Nhiều chị em phụ nữ chia sẻ rằng, sau sinh họ thường hay quên, đôi khi đi ra đường nhưng lại không nhớ mình định đi đâu, đang bế con nhưng vẫn hỏi con đâu, hay nấu cơm lại bỏ đó đi làm việc khác,… Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu thường gặp của tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh. Khi đó, các mẹ nên làm gì? #5+ Nguyên nhân sau sinh suy giảm trí nhớ Sau sinh, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, dẫn tới có thể có nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ, đó có thể là: Stress và chứng trầm cảm sau sinh: Mẹ không có thời gian dành cho bản thân, giao lưu với bạn bè. Thiếu ngủ, mất ngủ: Mẹ mất ngủ do thức đêm để chăm bé. Thay đổi hormone: Hormone estrogen và progesterone về nội tiết tố giảm đáng kể. Thiếu dinh dưỡng: Mẹ nuôi con bú phải kiêng nhiều món ăn. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Mẹ không thường xuyên tập thể dục và thời gian ăn có khi muộn quá hoặc bỏ bữa vì chăm con. Tình trạng thiếu sắt: Tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung. >> Cách bổ sung sắt cho bà bầu chuẩn xác – hiệu quả nhất #7 Biểu hiện suy giảm trí nhớ sau sinh Một số biểu hiện suy giảm trí nhớ sau sinh mẹ có thể gặp phải bao gồm: Khó nhớ các sự kiện trong quá khứ: Người mẹ có thể quên đi các sự kiện quan trọng trong cuộc sống của mình, như sinh nhật, ngày kỷ niệm, hoặc những sự kiện đáng nhớ khác. Mất tập trung giảm trí nhớ: Người mẹ có thể cảm thấy khó tập trung khi làm việc, đọc sách. Khó nhớ tên và thông tin: Người mẹ có thể quên tên và thông tin về những người quen, bạn bè hoặc người thân. Lặp lại câu hỏi và thông tin: Người mẹ có thể hỏi lại những câu hỏi hoặc nói lại những thông tin mà họ đã đưa ra trước đó. Khó khăn trong việc học hỏi: Người mẹ có thể cảm thấy khó khăn trong việc học hỏi các kỹ năng mới, giải quyết vấn đề hoặc nhớ các thông tin cần thiết. Mất trí nhớ tạm thời: Người mẹ có thể quên mất các thông tin tạm thời như số điện thoại, địa chỉ hoặc các chi tiết liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Khó khăn trong việc tổ chức: Người mẹ có thể gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động hàng ngày hoặc các sự kiện quan trọng. Nếu cảm thấy mình đang gặp phải các biểu hiện này, người mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. #5 Cách cải thiện trí nhớ sau sinh Để sớm vượt qua được vấn đề suy giảm trí nhớ sau sinh, các mẹ có thể áp dụng thực hiện một số phương pháp sau: 1. Chế độ ăn uống lành mạnh Chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện suy giảm trí nhớ sau sinh bao gồm: Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất: như vitamin B12, folate, omega-3 và canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp tăng cường chức năng não và giảm suy giảm trí nhớ. Giảm ăn đồ ngọt: Ăn quá nhiều đường có thể gây ra sự biến đổi nhanh chóng của đường huyết và ảnh hưởng đến chức năng não. Đảm bảo đủ nước: Việc uống đủ nước hàng ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm thiểu tình trạng mất nước trong cơ thể. Ăn chất xơ: Chất xơ có thể giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Mẹ có thể bổ sung chất xơ bằng cách ăn rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế đồ uống có chứa caffeine: Caffeine có tác dụng kích thích thần kinh và làm tăng mức độ căng thẳng. Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả mọng, rau xanh, hạt, các loại hạt có vỏ, thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, E, selen, beta-carotene giúp bảo vệ các tế bào khỏi sự oxy hóa và giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ. Ăn đầy đủ chất béo: Chất béo có thể giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường chức năng não. 2. Nghỉ ngơi đủ giấc Khi mẹ bị thiếu ngủ, cơ thể sẽ mệt mỏi và khó tập trung, từ đó ảnh hưởng đến trí nhớ. Việc ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm sẽ giúp cơ thể mẹ được nghỉ ngơi đầy đủ và hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, nên tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ để điều chỉnh thời gian giấc ngủ cho phù hợp với cơ thể và bản thân mình. Nếu cần, có thể thực hiện các kỹ thuật thư giãn như yoga, thở đều để giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn, cải thiện trí nhớ sau sinh. > Đau đầu chóng mặt do thiếu chất gì? Cách khắc phục! 3. Rèn luyện thể dục thể thao Tập thể dục thể thao được xem là các hoạt động có lợi cho sức khỏe và có thể giúp cải thiện suy giảm trí nhớ sau sinh, đặc biệt là giảm trí nhớ sau sinh mổ. Cụ thể, tập thể dục và thể thao có thể giúp: Giảm căng thẳng và lo âu: Những tình trạng này thường là nguyên nhân của suy giảm trí nhớ. Tăng cường sức khỏe tâm lý: Tập thể dục và thể thao có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm lý và giúp tâm trạng được cân bằng hơn, điều này có thể giúp cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ. Tăng cường lưu thông máu: Tập thể dục và thể thao có thể giúp tăng cường lưu thông máu đến não, điều này có thể giúp cải thiện chức năng não bộ và trí nhớ. Tuy nhiên, khi tập thể dục và thể thao, mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, các bài tập có thể đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, cầu lông,… > Đau đầu thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục 4. Quản lý cảm xúc Nói chuyện với chồng hay người bạn tin tưởng để có thể giải tỏa áp lực, căng thẳng Quản lý cảm xúc là một phương pháp quan trọng để cải thiện suy giảm trí nhớ sau sinh. Sau đây là một số cách để quản lý cảm xúc hiệu quả: Học cách thư giãn: Các phương pháp thư giãn có thể bao gồm yoga, thực hành mindfulness (chánh niệm) hoặc thực hành các bài tập thở,… Thảo luận với người thân hoặc chuyên gia: Hãy nói chuyện với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia để có thể được giúp đỡ và cải thiện tình trạng của mình. Tham gia các hoạt động giải trí: Thư giãn như đọc sách, xem phim, đi dạo hoặc chơi game có thể giúp bạn giảm căng thẳng và giúp não của bạn hoạt động tốt hơn. > Tại sao bà bầu bị mất ngủ? Các biện pháp khắc phục an toàn? 5. Thói quen ghi chép và ghi nhớ Thói quen ghi chép và ghi nhớ có thể giúp cải thiện suy giảm trí nhớ sau sinh bằng cách: Sử dụng lịch và bảng để ghi nhớ các hoạt động và trách nhiệm hàng ngày: Mẹ có thể note lại các đầu mục công việc mỗi ngày để tránh quên. Sử dụng ghi chú: Dùng ghi chú để ghi nhớ các thông tin quan trọng như địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh, tên các bác sĩ, lịch hẹn khám, v.v. Tập trung vào một việc một lúc: Khi bạn cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc, trí nhớ của bạn sẽ bị phân tán. Hãy tập trung vào một việc một lúc và sau khi hoàn thành nó. Tái cấu trúc thông tin: Kỹ thuật này là sử dụng những từ ngữ, hình ảnh hoặc một phương pháp nhớ khác để tái cấu trúc thông tin cần nhớ. Ví dụ, nếu bạn muốn nhớ tên của một người, bạn có thể tìm cách liên kết tên đó với một thứ gì đó khác, ví dụ như tên của một bài hát yêu thích hoặc tên của một con vật. Nhắc lại thông tin: Thực hiện nhắc lại thông tin sau khi bạn nghe hoặc đọc nó có thể giúp củng cố trí nhớ của bạn. Hãy thử đặt một câu hỏi liên quan đến thông tin và sau đó trả lời câu hỏi đó. ☛ Tham khảo thêm: 5 phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả, dễ áp dụng Bên cạnh các phương pháp trên, các mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ dưỡng não để tăng cường tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện giấc ngủ. Ví dụ như viên uống Dưỡng não Thái Minh được chiết xuất từ các thảo dược quý là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và Enzym Nattokinase cùng các Vitamin B1, B6, B12 để cải thiện tình trạng bền lâu. Xem thêm: - 5 trò chơi luyện trí nhớ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ
Thông tin sức khỏe
Uống thuốc chữa mất ngủ - Lợi ít hại nhiều
Mất ngủ gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ như mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, nhạy cảm dễ cáu gắt… Vậy khi nào thì nên dùng thuốc ngủ? Có những loại thuốc chữa mất ngủ gì và dùng như thế nào? Lưu ý khi sử dụng? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. 1. Mất ngủ gây ảnh hưởng như thế nào? Ngủ là một quá trình sinh lý bình thường, trong đó toàn bộ cơ thể được tạm ngừng hoạt động và nghỉ ngơi. Trung bình, con người dành 8 tiếng mỗi ngày để ngủ tuy nhiên nhiều người do một số nguyên nhân nào đó có thể không đạt con số này và bị mất ngủ. Mất ngủ được định nghĩa là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ (hay tỉnh dậy giữa đêm, ngủ không sâu giấc), thức dậy quá sớm. Bạn có thể nhận thấy ngay các tác hại của việc mất ngủ vào sáng ngày hôm sau như cảm giác mệt mỏi, đờ đẫn, khó chịu, giảm khả năng tập trung và giảm hiệu suất công việc… Nếu mất ngủ triền miên các tế bào không được nghỉ ngơi trong thời gian dài có thể sẽ gây ra nhiều tác hại khác nguy hiểm hơn đến sức khỏe như: Giảm khả năng tập trung, khó khăn, mệt mỏi khi làm việc vì vậy làm giảm hiệu suất công việc. Rối loạn tâm lý như các phản ứng tiêu cực dẫn đến cáu gắt, trầm cảm, uể oải, suy giảm trí nhớ, lo âu… Tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch… Vì vậy, việc dùng thuốc điều trị mất ngủ mãn tính là rất cần thiết. 2. Thuốc điều trị mất ngủ kéo dài dùng trong trường hợp nào? Mất ngủ có nhiều mức độ và nguyên nhân khác nhau. Vậy thuốc chữa bệnh mất ngủ được dùng khi nào? Thực tế, việc dùng thuốc thường chỉ được chỉ định trong những trường hợp mất ngủ nặng, các biện pháp khác không cho kết quả tốt. Việc dùng thuốc thường được kê trong những trường hợp sau: Các triệu chứng ảnh hưởng tới ít nhất 3 ngày/tuần trong ít nhất 3 tháng. Việc mất ngủ dẫn đến các tác động tâm lý, suy giảm hoạt động hàng ngày, giảm khả năng làm việc hoặc các sự kiện quan trọng khác… 3. Những loại thuốc chữa mất ngủ tốt nhất hiện nay Việc lựa chọn loại thuốc phù hợp với người bệnh bị mất ngủ cần dựa vào nhiều yếu tố như: Các triệu chứng điển hình. Mục tiêu điều trị. Phản ứng với loại thuốc điều trị trước đây. Các bệnh lý kèm theo. Tác dụng phụ tiềm ẩn. Chi phí. Một số loại thuốc chữa mất ngủ hiệu quả nhất được bác sĩ thường xuyên chỉ định bao gồm: 3.1. Nhóm chủ vận thụ thể benzodiazepin Nhóm chủ vận thụ thể benzodiazepin làm chậm hệ thống thần kinh trung ương và thư giãn cơ bắp nên có tác dụng giải lo âu, an thần, điều trị mất ngủ. – Các thuốc được sử dụng phổ biến như: diazepam, alprazolam, bromazepam, triazolam, estazolam, temazepam, quazepam và flurazepam…Đây là những thuốc chữa rối loạn lo âu mất ngủ khá hiệu quả nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. – Tác dụng phụ: nhức đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, ức chế nghịch lý (tăng hưng phấn, khó chịu và bốc đồng), trầm cảm và gây quái thai ở phụ nữ mang thai… Nó gây nghiện thuốc. Rất nhiều người đã phải ngừng thuốc vì tác dụng phụ của nhóm thuốc này – Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, người bị suy gan, suy thận, mắc bệnh phổi mãn tính… 3.2. Nhóm non-benzodiazepin Nhóm thuốc này được phát triển để giảm thiểu các tác dụng phụ và khả năng lạm dụng của thuốc nhóm benzodiazepin. – Các thuốc được sử dụng bao gồm: etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon, zolpidem, eszopiclone… giúp duy trì giấc ngủ tốt hơn. – Tác dụng phụ: buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, kích động, ngứa, da có mụn nhỏ, dát sần… Do thời gian bán hủy ngắn nên nhóm thuốc này hạn chế được tác dụng phụ buồn ngủ, chóng mặt vào ban ngày hơn nhóm benzodiazepin. Tuy nhiên nhiều người đã phải ngừng thuốc do xuất hiện các tác dụng ngoài ý muốn. 3.3. Thuốc chống trầm cảm Thuốc chống trầm cảm ba vòng là một trong những thuốc được kê đơn cho người bị mất ngủ, đặc trưng bởi khó duy trì giấc ngủ. Nó giúp cải thiện thời gian ngủ, ít thức giấc hơn sau khi ngủ, tuy nhiên lại không có tác dụng đối với việc gây ngủ. – Các thuốc được dùng phổ biến là amitriptyline, mirtazapine, trazodone, doxepin… – Tác dụng phụ thường gặp phổ biến như nhức đầu, buồn ngủ, an thần, khô miệng, đắng miệng, bí tiểu ở người u xơ tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường hô hấp trên… 3.4. Thuốc kháng histamin Đây là loại thuốc chữa mất ngủ được coi là an toàn có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai bị mất ngủ tuy nhiên vẫn rất cân nhắc khi sử dụng. Nó có tác dụng an thần, trị mất ngủ do đối kháng với histamin H1. – Các loại thuốc thường thấy như diphenhydramine và doxylamine… – Tác dụng phụ do kháng cholinergic mạnh như mờ mắt, lú lẫn, táo bón, khô miệng… 3.5. Thuốc đối kháng thụ thể orexin Orexin là chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh sự tỉnh táo và giấc ngủ. Thuốc đối kháng thụ thể orexin giúp duy trì giấc ngủ sâu được sử dụng đề điều trị mất ngủ. Hiện nay thuốc kê đơn suvorexant được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày… Chú ý khi sử dụng cho người suy gan, suy thận. 3.6. Thuốc an thần barbital Nhóm thuốc an thần barbital giúp điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ và giúp duy trì giấc ngủ. Các thuốc được sử dụng bao gồm secobarbital, butabarbital… Tác dụng phụ thường thấy như buồn ngủ, kích động, lú lẫn… Chúng là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân bị mất ngủ phải ngừng thuốc. 3.7. Melatonin Melatonin là hormon tuyến tùng giúp điều hòa chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của con người. Vào ban đêm, mức melatonin là cao nhất, giúp tạo cảm giác buồn ngủ. Việc bổ sung hợp chất này giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, thuốc này chỉ tăng cảm giác buồn ngủ nhưng không hỗ trợ duy trì giấc ngủ sâu. Các trường hợp thường dùng là lệch múi giờ sau khi đi máy bay, làm việc theo ca… Melatonin được đánh giá là khá an toàn nhưng vẫn có tác dụng phụ là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ… Ngoài ra, dùng kéo dài có thể gây lạm dụng thuốc. 3.8. Nhóm thuốc đồng vận thụ thể Melatonin Hiện nay trên thị trường có ramelteon là chất đồng chủ vận melatonin. Nó có hiệu quả trong việc giảm thời gian để bệnh nhân chìm vào mất ngủ. Tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ vào ban ngày… Nó không ảnh hưởng tới khả năng giữ thăng bằng của cơ thể nên giảm nguy cơ té ngã, đặc biệt ở người già. Hầu hết các loại thuốc Tây y điều trị mất ngủ đều có tác dụng phụ và nếu dùng nhiều sẽ bị lạm dụng thuốc. Do đó tuyệt đối chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và tuân theo đúng phác đồ điều trị. Ban đầu thường dùng thuốc với liều lượng thấp nhất mà vẫn có tác dụng. Sau đó tăng dần liều đến khi đạt hiệu quả điều trị. Nếu có ý định ngừng thuốc, người bệnh cũng cần dừng thuốc từ từ, do chấm dứt việc uống thuốc đột ngột có thể gây hội chứng cai thuốc. 