Thiếu máu não do đâu và cách điều trị hiệu quả
Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng dòng máu lên não dẫn đến các tế bào não bộ thiếu oxy và các chất dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở người trung niên, cao tuổi gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống và công việc.
1. Thiếu máu não là gì?
Bệnh thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu đến não. Thông thường, cứ 100g não trong vòng 1 phút cần từ 50 – 55ml máu. Như vậy, thiếu máu não xảy ra khi lưu lượng máu lên não nhỏ hơn 50ml/phút.
Khi thiếu máu não, các tế bào não bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng dẫn đến não bộ hoạt động kém gây ra hàng loạt các triệu chứng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Bệnh thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại bệnh thiếu máu lên não đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ tuổi phải hoạt động trí óc thường xuyên, phải chịu áp lực,căng thẳng kéo dài.
2. Phân loại và dấu hiệu thiếu máu não
Thiếu máu lên não chia thành 2 nhóm chính với những đặc điểm khác nhau như sau:
2.1. Thiếu máu não toàn bộ
Thiếu máu lên não toàn bộ đặc trưng bởi sự giảm hay gián đoạn lưu lượng máu lên cả não bộ. Nếu trong một khoảng thời gian ngắn, não được cung cấp lại lượng máu đủ để lưu thông thì các triệu chứng chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, sau vài phút mà máu không bù đủ, có thể để lại nhiều di chứng vĩnh viễn.
Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột như từ đang ngồi sang đứng dậy, từ nằm sang ngồi,…
- Đau đầu liên tục, cường độ nhẹ âm ỉ hoặc từng cơn. ☛ Tìm hiểu: Tại sao bị thiếu máu lại não gây đau đầu?
- Tê bì ở đầu ngón chân, ngón tay, cảm giác như có kiến bò.
- Lâu dài có thể làm giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ, mất ngủ.
2.2. Thiếu máu não cục bộ
Thiếu máu cục bộ làm giảm lưu lượng máu đến một phần của não, làm tăng nguy cơ chết tế bào ở vùng đó. Những cơn thiếu máu này thường xuất hiện trong thời gian ngắn và kết thúc trước khi gây tổn thương vĩnh viễn.
Do tính nhạy cảm khác nhau đối với các vùng cụ thể của não bộ mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau từ mức độ nhẹ đến nặng. Chúng có thể kéo dài vài giây đến vài phút hoặc hơn.
- Thiếu máu cục bộ ở các động mạch phân nhánh từ động mạch cảnh trong thường bị mù một mắt, yếu một bên chân/tay hoặc toàn bộ cơ thể,…
- Thiếu máu cục bộ ở các động mạch phân nhánh từ động mạch đốt sống ở phía sau não thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, nhìn đôi, yếu cả hai bên cơ thể…
Thiếu máu cục bộ ở các động mạch cảnh cổ (có thể ở cả các động mạch khác) là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não (đột quỵ). Dấu hiệu điển hình của bệnh như đột ngột méo miệng, yếu tay chân một bên, giảm trí nhớ, mất phối hợp động tác… Trong trường hợp này, cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để hạn chế để lại những di chứng nặng nề.
3. Nguyên nhân thiếu máu não là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thiếu máu lên não, cụ thể như sau:
3.1. Do căng thẳng
Cuộc sống hiện đại và công nghệ phát triển nên giới trẻ ngày nay có xu hướng làm việc nhiều với máy móc, thiết bị điện tử và lao động trí óc, học tập với cường độ cao. Yếu tố này khiến cơ thể căng thẳng kéo dài, sản sinh nhiều gốc tự do hơn gây hại cho cơ thể. Đồng thời, căng thẳng gây hẹp và suy yếu động mạch dẫn đến giảm dung lượng máu gây thiếu máu não.
3.2. Do sử dụng chất kích thích, thuốc
Việc dùng các chất kích thích, thuốc hoặc trường hợp bị phản ứng với thuốc có thể gây tăng đông máu làm tắc mạch. Ngoài ra một số thuốc điều trị huyết áp cũng đi kèm nguy cơ giảm huyết áp đột ngột cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu oxy đến các mô não.
3.3. Do các bệnh lý tim mạch
Rối loạn nhịp tim, bệnh lý van tim, cơ tim, nhồi máu cơ tim,… đều là những bệnh có thể hình thành các cục máu đông. Chúng bắn lên theo động mạch lớn, sau đó tự vỡ hoặc làm tắc các mạch máu nhỏ trong não gây thiếu máu não.
