu não, các vấn đề về tiêu hóa và các bệnh lý về xương khớp. Để pha trà gừng, bạn cần chuẩn bị vài lát gừng tươi và 150ml nước nóng. Cách thực hiện: Rửa sạch gừng tươi, cắt thành lát mỏng rồi cho vào ấm trà. Hãm gừng với 150ml nước nóng trong 15-20 phút. Nếu vị gừng quá nồng thì bạn có thể thêm một chút đường phèn giúp dễ uống hơn. Sử dụng trà gừng khi còn ấm trước khi đi ngủ từ 1-2 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất. Lưu ý: Không đập dập gừng để pha trà vì nó co thể sinh ra các độc tố gây hại cho gan. Chữa mất ngủ bằng tinh dầu gừng Ứng dụng tinh dầu gừng là cách sử dụng gừng ít tác dụng phụ nhất, với mùi thơm đặc trưng, độc đáo. Tinh dầu gừng có tính ấm, có tác dụng thư giãn tinh thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm cảm giác lo âu, bồn chồn, hỗ trợ điều trị trầm cảm. (☛ Tham khảo thêm: Trầm cảm do mất ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục) Hoạt chất Zingibain trong tinh dầu gừng có tác dụng giảm đau, chống viêm, từ đó làm giảm các cơn đau đầu hay đau nhức xương khớp. Người bị mất ngủ do đau đầu, nhức xương khớp áp dụng xông tinh dầu gừng sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, tinh dầu gừng còn hỗ trợ long đờm, giảm khó thở, giảm đau họng cải thiện các vấn đề về hô hấp như viêm phế quản, ho, cảm cúm, cảm lạnh – đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn mất ngủ. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho phương pháp này là tinh dầu gừng nguyên nhất Cách thực hiện: Cách 1: Nếu bạn có máy khuếch tán tinh dầu thì chỉ cần nhỏ vài giọt vào máy, sau đó để máy phát tán mùi hương trong không khí giúp thư giãn thần kinh, cải thiện hô hấp. Cách 2: Trường hợp bạn không có máy khuếch tán tinh dần thì hãy nhỏ trực tiếp tinh dầu gừng lên khăn giấy, đặt dưới gối hoặc cho tinh dầu vào bông gòn, đặt trong chén nhỏ và để gần giường ngủ. Mùi hương dễ chịu từ tinh dầu gừng giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Chữa mất ngủ bằng hỗn hợp gừng mật ong Muốn tăng thêm hiệu quả chữa mất ngủ từ gừng, bạn có thể kết hợp nó cùng mật ong. Mật ong chứa Trytophan, là tiền chất của serotonin. Khi nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành melatonin – một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đồng hồ sinh học cơ thể, giúp bạn có một chu kỳ ngủ nghỉ hợp lý bằng cách khiến cơ thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, ong còn chứa Glucose cung cấp dưỡng chất cho não để não luôn khỏe mạnh, giảm stress, căng thẳng thần kinh. Điều này hỗ trợ tốt cho tình trạng mất ngủ do căng thẳng, giúp người bệnh thư giãn để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Một thành phần trong mật ong nữa cũng quan trọng không kém là Fructose. Hoạt chất này sẽ được chuyển hóa thành glycogen. Có thể bạn chưa biết, thiếu hụt glycogen gây đói bụng cồn cào. Cảm giác khó chịu này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chính vì vậy mà khi kết hợp gừng cùng mật ong sẽ đem lại hiệu quả vượt trội trong việc chữa mất ngủ. Có hai cách để kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau: Cách 1: Gừng ngâm mật ong Nguyên liệu: Gừng tươi: 500g Mật ong nguyên chất: 1 lít Hũ thủy tinh dung tích 2 lít. Cách thực hiện: Đầu tiên, gừng được phơi dưới ánh nắng để vỏ se lại. Sau đó dập nhẹ củ gừng để rơi hết bụi bẩn, đất cát và rửa sạch với nước. Dùng dao cạo sơ sơ lớp vỏ rồi cắt thành từng lát mỏng (không cạo sạch vỏ gừng vì vỏ gừng cũng chứa nhiều dưỡng chất). Phơi nắng các lát gừng đã thái đến khi 2 mặt gừng se đều lại là được. Xếp từng lát gừng vào hũ thủy tinh, đổ mật ong vào hũ, lắc đều cho mật phủ kín lát gừng. Đậy nắp kín và bảo quản ở nơi thoáng mát. Sau 1 tháng, bạn có thể lấy ra sử dụng bằng cách pha 1-2 muỗng canh mật ong với nước ấm để uống vào mỗi sáng hoặc tối. Cách 2: Trà gừng mật ong Nguyên liệu: Gừng tươi, mật ong nguyên chất. Cách thực hiện:  Đầu tiên, gừng tươi được rửa sạch và cắt lấy 2-3 lát mỏng Sau đó, cho gừng vào tách hoặc ấm trà và hãm với 200ml nước nóng trong 15-20 phút Khi trà gừng còn hơi ấm, cho 1 thìa mật ong vào và khuấy đều lên. Uống lúc trà còn ấm, khoảng 1-2 tiếng trước khi ngủ giúp dễ ngủ hơn. Ngoài công dụng chữa mất ngủ, gừng mật ong cũng hiệu quả với tình trạng rối loạn tiền đình. Chi tiết tại bài “Chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng” Ngâm chân với gừng tươi Để trị mất ngủ, ngâm chân với gừng tươi là phương pháp an toàn, hiệu quả, được khuyến khích sử dụng. Lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt vị trên cơ thể. Riêng việc chỉ ngâm chân với nước nóng đã giúp kích đã đem lại vô vàng tác dụng như đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, kích thích khả năng tự phục hồi của não bộ, đồng thời giúp thư giãn cơ thể và tinh thần. Khi kết hợp ngâm chân với gừng tươi, hiệu quả điều trị mất ngủ sẽ được nhân lên. Mẹo nhỏ này khiến mọi căng thẳng đều được giải tỏa, chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu để cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục sau 1 ngày làm việc mệt mỏi. Tương tự như cách kết hợp mật ong cùng gừng tươi, việc ngâm chân với gừng cũng có 2 sự lựa chọn: Cách 1: Ngâm chân với gừng và muối Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 1 thìa muối trắng hạt to Cách thực hiện: Rửa sạch gừng tươi, cắt thành lát mỏng Đun sôi nước, cho gừng đã thái lát vào và đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp Đổ nước gừng đã đun ra chậu, cho muối hạt vào và khuấy đều Chờ nước nguội bớt khoảng 38 – 42 độ C thì dùng nước này để ngâm chân 15-20 phút. Thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ đảm bảo chứng mất ngủ sẽ được cải thiện. Cách 2: Ngâm chân với gừng và dấm ăn Nguyên liệu: Gừng tươi, dấm ăn Cách thực hiện: Cho gừng tươi cùng dấm ăn vào nồi, thêm nước với lượng vừa phải rồi đun sôi. Đổi nước ra chậu, để nguội còn 38 – 42 độ C thì dùng nước này ngâm chân trong 15 – 20 phút. Gừng và rượu trắng chữa mất ngủ Gừng cùng rượu trắng cũng là một sự kết hợp hoàn hảo cho việc chữa mất ngủ. Rượu trắng làm tăng tính ấm và công dụng của gừng, đồng thời giúp trợ tiêu hóa, khai vị, thông kinh, khu phong tán hàn và làm giảm căng thẳng, mệt mỏi. Kết hợp rượu trắng và gừng trong việc massage chân sẽ tăng cường lưu thông khí huyết, thư giãn gân cơ và cải thiện giấc ngủ. Chú ý rằng rượu gừng nóng và có thể gây kích ứng, vì vậy hãy thử trên da trước khi sử dụng. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Vài củ gừng tươi và 1 lít rượu trắng Cách thực hiện: Rửa sạch gừng, giã nát và cho vào hũ thủy tinh, đổ rượu và ngâm trong 1 tháng trước khi dùng. Mỗi lần lấy một ít rượu gừng thoa lên lòng bàn chân và massage nhẹ nhàng. Lưu ý khi sử dụng củ gừng để chữa mất ngủ Gừng chữa ngủ mất là phương pháp đang được dân gian sử dụng rộng rãi. Với đặc tính nóng, vị cay, gừng dễ dàng làm dịu căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tiêu hóa – tất cả những yếu có có thể trở thành nguyên nhân gây mất ngủ. Dù vậy, gừng chỉ là nguyên liệu tự nhiên, không thể thay thế tác dụng của thuốc. Do đó, muốn sử dụng gừng chữa mất ngủ mang lại hiệu quả tốt nhất thì cần lưu ý một vài vấn đề sau: Hoạt chất trong gừng còn tự nhiên, do đó tác dụng khá chậm và tùy thuộc vào cơ thể của từng người. Do đó, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian nhất định để thấy được hiệu quả rõ ràng. Gừng chỉ hiệu quả với trường hợp mất ngủ vừa và nhẹ. Gừng có tác dụng tốt với các tình trạng mất ngủ do căng thẳng, mệt mỏi, stress hoặc có liên quan đến tiêu hóa, thiếu máu não, lưu thông máu kém. Gừng là nguyên liệu tự nhiên an toàn, nhưng trong một số trường hợp, gừng có thể gây dị ứng như ngứa cổ họng, phát ban, nổi mề đay … Nếu gặp các triệu chứng này, nên ngừng sử dụng và tìm sự trợ giúp của bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời nếu nghiêm trọng. Chữa ngủ mất bằng gừng chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn, từ 10 – 15 ngày rồi ngưng, không nên sử dụng kéo dài để tránh gây âm hư nội nhiệt, tổn thương mắt, ra mồ hôi trộm, đau bụng hỏa nhiệt … Tuyệt đối không nên lạm dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Gừng không phù hợp cho người cao huyết áp, viêm loét dạ dày, tá tràng, phụ nữ mang thai nửa chu kỳ cuối, người bị bệnh tim, bệnh gan, sỏi mật, người hay bị xuất huyết…” Cải thiện mất ngủ với viên uống Dưỡng Não Thái Minh Dưỡng Não Thái Minh được sản xuất với công nghệ hiện đại và sử dụng nhiều thành phần thảo dược quý hiếm, bao gồm cao Bạch quả, cao Đinh Lăng, cao Thạch Tùng và vitamin nhóm B. Sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ sức khỏe não bộ, đặc biệt là trong việc kiểm soát mất ngủ. Trong thành phần của Dưỡng Não Thái Minh, cây đinh lăng cũng được sử dụng để trị mất ngủ, vì nó chứa hàm lượng lớn hoạt chất saponin giúp giảm căng thẳng và trực tiếp cải thiện tình trạng mất ngủ. Thành phần cao Bạch Quả trong Dưỡng Não Thái Minh cũng có tác dụng điều trị thiểu năng tuần hoàn máu não và rối loạn tiền đình bằng cách tăng tốc độ dòng máu và tưới máu lên não. Khi kiểm soát tốt 2 căn bệnh này, chứng mất ngủ do chúng gây ra cũng được cải thiện. Sản phẩm hiện đã được phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua TẠI ĐÂY Hoặc bấm nút MUA NGAY để đặt mua viên uống Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty. Kết luận: Tóm lại bài viết trên đã liệt kê tác dụng mà gừng đem lại trong việc chữa mất ngủ. Ngoài việc áp dụng mẹo chữa mất ngừ từ gừng, người bệnh cũng cần xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ nghỉ đúng giờ để đem lại hiệu quả tốt nhất.  - Uống thuốc chữa mất ngủ - Lợi ít hại nhiều - Tại sao rối loạn tiền đình mất ngủ? Cách điều trị hiệu quả