4. Giải pháp giúp ngủ ngon mà không cần dùng thuốc Thay vì sử dụng thuốc chữa mất ngủ, các chuyên gia luôn khuyến khích thực hiện các biện pháp không dùng thuốc. Dưới đây là các phương pháp giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ và dễ ngủ hơn, bạn có thể tham khảo: – Tạo các thói quen tốt cho giấc ngủ Đi ngủ và thức giấc vào cùng một giờ nhất định, điều này giúp tạo giấc ngủ sinh lý bình thường. Hạn chế ngủ trưa quá lâu, tốt nhất chỉ nên chợp mắt khoảng 15 – 30 phút. Tránh sử dụng tivi, máy tính, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác 1 giờ trước khi đi ngủ. Giữ đèn ở mức thấp trong khi ngủ. Tránh để đèn phòng vệ sinh quá sáng sẽ gây kích thích hệ thần kinh khi bạn đi tiểu ban đêm. Tạo không gian thoải mái, giữ cho phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh khi ngủ. – Xoa bóp, bấm huyệt Xoa bóp và bấm huyệt giúp thông kinh hoạt lạc, an thần, giảm suy nhược thần kinh… tạo giấc ngủ ngon hơn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả. Một số huyệt liên quan đến tạo giấc ngủ tốt như nội quan (ở phần trước của cẳng tay), thần môn (ở cạnh cổ tay, phía bên trong), dũng tuyền (nằm dưới lòng bàn chân)… Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần day ấn khoảng 3 phút vào các huyệt trên. – Ăn thực phẩm giúp dễ ngủ Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giúp dễ ngủ như: Thực phẩm giàu magie có tác dụng thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng… có ích cho người bị mất ngủ. Các thực phẩm này bao gồm rau lá xanh đậm (rau cải bó xôi, các loại hạt, các loại ngũ cốc…)… Thịt gà, hạt vừng, chuối, bánh quy giòn… có chứa acid amin tryptophan. Chất này tham gia xây dựng serotonin, được chuyển hóa thành melatonin giúp điều hòa giấc ngủ sinh lý của cơ thể. Vitamin nhóm B trong chuối, hạt hướng dương… giúp tăng cường chuyển hóa tryptophan giúp cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, có một số lưu ý về chế độ ăn trước khi đi ngủ như không nên ăn quá no vào ban đêm, đặc biệt là các thức ăn chứa dầu mỡ như đồ chiên rán, thức ăn nhanh… Đồng thời bạn cũng không nên ăn quá muộn gần giờ đi ngủ vì hệ tiêu hóa cần thời gian để tiêu hóa hết thức ăn. Xem thêm: 4 Bài thuốc đinh lăng chữa mất ngủ hiệu quả – Tập thư giãn, cải thiện sức khỏe tinh thần Các bài tập tự nhiên như chạy bộ, yoga, thiền… không chỉ tăng cường sức khỏe tổng quát mà còn cải thiện tâm trạng, thư giãn, giảm căng thẳng, tác động tốt đến chất lượng giấc ngủ. – Các bài thuốc Đông y: Tùy thuộc vào tình trạng mất ngủ mà có các bài thuốc điều trị thích hợp. Bài thuốc 1: Tâm sen chữa mất ngủ Trà tâm sen có tác dụng chữa mất ngủ, xua tan mệt mỏi, căng thẳng. Chuẩn bị tâm sen tươi hoặc khô đều được. Người mất ngủ nên pha tâm sen với 200ml nước đun sôi, uống 1-2 tiếng trước khi đi ngủ để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bài thuốc 2: Trà hoa cúc hỗ trợ chữa mất ngủ Hoa cúc là thảo dược tốt cho chứng mất ngủ. Nó có nhiều tác dụng tốt như giảm căng cơ, tạo cảm giác thoải mái, giảm lo lắng và làm dịu tiêu hóa. Người bị mất ngủ có thể uống một cốc nhỏ trà hoa cúc nóng sau bữa tối và lưu ý không uống quá gần giờ ngủ. Các bài thuốc điều trị mất ngủ từ đông y thường an toàn, ít gây ra tác dụng ngoài ý muốn có thể thay thế các loại thuốc tây y. Tuy nhiên, các hoạt chất trong dược liệu có hàm lượng thấp, do đó cần dùng trong thời gian dài, người bệnh nên kiên trì để đạt được hiệu quả tốt. – Sử dụng viên uống Dưỡng Não Thái Minh Nếu bị mất ngủ do thiếu máu lên não, thiểu năng tuần hoàn máu não… bạn có thể sử dụng viên uống Dưỡng Não Thái Minh. Sản phẩm có chứa cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và các vitamin nhóm B lành tính, không gây ra các tác dụng phụ, nên an toàn cho sức khỏe người dùng. Dòng dưỡng não thế hệ mới Dưỡng Não Thái Minh sở hữu 3 tác dụng kép: hoạt huyết tăng tuần hoàn mạch máu não – làm sạch cục máu đông – ổn định tiền đình. Từ đó, sản phẩm làm dứt nhanh các cơn chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, choáng váng… cho người rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não… Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty Trên đây là một số thuốc chữa mất ngủ thường được sử dụng hiện nay. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thực hiện các phương pháp điều trị mất ngủ không dùng thuốc trước, nếu không hiệu quả thì cần đi tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tài liệu tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4634348/ https://sleep.biomedcentral.com/articles/10.1186/s41606-018-0025-z
Thiếu oxy lên não là do đâu? Các cách tăng oxy lên não bộ
Thiếu oxy lên não là một vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng do não bộ cần lượng oxy liên tục để thực hiện các chức năng bình thường. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có những cách nào giúp tăng oxy lên não bộ? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lục1. Thiếu oxy lên não là gì?2. Triệu chứng của tình trạng thiếu oxy lên não2.1. Thiếu oxy lên não cấp tính2.2. Thiếu oxy lên não mãn tính3. Nguyên nhân thiếu oxy lên não3.1. Do lượng máu cung cấp lên não thấp3.2. Do hàm lượng oxy trong máu thấp4. Thiếu oxy ảnh hưởng như thế nào tới não bộ?5. Cách tăng lượng oxy lên não bộ5.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học5.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh5.3. Sử dụng thảo dược tăng cường tuần hoàn não5.4. Xoa bóp, bấm huyệt5.5. Thuốc điều trị thiếu oxy lên não5.6. Phẫu thuật 1. Thiếu oxy lên não là gì? Não bộ sử dụng khoảng 20% tổng lượng oxy của toàn cơ thể và nó cần được cung cấp một cách liên tục. Có oxy não bộ mới gửi được tín hiệu thần kinh và thông tin đi khắp cơ thể. Thiếu oxy lên não là hiện tượng không có đủ oxy lên não bộ. Tình trạng này ở nhiều mức độ khác nhau, nghiêm trọng có thể giết chết các tế bào não, dẫn đến tổn thương não, thậm chí là tử vong. 2. Triệu chứng của tình trạng thiếu oxy lên não Các triệu chứng thiếu oxy lên não có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ và thời gian thiếu oxy. 2.1. Thiếu oxy lên não cấp tính – Khi oxy lên não giảm, cơ thể bù trừ bằng cách chuyển hướng máu lên não, tăng lưu lượng máu não. Cơ thể có thể tăng gấp đôi lượng máu để bổ sung đủ oxy cho não bộ. Nếu lượng máu đủ để cung cấp oxy thực hiện các hoạt động bình thường thì sẽ không có triệu chứng. – Khi lượng máu không đủ, cơ thể tự động thở gấp, nhịp tim tăng lên để bù oxy. Nếu thiếu nhiều, người bệnh bắt đầu xuất hiện rối loạn nhận thức, giảm khả năng kiểm soát vận động. Trong vòng 10 phút, não bộ không được cung cấp oxy có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như: Hôn mê: cơ thể rơi vào trạng thái sâu của vô thức. Co giật: cơ thể không kiểm soát được các chuyển động, cảm giác và hành vi. Chết não: không đo lường được các tín hiệu trong não bộ. Những tình trạng này đều rất nguy hiểm. 2.2. Thiếu oxy lên não mãn tính Khi lưu lượng lên máu giảm nhẹ và thường xuyên gây thiếu oxy lên não, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng mãn tính, bao gồm: Đau đầu: thường thấy khi giảm lưu lượng máu lên não khiến não bộ thiếu oxy. Cơn đau thường khu trú tại vị trí thiếu máu, đôi khi lan khắp cả đầu. Khó thở: khi gắng sức để cung cấp đủ oxy cho các mô. Hoa mắt, chóng mặt: cảm giác chóng mặt, choáng váng, như muốn ngã. Mất ngủ: người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thường tỉnh dậy giữa đêm… Suy giảm trí nhớ: hay quên những sự việc diễn ra gần đây, hỏi đi hỏi lại một câu hỏi… Tê bì chân tay: người bệnh cảm giác tê bì chân tay, râm ran như có kiến bò… Giảm khả năng phối hợp vận động. 3. Nguyên nhân thiếu oxy lên não Máu chứa oxy và chất dinh dưỡng theo các mạch máu đưa lên não. Từ đây xác định có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu oxy trong máu, bao gồm: Lượng máu cung cấp lên não thấp. Lượng máu cung cấp đủ nhưng hàm lượng oxy trong máu thấp. 3.1. Do lượng máu cung cấp lên não thấp – Do thói quen không tốt: Căng thẳng, lo lắng thường xuyên: là một trong những nguyên nhân gây thiếu oxy não. Bởi tình trạng này gây co thắt động mạch, giảm lưu lượng máu lên não. Hút thuốc lá: trong thuốc lá chứa nicotin có tác dụng vận mạch, thu hẹp lòng mạch chứa máu. Ngoài ra, nó còn thay đổi chức năng hàng