Ngoài ra, các cơn đau tim nếu không được điều trị sẽ làm chậm lưu lượng máu, trường hợp nặng đến mức đóng cục máu đông có thể ngăn chặn dòng máu chảy đến não.
3.3. Do liên quan đến mạch máu
Oxy và chất dinh dưỡng được vận chuyển trong máu lên não thông qua các động mạch. Những mạch máu này đi theo một đường nhất định đảm bảo bất cứ vị trí nào của não bộ cũng được cung cấp đầy đủ.
Bệnh xơ vữa mạch máu là nguyên nhân thiếu máu não thường thấy. Các mạch máu từ động mạch cảnh lên mạch máu não bị hẹp do các tế bào tiểu cầu kết dính hay sự lắng đọng của mô mỡ gây hẹp lòng mạch. Ngay cả một lượng mảng bám nhỏ tích tụ cũng có thể làm tắc mạch khiến khu vực đó dễ đông máu hơn. Lúc này lượng oxy và chất dinh dưỡng lên não bị thiếu hụt dẫn đến bệnh lý này.
3.4. Do rối loạn đông máu
Những người bị rối loạn đông máu có nguy cơ cao bị thiếu máu não do sự hình thành các cục máu đông lớn ngăn chặn lưu lượng máu lên não.
3.5. Do nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, còn có lý do khác gây thiếu máu não ít gặp hơn như:
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng gây thiếu máu lên não.
- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có các tế bào máu với hình dạng bất thường dễ đông lại hơn so với tế bào máu bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu động gây cản trở lượng máu lên não.
- Tụt huyết áp trong các tình trạng sốc, tiêu chảy,…
- Bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, viêm mạch tự miễn… gây tình trạng thiếu máu lên não.
- Bệnh đái tháo đường do biến chứng có thể ảnh hưởng tới mạch máu.
4. Thiếu máu não có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào tần xuất nhiều hay ít mà người bệnh có những triệu chứng thiếu máu não nhẹ nặng khác nhau. Tuy nhiên, khi không điều trị kiểm soát, bệnh thiếu máu lên não có thể để lại những biến chứng như:
– Thường xuyên xuất hiện các triệu chứng khó chịu có thể khiến người bệnh mất ngủ kéo dài. Điều này gây tâm lý không tốt như dễ cáu bẳn, bức xúc, trầm cảm. Bệnh thiếu máu não dẫn đến trầm cảm do thiếu máu cục bộ dưới vỏ não thường thấy ở bệnh nhân lớn tuổi. Theo thống kê có đến 1/3 người mắc bệnh thiếu máu lên não gặp phải tình trạng này.
– Nếu thiếu máu não cục bộ cấp tính không được cấp cứu kịp thời có thể gây tai biến mạch máu não (đột quỵ) để lại những di chứng vô cùng nặng nề, trong đó rất nhiều trường hợp đã tử vong. Bởi lưu lượng máu lên não bị gián đoạn trong hơn 10 giây có thể gây bất tỉnh, kéo dài hơn 1 phút có nguy cơ dẫn đến tổn thương não không thể phục hồi.
☛ Xem chi tiết: Thiếu máu não nguy hiểm ra sao?
5. Chẩn đoán thiếu máu não như thế nào?
Khi thấy các triệu chứng của bệnh thiếu máu lên não, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà các sĩ yêu cầu thực hiện các phương pháp khác nhau dưới đây:
– Dựa vào triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi các biểu hiện mà bạn gặp phải cũng như tìm hiểu về tiền sử gia đình có ai mắc bệnh này không hoặc từng đột quỵ hay không.
– Đo lưu lượng máu, chụp động mạch: Để xem động mạch nào bị tắc nghẽn và mức độ có nghiêm trọng không.
– Siêu âm tim: Giúp kiểm tra xem có cục máu đông bất thường không.