7 tác hại đáng ngại của việc mất ngủ kéo dài

Hiện nay, tình trạng mất ngủ, mất ngủ kéo dài xảy ra khá phổ biến, đặc biệt nó có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân và những tác hại nào có thể xảy đến khi bạn bị mất ngủ kéo dài? Mất ngủ kéo dài là tình trạng không thể ngủ đủ hoặc không thể ngủ sâu, kéo dài trong thời gian dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mất ngủ kéo dài được xác định khi có ít nhất 3 trong 7 đêm liên tiếp không thể ngủ đủ hoặc ngủ sâu. Nguyên nhân dẫn tới mất ngủ kéo dài? Mất ngủ kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Căng thẳng, lo âu, stress: những tình trạng tâm lý này có thể gây ra khó ngủ hoặc mất ngủ kéo dài. Sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, rượu, cà phê, trà và các loại thức uống có chứa caffeine có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Môi trường sống: ánh sáng quá mạnh, tiếng ồn, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, giường ngủ không thoải mái, …cũng có thể gây ra mất ngủ kéo dài. Thói quen không tốt: như sử dụng điện thoại, máy tính hoặc xem TV quá lâu trước khi đi ngủ. Sự thay đổi về thời gian ngủ: như lịch trình công việc thay đổi, thay đổi múi giờ, thay đổi môi trường sống, v.v. cũng có thể gây ra mất ngủ kéo dài. Thiếu máu não: Thiếu máu não xảy ra khi não không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động, từ đó dẫn tới các triệu chứng như: mất ngủ kéo dài, chóng mặt, đau đầu, khó tập trung, mất trí nhớ, mệt mỏi,… Rối loạn tiền đình: Rối loạn tiền đình là một bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh liên quan đến cảm giác cân bằng và vị trí của cơ thể. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và khó chịu. Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây mất ngủ kéo dài, đặc biệt là khi bệnh diễn ra vào ban đêm. Một số bệnh tâm lý, bệnh lý nội tiết tố, bệnh viêm khớp, đau lưng, chứng khó thở hoặc các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài. Việc xác định nguyên nhân chính xác là rất quan trọng để có thể đưa ra các biện pháp cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả. Tác hại của việc mất ngủ kéo dài 1. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần Khi cơ thể thiếu ngủ, sự cân bằng hóa học trong não bị ảnh hưởng và gây ra sự suy giảm về tâm trạng. Người mất ngủ kéo dài có thể trở nên căng thẳng, dễ bị kích động, lo lắng, khó chịu và có xu hướng mất tự tin. Họ cũng có nguy cơ cao hơn để phát triển các rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu và căng thẳng không cần thiết. Lo âu và trầm cảm: Những người mất ngủ thường có xu hướng lo âu và căng thẳng hơn, đặc biệt là khi đêm đến. Điều này có thể dẫn đến trầm cảm nếu được bỏ qua hoặc không điều trị đúng cách. Tác động đến sức khỏe tâm lý: Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh, tâm thần phân liệt và nguy cơ tự tử. 2. Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch Mất ngủ kéo dài có thể gây suy giảm hệ miễn dịch Mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong khi ngủ, cơ thể sản xuất các tế bào miễn dịch và chất kháng sinh tự nhiên để giúp đẩy lùi các vi khuẩn và virus gây bệnh. Do đó, khi mất ngủ kéo dài, cơ thể không có đủ thời gian để sản xuất đủ lượng tế bào miễn dịch và chất kháng sinh, dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Một hệ thống miễn dịch yếu có thể làm cho cơ thể dễ bị tổn thương và mắc bệnh hơn. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể làm tăng sự viêm nhiễm trong cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh ung thư. 3. Ảnh hưởng đến khả năng tập trung Mất ngủ kéo dài có thể gây ra ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tập trung của người bị ảnh hưởng. Khi người ta thiếu giấc ngủ, hệ thống thần kinh trung ương của họ sẽ không hoạt động hiệu quả, gây ra sự phân tán và khó tập trung. Khi bạn mất ngủ, khả năng tập trung sẽ giảm, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và học tập của bạn. Bên cạnh đó, việc mất ngủ kéo dài cũng có thể gây ra trầm cảm, lo âu và căng thẳng, tất cả những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày của bạn. 4. Ảnh hưởng đến tim mạch Mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch. Khi ngủ, cơ thể giảm áp lực và giảm tốc độ tim. Nếu thiếu ngủ, tốc độ tim sẽ tăng lên trong thời gian dài, làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp và đột quỵ. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến cường độ cortisol (một hormone gây stress) cao hơn, và làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Việc điều trị mất ngủ sớm có thể giúp giảm nguy cơ các bệnh lý liên quan đến tim mạch. 5. Ảnh hưởng đến cân nặng Mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng của người bị mất ngủ. Cơ thể khi không được nghỉ ngơi đủ giấc, sẽ tăng sản xuất hormone cortisol và giảm sản xuất hormone melatonin, làm cho cơ thể tỉnh táo hơn, khó ngủ và tăng cảm giác thèm ăn. Điều này có thể dẫn đến tăng cân hoặc khó giảm cân, cũng như gây ra các vấn đề về chuyển hóa đường và mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài cũng có thể làm giảm động lực tập luyện và gây ra mệt mỏi, khiến cho việc duy trì một lối sống lành mạnh và giảm cân trở nên khó khăn hơn. 6. Ảnh hưởng đến trí nhớ Mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập, từ đó ảnh hưởng đến trí nhớ. Việc mất ngủ liên tục làm giảm khả năng tập trung và trí nhớ ngắn hạn. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, sự ảnh hưởng có thể lan rộng đến trí nhớ dài hạn. Nghiên cứu cho thấy rằng, khi người ta thiếu ngủ thì khả năng tiếp thu thông tin mới sẽ bị giảm, đồng thời khả năng ghi nhớ thông tin đã học cũng sẽ giảm. Tình trạng mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến sự phân tán tâm trí, khiến việc tập trung và ghi nhớ thông tin trở nên khó khăn. Nếu mất ngủ kéo dài trong thời gian dài, có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy. Tìm hiểu: Chứng suy giảm trí nhớ ở người già 7. Ảnh hưởng đến làn da Mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến làn da. Khi ngủ, cơ thể sẽ sản xuất hormone tăng trưởng và collagen, giúp da khỏe mạnh và trẻ trung. Tuy nhiên, khi thiếu giấc ngủ, cơ thể không thể sản xuất đủ lượng hormone này, dẫn đến sự giảm sút của độ đàn hồi và độ săn chắc của da, làm da trở nên khô, nhăn nheo, xỉn màu và kém sức sống. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài cũng có thể làm tăng cường quá trình lão hóa da và gây nám da. Các phương pháp cải thiện mất ngủ kéo dài Một số phương pháp có thể mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn có thể áp dụng thực hiện: 1. Thay đổi thói quen sinh hoạt Thay đổi thói quen sinh hoạt là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả để cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài. Một số thói quen có thể thay đổi để giúp cải thiện mất ngủ bao gồm: Thiết lập lịch trình ngủ đều đặn: Cố gắng ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày, bao gồm cả cuối tuần. Tạo điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ: Tắt đèn, giảm ánh sáng, giảm tiếng ồn, và giữ nhiệt độ phòng thoải mái để giúp thân thể thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Tập thể dục đều đặn: Thể dục thường xuyên giúp cơ thể mệt mỏi và chuẩn bị cho giấc ngủ. Tuy nhiên, tránh tập thể dục quá gần giờ ngủ, vì nó có thể làm cho cơ thể kích thích và gây mất ngủ. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng và máy tính có thể làm giảm sản xuất melatonin, hormone giúp thúc đẩy giấc ngủ. Tránh sử dụng rượu, thuốc lá và caffeine: Những chất này có thể gây kích thích và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thư giãn trước khi đi ngủ: Thử các kỹ thuật thư giãn như yoga, meditate hoặc đọc sách để giảm căng thẳng và chuẩn bị cho giấc ngủ. 2. Thay đổi chế độ ăn uống Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách cải thiện mất ngủ kéo dài. Những lựa chọn thực phẩm và thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, vì vậy bạn nên cân nhắc đến những điều sau: Tránh ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ. Bạn nên ăn một bữa tối nhẹ nhàng và ăn khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ để tiêu hóa. Giảm đường và caffeine trong chế độ ăn uống. Caffeine và đường là những chất kích thích và có thể gây khó khăn trong việc zzz, do đó bạn nên hạn chế sử dụng chúng, đặc biệt là vào buổi tối. Tránh uống quá nhiều rượu hoặc chất kích thích. Uống quá nhiều rượu hoặc chất kích thích như thuốc lá hoặc ma túy có thể gây ra giấc ngủ không tốt. Cân bằng dinh dưỡng. Bạn nên ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động tốt nhưng tránh ăn quá nhiều đồ ăn nặng, dầu mỡ hoặc đồ ăn nhanh. Ăn các loại thực phẩm giàu chất choline. Choline là một chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe não bộ và giấc ngủ. Các thực phẩm giàu choline bao gồm trứng, thịt gà, sữa, hạt óc chó và hạt chia. Ăn các loại thực phẩm giàu magiê. Magiê có tác dụng giảm căng thẳng và tạo ra tình trạng thư giãn, giúp cải thiện giấc ngủ. Các thực phẩm giàu magiê bao gồm củ cải, bí đỏ, hạt hướng dương, đậu phộng, chuối, táo và sữa. Ăn các loại thực phẩm giàu triptophan. Triptophan là một axit amin cần thiết để sản xuất serotonin và melatonin, các hormone có tác dụng giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Các thực phẩm giàu triptophan bao gồm thịt gà, cá, đậu nành, hạt bí đỏ, đậu phộng và chuối. 3. Tập thể dục đều đặn Việc tập thể dục giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Tuy nhiên, cần tránh tập thể dục quá muộn trong ngày vì điều này có thể làm cho cơ thể tỉnh táo hơn và gây khó khăn trong việc buồn ngủ. Nên tập thể dục vào buổi sáng hoặc trước giờ tối để cơ thể có thời gian thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. 4. Dùng viên uống Dưỡng não Thái Minh Viên uống Dưỡng Não Thái Minh được chiết xuất từ các thảo dược quý: Đinh Lăng, Bạch Quả, Thạch Tùng, Nattokinase cùng với các vitamin nhóm B và các hoạt chất bổi bổ thần kinh: Choline, Alpha Lipoic Acid. Từ đó giúp cho Dưỡng Não Thái Minh mang lại hiệu quả cao với người bệnh bị chóng mặt, đau đầu, mất ngủ do rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não. Với thành phần chính là saponin tương tự như Nhân sâm nên Đinh lăng còn được biết đến với tên gọi Nhân sâm của Việt Nam. Thêm vào đó, Đinh lăng còn chứa các chất như alcaloid, glycosid, tanin, flavonoid, các acid amin và vitamin B1,… giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Nhờ hàm lượng saponin cao, đinh lăng giúp an thần và cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu, dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Dưỡng não Thái Minh hiện đã được phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua sản phẩm TẠI ĐÂY Hoặc bấm nút MUA NGAY để đặt mua viên uống Dưỡng não Thái Minh chính hãng. 5. Dùng thuốc điều trị mất ngủ Khi việc áp dụng các phương pháp trên không mang lại hiệu quả tích cực, chứng mất ngủ kéo dài gây nhiều phiền toái ảnh hưởng cho cuộc sống của bạn, bạn có thể thăm khám tại bệnh viện và nghe tư vấn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường được kê để điều trị chứng mất ngủ kéo dài bao gồm: Thuốc an thần: như benzodiazepine, non-benzodiazepine, barbiturates, và antihistamine. Thuốc kháng histamin H1: được sử dụng để giảm các triệu chứng dị ứng, nhưng cũng có thể gây buồn ngủ và giúp ngủ. Thuốc tác động đến thụ thể melatonin: giúp cân bằng nồng độ melatonin trong cơ thể và giúp ngủ. Thuốc chống trầm cảm: như selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs) hoặc tricyclic antidepressants (TCAs), những loại thuốc này giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng lo âu, giúp ngủ tốt hơn. Hãy nhớ việc sử dụng thuốc chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn sử dụng, vì thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. 6. Các liệu pháp khác Châm cứu giúp tăng cường máu lưu thông, đả thông kinh mạch và cải thiện bệnh mất ngủ một cách toàn diện. Cơ chế tác dụng của châm cứu được giải thích nhờ vào sự giải phóng các chất nội sinh như serotonin, endorphin giúp thư giãn, an thần và giảm đau, giảm căng thẳng và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện bấm huyệt để ngủ ngon và sâu giấc hơn, khắc phục dần triệu chứng mất ngủ kéo dài. Tham khảo: 10 bí quyết giúp bạn ngủ ngon hơn Uống thuốc chữa mất ngủ - Lợi ít hại nhiều  

Mất ngủ có thể do thiếu vitamin - Tìm hiểu ngay để ngủ ngon trở lại!

f Mất ngủ là tình trạng thường gặp gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sức khỏe của chúng ta. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất ngủ nhưng bạn có biết rằng thiếu vitamin cũng là một trong những nguyên nhân đó. Vậy cụ thể mất ngủ là thiếu vitamin gì, cùng duongnaothaiminh.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây. ☛ Đọc trước: Mất ngủ cảnh là bệnh gì? Tìm hiểu ngay! 1. Vitamin quan trọng với giấc ngủ như thế nào? Bổ sung vitamin tác động đến serotonin và melatonin – 2 hormone có liên quan đến giấc ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe vì đây là thời gian quý báu giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày dài làm việc và học tập. Mất ngủ kéo dài có thể suy kiệt cơ thể và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và công việc. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây mất ngủ, trong đó mất ngủ do thiếu vitamin là nguyên nhân ít được đề cập và thường bị bỏ qua nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng thường xuyên cảnh báo về vấn đề thiếu vitamin gây mất ngủ. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất có thể tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh bao gồm serotonin và melatonin, hai hormone có liên quan đến giấc ngủ. Sự suy giảm nồng độ của hai hormone này là nguyên nhân sâu xa gây mất ngủ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, mất ngủ do thiếu vitamin có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, béo phì, tim mạch và ung thư. Vì vậy, việc bổ sung vitamin phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và đảm bảo sức khỏe toàn diện. 2. Mất ngủ xảy ra do thiếu vitamin nào? Vitamin A Khô mắt là một trong những dấu hiệu để nhận biết cơ thể thiếu vitamin A Vitamin A là một loại vitamin tan được trong chất béo. Ngoài những tác dụng điển hình được biết đến như tăng cường thị giác, làm đẹp da, khiến răng và xương chắc khỏe thì vitamin A cũng được đánh giá là vitamin tốt cho giấc ngủ Cụ thể, axit retinal có trong vitamin A tham gia điều chỉnh một số chức năng não, trong đó bao gồm hỗ trợ tăng cường khả năng ghi nhớ và điều hòa giấc ngủ. Do đó, thiếu vitamin A có thể khiến bạn mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Môt số dấu hiệu khác giúp nhận biết khi bạn thiếu vitamin A là: Da khô, tóc khô, dễ gãy rụng. Người cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Cơ thể thường xuyên thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng đến thị giác, xuất hiện tình trạng quáng gà, khô kết mạc, nhìn mờ,… Nghiêm trọng có thể gây khô đáy mắt, loét giác mạc, sẹo giác mạc. Vitamin nhóm B (B6, B12) Dấu hiệu điển hình giúp nhận biết người thiếu vitamin B12 là vàng da 8 loại vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của. Trong số đó, vitamin B6 và B12 đều tác động đến chu kỳ giấc ngủ, cụ thể: Vitamin B6 tổng hợp nhiều chất dẫn truyền của hệ thần kinh, đồng thời hỗ trợ sản xuất melatonin và serotonin – hai loại hormone tham gia quá trình điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng. Vitamin B12 cần thiết để hình thành và chuyển hóa các tế bào máu, từ đó mang lại giấc ngủ ngon. Không chỉ vậy, vitamin B12 cũng liên quan đến việc điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức bằng cách giữ nhịp đồng hồ sinh học. Chính vì thế, thiếu vitamin B6, B12 không chỉ gây ra mất ngủ mà còn đi kèm nhiều triệu chứng khác. Điển hình, dấu hiệu thiếu hụt vitamin B6, B12 bao gồm: Thiếu vitamin B6: Cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ rơi vào trầm cảm. Thiếu vitamin B12: Thiếu máu, suy nhược cơ thể, chóng mặt, mất thăng bằng, vấp ngã, da vàng, tái nhợt. Vitamin C Chảy máu chân răng giúp bạn nhận biết cơ thể đang trong tình trạng thiếu vitamin C Vitamin C được biết đến với tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức đề kháng. Những lợi ích mà vitamin C mang lại cho sức khỏe cũng góp phần giúp bạn có giấc ngủ ngon dựa vào cơ chế: Vitamin C phòng ngừa chứng ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt nếu kết hợp chúng với vitamin E, hiệu quả mang lại còn gấp nhiều lần. Vitamin C giảm cơn buồn ngủ vào ban ngày, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ ban đêm. Vì vậy, nếu bạn mất ngủ mà băn khoăn không biết tình trạng này do thiếu vitamin nào thì hãy tham khảo chế độ ăn của mình đã bổ sung đủ vitamin C chưa. 1 