rào máu não và phá vỡ chức năng tế bào nội mô. Lười vận động: ngồi một chỗ làm việc quá lâu, lười vận động… làm khí huyết kém lưu thông, giảm cung cấp oxy cho não bộ. – Bệnh xơ vữa mạch máu: xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu khiến mạch máu não bị thu hẹp. Các chất béo như lipid lắng động tại thành mạch dần dần tích tụ chiếm diện tích trong lòng mạch. Điều này làm giảm lưu lượng máu lên não, khiến thiếu oxy lên não. – Thoái hóa đốt sống cổ: thoái hóa đốt sống cổ làm các mấu gai hai bên đốt sống chèn ép vào động mạch cổ, khiến lượng máu lên não bị giảm cũng dẫn đến giảm lượng oxy lên não bộ. – Các bệnh tim mạch: Các bệnh tim mạch như suy tim, đau thắt ngực… có nguy cơ hình thành cục máu đông. Khi chúng theo các động mạch lớn lên não bộ có nguy cơ làm tắc các mạch máu nhỏ hơn trong não bộ khiến giảm lưu lượng máu, thiếu oxy lên não. – Rối loạn đông máu: Đây cũng là nguyên nhân gây thiếu oxy lên não. Bởi người bị rối loạn đông máu dễ dàng hình thành cục máu đông hơn người bình thường. – Nguyên nhân khác: Ngoài những lý do phổ biến trên, một số nguyên nhân khác như hạ huyết áp đột ngột, dị dạng mạch máu bẩm sinh… cũng có thể khiến não bộ bị thiếu oxy. 3.2. Do hàm lượng oxy trong máu thấp – Bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: những bệnh này làm đường thở bị thu hẹp đáng kể, khiến không khí khó đi vào phổi. Vì vậy, phế nang không đủ oxy đưa vào máu khiến hàm lượng oxy trong máu thấp gây thiếu oxy lên não. – Ngộ độc carbon monoxide: khí CO rất độc, nó có khả năng gắn vào hemoglobin làm giảm khả năng vận chuyển oxy gây thiếu oxy cho các tế bào não. – Nguyên nhân khác: Một số lý do khác cũng khiến giảm lượng oxy trong máu như đuối nước, nghẹt thở, hít phải khói… 4. Thiếu oxy ảnh hưởng như thế nào tới não bộ? Thiếu oxy lên não có nguy hiểm không? Tuỳ thuộc vào lượng oxy bị thiếu, thời gian mà mức độ tổn thương tới não bộ khác nhau. – Thiếu máu não ở mức nhẹ: làm gián đoạn việc sử dụng glucose trong não, rối loạn tổng hợp protein, các triệu chứng thường ở mức độ nhẹ. – Thiếu máu não mức trung bình: ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào thần kinh, các triệu chứng thể xuất hiện đột ngột và nặng hơn. – Thiếu máu não mức nặng: Trường hợp này có thể xuất hiện các tổn thương tế bào thần kinh, dẫn đến chết, hoạt tử gây đột quỵ, nhũn não, nhồi máu não… Ngoài ra, ngay cả khi đã hồi phục, sau tình trạng thiếu oxy não có thể gặp các vấn đề lâu dài như: Trong quá trình hồi phục xuất hiện những bất thường về tâm lý khiến tính cách thay đổi. Suy giảm nhận thức hoặc mất trí nhớ. Khó nói và nuốt. Giảm khả năng phán đoán hoặc mất khả năng tập trung. Gặp vấn đề về thăng bằng, phối hợp các động tác. Thiếu oxy nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề đe dọa tính mạng, bao gồm hôn mê và co giật. Sau 10 phút không có oxy, não sẽ chết và không hoạt động. 5. Cách tăng lượng oxy lên não bộ Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiếu oxy lên não mà có các biện pháp thích hợp. Chú ý trong nhiều trường hợp như thiếu oxy do nghẹt thở, đuối nước… là tình huống cần cấp cứu khẩn cấp nên sơ cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức. Dưới đây là một số phương pháp giúp tăng cường oxy lên não bộ như sau: 5.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học – Thiếu oxy lên não nên ăn gì? Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh giúp tăng lưu lượng máu lên não. – Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều nguyên tố tạo máu như sắt, vitamin b12, folat… có trong gan lợn, gan bò, rau bina, các loại đậu… – Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên rán, mỡ động vật… 5.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh – Thiếu oxy lên não nên làm gì? Chắc chắn không thể bỏ qua việc tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện chức năng não bộ. – Giảm thiểu căng thẳng, lo lắng, tránh co thắt mạch máu. – Nghỉ ngơi 5 phút mỗi khi làm việc 30 phút, đứng lên đi lại và vận động tay chân để tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện oxy lên não bộ. – Luyện thở sâu giúp tăng lượng máu lên não. 5.3. Sử dụng thảo dược tăng cường tuần hoàn não Một số thảo dược tự nhiên từ lâu đã được người dân sử dụng để cải thiện lượng oxy lên não bộ như: – Trà hay các món ăn từ cây đinh lăng: đinh lăng có tác dụng bồi bổ khí huyết, đả thông huyết mạch, giải tỏa căng thẳng, tốt cho người bị thiếu oxy lên não. Bạn có thể sử dụng trà đinh lăng hay các món ăn từ lá cây này như trứng chiên lá đinh lăng, cá om đinh lăng… đều rất hữu ích. – Trà bạch quả: đây là loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm giúp tăng lưu lượng máu lên não, cải thiện oxy lên não bộ. Bạn có thể uống trà từ gói nguyên liệu sẵn hoặc pha trà bằng lá thảo dược tươi, khô, cao đinh lăng đều được. 5.4. Xoa bóp, bấm huyệt Bạn có thể xoa bóp đầu như phần trán, trải đầu từ trán ra sau gáy, xoa bóp gáy… để lưu thông mạch máu, cải thiện tình trạng thiếu oxy não Một số huyệt như nội quan, thần môn, thái xung, tâm âm giao… khi tác động đến có tác dụng đả thông kinh mạch, cải thiện các triệu chứng của thiếu oxy lên não như mất ngủ, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh… 5.5. Thuốc điều trị thiếu oxy lên não Thiếu oxy lên não uống thuốc gì? Một số loại thuốc tăng oxy lên não được sử dụng phổ biến bao gồm: – Uống thuốc bổ chứa khoáng chất (sắt), vitamin B, C… để tăng cường sản xuất tạo máu, nuôi dưỡng cơ thể. – Thuốc tăng cường xung động thần kinh như vitamin nhóm B (vitamin B1, B6, B12). – Thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông như aspirin, heparin… – Các thuốc, viên uống chữa hay hỗ trợ điều trị thiếu oxy não như: Cinnarizine: là thuốc chẹn canxi chọn lọc giúp giảm hoạt tính của các chất gây co mạch, làm tăng cường lưu lượng máu lên não. Đồng thời giúp giảm một phần đáng kể các động mạch bị chèn ép, hẹp, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh thiếu oxy lên não: Vinpocetin: là thuốc tăng cường oxy ở não nhờ tăng bơm máu lên não, cải thiện lưu lượng mạch máu trong não bộ. Đồng thời nó còn kích thích các quá trình chuyển hóa trong não. Viên uống từ chiết xuất Ginkgo biloba: thảo dược này giúp cải thiện tính lưu biến của máu, tăng cường tuần hoàn máu lên não. Piracetam: là thuốc điều trị thiếu oxy não bằng cách tác động đến hệ thần kinh trung ương, giúp tế bào não tăng sức chịu đựng khi bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Cerebrolysin: là thuốc dinh dưỡng thần kinh, giúp bảo vệ các tế bào thần kinh và tăng cường sự dẫn truyền của máu lên não giúp điều trị thiếu oxy não. Ngoài ra, nó còn cải thiện di chứng của đột quỵ do thiếu máu lên não. Viên uống bổ não Dưỡng Não Thái Minh: viên uống này là sự kết hợp hoàn hảo của 4 thành phần chính là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Nattokinase đem đến tác dụng cải thiện tuần hoàn máu não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị thiếu oxy lên não do giảm lưu lượng máu lên não. Bất cứ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây tác dụng phụ khi sử dụng, do đó phải tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của thầy thuốc. 5.6. Phẫu thuật Trong nhiều trường hợp hẹp động mạch trên 70%, dị dạng mạch máu… làm giảm oxy lên não bộ nghiêm trọng, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật để khắc phục. Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng thiếu oxy lên não. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn! Tài liệu tham khảo https://www.healthline.com/health/cerebral-hypoxia https://medlineplus.gov/ency/article/001435.htm Chia sẻ24
Tại sao bà bầu bị mất ngủ? Các biện pháp khắc phục an toàn?
