Tại sao khi bị thiếu máu não lại gây đau đầu?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Đau đầu là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh thiếu máu não. Vậy tại sao khi thiếu máu não lại bị đau đầu? Tình trạng này có nguy hiểm không? Có biện pháp nào khắc phục không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tại sao khi bị thiếu máu não lại gây đau đầu? 1

1. Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não, tức là dòng máu lên não nhỏ hơn 50ml/phút. Lúc này não độ không đủ oxy và các chất dinh dưỡng dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, tê mỏi chân tay, mất ngủ… Chúng gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng công việc và cuộc sống.

Thiếu máu não thường gặp ở người cao tuổi tuy nhiên do cuộc sống ngày càng hiện đại, làm việc hàng ngày với các thiết bị điện tử và áp lực công việc nên nhiều người trẻ cũng gặp phải tình trạng này.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Tất tần tật về thiếu máu não

2. Tại sao khi bị thiếu máu lại não gây đau đầu?

2. Tại sao khi bị thiếu máu lại não gây đau đầu? 1

Trong nghiên cứu: “Đau đầu trong thiếu máu não thoáng qua và vĩnh viễn” của PJ Koudstaal, J van Gijn, LJ Kappelle ở Hà Lan đã thấy rằng, đau đầu là một trong những triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân bị thiếu máu não và sự xuất hiện này có liên quan đến việc tổn thương não do thiếu máu cục bộ.

Điều này có thể được giải thích như sau: thiếu máu não làm giảm lưu lượng máu đến não nên các tế bào không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Não bộ không thực hiện được các hoạt động diễn ra thường ngày. Vì vậy, các chất trung gian hóa học và gốc tự do tăng lên, làm gia tăng hoạt động của bạch cầu dẫn đến sản sinh chất giãn mạch gây ra các cơn đau đầu. Vị trí, mức độ khác nhau ở từng người, tùy thuộc vùng não bộ bị thiếu máu não.

Với những cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, lưu lượng máu lên não bị gián đoạn, các triệu chứng có thể kéo dài từ 5 phút đến 24 giờ, thường 15 – 20 phút. Cơn đau đầu do thiếu máu não thường đau nhức ê ẩm, đau nửa đầu dữ dội, nhói tại một điểm cố định, sau đó lan sang hai bên thái dương, vùng chẩm và vai gáy. Đau đầu xuất hiện nhiều hơn khi phải di chuyển, suy nghĩ hay do thời tiết nắng nóng khó chịu…

Nhưng với cơn thiếu máu cục bộ gây đột quỵ, cơn đau đầu thường rất dữ dội chỉ xảy ra trong vòng vài giây đến vài phút. Đặc trưng của loại này là liên quan trực tiếp đến nơi tổn thương. Nếu động mạch cảnh bị thiếu máu có thể gây đau đầu ở trán, trong khi thiếu máu ở khu vực phía sau có thể gây đau phần sau của đầu. Thiếu máu não gây đột quỵ rất nguy hiểm và cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

Ngoài ra, một số triệu chứng thiếu máu khác thường thấy như:

  • Hoa mắt, chóng mặt: Đột ngột cảm thấy choáng váng, chóng mặt, mọi thứ xung quanh đều xoay tròn.
  • Chân tay tê mỏi: Các đầu ngón tay, chân như có kiến bò râm ran, tê nhức và đau mỏi.
  • Mất ngủ: Khó đi vào giấc ngủ, đêm có thể tỉnh dậy nhiều lần.
  • Suy giảm trí nhớ: Không nhớ rõ những việc dù mới xảy ra, hay quên, không nhớ rõ ngày tháng…

3. Thiếu máu não gây đau đầu có nguy hiểm không?

3. Thiếu máu não gây đau đầu có nguy hiểm không? 1

Nhiều người thắc mắc rằng thường xuyên bị đau đầu do thiếu máu não nếu không điều trị thì có gây nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là có, trong giai đoạn đầu các triệu chứng thường không xảy ra liên tục nhưng nếu không khắc phục, chúng có thể nặng thêm và diễn ra với tần suất nhiều hơn. Điều này sẽ là trở ngại lớn đối với công việc và cuộc sống. Nhiều người bị thiếu máu não gây đau đầu, kèm theo các triệu chứng khác khiến hiệu quả công việc giảm đi rõ rệt, thường xuyên mệt mỏi làm suy giảm chất lượng cuộc sống,