người trưởng thành cần nạp 100mg vitamin C, khi cơ thể thiếu vitamin C sẽ xuất hiện các dấu hiệu: Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. Hay bị chảy máu cam. Da khô, dễ bị xuất huyết hay bầm tím dưới da. Chảy máu chân răng. Vitamin E Thiếu vitamin E khiến cơ thể mệt mỏi Tương tự như vitamin C, vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Chest Diseases and Allied Science đã chứng mình thiếu vitamin E có thể gây ra mất ngủ. Thiếu vitamin E hiếm khi gặp ở người trưởng thành nhưng lại dễ xảy ra ở người mắc bệnh xơ nang. Lúc này, bạn sẽ có những triệu chứng như: Khó ngủ, dễ bị thức giấc nhưng lại khó ngủ trở lại. Ngủ giấc ngắn. Cơ thể mệt mỏi, uể oải. Tê, ngứa râm ran ở bàn tay, chân. Vitamin D Người thiếu vitamin D dễ bị nhiễm tùng khi có vết thương Vitamin D với hàng loại các lợi ích như tăng hấp thụ canxi, làm xương và răng chắc khỏe nhưng ít ai biết rằng, vitamin D có liên quan mật thiết đến chất lượng giấc ngủ. Do vitamin D tham gia kích hoạt đồng hồ sinh học, từ đó góp phần kiểm soát đồng hồ sinh học. Điều này đồng nghĩa rằng thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như: Chất lượng giấc ngủ suy giảm: mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị thức giấc. Thời gian ngủ rút ngắn: mỗi giấc ngủ chỉ kéo dài 2-3 tiếng rồi thức giấc. Ngoài các triệu chứng liên quan đến giấc ngủ, người thiếu vitamin D còn điển hình với các dấu hiệu sau: Đau mỏi cơ bắp, cơ thể mệt mỏi, uể oải. Đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau lưng, chân và xương sườn. Vết thương chậm lành, nguy cơ nhiễm trùng cao. 3. Hướng dẫn bổ sung vitamin đúng cách giúp cải thiện giấc ngủ Chứng mất ngủ hoàn toàn có thể xảy ra khi cơ thể bạn thiếu hụt những nhóm vitamin đã liệt kê ở trên. Tuy vậy, tình trạng thiếu ngủ gây ra bởi nguyên nhân này sẽ dễ dàng được kiểm soát khi bạn bổ sung đủ hàm lượng vitamin mà cơ thể cần thiết. Con đường an toàn và hiệu quả nhất để bổ sung hầu hết các loại vitamin là thông qua chế độ ăn uống. Tuy vậy, với cuộc sống bận rộn hiện nay, nhiều người cũng lựa chọn phương pháp nhanh chóng và tiện lợi hơn đó là bổ sung thực phẩm chức năng có chứa vitamin. Dưới đây là cách hướng dẫn bạn nạp vitamin đúng cách để cải thiện chứng mất ngủ: Bổ sung vitamin A Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà nhu cầu vitamin A ở mỗi người sẽ khác nhau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 375 mcg/ngày Trẻ 6 – 11 tháng: 400 mcg/ngày Trẻ 1–3 tuổi: 400 mcg RAE Trẻ 4-8 tuổi: 450 mcg RAE Trẻ 9–13 tuổi: 500 mcg RAE Thiếu niên 14–18 tuổi: 900 mcg RAE đối với nam; 700 mcg RAE dành cho nữ Trưởng thành: Nam giới cần 900 mcg RAE; nữ giới cần 700 mcg RAE Phụ nữ mang thai: 770 mcg RAE (☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tại sao bà bầu bị mất ngủ?) Phụ nữ cho con bú: 1.300 mcg RAE Cách bổ sung vitamin A: Bổ sung qua thực phẩm: Vitamin A có nhiều trong các loại rau có màu đỏ, vàng như cà chua, cà rốt, bí đỏ, ớt chuông,… Bổ sung qua thực phẩm chức năng: Thực phẩm chức năng cung cấp vitamin A không được sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây thừa chất, ngộ độc. Do đó, bạn cần uống theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng, tránh gây hậu quả không mong muốn. Bổ sung vitamin B Theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu vitamin B6 và B12 sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính và tình trạng thai nghén hoặc cho con bú của bạn. Cụ thể: Nhu cầu vitamin B6: Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 0.1 mg/ngày. Trẻ 6 – 12 tháng: 0.3 mg/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi: 0.5 mg/ngày. Trẻ 4 – 8 tuổi: 0.6 mg/ngày. 9 – 13 tuổi: 1mg /ngày. Từ 20 – 50 tuổi: 1.3 mg/ngày. Trên 50 tuổi: 1.5 – 1.7 mg/ngày. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú: 2.1 – 2.2mg/ngày. Nhu cầu vitamin B12: Trẻ nhỏ: 0.7 mcg/ngày. Tuổi thiếu niên: 2 mcg/ngày. Người lớn: Khoảng 2 mcg/ngày. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Khoảng 2.6 mcg/ngày. Các cách bổ sung vitamin nhóm B Bạn có thể bổ sung vitamin B6 và B12 thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc. Trong đó: Thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm: Thịt gia cầm, cá, trứng, đậu phộng và rau xanh. Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như thịt, cá hồi, sữa và men dinh dưỡng. Trường hợp bạn có nhu cầu bổ sung vitamin B6 và B12 thông qua thực phẩm chức năng, hãy đảm bảo rằng bạn đã được khám bệnh và được chỉ định bởi bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc vitamin B6 và B12 có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Bổ sung vitamin C Nhu cầu vitamin C:  Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 15mg/ngày Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 25mg/ngày Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 45mg/ngày Nam vị thành niên (14 – 18 tuổi): 75 mg/ngày Nữ vị thành niên (14 – 18 tuổi): 65 mg/ngày Người trưởng thành: 90 mg/ngày cho nam và 75 mg/ngày đối với nữ Phụ nữ mang thai: 85 mg/ngày Phụ nữ cho con bú: 120 mg/ngày. Cách bổ sung vitamin C: Bổ sung qua thực phẩm: Thực phẩm giàu vitamin C có thể bao gồm cà chua, cần tây, măng tây, bông cải xanh, dứa, táo, trái cây họ cam quýt, ổi, khoai tây, dâu tây, súp lơ trắng, đu đủ, dưa lưới vàng, kiwi, ớt chuông đỏ. Bổ sung qua thực phẩm chức năng: Nếu cần, bạn có thể bổ sung vitamin C bằng các sản phẩm chức năng hoặc các loại thuốc bổ sung vitamin C dạng viên nang, viên nén, dung dịch, tuy nhiên trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bổ sung vitamin E Nhu cầu vitamin E của cơ thể:  Trẻ 1 – 3 tuổi: 6 mg/ngày Trẻ 4 – 8 tuổi: 7 mg/ngày Trẻ 9 – 13 tuổi: 11 mg/ngày Người trên 14 tuổi: 15 mg/ngày Phụ nữ mang thai: 15 mg/ngày Phụ nữ cho con bú: 19 mg/ngày. Cách bổ sung vitamin E: Bổ sung qua thực phẩm: Vitamin E có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm giàu vitamin E như củ cải, khoai môn, cà chua, hoặc các loại hạt nảy mầm, Bổ sung qua thực phẩm chức năng:Thực phẩm chức năng chứa vitamin E cần chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Đặc biệt tránh dùng liều cao trong thời gian dài bởi chúng có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ. Bổ sung vitamin D Nhu cầu vitamin D ở mỗi độ tuổi như sau: Trẻ dưới 6 tháng: Cần ít nhất 400 IU/ngày, không vượt quá 1000 IU/ngày Trẻ dưới 1 tuổi: Ít nhất 400 IU/ngày, không vượt quá 1.500 IU/ngày 1 – 18 tuổi: 600 – 1.000 IU/ngày, không vượt quá 2.500 IU/ngày. 19 – 70 tuổi: 1.500 – 2.000 IU/ngày, không nhiều hơn 4.000 IU/ngày. Trên 70 tuổi: 1.500 – 2.000 IU/ngày, không nhiều hơn 4.000 IU/ngày. Cách bổ sung vitamin D: Riêng vitamin D có nhiều cách bổ sung vào cơ thể hơn so với các nhóm vitamin khác, bao gồm: Bổ sung từ thực phẩm: Cá béo (cá thu, cá hồi, cá ngừ), nấm và trứng, sữa và chế phẩm từ sữa. Tắm nắng: Thời điểm thích hợp nhất để tắm nắng là 9h sáng từ 15-20 phút. Đây là cách bổ sung vitamin D khác an toàn và hiệu quả. Bổ sung qua viên tổng hợp vitamin D: Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm viên uống vitamin D tổng hợp. Tuy nhiên, cần kiểm soát lượng vitamin D đưa vào cơ thể và tránh sử dụng quá mức để tránh các tác dụng phụ có thể gây ra. Tổng quát, nếu bạn đang gặp vấn đề về mất ngủ do thiếu vitamin, thì các vitamin có thể thiếu như vitamin D, A, C, E và một số vitamin thuộc nhóm B có thể là nguyên nhân của vấn đề này. Tuy nhiên, tốt nhất là nên cung cấp các vitamin này thông qua các thực phẩm giàu vitamin, và chỉ nên sử dụng thêm bổ sung vitamin qua các sản phẩm dinh dưỡng hoặc thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. ☛ Tham khảo thêm: 10 thực phẩm chức năng cải thiện mất ngủ - Uống thuốc chữa mất ngủ - Lợi ít hại nhiều  

Chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh khắc phục như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn xuất hiện ở phụ nữ trung niên với những biểu hiện rối loạn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh là triệu chứng thường gặp nhất. Bệnh xuất hiện không chỉ gây mệt mỏi, suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tinh thần người bệnh. 1. Thế nào là mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh? Tiền mãn kinh (còn được gọi là quá trình chuyển tiếp mãn kinh) là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Đây là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc quá trình sinh sản. Sau tiền mãn kinh sẽ chuyển sang mãn kinh, người phụ nữ lúc này sẽ ngừng có kinh nguyệt. Thông thường, tiền mãn kinh xuất hiện ở độ tuổi 45 – 55. Tiền mãn kinh xảy ra làm suy giảm hormone của cơ thể từ đó gây ra các ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như tâm sinh lý người bệnh. Tiền mãn kinh gây cảm giác nóng bức đột nhiên xuất hiện, kéo dài từ 2 – 4 phút, thường đi kèm đổ mồ hôi. Tuỳ vào cơ địa từng người, thời kỳ tiền mãn kinh có thể xuất hiện sớm hoặc muộn. Các triệu chứng ảnh hưởng trên từng đối tượng cũng không giống nhau, bao gồm: mất ngủ, dễ cáu gắt, đổ mồ hôi về đêm, nhức đầu, hồi hộp, lo âu… Mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh là triệu chứng mà hầu hết phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh đều gặp phải. Nó xuất hiện khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc giữa đêm, khó ngủ trở lại. Theo đó, mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh gây hệ luỵ lên sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Tiền mãn kinh có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều nhất 4 năm. Khi đó, mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh có thể gây ra các ảnh hưởng nặng nề tới người phụ nữ do đó cần được khắc phục kịp thời. 2. Nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh Theo thống kê, có tới ¼ phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi 30 – 35 bắt đầu đối diện với những thay đổi thời kỳ tiền mãn kinh. Trong đó, đa số đều xuất hiện triệu chứng mất ngủ. Nguyên nhân gây mất ngủ giai đoạn này được xác định do: 2.1. Thay đổi nội tiết tố Tiền mãn kinh có mối liên quan mật thiết tới sức khỏ e não bộ và thần kinh. Thay đổi nội tiết tố (hormone) là kết quả tất yếu của thời kỳ tiền mãn kinh. Sự thay đổi nổi bật và rõ rệt nhất phải kể đến sự suy giảm bộ ba hormon nội tiết: Estrogen – Progesteron và Testosteron. Việc giảm sút ba hormon này là nguyên nhân chính dẫn tới mất ngủ ở người bệnh. Estrogen là hormone liên quan chặt chẽ tới sự hấp thu Magie – khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và não bộ. Thiếu hụt Estrogen làm giảm khả năng hấp thu và sản xuất Magie cho thể từ đó làm giảm chức năng giãn cơ khiến các cơ dễ bị căng cứng. Ngoài ra, giảm tiết Estrogen cũng làm thay đổi chức năng vùng dưới đồi – nơi đảm nhận chức năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Theo đó, thời kỳ tiền mãn kinh người phụ nữ dễ đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm. Sự căng cơ cùng với hiện tượng bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm làm gián đoạn giấc ngủ, người bệnh dễ giật mình thức giấc. Trong khi đó, Progesteron lại một phần liên quan tới chức năng hô hấp của cơ thể. Việc thiếu hụt hormone này có thể làm ảnh hưởng tới hô hấp và góp phần gây ra gián đoạn giấc ngủ ở người bệnh. Thiếu hụt Magie giai đoạn tiền mãn kinh cũng là nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ. 2.2. Căng thẳng, stress Phụ nữ nhạy cảm dễ bị căng thẳng, stress bởi các tác động từ bên ngoài. Căng thẳng, stress là nguyên nhân gây ra hầu hết các ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe ở cả người khỏe mạnh bao gồm cả mất ngủ. Căng thẳng, stress xảy ra khi con người làm việc trong môi trường áp lực, gánh nặng cuộc sống hoặc phải trải qua những vấn đề tâm lý. Khi đó, não bộ chịu nhiều kích thích tiêu cực trong thời gian dài khiến trở nên quá mẫn, ức chế. Mất ngủ, đau đầu, giảm trí nhớ, trầm cảm, dễ cáu gắt… theo đó sẽ xuất hiện ở người bệnh. Tình trạng này kéo dài cũng khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, yếu ớt, gầy sút. Tiền mãn kinh đánh dấu cột mốc thay đổi nội tiết của cơ thể, cụ thể là sự giảm tiết bộ ba hormone cần thiết. Sự thiếu hụt ba hormone này ảnh hưởng trực tiếp lên hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng. Ảnh hưởng tới não bộ trong thời gian dài cũng khiến não bộ kích thích quá mức gây căng thẳng, stress. Theo thời gian, sự giảm tiết hormone càng diễn ra nặng nề dẫn tới sự tăng dần mức độ căng thẳng. Ở giai đoạn muộn, mất ngủ càng có biểu hiện trầm trọng và khó khắc phục. Căng thẳng, stress cũng là yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày và các rối loạn sinh lý khác ở người bệnh. 2.3. Chế độ dinh dưỡng không khoa học Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người. Việc ăn uống không khoa học gây nhiều tác động xấu, nhất là đối với phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Ăn uống không khoa học làm giảm cung cấp Magie, Kẽm và các dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Trong khi đó, việc bổ sung các dưỡng chất này trong giai đoạn tiền mãn kinh lại rất cần thiết để đảm bảo cân bằng các hoạt động sinh lý của cơ thể. Theo đó, dinh dưỡng không khoa học làm gia tăng các biểu hiện của tiền mãn kinh, bao gồm triệu chứng mất ngủ. Ngoài ra, các thực phẩm không lành mạnh như đồ nhiều dầu mỡ, rượu bia, cafein… được đánh giá không tốt cho giấc ngủ con người. Chúng khiến thần kinh thường xuyên bị kích thích, căng thẳng gây ra mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Lạm dụng các thực phẩm này còn gây ra các vấn đề khác như rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, bệnh về gan… 2.4. Lạm dụng thuốc Mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh là một trong những triệu chứng thường gặp. Nhiều người lựa chọn khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc điều trị cũng khiến mất ngủ trở nên trầm trọng: Thuốc bổ sung hormone: sử dụng quá liều sẽ gây gia tăng ồ ạt nội tiết tố thiếu hụt, từ đó gây feedback ngược khiến mất ngủ trở lại. Thuốc an thần gây ngủ: có tác dụng kéo dài giấc ngủ song sử dụng thường xuyên khiến cơ thể “nhờn thuốc”, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc có thể gây các hậu quả nghiêm trọng khác tới sức khỏe người bệnh, thậm chí tử vong. 3. Mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh gây ảnh hưởng gì? Có thể thấy, mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh không cảnh báo các bệnh lý gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, không thể xem thường những ảnh hưởng mà triệu chứng gây ra cho cơ thể. Mất ngủ thời kỳ này cũng gây ra những tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, mơ hồ, không có tinh thần làm hiệu suất làm việc giảm sút đáng kể. Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình khiến tinh thần người bệnh không được tỉnh táo. Sự mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau khiến hiệu suất làm việc không cao. Các công việc có thể hoàn thành chậm tiến độ hoặc xảy ra sai sót do sự kém tính táo này. Ngoài ra, mất ngủ về đêm còn tạo ra các cơn buồn ngủ vào sáng hôm sau khiến người bệnh gật gù, mất tập trung. Điều này có thể gây tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông từ đó gây nguy hiểm cho người bệnh. Não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng làm các suy giảm chức năng sẽ xảy ra. Khi đó, người bệnh dễ bị suy nhược thần kinh, tăng nguy cơ thoái hóa não và các bệnh lý thần kinh khác. 4. Khắc phục tình trạng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh Mất ngủ ở thời kỳ tiền mãn kinh giai đoạn đầu không gây nguy hiểm tới tính mạng người phụ nữ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những ảnh hưởng xấu mà nó gây ra. Do đó, khắc phục tình trạng này là điều cần thiết. Theo các chuyên gia, chứng mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh có thể khắc phục bằng những phương pháp sau: 4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học Các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung Magie mang lại các tác động tích cực đến chất lượng cũng như số lượng giấc ngủ ở tất cả người trưởng thành. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy Magie mang lại nhiều lợi ích cho chứng mất ngủ, nhất là ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Bổ sung Magie qua chế độ ăn là giải pháp tương đối an toàn, đơn giản mà hiệu quả. Theo đó, người mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh nên bổ sung: chuối, bơ, các loại hạt, cây họ đậu, cá, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt… Thêm vào đó, bổ sung Kẽm cũng rất cần thiết cho phụ nữ ở giai đoạn này. Bên cạnh khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ, nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khác. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, protein, khoáng chất và các chất chống oxy hoá cũng được khuyến cáo. Thực phẩm giàu Kẽm là: thịt, trứng, sữa, hạt khô, động vật có vỏ… Thực phẩm giàu vitamin là: quả mọng, các loại hạt, rau lá đậm, cá, thịt đỏ, gan… Thực phẩm chống oxy hóa là: trà xanh, cà rốt, cà phê, việt quất, nho, kỷ tử… 4.2. Tập thể dục thường xuyên Thời gian tập thể dục khuyến cáo là tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Tập luyện thể dục thể thao được đưa vào khuyến nghị toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới. Việc tập luyện đều đặn, thường xuyên không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn phòng ngừa tử vong và kéo dài tuổi thọ ở nhiều đối tượng đặc biệt. Ở phụ nữ bị mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh, tập thể dục thường xuyên được cũng được khuyến cáo. Các bài tập giúp giãn cơ, thư giãn gân cốt, giảm tình trạng căng cơ, cứng cơ do thiếu Magie gây ra. Duy trì đều đặn việc tập thể dục cũng kích thích tuần hoàn máu não và đảm bảo các hoạt động sinh lý khác diễn ra ổn định. Việc này góp phần cải thiện sức khỏe thần kinh và phòng ngừa tiền mãn kinh xảy ra sớm. 4.3. Chữa mất ngủ theo Đông y Theo Đông y, khi bước sang tuổi tứ tuần, chức năng các tạng phủ bước vào giai đoạn suy yếu. Ở phụ nữ, tạng thận suy yếu cùng với khí huyết suy sẽ làm mất cân bằng âm – dương trong cơ thể. Các hoạt động bình thường của các tạng phủ khác theo đó cũng bị ảnh hưởng gây ra triệu chứng của tiền mãn kinh. Ngoài ra, những yếu tố như tinh thần, thể chất, cơ địa cũng ảnh hưởng tới mức độ của triệu chứng. Ở những đối tượng khác nhau, các phương thuốc điều trị là khác nhau song nhìn chung đều tập trung vào bổ thận âm, giải uất, an thần… Một số bài thuốc cổ phương giúp cải thiện chứng mất ngủ là: Sơ can an thần thang, Tư âm trấn kinh thang, Nhị tiên thang gia vị… 4.4. Chữa mất ngủ bằng mẹo dân gian Mẹo dân gian là tập hợp các kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa trong các vấn đề đời sống và sức khỏe. Đến ngày nay, các mẹo dân gian vẫn mang lại những hiệu quả nhất định do đó vẫn được nhiều người lựa chọn. Các mẹo dân gian thích hợp cho khắc phục chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh phải kể đến: dùng trà gừng, dùng tâm sen, dùng ngọn cây lạc tiên… 4.5. Dùng thuốc Tây y Ngoài những phương pháp kể trên, dùng thuốc Tây y mang lại hiệu quả khắc phục triệt để và hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn. Các thuốc được chỉ định dựa trên nguyên nhân gây bệnh, kết quả thăm khác và các chỉ số lâm sàng của người bệnh. Tuỳ vào các đối tượng khác nhau mà phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra là khác nhau. Trong đó, người bệnh thường sử dụng các thuốc như: Thuốc bổ sung nội tiết tố. Thuốc an thần, gây ngủ. Thuốc bổ sung Kẽm, Magie… Việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của cán bộ y tế để tránh các tác dụng bất lợi do thuốc gây ra. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/menopause/menopause-and-insomnia https://www.medicalnewstoday.com/articles/menopause-and-insomnia https://somnustherapy.com/navigating-perimenopause-and-menopause-insomnia/ Chia sẻ12  

Bật mí 10 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Khi ngủ, cơ thể và não bộ sẽ được nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo sức khỏe cũng như tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tật. Giấc ngủ kém chất lượng kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, stress, rối loạn tâm lý, suy giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cảm giác buồn ngủ trong ngày. Chúng tôi sẽ bật mí giúp bạn 10 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng hiệu quả nhất nhé. Cùng tìm hiểu ngay Nguyên nhân khiến bạn ngủ không ngon giấc Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ không ngon của bạn, bao gồm: Stress và lo lắng: Căng thẳng và lo lắng có thể làm cho bạn khó ngủ và giấc ngủ của bạn không đủ sâu. Tình trạng tâm lý: Các tình trạng tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu hay chứng mất ngủ thường gây ra vấn đề về giấc ngủ. Thói quen sinh hoạt: Những thói quen không tốt như ăn nhiều đồ có caffeine, uống nhiều rượu, hút thuốc lá hoặc tập thể dục quá muộn trong ngày đều có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Môi trường không tốt cho giấc ngủ: Môi trường ồn ào, ánh sáng quá chói hoặc nhiệt độ không thoải mái cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Thiếu máu não cục bộ: xuất hiện bởi các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu não có thể là giảm lượng máu đi đến não, tăng áp lực lên tường động mạch, từ đó gây ra các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ kéo dài, mệt mỏi và chóng mặt. Rối loạn tiền đình: Khi hệ thống tiền đình trong tai bị rối loạn, nó gửi tín hiệu sai lệch đến não, gây ra cảm giác chóng mặt và mất thăng bằng. Nếu tình trạng này xảy ra vào ban đêm, nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Một số bệnh lý như viêm xoang, hội chứng chân răng, bệnh Parkinson, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh lý tim mạch, hoặc các vấn đề liên quan đến hô hấp cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. 10 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng hiệu quả nhất Đối với các trường hợp mất ngủ đến từ các nguyên nhân bệnh lý như thiếu máu não, rối loạn tiền đình, viêm xoang, tim mạch,… người bệnh cần nói chuyện thêm với bác sĩ để điều trị dứt điểm các tình trạng bệnh lý này, từ đó có thể sớm có lại được giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ ngon hơn, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp dưới đây: 1. Chọn tư thế ngủ phù hợp Tư thế ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc có được giấc ngủ ngon hay không. Dưới đây là một số tư thế ngủ phù hợp để giúp bạn có giấc ngủ tốt: Nằm ngửa: Tư thế này giúp cho cơ thể được thư giãn hoàn toàn và giảm áp lực lên các khớp xương, đồng thời giảm nguy cơ bị đau lưng. Nằm nghiêng: Tư thế nằm nghiêng một bên với đầu gối uốn cong giúp cho cơ thể được thư giãn và giảm áp lực lên các khớp xương. Nằm nghiêng với đầu gối uốn cong: Tư thế này giúp giảm áp lực lên cột sống và giúp giảm đau lưng. Nằm xoắn: Tư thế này giúp giảm đau lưng và giúp cho cơ thể được thư giãn hơn. Nằm nghiêng với đầu ngửa: Tư thế này giúp giảm đau cổ và giúp cho cơ thể được thư giãn hơn. Trong quá trình chọn tư thế ngủ phù hợp, bạn cần lưu ý đến vấn đề đau lưng, đau cổ, khó thở hay rối loạn tiền đình để tránh tư thế ngủ không phù hợp gây ra các vấn đề sức khỏe khác. 2. Tạo không gian ngủ lý tưởng Tạo một không gian ngủ thích hợp là một bí quyết ngủ ít mà không mệt cần thiết để giúp bạn nghỉ ngơi và tái tạo sức khỏe một cách tốt nhất. Đồng thời đây cũng là bí quyết giúp bé ngủ ngon vào ban đêm hiệu quả. Dưới đây là những lý do tại sao tạo một không gian ngủ thích hợp có thể giúp cho giấc ngủ ngon hơn: Tăng cường sự thoải mái: Một không gian ngủ được trang bị đầy đủ với giường, tấm lót giường, chăn ga gối và các đồ vật nội thất phù hợp giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi nằm xuống giường. Việc sử dụng các tấm lót giường, gối êm ái, chăn mềm mại sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn và dễ dàng hơn để tìm kiếm tư thế ngủ phù hợp. Giảm ồn và ánh sáng: Một không gian ngủ yên tĩnh và tối tăm sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chìm vào giấc ngủ. Ánh sáng và tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, vì vậy hãy tắt đèn, giảm âm thanh và đảm bảo không gian ngủ của bạn yên tĩnh để giúp cho giấc ngủ của bạn trở nên ngon hơn. Tạo ra không gian thoáng mát và sạch sẽ: Việc tạo một không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong khi ngủ. Ngoài ra, không gian ngủ cũng cần được bảo vệ khỏi các tác nhân gây dị ứng như bụi, chất gây kích ứng, v.v. Tạo ra không gian ngủ riêng biệt: Tạo ra một không gian ngủ riêng biệt sẽ giúp bạn tập trung vào giấc ngủ và giảm sự phân tâm từ các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm giấc ngủ ngon và bình yên. Đ 3. Không dùng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ Bí quyết để có giấc ngủ ngon và sâu là không sử dụng điện thoại, máy vi tính,…trước khi đi ngủ. Điện thoại, máy tính, tivi và các thiết bị điện tử khác thường phát ra ánh sáng xanh, có thể ảnh hưởng đến sản xuất melatonin, một hormone tự nhiên giúp điều chỉnh giấc ngủ của chúng ta. Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể làm giảm sản xuất melatonin, dẫn đến khó ngủ và giấc ngủ không đủ sâu. Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị điện tử cũng có thể kích thích não bộ của chúng ta, khiến cho chúng ta cảm thấy tỉnh táo và khó thư giãn. Do đó, nếu bạn muốn có giấc ngủ ngon hơn, hãy cố gắng tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và thay vào đó hãy tìm những hoạt động thư giãn như đọc sách hoặc tắm nóng để giúp bạn thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. 4. Tránh ăn nhiều hoặc uống đồ có caffeine Bí quyết để ngủ ngon tiếp theo là tránh sử dụng các chất kích thích và đồ uống có chứa caffein. Caffeine là một chất kích thích thần kinh và có thể làm tăng sự tỉnh táo và làm giảm sự mệt mỏi, nhưng cũng có thể gây ra khó khăn trong việc thư giãn và ngủ. Caffeine có trong nhiều loại đồ uống như cà phê, trà, nước giải khát có ga, cacao, và cả thuốc giảm đau. Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy cố gắng giảm sự tiêu thụ của các sản phẩm này hoặc tìm kiếm các loại thức uống không chứa caffeine để giúp thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Ngoài ra, đừng quên rằng thời gian để caffeine được loại khỏi cơ thể có thể mất từ 4 đến 6 giờ, vì vậy hãy tránh tiêu thụ caffeine trong vòng 6 giờ trước khi đi ngủ để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. 