Mất ngủ khi mang thai là vấn đề thường thấy ở hầu hết mẹ bầu. Vậy nguyên nhân là do đâu? Điều này có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Các biện pháp khắc phục như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. 1. Biểu hiện tình trạng mất ngủ ở bà bầu Mẹ bầu có thể tự cảm nhận về tình trạng mất ngủ của mình. Tuy nhiên, có những định nghĩa về chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai với các dấu hiệu điển hình như sau: Khó đi vào giấc ngủ. Khó duy trì giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy nhiều lần giữa đêm. Thức dậy sớm. Người mệt mỏi, không thoải mái. Mất ngủ có thể thấy ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nó trở nên khó khăn hơn nhiều vào những tháng cuối. 2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu, đa phần là do những thay đổi tự nhiên trong quá trình mang thai như sau: 2.1. Thay đổi nội tiết tố Theo nghiên cứu “Mất ngủ và thiếu ngủ khi mang thai” của Cristina A Reichner cho rằng trong khi mang thai nồng độ hormon progesteron, estrogen cao hơn mức bình thường. Chúng gây ảnh hưởng đến hormon cortisol-melatonin do chia sẻ các vị trí liên kết với globulin gắn với corticosteroid làm nồng độ cortisol tự do cao hơn. Điều này làm tăng kích thích, có thể gây ra chứng mất ngủ. Nhất là trong những ngày gần sinh, phụ nữ mang thai dễ bị mất ngủ hơn vì sự chuyển dạ còn tiết oxytocin – hormon thúc đẩy thức dậy khiến mẹ bầu dễ tỉnh vào ban đêm. 2.2. Ốm nghén Trong 3 tháng đầu tiên, nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu bị mất ngủ là do các triệu chứng của tình trạng ốm nghén. Mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, nôn, đau lưng, trào ngược dạ dày thực quản… khiến cơ thể mệt mỏi và không duy trì giấc ngủ sâu được. Sang các tháng tiếp theo, lý do chủ yếu do thai nhi phát triển, cử động thường xuyên. Điều này làm mẹ bầu phải tỉnh dậy nhiều lần giữa đêm. 2.3. Chuột rút Chuột rút là tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Thai nhi phát triển gây áp lực lớn đến cơ bắp chân tạo cảm giác khó chịu ở chân có thể khiến mẹ bầu khó ngủ, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. 2.3. Căng thẳng Mất ngủ có liên quan nhiều đến tâm trạng, trầm cảm có từ trước hoặc mới phát sinh trong khi mang thai. Mẹ bầu cảm thấy lo lắng về quá trình chuyển dạ, sinh nở hoặc về việc làm thế nào để chăm con được tốt, làm sao để cân bằng giữa công việc với một nhiệm vụ mới là làm mẹ… Điều này khiến phụ nữ đang mang thai trở nên căng thẳng hơn, thao thức suốt đêm để suy nghĩ gây ra chứng mất ngủ. 2.4. Chế độ ăn uống Mẹ bầu ăn nhiều thức ăn cay nóng, đặc biệt là ăn trước khi đi ngủ có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Cảm giác khó chịu ở bụng khiến mẹ bầu khó ngủ hơn bình thường. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mất ngủ có thể do thiếu vitamin – Tìm hiểu ngay để ngủ ngon trở lại! 2.5. Các vấn đề tiêu hóa Thai nhi lớn dần khiến tử cung tạo áp lực lên hệ tiêu hóa. Đồng thời, các hormon thai kỳ cũng khiến acid dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, gây ra các vấn đề tiêu hóa ảnh hưởng tới quá trình ngủ ban ngày và đêm. 2.6. Tiểu đêm nhiều lần Khi thai nhi ngày càng phát triển sẽ khiến tử cung đè lên bàng quang. Đồng thời, lượng máu cũng tăng lên khi mang thai khiến thận sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Điều này khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều vào ban đêm, có khi lên đến 4 – 5 lần. Tình trạng cứ như vậy, mẹ bầu không thể ngủ đủ giấc, ngủ sâu giấc được. 2.7. Nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp Nguyên nhân khác gây ra tình trạng mất ngủ là do nghẹt mũi và các vấn đề liên quan đến hô hấp. Thai nhi lớn dần đồng nghĩa với việc các cơ quan bị chèn ép nhiều hơn lên đến phổi. Tình trạng này gây ra khó thở, nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp khác như chứng ngưng thở khi ngủ, giảm thông khí khi ngủ… Vì vậy, mẹ bầu có thể gây khó thở vào ban đêm, khiến giấc ngủ bị gián đoạn. 3. Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng tới thai nhi không Mất ngủ là một trong những vấn đề thường thấy trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, mất ngủ kéo dài là một vấn đề đáng quan tâm. Nó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. – Tác động đến mẹ bầu: Chất lượng giấc ngủ kém có thể là yếu tố nguy cơ phát triển các triệu chứng trầm cảm khi mang thai ở mẹ bầu và bệnh tiểu đường thai kỳ hơn. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến khả năng chống lại cơn đau chuyển dạ khi sinh, khiến cơn đau đẻ đau hơn và thời gian chuyển dạ lâu hơn. – Tác động đến thai nhi: Trong nghiên cứu “Kết quả thai nghén trong mẫu quốc gia của các bác sĩ nội trú của MA Klebanoff” thấy rằng mất ngủ nhiều có thể tăng nguy cơ sinh non, tăng tỷ lệ mổ lấy thai, trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng… đặc biệt là ở giai đoạn đầu của thai kỳ. 4. 9 Biện pháp khắc phục mất ngủ an toàn cho mẹ bầu Có nhiều biện pháp khác nhau giúp cải thiện tình trạng mất ngủ cho mẹ bầu, tuy nhiên do yếu tố an toàn cho thai nhi đặt lên hàng đầu nên việc khắc phục không sử dụng thuốc luôn được khuyến khích. Vì vậy, mẹ bầu có thể cần phải kết hợp nhiều cách với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 9 biện pháp đem lại giấc ngủ tốt hơn cho mẹ bầu: 4.1. Có chế độ ăn uống hợp lý Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là trong 3 tháng đầu với những rối loạn tiêu hóa do thai nghén như buồn nôn, nôn… Để giảm tình trạng này, mẹ bầu nên ăn thành các bữa ăn nhỏ, tránh ăn một lúc quá no, ăn chậm rãi để nhai kỹ thức ăn. Về thời điểm ăn, để có giấc ngủ tốt mẹ bầu nên ăn ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa. Mẹ bầu cũng không ăn nên quá no trước khi đi ngủ, hạn chế chất béo, thức ăn cay, nóng, đường chế biến và các món ăn nhiều gia vị vào bữa ăn tối. Các thức ăn giàu protein được khuyến khích sử dụng như trứng, cá, thịt… có thể giữ lượng đường trong máu ổn định suốt đêm giúp giấc ngủ tốt hơn. ☛ Xem thêm: Mất ngủ do thiếu vitamin – Bổ sung ngay để ngủ ngon trở lại! 4.2. Không uống nước trước khi đi ngủ Nước cần thiết cho sự hoạt động của tế bào, tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên uống đủ nước trong ngày và giảm thiểu lượng nước uống trước khi đi ngủ. Tốt nhất là không uống nước sau 5 giờ chiều và chắc chắn là tránh các chất kích thích như caffein gần giờ đi ngủ. Điều này giúp mẹ bầu giảm tiểu đêm một cách đáng kể. Bên cạnh đó, nên sử dụng đèn mờ trong phòng tắm để khi bạn thức giấc đi tiểu thì ánh sáng quá chói không gây ảnh hưởng nhiều tới việc ngủ trở lại của mẹ bầu. 4.3. Học cách ngủ đúng giờ Thực hành đi ngủ đúng giờ là một thói quen tốt giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn. Việc này sẽ tạo giấc ngủ sinh lý một cách tự nhiên khi đến giờ ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu không nên nằm trên giường trong thời gian dài mà chỉ nên vào giường khi đến giờ đi ngủ. Bởi điều này giúp ngăn chặn sự thay đổi đồng hồ sinh học, ngăn ngừa chứng mất ngủ. 4.4. Nằm ngủ nghiêng bên trái Khi ngủ mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái, đầu