Đặc biệt là khi mức độ thiếu máu não nặng, dòng máu cung cấp lên não bộ bị giảm đi đột ngột có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ cấp tính. Tình trạng này để lại những hậu quả vô cùng nặng nề ngay cả khi bệnh đã đi qua như suy giảm khả năng vận động, suy nghĩ và giao tiếp… Sau nhiều năm điều trị bằng những phương pháp tích cực thì mới cải thiện nhưng chắc chắn sẽ không hoàn toàn được như trước.

Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu của bệnh thiếu máu não như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… dù mức độ nhẹ thì bạn cũng nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị  kịp thời.

4. Chẩn đoán thiếu máu não như thế nào?

4. Chẩn đoán thiếu máu não như thế nào? 1

Để chẩn đoán thiếu máu não chính xác, bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để xác định nguyên nhân, mức độ của bệnh. Dưới đây là một số kỹ thuật được sử dụng phổ biến:

– Dựa vào triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi xem các triệu chứng bạn đang mắc phải là gì, tần suất như thế nào, tiền sử gia đình có người mắc bệnh hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… là một trong những dấu hiệu của bệnh thiếu máu não, thì sẽ có những bước đi tiếp theo để xác định bệnh.

– Xét nghiệm lưu huyết não: Đo lưu lượng dòng máu lên não bộ, kiểm tra tình trạng các động mạch.

– Sinh hóa máu: Mục đích để xác định nguyên nhân của bệnh có phải do xơ vữa động mạch không, bằng các kiểm tra các chỉ số như lipoprotein…

– Siêu âm doppler xuyên sọ: Giúp đo vận tốc máu di chuyển qua các động mạch của não bộ từ đó biết được lưu lượng máu ở các động mạch não.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp sử dụng tia X cho qua não bộ để có hình ảnh lát cắt của khu vực nghiên cứu. Chụp cắt lớp vi tính cho biết vùng, mức độ tổn thương do thiếu máu não.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Thu được hình ảnh não bộ chi tiết và sắc nét hơn bằng cách sử dụng từ trường lớn chụp não bộ.

5. Khi bị đau đầu do thiếu máu não cần làm gì?

Tùy vào nguyên nhân, mức độ của bệnh thiếu máu não mà có biện pháp điều trị đau đầu cũng như các triệu chứng khác.

Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng hiện nay như:

5.1. Sử dụng thuốc

5.1. Sử dụng thuốc 1

Một số loại thuốc được dùng phổ biến để giảm đau nhanh chóng là paracetamol, ibuprofen, aspirin… Những loại thuốc giảm đau không kê đơn này chỉ điều trị triệu chứng, không phải là phương pháp chữa dứt điểm được bệnh.

Để dùng thuốc hiệu quả cần chẩn đoán được nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu do tim mạch, xơ vữa động mạch… cần có chỉ định thuốc riêng cho từng người.

Bên cạnh đó, bất cứ loại thuốc nào cũng có nguy cơ để lại nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe như ức chế thần kinh, hại gan… Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

☛ Xem thêm: Top thuốc trị đau đầu phổ biến, hiệu quả

5.2. Chế độ ăn uống

5.2. Chế độ ăn uống 1

Một trong những biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa các cơn đau đầu do thiếu máu não là xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Một bữa ăn giúp cung cấp các nguyên liệu để sản xuất máu, tăng cường lưu thông máu lên não sẽ là lựa chọn ưu tiên trong bệnh lý này.

Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao, bởi đây là khoáng chất cần thiết để tạo hemoglobin – protein của hồng cầu. Những sản phẩm từ động vật chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, cá, thịt gia cầm, nội tạng động vật, sữa, trứng… đều cần thiết cho người bị thiếu máu não.