5. Tập thể dục đều đặn Tập thể dục thường được khuyến khích để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, giảm stress, tăng cường sức đề kháng và giúp ngủ ngon hơn. Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ sản sinh các chất hooc-môn serotonin và melatonin giúp tạo cảm giác sảng khoái, thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc tập thể dục quá sức hoặc quá muộn trong ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, vì vậy hãy thực hiện các bài tập ở mức độ phù hợp và tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ. Ngoài tập thể dục, còn có nhiều phương pháp khác giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ, bao gồm giảm stress, thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh ăn uống nhiều hoặc uống đồ có caffeine, tạo một không gian ngủ thích hợp và tập luyện các kỹ năng thư giãn như yoga hoặc meditate. 6. Làm sạch bàng quang Đi tiểu quá nhiều hoặc không kiểm soát được thời điểm đi tiểu có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây ra căng thẳng và lo lắng trong khi đi ngủ. Để giảm tình trạng bàng quang quá tải hoặc khó kiểm soát, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây: Hạn chế uống nước hoặc các thức uống có chứa caffeine vào buổi tối hoặc trước giờ đi ngủ. Tập luyện cơ bàng quang bằng cách đánh răng, nhảy dây hoặc thực hiện các bài tập đơn giản trong ngày. Đi tiểu định kỳ trước khi đi ngủ hoặc trước khi bạn cảm thấy cần đi tiểu. Hạn chế sử dụng thuốc tạo nước tiểu hay các loại thuốc gây táo bón có thể ảnh hưởng đến bàng quang. 7. Giảm bớt thức ăn chứa nhiều đường và chất béo Các loại thực phẩm này có thể gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu hóa và khó chịu vào ban đêm, dẫn đến khó ngủ. Ngoài ra, chúng cũng có thể gây ra biến động đường huyết và cảm giác thèm ăn trong đêm, khiến bạn tỉnh giấc và không thể quay lại giấc ngủ. Do đó, việc giảm bớt thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Thay vào đó, hãy tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ và protein để giúp tạo cảm giác no lâu hơn và cung cấp năng lượng ổn định cho cơ thể. 8. Tránh xa căng thẳng Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất ra cortisol và adrenaline, những hormone gây kích thích, làm cho cơ thể tỉnh táo và không thể thư giãn. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, đặc biệt là trước giờ đi ngủ, sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thử các phương pháp thư giãn như yoga, tai chi, tập thể dục, thực hành kỹ năng thở, massage, hay chỉ đơn giản là thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thư giãn tâm trí. 9. Sử dụng các kỹ thuật thở đúng cách Các kỹ thuật thở đúng cách giúp giảm căng thẳng và lo lắng, giúp bạn dễ dàng chuyển sang trạng thái thư giãn trước khi đi ngủ. Dưới đây là một số kỹ thuật thở đúng cách có thể áp dụng: Thở đều: Thở sâu và chậm, hít vào qua mũi và thở ra qua miệng. Tập trung vào nhịp thở của mình và cố gắng duy trì nhịp độ đều. Thở với kỹ thuật 4-7-8: Hít vào trong vòng 4 giây, giữ hơi thở trong vòng 7 giây và thở ra trong vòng 8 giây. Lặp lại quá trình này trong ít nhất 4 lần. Thở chậm dần: Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, cố gắng thở chậm dần và sâu hơn với mỗi lần thở. Thở tư thế sâu: Nằm trên lưng với một chiếc gối đặt dưới đầu. Hít vào sâu và chậm, cố gắng đẩy không khí xuống dưới bụng và giữ hơi thở trong 2-3 giây trước khi thở ra chậm. 10. Viên uống Dưỡng não Thái Minh giúp cải thiện giấc ngủ Viên uống Dưỡng Não Thái Minh là một trong những bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng hiệu quả. Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược quý: Đinh Lăng, Bạch Quả, Thạch Tùng, Nattokinase cùng với các vitamin nhóm B và các hoạt chất bổi bổ thần kinh: Choline, Alpha Lipoic Acid. Từ đó giúp cho Dưỡng Não Thái Minh mang lại hiệu quả cao với người bệnh bị chóng mặt, đau đầu, mất ngủ do rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não. Với thành phần chính là saponin tương tự như Nhân sâm nên Đinh lăng còn được biết đến với tên gọi Nhân sâm của Việt Nam. Thêm vào đó, Đinh lăng còn chứa các chất như alcaloid, glycosid, tanin, flavonoid, các acid amin và vitamin B1,… giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Nhờ hàm lượng saponin cao, đinh lăng giúp an thần và cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu, dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Giấc ngủ là một phần quan trọng trong cuộc sống, giúp bạn luôn khỏe mạnh và có tinh thần tốt. Tuy nhiên cuộc sống hiện tại lại quá nhiều thứ phải lo lắng, toan tính khiến bản thân áp lực và mất ngủ. Trên đây là tổng hợp những bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng mà bất kỳ ai đều có thể áp dụng và thực hiện được. Hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhé. Dưỡng não Thái Minh hiện đã được phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua sản phẩm TẠI ĐÂY Hoặc bấm nút MUA NGAY để đặt mua viên uống Dưỡng não Thái Minh chính hãng. Chia sẻ14  

Chóng mặt ngoại biên là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Có thể bạn vô tình được nghe tới, hoặc được chẩn đoán bị chứng Chóng mặt ngoại biên? Cụm từ này có vẻ khá mới mẻ với nhiều người trong chúng ta. Cùng duongnaothaiminh.com tìm hiểu chi tiết hơn về chóng mặt ngoại biên trong bài viết dưới đây? Phân biệt chóng mặt – choáng váng Chóng mặt và choáng váng là hai khái niệm thường được sử dụng để miêu tả các triệu chứng liên quan đến cảm giác mất cân bằng, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Tuy nhiên, chóng mặt và choáng váng là hai khái niệm khác nhau về mặt y tế. Chóng mặt (dizziness) là một cảm giác mất cân bằng hoặc lúng túng, thường đi kèm với cảm giác xoay vòng hoặc mất thăng bằng. Chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như động kinh, thiếu máu não, bệnh Meniere, rối loạn tâm thần, rối loạn tiền đình và cảm giác căng thẳng. Choáng váng (faintness) là một cảm giác mất cảm giác và tự do đứng, thường đi kèm với cảm giác yếu đi hoặc mất khả năng tập trung. Choáng váng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm thiếu máu, stress, mất nước, tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp đột ngột, rối loạn tim mạch và sử dụng thuốc. Chóng mặt ngoại biên là gì? Các nhà nghiên cứu phân chia chóng mặt thành hai loại, bao gồm: chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương. Bài viết này sẽ tập trung gửi tới người đọc các thông tin liên quan đến chóng mặt ngoại biên. Chóng mặt trung ương: được gây ra bởi sự cố về hệ thần kinh trung ương, bao gồm các vấn đề liên quan đến não, tủy sống, hoặc hệ thống tĩnh mạch não. Các triệu chứng của chóng mặt trung ương bao gồm cảm giác hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng, khó thở và buồn nôn. Chóng mặt ngoại biên: được gây ra bởi sự thay đổi đột ngột trong hệ thống cân bằng cơ thể, bao gồm sự thay đổi về huyết áp, lượng nước trong cơ thể hoặc sự thay đổi về hướng di chuyển của cơ thể. Chóng mặt ngoại biên là loại chóng mặt phổ biến, bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể dễ dàng gặp phải. Khi cơ thể bị mất thăng bằng, bên trong tai sẽ xảy ra sự xáo trộn nhằm điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng, từ đó gây ra tình trạng chóng mặt ngoại biên. Khi bạn di chuyển đầu, bên trong tai sẽ giúp bạn xác định vị trí đầu và gửi tín hiệu đến não. Dấu hiệu của chóng mặt ngoại biên Các biểu hiện phổ biến của chóng mặt ngoại biên có thể bao gồm: Cảm giác chóng mặt, mất cân bằng hoặc xoay vòng xuất hiện theo từng cơn Chóng mặt nhiều hơn khi cử cử động Cảm giác khó chịu hoặc choáng váng Ù tai hoặc giảm thính lực Buồn nôn hoặc nôn mửa Đau đầu hoặc cảm giác mệt mỏi Rung giật nhãn cầu xoay ngang hoặc xoắn Các triệu chứng tăng huyết áp hoặc suy tim cũng có thể đi kèm với chóng mặt ngoại biên. Những triệu chứng này thường khởi phát đột ngột, có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ, tùy thuộc vào nguyên nhân của chóng mặt ngoại biên. Trong trường hợp nghiêm trọng, chóng mặt ngoại biên có thể dẫn đến mất thăng bằng nghiêm trọng, ngã hoặc bị thương tổn. ☛ Tham khảo: Đau đầu, chóng mặt do thiếu chất gì? Nguyên nhân gây chóng mặt ngoại biên Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt ngoại biên, dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu: 1. Rối loạn tiền đình ngoại biên Tiền đình là một hệ thống các cơ quan giúp cân bằng và duy trì vị trí của cơ thể, bao gồm tai trong, mắt và các cơ khác. Khi có sự xáo trộn trong hệ thống tiền đình này, ví dụ như do bị viêm tai giữa, nhiễm trùng hoặc bị chấn thương đầu, sẽ dẫn đến chóng mặt ngoại biên. Các triệu chứng khác của rối loạn tiền đình ngoại biên có thể bao gồm chóng mặt khi quay đầu hoặc chóng mặt khi thay đổi vị trí của đầu. ☛ Tìm hiểu: Tổng quan về bệnh rối loạn tiền đình 2. Chóng mặt theo tư thế kịch phát lành tính Chóng mặt ngoại biên thường có thể gây ra bởi chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (Benign Paroxysmal Positional Vertigo – BPPV). Khi các tín hiệu từ tai lẫn vào não không cùng khớp nhau với các tín hiệu từ mắt và các cơ vận động khác, dẫn đến cảm giác lạc lõng, mất thăng bằng và chóng mặt. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể hay mọi thứ xung quay quay vòng vòng khi thay đổi vị trí của đầu đột ngột, ví dụ như ngẩng đầu lên xuống, bất ngờ nằm xuống hoặc ngồi dậy. 3. Sau khi bị chấn thương đầu mặt Chấn thương đầu mặt có thể làm mất cân bằng trong hệ thống cảm giác vị trí của tai, gây ra chóng mặt ngoại biên. Ngoài ra, chấn thương đầu mặt cũng có thể làm tổn thương các cơ, dây chằng và mô mềm khác trong vùng đầu mặt, gây ra các triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn, và khó chịu. Nếu bạn bị chấn thương đầu mặt và gặp phải các triệu chứng chóng mặt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây chóng mặt. 4. Do dây tiền đình bị nhiễm độc Dây tiền đình có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân độc hại như thuốc, rượu, ma túy, thuốc lá… khiến cho chức năng của dây tiền đình bị giảm sút hoặc bị mất đi. Khi đó, người bệnh có thể gặp phải tình trạng chóng mặt ngoại biên. Ngoài ra, các bệnh lý khác như thiếu máu não, rối loạn tâm thần, bệnh Parkinson, thiếu vitamin B12 cũng có thể gây ra chóng mặt ngoại biên. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra chóng mặt, cần phải được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa thần kinh. 5. Thiếu máu não cục bộ Khi một phần của não không nhận được đủ lượng máu oxy do các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc co thắt, các tế bào não có thể bị tổn thương và gây ra chóng mặt, chóng mặt ngoại biên hoặc hoa mắt. Ngoài chóng mặt, các triệu chứng khác có thể bao gồm đau đầu, khó khăn trong việc nói chuyện, tê bì hoặc khó khăn trong việc di chuyển. Thiếu máu não cục bộ là một tình trạng khẩn cấp và cần được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. ☛ Tìm hiểu: Chi tiết về bệnh thiếu máu não 6. Tổn thương cột sống cổ Chấn thương hoặc thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ có thể gây ra sự sai lệch trong vị trí và hoạt động của cơ thể, từ đó gây ra chóng mặt ngoại biên. Khi có tổn thương cột sống cổ, đường dẫn tín hiệu từ tai đến não có thể bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng, gây ra chóng mặt ngoại biên. Ngoài ra, cột sống cổ cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng của cơ thể, khi bị tổn thương có thể làm giảm khả năng cân bằng và gây ra chóng mặt. 7. Tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc có thể gây ra chóng mặt ngoại biên bao gồm: Thuốc chống co giật: như phenytoin, carbamazepine. Thuốc chống trầm cảm: như fluoxetine, sertraline. Thuốc giảm đau: như oxycodone, hydrocodone. Thuốc kháng histamine: như cimetidine, ranitidine. Thuốc chống say tàu xe: như meclizine, dimenhydrinate. Thuốc chống loạn nhịp tim: như amiodarone. Thuốc giảm động kinh: như gabapentin. Thuốc giảm áp lực mắt: như latanoprost. Ngoài ra, chóng mặt ngoại biên còn có thể gây ra bởi một số tác nhân khác, như: Nhiễm trùng tai: gồm viêm tai giữa, viêm tai giác mạc, viêm xoang và viêm tai ngoài. Rối loạn cơ bắp: như bệnh Parkinson và đột quỵ. Rối loạn loét dạ dày-tá tràng: có thể gây ra chóng mặt do mất cân bằng điện giải. Các bệnh lý khác như bệnh của Addison, bệnh tăng huyết áp và bệnh tuyến giáp. Chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc thiếu nước. Điều trị chóng mặt ngoại biên bằng cách nào? Khi xác định được nguyên nhân cụ thể thì chóng mặt có thể được điều trị hiệu quả. Nếu nguyên nhân gây nên chóng mặt là do chóng mặt kịch phát lành tính (rối loạn tiền đình) thì tình trạng chóng mặt có thể sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần. Để điều trị chóng mặt ngoại biên hiện có 4 phương pháp điều trị chính, đó là: 1. Sử dụng liệu pháp vật lý Chóng mặt ngoại biên là tình trạng khi cảm giác chóng mặt hay hoa mắt xảy ra do sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh vận động và cảm giác. Liệu pháp vật lý có thể được sử dụng để giúp điều trị chóng mặt ngoại biên, bao gồm: Thực hiện bài tập tập luyện đồng tâm: Tập luyện đồng tâm bao gồm việc xoay đầu và mắt theo một hướng nhất định. Điều này giúp cân bằng và tăng cường hệ thần kinh vận động. Điều trị xoa bóp: Xoa bóp có thể giúp giảm các triệu chứng của chóng mặt ngoại biên bằng cách kích thích hệ thống thần kinh và tuần hoàn máu. Điều trị điện xung: Điện xung có thể được sử dụng để điều trị chóng mặt ngoại biên bằng cách kích thích các dây thần kinh và giảm triệu chứng. Các phương pháp giảm căng thẳng: ví dụ như yoga, tai chi hoặc các phương pháp thở, có thể giúp giảm triệu chứng chóng mặt ngoại biên bằng cách giảm căng thẳng và tăng cường tư thế. Trước khi bắt đầu bất kỳ liệu pháp nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liệu liệu pháp đó có phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn hay không. 2. Sử dụng thuốc Chóng mặt ngoại biên là tình trạng khi cảm giác chóng mặt hoặc hoa mắt xảy ra do sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh vận động và cảm giác. Các loại thuốc điều trị chóng mặt ngoại biên có thể bao gồm: Thuốc kháng cholinergic: Thuốc kháng cholinergic làm giảm các triệu chứng chóng mặt ngoại biên bằng cách làm giảm khối lượng dịch nội tiết có liên quan đến triệu chứng. Ví dụ như thuốc scopolamine. Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin giúp làm giảm các triệu chứng của chóng mặt bằng cách ức chế hoạt động của histamin trong hệ thống cảm giác của cơ thể. Ví dụ như thuốc cinnarizine. Thuốc kháng tác dụng của beta-adrenergic: Thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng của chóng mặt bằng cách giảm tác dụng của hormone tăng huyết áp có tên là norepinephrine trên các receptor beta-adrenergic trong hệ thống thần kinh vận động. Ví dụ như thuốc propranolol. Thuốc kháng kênh canxi: Thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng của chóng mặt bằng cách làm giảm lưu lượng canxi vào các tế bào của hệ thống thần kinh vận động. Ví dụ như thuốc flunarizine. Thuốc giãn mạch: Thuốc giãn mạch giúp tăng cường lưu thông máu trong não và giảm các triệu chứng của chóng mặt bằng cách giãn nở các mạch máu. Ví dụ như thuốc betahistine. Lưu ý rằng mỗi loại thuốc có những tác dụng phụ và tương tác khác nhau với các loại thuốc khác, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn. 3. Phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật để điều trị chóng mặt ngoại biên được sử dụng khi các phương pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc không đạt được kết quả như mong muốn. Một trong những phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chóng mặt ngoại biên là phẫu thuật sửa lại độ nghiêng của đầu gối của động mạch cổ. Thủ thuật này có thể được thực hiện dưới tình trạng tê tĩnh mạch hoặc phẫu thuật thường. Kỹ thuật thường sử dụng cho thủ thuật này là phương pháp Anderson-Hynes, trong đó một đoạn động mạch được cắt bỏ, được sửa lại và sau đó được ghép lại. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật có thể có những rủi ro và tác dụng phụ, bao gồm nhiễm trùng, xuất huyết, và mất khả năng kiểm soát cơ thể. Trước khi quyết định phẫu thuật, bệnh nhân nên thảo luận kỹ với bác sĩ để hiểu rõ về những rủi ro và lợi ích của phương pháp này. 4. Sử dụng liệu pháp tâm lý Liệu pháp tâm lý, như thảo luận với nhà tâm lý học hoặc trị liệu hành vi, có thể được sử dụng để giúp bệnh nhân điều trị chóng mặt ngoại biên. Những người bị chóng mặt ngoại biên thường có cảm giác bất an và lo lắng, đặc biệt khi chứng tỏ ra và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, liệu pháp tâm lý có thể giúp giảm thiểu cảm giác lo lắng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp tâm lý thông thường được sử dụng để điều trị chóng mặt ngoại biên bao gồm: Kỹ năng giảm căng thẳng: Bệnh nhân được hướng dẫn các kỹ năng giảm căng thẳng như thở đều và sâu, tập trung vào những điều tích cực và thư giãn cơ thể. Trị liệu hành vi: Liệu pháp trị liệu hành vi có thể giúp bệnh nhân tập trung vào những hành vi và tư duy tích cực, giảm bớt sự lo lắng và đạt được tinh thần cân bằng. Tập trung vào tâm lý: Thảo luận với nhà tâm lý học có thể giúp bệnh nhân định hướng lại tư duy và giải quyết những mối quan tâm tâm lý. Liệu pháp tâm lý có thể là một phương pháp hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân giảm thiểu cảm giác lo lắng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp điều trị chính cho chóng mặt ngoại biên và nên được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác để đạt được kết quả tốt nhất. Xem thêm: 5 Triệu chứng hay quên ở người trẻ hiếm ai để ý

Loading...