gối và hông co lại, kê gối dưới hai đầu gối, dưới bụng và sau lưng để giảm áp lực lên lưng dưới. Bởi tư thế này giúp máu lưu thông đến các cơ quan và thai nhi dễ dàng hơn. Nó còn giảm sưng ở chân và mắt cá chân. Mẹ bầu lưu ý không nên nằm ngửa khi mang thai vào cuối thai kỳ do có thể mang lại một số rủi ro như suy tuần hoàn, giảm cung cấp máu cho thai nhi… Nếu cảm thấy đau lưng, bạn có thể sử dụng một miếng đệm sưởi ở lưng để giảm đau và cải thiện giấc ngủ. Hiện nay có một số loại gối dành riêng cho mẹ bầu giúp đáp ứng những nhu cầu thay đổi của cơ thể, bạn có thể tham khảo thêm. 4.5. Tắm nước ấm Nếu mẹ bầu không ngủ được, đừng ép mình đi ngủ ngay, hãy học cách thư giãn. Một trong những cách hiệu quả để bạn dễ ngủ hơn là tắm nước ấm, giúp các mạch máu được thông thoáng, tạo cơn buồn ngủ nhanh hơn. 4.6. Không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử tác động đến nhịp sinh học của cơ thể khiến mẹ bầu bị khó ngủ hơn bình thường. Do đó, so với giờ quy định đi ngủ, bạn nên dừng mọi hoạt động với các thiết bị điện tử như tivi, laptop, điện thoại, ipad… trước 30 phút. Thay vào đó, mẹ bầu hãy thử những việc mình thích như đọc sách, trò chuyện với người thân trong gia đình… Đồng thời, cũng nên tạo không gian phòng ngủ thoải mái, mát mẻ, yên tĩnh, tránh những gam màu kích thích khiến phụ nữ mang thai khó ngủ hơn và để các thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ. 4.7. Sử dụng một vài giọt tinh dầu Tinh dầu bạc hà, bạch đàn… có mùi hương dễ chịu, giúp bạn thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể cho các loại tinh dầu này vào trong thiết bị phun sương, tăng độ ẩm trong không khí cũng tốt cho mẹ bầu. 4.8. Học cách thư giãn cho tinh thần thoải mái Các bài tập thư giãn giữ cho tinh thần thoải mái làm dịu tâm trí lo lắng rất tốt cho giấc ngủ của phụ nữ mang thai. Trong đó, mẹ bầu có thể xoa bóp, tập thể dục nhẹ, thiền, yoga… giúp cải thiện giấc ngủ. Thời gian phù hợp nhất để tập thể dục là khoảng 30 phút mỗi ngày, tốt nhất từ 4 – 6 giờ trước khi đi ngủ. Mẹ bầu có thể sử dụng các kỹ thuật thư giãn khác như thở sâu bằng bụng với những suy nghĩ thư giãn sẽ hữu ích. 4.9. Kiểm soát chứng chuột rút Để giảm khả năng bị chuột rút ở chân, mẹ bầu nên thực hiện các động tác duỗi chân nhẹ nhàng và hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các khoáng chất như canxi. Các cách như đi bộ, duỗi bắp chân, đứng trên 1 chân, đẩy chân vào tường, di chuyển chân rồi nâng lên có thể giúp kiểm soát chứng chuột rút trong thời kỳ mang thai. Lưu ý rằng: Việc sử dụng các thuốc ngủ cho phụ nữ đang mang thai được nhiều người tìm kiếm tuy nhiên phương pháp này có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nên cần hết sức cẩn thận. Việc lạm dụng chúng có thể dẫn đến các vấn đề như gây quái thai, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh… Do đó, để dùng thuốc an toàn cần tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ. Trên đây là một số thông tin về chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai. Có nhiều biện pháp an toàn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà giúp mẹ bầu kiểm soát tình trạng này mà không phải dùng thuốc mẹ bầu có thể tham khảo. Chúc mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/pregnancy/early-insomnia https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4935047/ Chia sẻ14
5+ phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả, dễ áp dụng
Bạn đang chuẩn bị cho một kỳ thi quan trọng hoặc vì nguyên do stress, tuổi tác khiến trí nhớ sụt giảm,…và đang có nhu cầu rèn luyện, tăng khả năng ghi nhớ? Bài viết dưới đây sẽ gửi tới bạn 5 phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả, dễ dàng áp dụng hàng ngày. 5 phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả 1. Phương pháp liên tưởng Đây là phương pháp kết hợp các thông tin mới với các thông tin cũ và sử dụng các liên kết tâm lý để giúp lưu giữ thông tin lâu hơn. Cụ thể như sau: Tạo liên kết hình ảnh: Kết hợp hình ảnh với từ vựng hoặc thông tin muốn ghi nhớ. Ví dụ, để nhớ từ “mèo”, bạn có thể liên kết với hình ảnh của một chú mèo đang nằm trên chiếc ghế. Tạo liên kết với các sự kiện thực tế: Liên kết thông tin mới với các sự kiện thực tế bạn đã trải qua. Ví dụ, để nhớ một thông tin quan trọng, bạn có thể liên kết nó với một sự kiện đặc biệt mà bạn đã trải qua. Sử dụng những từ ngữ quen thuộc: Sử dụng những từ ngữ quen thuộc trong các liên kết tâm lý để giúp lưu giữ thông tin lâu hơn. Tạo liên kết âm thanh: Tạo liên kết giữa âm thanh và thông tin cần ghi nhớ. Ví dụ, để nhớ từ “hòa bình”, bạn có thể liên kết với âm thanh của những chiếc chuông đang reo để tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ. Tạo liên kết với màu sắc: Sử dụng màu sắc để tạo liên kết giữa thông tin mới và các thông tin cũ. Ví dụ, để nhớ một ngày cụ thể, bạn có thể gán màu xanh cho ngày đó và sử dụng màu xanh trong các liên kết tâm lý khác. Tạo liên kết với các số liệu: Sử dụng các số liệu hoặc dữ liệu để tạo liên kết giữa các thông tin. Ví dụ, để nhớ một con số quan trọng, bạn có thể liên kết nó với một con số khác mà bạn đã biết trước đó. 2. Phương pháp lặp đi lặp lại Đây là một phương pháp rèn luyện trí nhớ đơn giản và dễ thực hiện, được áp dụng rộng rãi trong giáo dục và học tập. Cách thực hiện như sau: Tập trung vào thông tin cần ghi nhớ: Trước khi bắt đầu lặp đi lặp lại, bạn cần phải đọc và hiểu thông tin cần ghi nhớ một cách cẩn thận. Tách nhỏ thông tin: Thay vì cố gắng ghi nhớ toàn bộ thông tin, bạn nên tách nhỏ nó thành các đoạn hoặc từ ngắn hơn. Lặp đi lặp lại nhiều lần: Bạn cần lặp đi lặp lại các đoạn thông tin một cách liên tục để giúp trí nhớ hoạt động tốt hơn. Bạn có thể sử dụng các phương tiện như flashcard, bảng tóm tắt, ghi chú để hỗ trợ việc lặp lại thông tin. Sử dụng các kỹ thuật khác nhau: Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau để lặp lại thông tin như đọc to, đọc nhỏ, nói thành tiếng, đọc theo đoạn văn, … Thực hành thường xuyên: Để tăng cường khả năng ghi nhớ, bạn cần thực hành lặp lại thông tin một cách thường xuyên. Ví dụ như bạn có thể lặp lại thông tin vào buổi sáng, trưa, tối hoặc lặp lại thông tin trong nhiều ngày liên tiếp. 3. Phương pháp tập trung cao độ Phương pháp tập trung cao độ là một phương pháp rèn luyện trí nhớ bằng cách tập trung hoàn toàn vào một nhiệm vụ hoặc một mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian ngắn. Các bước để áp dụng phương pháp tập trung cao độ: Chọn một nhiệm vụ cụ thể mà bạn muốn tập trung và ghi nhớ, ví dụ như học từ vựng mới, đọc một bài báo, hoặc làm một bài kiểm tra. Đặt một mục tiêu rõ ràng và cụ thể, ví dụ như học 20 từ mới trong vòng 15 phút. Tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ đó trong một khoảng thời gian ngắn, từ 10 đến 30 phút. Trong khoảng thời gian này, hãy loại bỏ mọi khác tư tưởng và hoạt động khác, tập trung 100% vào nhiệm vụ cụ thể đó. Nếu bạn bị phân tâm, hãy dừng lại và thực hiện một vài động tác thư giãn nhẹ nhàng, như thở sâu và thở ra, hoặc nhìn ra cửa sổ và tập trung vào chút cảnh quan ngoài trời. Sau đó, quay lại với nhiệm vụ đang làm. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, hãy nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 5 đến 10 phút, trước khi bắt đầu một nhiệm vụ mới. > 7+ bài tập rèn luyện trí nhớ hiệu quả, dễ dàng thực hiện 4. Phương pháp đặt câu hỏi Đặt câu hỏi với những vấn đề chưa rõ hoặc lắng nghe chủ động sẽ là những nội dung cho phương pháp này: Đặt câu hỏi để tìm hiểu chi tiết về thông tin: Ta có thể đặt câu hỏi như “Thông tin này là gì?”, “Điều gì quan trọng về thông tin này?” hoặc “Tại sao thông tin này lại quan trọng?”. Đặt câu hỏi để liên kết thông tin với những kiến thức đã có: Việc liên kết thông tin mới với những kiến thức đã có trong đầu sẽ giúp ta dễ dàng nhớ hơn. Ta có thể đặt câu hỏi như “Thông tin này liên quan đến kiến thức gì mà tôi đã học trước đó?”, “Thông tin này có khác gì so với kiến thức đã có trong đầu?”. Đặt câu hỏi để phân tích thông tin: Việc phân tích thông tin sẽ giúp ta hiểu rõ hơn và cũng giúp ta dễ dàng ghi nhớ hơn. Ta có thể đặt câu hỏi như “Thông tin này được phân tích như thế nào?”, “Thông tin này có những đặc điểm gì?”. Đặt câu hỏi để tổng hợp thông tin: Tổng hợp thông tin giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin đó. Ta có thể đặt câu hỏi như “Thông tin này có liên quan gì đến các thông tin khác đã học?”, “Thông tin này có còn gì khác mà tôi chưa biết?”. Với các câu hỏi đặt ra, ta cần phải tập trung để tìm câu trả lời và lặp lại quá trình này nhiều lần để tăng khả năng ghi nhớ. > 5 trò chơi luyện trí nhớ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ 5. Phương pháp sắp xếp thông tin Phương pháp rèn luyện trí nhớ dạng sắp xếp thông tin là một cách để giúp cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn. Khi ta sắp xếp thông tin, ta đặt nó vào một trật tự nhất định, giúp ta dễ dàng quản lý và lưu giữ. Dưới đây là một số cách áp dụng phương pháp sắp xếp thông tin để rèn luyện khả năng ghi nhớ: Sắp xếp thông tin theo chủ đề: Ta nên tập trung vào một chủ đề cụ thể, rồi tìm hiểu và sắp xếp các thông tin liên quan đến chủ đề đó. Sắp xếp thông tin theo thứ tự thời gian: Sắp xếp các sự kiện, thông tin theo trình tự thời gian, giúp ta dễ dàng lưu giữ và nhớ các thông tin đó. Sắp xếp thông tin theo sự tương đồng: Tìm kiếm các thông tin tương đồng nhau, có thể là về một chủ đề, một vấn đề hoặc một sự kiện, rồi sắp xếp chúng vào một nhóm để dễ dàng nhớ. Sắp xếp thông tin theo vị trí: Đối với các địa điểm, ta có thể tập trung vào các đặc điểm của địa điểm đó và sắp xếp các thông tin theo đặc điểm đó. Sắp xếp thông tin theo mối quan hệ: Nếu các thông tin liên quan đến nhau, ta có thể sắp xếp chúng theo mối quan hệ giữa các thông tin đó. Bên cạnh phương pháp, để ghi nhớ tốt hơn, bạn cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể có thể đủ năng lượng hoạt động, não bộ có thể xử lý nhanh nhạy và tốt nhất. Các dưỡng chất cần bổ sung cho não có thể lựa chọn các thành phần được chiết xuất từ cao Đinh Lăng, cao Bạch Quả, Thạch Tùng, Nattokinase, vitamin nhóm B, Choline, Alpha Lipoic Acid,… Dưỡng Não Thái Minh có thành phần từ các thảo dược kể trên, giúp tăng tuần hoàn máu não, bổ sung các chất dẫn truyền thần kinh tăng cường các kết nối thần kinh, kích thích sự tái tạo, hỗ trợ quá trình rèn luyện trí nhớ hiệu quả. Tìm hiểu: Chi tiết về sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh giúp tăng cường lưu thông máu não Trên đây là 5 phương pháp rèn luyện trí nhớ đơn giản, hiệu quả, bạn có thể thực hiện hàng ngày, có thể áp dụng một hoặc kết hợp một vài phương pháp với nhau để có kết quả tốt hơn. Chúc các bạn thành công! Chia sẻ24
Chấm dứt những tháng ngày mất ngủ bằng lá Đinh lăng
Sử dụng các thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng mất ngủ là phương pháp được nhiều người ưa chuộng do tính an toàn, ít gây ra tác dụng phụ. Trong đó, Đinh lăng là một trong những loại cây được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Vậy tại sao Đinh lăng có tác dụng điều trị mất ngủ? Cách dùng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 1. Đinh lăng trị được bệnh mất ngủ? Đinh lăng là cây thuốc thân thuộc với người dân Việt Nam với nhiều lợi ích cho sức khỏe như bổ trí não, làm giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ… Trong đó, nổi bật là tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Nó có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau để khắc phục tình trạng này. Vậy tại sao lá Đinh lăng trị được bệnh mất ngủ? – Theo đông y, lá Đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình có công dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, an thần, giảm căng thẳng, lo âu… Vì vậy, thảo dược này có ích cho người bị mất ngủ do các vấn đề liên quan đến tâm lý và mạch máu (1). – Theo y học hiện đại, nhiều nghiên cứu được thực hiện để chứng minh tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ như (2): Các loại vitamin và khoáng chất trong cây bạch quả gồm vitamin B1, B2, B6, vitamin C… giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, cải thiện sức đề kháng. Các hoạt chất saponin triterpen, tanin, glycosid giúp hỗ trợ sản sinh năng lượng, xua tan mệt mỏi, tăng cường mức độ dẫn truyền thần kinh. Điều này giúp tạo cảm giác dễ buồn ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, nó giúp tinh thần thoải mái sảng khoái hơn sau khi thức dậy. Tinh dầu từ lá Đinh lăng có mùi thơm nhẹ giúp an thần, đả thông kinh mạch, tạo cảm giác ấm áp, thư giãn và khiến ngủ sâu hơn. Nhờ những lý do trên, Đinh lăng được dùng rộng rãi để hỗ trợ tăng cường, bảo vệ sức khỏe, điều trị chứng mất ngủ. Nó được sử dụng cho những người bị mất ngủ, khó ngủ, giữa đêm phải thức dậy nhiều lần và khó có thể ngủ lại được… > Đinh lăng: Tìm hiểu công dụng và cách bào chế thuốc 2. Hướng dẫn cách dùng lá Đinh lăng chữa mất ngủ Có nhiều cách khác nhau để sử dụng lá Đinh lăng chữa mất ngủ. Dưới đây là 4 cách dùng cho bạn từ đơn giản đến phức tạp: 2.1. Uống trà lá Đinh lăng trị mất ngủ Uống trà Đinh lăng là cách đơn giản nhất để sử dụng cho những người bị mất ngủ. Nó là phương pháp vừa an toàn, tiết kiệm và không gây ra tác dụng phụ như dùng các thuốc tây y. – Để pha trà bạn có thể sử dụng các nguyên liệu khác nhau như lá Đinh lăng tươi, lá Đinh lăng khô hoặc các gói trà có sẵn trên thị trường đều được. – Cách thực hiện: Lá Đinh lăng tươi, rửa sạch để ráo hoặc nếu có thì dùng luôn lá Đinh lăng khô, gói trà pha sẵn cho vào cốc. Thêm nước nóng và ngâm từ 2 – 3 phút để các tinh chất của dược liệu ra hết. Bạn có thể cho thêm đá nếu muốn uống lạnh. – Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các thảo dược khác như lá vông, tam diệp, rau má và cỏ mực mỗi loại 20g để tăng cường tác dụng điều trị mất ngủ. > Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng - các bài thuốc dân gian gợi ý 2.2. Làm gối Đinh lăng chữa mất ngủ Gối Đinh lăng có mùi thơm đặc trưng tạo cảm giác dễ chịu khi ngủ. Phương pháp này chuẩn bị hơi cầu kỳ nhưng hiệu quả khá tốt. – Chuẩn bị các nguyên liệu sau: Một lượng lá Đinh lăng đủ để làm chiếc gối, nên chọn những chiếc lá non là tốt nhất. Bông gòn. Vỏ gối. Cách thực hiện: Lá Đinh lăng thu hái được đem rửa sạch loại bỏ hết bụi bẩn và để khô ráo. Bỏ những chiếc lá bị sâu bệnh. Lúc đầu đem phơi khô trong bóng râm và ánh sáng mặt trời yếu như buổi sáng sớm, buổi chiều. Tránh phơi ánh sáng với cường độ mạnh do có thể khiến hao hụt đi hương thơm tự nhiên. Đồng thời tránh phơi lá quá lâu vì dễ giòn. Đem sao vàng lá Đinh lăng trong chảo, cho vào túi hút ẩm để duy trì nhiệt độ phù hợp. Trộn lá Đinh lăng với bông gòn vào trong vỏ gối, có thể dùng mỗi ngày. Thay thế sau mỗi tháng hoặc khi thấy lá hết hương thơm. 2.3. Các món ăn từ lá Đinh lăng điều trị mất ngủ Các chồi non của Đinh lăng được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Nó không chỉ là những món ăn ngon mà còn đem lại giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa với sức khỏe. Hiện nay, nhiều món ăn chứa lá Đinh lăng với tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ có thể dễ dàng thực hiện ngay trên gian bếp của mình như sau: – Trứng rán lá Đinh lăng: Các món ăn từ lá Đinh lăng không đòi hỏi nguyên liệu cầu kỳ và rất dễ làm. Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 ít chồi non lá Đinh lăng tươi. 3 – 4 quả trứng gà tươi. Gia vị vừa đủ. Cách thực hiện: Lá Đinh lăng rửa sạch, tốt nhất đem ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Vớt ra để ráo, thái nhỏ thành từng đoạn ngắn khoảng 1cm. Đập trứng ra bát, đánh tan, sau đó cho lá Đinh lăng đã cắt nhỏ vào, thêm gia vị phù hợp với khẩu vị của gia đình, trộn đều. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào, đợi dầu nóng thì đổ toàn bộ hỗn hợp trên vào chiên lên. Chiên chín đều cả 2 mặt là có thể dùng được. – Cháo tim heo và Đinh lăng: Cháo tim heo và Đinh lăng là món ăn bổ dưỡng cho người bị mất ngủ. Chuẩn bị nguyên liệu như sau: Lá Đinh lăng (dùng lá non) 60g. Tim lợn 1 quả. Gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Thêm gừng, hành tím cho thơm. Cách thực hiện: Lá Đinh lăng rửa sạch, để ráo, loại bỏ các cuống lá cứng. Tim lợn dùng dao cắt đôi, cho một ít muối vào bóp vuốt cho sạch rồi thái mỏng ướp gia vị, hành, gừng. Thêm một ít rượu để khử mùi tanh. Gạo tẻ đãi sạch, ngâm khoảng 30 phút để gạo nở mềm. Cho nước vào nồi, thêm gạo, đảo đều rồi nấu. Sau khi sôi cho tim lợn vào nấu đến chín. Cho lá Đinh lăng vào tô, khi ăn thì múc cháo vào bát, ăn khi còn nóng. – Canh lá Đinh lăng sườn non: Chuẩn bị nguyên liệu như sau: Lá Đinh lăng (dùng lá non). Sườn non. Hành và các gia vị thích hợp. Cách thực hiện: Lá Đinh lăng hái được, đem rửa sạch. Sườn non chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, trần qua với nước nóng, rửa lại bằng nước sạch, thêm hành khô, ướp gia vị vừa phải. Để khoảng 15 phút cho gia vị ngấm. Cho sườn vào nồi đảo đều, cho thêm một chút nước và hầm nhỏ lửa, canh hớt bọt cho nước trong. Nấu đến lúc sườn chín mềm thì cho lá Đinh lăng vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nấu khoảng vài phút nữa thì tắt bếp. Lúc này sẽ được một bát canh sườn non Đinh lăng thơm ngon. > Bật mí mẹo chữa mất ngủ dân gian đơn giản mà hiệu quả – Cá kho lá Đinh lăng: Chuẩn bị nguyên liệu để nấu: Cá trắm hoặc cá quả. Lá Đinh lăng. Gừng, gia vị. Cách thực hiện: Cá rửa sạch, ướp với mắm, muối hoặc các gia vị khác tùy từng gia đình. Lá Đinh lăng rửa sạch, nhặt bỏ cuống cứng. Khi nồi cá sôi cho lá Đinh lăng vào, đun âm ỉ đến khi cá chín nhừ. Thành quả thu được sẽ là một nồi cá có vị thơm của Đinh lăng, không tanh, lá nhừ nhưng không nát, rất hấp dẫn và lạ miệng. 2.4. Bài thuốc đông y từ lá Đinh lăng chữa mất ngủ Tùy từng nguyên nhân, tình trạng sức khỏe của người bị mất ngủ mà có các bài thuốc đông y chữa bệnh phù hợp. Dưới đây là 2 bài thuốc đông y được sử dụng phổ biến như sau: – Mất ngủ kéo dài, tư tưởng thiếu tập trung: Chuẩn bị: lá Đinh lăng 24g, Tang diệp 20g, Lá vông 20g, Tâm sen 12g, Liên nhục 16g. Công dụng của bài thuốc này là bổ tâm an thần, giảm hưng phấn tạo được giấc ngủ êm. Đem các dược liệu trên sắc với nước 400ml lấy 150ml. Chia 2 lần uống trong ngày. – Mất ngủ do suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh: Chuẩn bị: lá Đinh lăng khô 20g, Tam diệp 20g, Lá vông 20g, Rau má 20g, Cỏ mực 20g, Trinh nữ 16g, Hoàng bá 10g, Bạch linh 10g và Hoàng liên 10g. Công dụng của bài thuốc là cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh giúp bồi bổ cơ thể, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Cho các dược liệu trên nấu với 700 – 750ml nước, sắc còn 250ml. Gạn lấy phần nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Uống thuốc liên tục trong 10 ngày, nghỉ 3 ngày. Thực hiện chu kỳ này đến khi cải thiện tình trạng mất ngủ. 3. Những lưu khi khi sử dụng lá Đinh lăng chữa mất ngủ Lá Đinh lăng là dược liệu lành tính, tuy nhiên nếu lạm dụng cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Do đó cần chú ý một số điều sau khi sử dụng lá Đinh lăng chữa mất ngủ: – Dùng với số lượng lớn có thể gây tiêu chảy. Sử dụng liên tục trong nhiều tháng có thể gây nôn mửa, đau đầu, chóng mặt… do đó mỗi ngày nên duy trì với lượng vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền. – Thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai để đảm bảo an toàn. – Nên lấy lá Đinh lăng từ các cây có tuổi thọ trên 3 năm tuổi để có hàm lượng hoạt chất tốt nhất. – Hiệu quả lá Đinh lăng phụ thuộc vào cơ địa từng người và tốt nhất với những người bị mất ngủ nhẹ, do căng thẳng, lo lắng, suy nhược thần kinh… Nếu sau một thời gian sử dụng tình trạng mất ngủ không cải thiện nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. 4. Dưỡng Não Thái Minh – Sản phẩm chứa Đinh lăng hỗ trợ điều trị mất ngủ Bên cạnh những phương pháp sử dụng lá Đinh lăng chữa mất ngủ ở trên, bạn có thể dùng các viên uống chứa thành phần Đinh lăng với tác dụng tương tự. Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh được cấp phép bởi Bộ Y tế giúp cải thiện lâu dài tình trạng rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não cũng như các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ… Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược như: Bạch quả, Đinh lăng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ, cải thiện tình trạng mất ngủ, đau đầu của người bệnh. Thạch tùng, vitamin nhóm B, Bạch quả giúp ổn định tiền đình, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, bồi bổ tế bào não. Từ đó, sản phẩm giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Dưỡng Não Thái Minh – An giấc ngủ ngon, tiền đình ổn định giúp cải thiện tình trạng mất ngủ của hơn 74,5% người dùng. Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty Trên đây là 4 cách sử dụng lá Đinh lăng để chữa chứng mất ngủ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn Tài liệu tham khảo: (1) https://suckhoedoisong.vn/dinh-lang-khong-chi-lam-canh-ma-con-la-cay-thuoc-qui-169220309230852585.htm (2) https://thuocdantoc.vn/benh/tri-mat-ngu-bang-la-dinh-lang
Bài viết liên quan
- Người cao tuổi bị mất ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Mất ngủ có làm tăng huyết áp không?
- Bệnh đãng trí người già - nguyên nhân và khắc phục
- Đau đầu, mất ngủ triền miên suốt 10 năm - Nhờ làm điều này mỗi ngày 2 lần mà bệnh tiến triển không ngờ
- Đẩy lùi nhanh chóng ĐAU ĐẦU, MẤT NGỦ nặng lâu năm do THIẾU MÁU NÃO chỉ với 5 phút mỗi ngày!