– Chụp CT scan sọ não: Giúp bác sĩ phân biệt đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc do những nguyên nhân khác gây chết tế bào não như xuất huyết, khối u não…
– Siêu âm Doppler xuyên sọ: Phương pháp này giúp kiểm tra tiếng thổi tâm thu nhằm phát hiện tình trạng hẹp động mạch dưới đòn…
– Chụp cộng hưởng từ: Giúp xác định thời điểm bắt đầu và nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Cơ sở chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác
6. Cách điều trị thiếu máu não như thế nào?
Người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên thì nên đi thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Dựa vào kết quả, tùy thuộc nguyên nhân và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ chỉ định một số phương pháp điều trị như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, châm cứu…
6.1. Điều trị bệnh lý nền
Nếu nguyên nhân do xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch… cần điều trị kiểm soát được bệnh lý nền này trước rồi dần dần các triệu chứng của bệnh thiếu máu lên não sẽ được cải thiện.
Tùy thuộc vào bệnh lý mà bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp:
- Bệnh xơ vữa động mạch: các statin, thuốc kháng kết tập tiểu cầu…
- Các bệnh tim: nitrat hữu cơ, thuốc chẹn beta, statin… Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết.
- Rối loạn đông máu: thuốc chống đông máu như clopidogrel, aspirin…
6.2. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Nếu do căng thẳng và chế độ ăn uống dẫn đến xuất hiện các triệu chứng thiếu máu lên não ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp dưới đây:
– Thay đổi chế độ ăn uống:
- Hạn chế khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ… như các đồ ăn nhanh, chiên rán. Do chúng chính là nguyên nhân gây tăng cholesterol, mỡ trong máu khiến thu hẹp và thuyên tắc mạch máu não.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như cá, thịt, rau củ quả để cung cấp đủ năng lượng nuôi dưỡng thịt bò, gan lợn, gan bò, đậu nành…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Ăn gì để tăng máu lên não?
– Uống thuốc bổ:
Khi bị thiếu máu lên não mà chế độ ăn uống không cung cấp đủ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bổ như vitamin và khoáng chất (sắt), thuốc chứa cao bạch quả…
Bạn không được tự ý mua thuốc về sử dụng do nguy cơ xuất hiện các tác dụng ngoài ý muốn, cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ về loại, liều dùng và thời gian sử dụng.
– Thay đổi chế độ sinh hoạt:
- Vận động thể chất thường xuyên, nên thể dục thể thao mỗi ngày 30 phút để nâng cao sức khỏe tổng quát cũng như tăng cường sức đề kháng, giảm lượng mỡ trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu. Một số bộ môn thể thao được khuyến khích như yoga, đi bộ, dưỡng sinh…
- Luyện thở sâu để tăng cường lượng oxy trong máu giúp cải thiện lượng máu lên não.
- Hạn chế thức khuya, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Kiểm soát căng thẳng, không nên ngồi làm việc trong thời gian dài nên nghỉ ngơi, thư giãn để tăng cường lượng máu lên não.
6.3. Cấp cứu với thiếu máu não cấp tính
Khi thấy các triệu chứng thiếu máu lên não gây đột quỵ như méo miệng, liệt nửa người… cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức. Bởi thực hiện điều này càng sớm sẽ giúp thiếu máu não giảm nguy cơ để lại những di chứng nặng nề.
Sau đó các bác sĩ chuyên khoa có thể thực hiện các phương pháp như sau:
– Điều trị cấp cứu:
- Trong 3 – 4,5 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh cần dùng thuốc đặc trị là thuốc tiêu sợi huyết
- Tuy nhiên từ 6 – 24 giờ sau khi khởi phát, thì việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết không còn tác dụng. Lúc này cần dùng phương pháp can thiệp lấy huyết khối trong động mạch não để hút cục máu đông.
– Điều trị hỗ trợ: Ở bệnh nhân thiếu máu não có bệnh lý nền cần kiểm soát các chỉ số đường máu, huyết áp…
– Điều trị dự phòng:
- Những người bị rung tâm nhĩ có thể được sử dụng thuốc chống đông máu như heparin hay warfarin để ngăn ngừa các đợt thiếu máu lên não tiếp theo.
- Người bệnh có lượng mảng bám đáng kể trong động mạch cảnh cần thực hiện thủ thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh và đặt stent động mạch cảnh nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, người sau khi bị thiếu máu lên não cấp tính cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống tích cực… giúp kiểm soát bệnh thiếu máu não tốt hơn.
7. Cách ngăn ngừa thiếu máu não hiệu quả
Thiếu máu lên não hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người bệnh thực hiện các biện pháp dưới đây:
– Điều đầu tiên để dự phòng thiếu máu lên não là ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ. Người bệnh cần kiểm soát những tác nhân có khả năng dẫn đến các cơn thiếu lên máu não như:
- Huyết áp: Chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống và sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp trong giới hạn cho phép.