Bạn cũng cần bổ sung vitamin B6, vitamin B1, acid folic… hỗ trợ quá trình tạo máu. Chúng có trong các thực phẩm nguồn gốc từ thực vật như của cải đường, bông cải xanh, cải bó xôi, các loại rau mầm…

Ngoài ra, người thiếu máu não nên uống các loại trà thảo mộc giúp tăng cường lưu lượng máu như bạch quả, đinh lăng…

Đồng thời, một số món không tốt cho người thiếu máu não như trà, cà phê, thực phẩm chứa nhiều đường, muối… thì nên hạn chế trong bữa ăn hàng ngày.

☛ Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu não

5.3. Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi

5.3. Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi 1

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu não trong cuộc sống hiện đại là căng thẳng và lo lắng. Tâm trạng này ảnh hưởng tới sức khoẻ do làm viêm động mạch, làm cứng và thu hẹp các mạch máu dẫn đến giảm lưu lượng máu lên não. Vì vậy, quản lý chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, giảm thiểu căng thẳng, lo lắng là một cách hiệu quả để cải thiện các triệu chứng thiếu máu não đau nửa đầu, chóng mặt…

Sẽ khó khăn để loại bỏ hoàn toàn căng thẳng ra khỏi cuộc sống nhưng một số giải pháp sau đây có thể làm cải thiện tâm trạng như:

  • Tập thể dục thường xuyên, mỗi tuần ít nhất 2 lần trong 30 phút. Bạn có thể thử thiền, yoga, tập hít thở sâu… Bởi nó không chỉ cải thiện sức khoẻ mà trong quá trình tập luyện có sản sinh hormon vui vẻ, giúp tâm trạng phấn chấn hơn.
  • Cân bằng thời gian cho công việc và hoạt động thường ngày. Dành nhiều thời gian hơn cho những điều mang lại niềm vui cho bạn.
  • Trong khi làm việc, nếu cảm thấy căng thẳng hãy dành vài phút để nghỉ ngơi.
  • Chia sẻ những lo lắng với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý.

5.4. Bấm huyệt, massage

Bấm huyệt, massage phần đầu là một trong những cách làm giảm triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hiệu quả. Nó làm tăng cường lưu lượng máu đến vùng bị não bộ bị ảnh hưởng như trán, cổ, đầu… từ đó giải tỏa căng thẳng, bực bội, khó chịu giúp bạn dễ chịu hơn.

6. Dưỡng Não Thái Minh cải thiện triệu chứng đau đầu do thiếu máu não

6. Dưỡng Não Thái Minh cải thiện triệu chứng đau đầu do thiếu máu não 1

Bên cạnh những phương pháp cải thiện các triệu chứng đau đầu ở trên, bạn có thể uống viên Dưỡng Não Thái Minh. Sản phẩm được sản xuất từ nhà máy công nghệ cao Thái Minh Hitech đạt chuẩn GMP và có phòng kiểm nghiệm chuẩn ISO quốc tế.

Sản phẩm đã được nhiều người thiếu máu não sử dụng và có phản hồi rất tốt. Theo thống kê khảo sát sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh có đến 90,1% trong số người dùng giảm các triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Dưỡng Não Thái Minh kết hợp hoàn hảo của 4 thành phần chính là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Natttokinase an toàn, lành tính mang đến cho sản phẩm cơ chế tác dụng hiệp đồng:

  • Làm sạch cục máu đông: Enzyme Nattokinase có tác dụng làm sạch các cục máu đông, giúp dòng máu lưu thông lên não được thông thoáng hơn.
  • Tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng não: Dưỡng Não Thái Minh chứa cao Bạch quả và cao Đinh lăng. Các loại thảo dược này từ lâu đã được sử dụng để tăng cường lưu lượng máu đến não bộ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng để não bộ thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Những người bị thiếu máu não với các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt… bạn có thể uống ngày 4 viên, chia 2 lần trong tháng đầu tiên. Sau đó chuyển dùng ngày 2 viên, chia 2 lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

☛ Đọc thêm:: Dưỡng não Thái Minh có phải là thuốc không?

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty

Trên đây là các giải pháp phổ biến giúp cải thiện tình trạng đau đầu do thiếu máu não. Điều quan trọng là bạn nên đi đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và mức độ để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Nguồn tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2057975/

 

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...