- Tiểu đường: Kiểm soát tốt đường huyết do đường máu cao gây xơ vữa mạch máu dẫn đến nhồi máu não.
- Rối loạn mỡ máu: Mỡ máu gây xơ vữa mạch máu do đó việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc để cải thiện rối loạn mỡ máu là vô cùng cần thiết.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh:
- Duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường.
- Những người lười vận động, ngồi làm việc lâu… có thể dần tích lũy mỡ trong người. Điều này làm ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quát, trong đó có chức năng não bộ. Do đó việc thường xuyên luyện tập thể thao rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là ở những người thiếu máu lên não.
- Trong khi làm việc, mỗi 30 phút nên nghỉ ngơi 5 phút để hạn chế tình trạng căng thẳng não bộ.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
- Xây dựng chế độ ăn uống ít muối để kiểm soát huyết áp tránh tạo áp lực lớn đến động mạch.
- Hạn chế rượu bia hay các chất kích thích khác.
- Hạn chế sử dụng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh…
– Khám sức khỏe định kỳ: Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu não dẫn đến những cơn đột quỵ nguy hiểm bạn nên kiểm tra định kỳ mỗi năm 1 lần. Nhất là với người cao tuổi, thời gian có thể rút ngắn lại mỗi 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra.
☛ Đọc tiếp: 10 cách đơn giản giúp tăng cường máu lên não
8. Dưỡng Não Thái Minh – Giải pháp cho người bị thiếu máu não
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt… để ngăn ngừa tái phát thiếu máu não, bạn có thể sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ tự nhiên. Trong đó, Dưỡng Não Thái Minh được nhiều người tin dùng vì tính an toàn cũng như hiệu quả điều trị.
Dưỡng Não Thái Minh đã được Bộ Y tế cấp phép giúp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của 4 thành phần chính là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Natttokinase mang đến cho sản phẩm cơ chế tác dụng hiệp đồng:
- Làm sạch cục máu đông: Enzyme Nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công nghệ Nhật Bản có khả năng làm sạch các cục máu đông và giúp lưu thông thoáng thành mạch. Từ đó giúp giảm di chứng tai biến mạch máu não do tắc mạch gây ra.
- Hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng não: Bạch quả và Đương quy là những loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu nuôi ngoại vi và cả não bộ. Từ đó cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ của người bệnh.
- Tăng chất dẫn truyền thần kinh: Cao Thạch tùng chứa enzyme huperzine A có khả năng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh. Cao Thạch tùng kết hợp với vitamin nhóm B giúp não bộ tăng cường khả năng giữ thăng bằng và dứt nhanh các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.
Người bệnh bị thiếu máu lên não, người sau tai biến mạch máu não chỉ cần uống ngày 4 viên, chia 2 lần trong tháng đầu tiên. Sau đó chuyển dùng ngày 2 viên, chia 2 lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
☛ Xem chi tiết: Cách uống Dưỡng não Thái Minh hiệu quả
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị thiếu máu não sao cho hiệu quả. Khi các triệu chứng xuất hiện nhiều lần và ngày càng nghiêm trọng, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà hãy tới cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Mọi thắc mắc về bệnh thiếu máu não và Dưỡng Não Thái Minh, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
Tài liệu tham khảo
- (1) https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/moi-nam-viet-nam-co-khoang-200-000-ca-ot-quy-nhieu-nguoi-tre-tuoi-mac-benh-nguy-hiem-nay#
- (2) https://www.healthline.com/health/stroke/cerebral-ischemia#risk-factors
- (3) https://www.verywellhealth.com/what-is-brain-ischemia-3146480
Bài viêt liên quan
- Chóng mặt nên làm gì? 13 Việc cần nhớ khi bị chóng mặt
- Có bầu đau đầu dán sa lông pát được không?
- Mất ngủ nên làm gì? Top 17 việc làm cải thiện giấc ngủ ngay lập tức
- Top 7 viên uống bổ não của Nhật dưới 1 triệu đáng tin dùng nhất
- 5 Triệu chứng hay quên ở người trẻ hiếm ai để ý
- Bật mí 16 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng của người Nhật
- Top 7 thuốc bổ sung sắt cho người lớn dưới 500k