Một trong những phương pháp được bác sĩ chỉ định thực hiện ở người bệnh bị thiếu máu não là xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao… giúp tăng cường máu lên não. Vậy cụ thể người bị thiếu máu não nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
☛ Xem trước: Thiếu máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Mục lục
1. Nguyên tắc ăn uống cho người bị thiếu máu não
Nguyên tắc ăn uống cho người bị thiếu máu não được các chuyên gia khuyến cáo như sau:
– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng:
Để giữ được trạng thái tốt nhất, não cần lượng đường, oxy và chất dinh dưỡng nhất định. Mỗi ngày, các tế bào não tiêu thụ 20% lượng calo và 40% lượng oxy trên tổng toàn bộ cơ thể. Số lượng các chất cần cho não bộ gồm 8 acid amin, 15 khoáng chất, 13 loại vitamin…
Trong khi đó, thiếu máu lên não làm suy giảm lưu lượng máu lên não dẫn đến tình trạng tế bào não thiếu oxy và các chất dinh dưỡng. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể như protein, chất béo… góp phần duy trì hoạt động tế bào bình thường. Trong khi đó cơ thể không tự tổng hợp được nhiều loại acid amin, do đó phải bổ sung chúng qua thức ăn. Đặc biệt, hemoglobin giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng lên não cũng là một loại protein quan trọng.
Như vậy, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp não bộ thực hiện quá trình trao đổi và vận chuyển các chất, dẫn truyền xung thần kinh là cần thiết.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin B6, B12:
Thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao là những sản phẩm cải thiện tình trạng thiếu máu lên não hiệu quả. Sắt là khoáng chất cần thiết để cấu tạo lên hemoglobin – protein của hồng cầu. 1 nguyên tử sắt kết hợp với 1 phân tử O2 và 2 nguyên tử O. Khi cơ thể được bổ sung đủ sắt sẽ tạo hemoglobin cung cấp đủ oxy đến các phần của não bộ.
Việc bổ sung sắt qua thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật là cần thiết do:
- Sắt heme là sắt chứa hemoglobin có nhiều trong các sản phẩm động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá và nội tạng động vật. Cơ thể hấp thu loại sắt này tốt hơn 20 – 30% sắt không heme.
- Sắt không heme là loại sắt duy nhất được tìm thấy trong thực vật, sản phẩm từ sữa và trứng. Tỷ lệ hấp thụ của nó thấp hơn so với sắt heme nhưng 85% lượng sắt của chúng ta đến từ loại này.
Sự hấp thu của sắt có thể tăng lên khi kết hợp thực phẩm giàu vitamin C. Bởi vitamin này giúp chuyển hóa sắt không heme thành dạng được hấp thu tốt hơn ở ruột. Chỉ 75mg vitamin C trong 1 bữa ăn có thể tăng sự hấp thu sắt lên 12%. Do đó, người bị thiếu máu nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa vitamin C cùng với sắt.
Ngoài ra, vitamin B6, B12, folate cũng góp phần sản sinh ra hồng cầu, tăng lượng máu lên não bộ.
– Hạn chế thực phẩm tăng xơ vữa động mạch:
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu não là xơ vữa mạch máu do lắng đọng chất béo, tế bào máu… trong lòng mạch. Do đó, việc kiểm soát các thực phẩm làm tăng nguy cơ gây bệnh là điều cần thiết.
Những người bị thiếu máu não được khuyến khích hạn chế bổ sung lượng chất béo bão hòa như mỡ động vật, mỡ chiên rán nhiều lần… Thay vào đó là bổ sung các chất béo chưa bão hòa tốt cho sức khỏe như omega – 3, omega – 6… Ngoài ra, các chất này còn tốt cho tim mạch nên giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông do liên quan đến các bệnh lý về tim mạch.
☛ Tham khảo:Thực đơn hàng ngày cho người thiếu máu não
2. Người bị thiếu máu não nên ăn gì?
Dựa vào những nguyên tắc trên và thuận tiện cho việc bổ sung các chất dinh dưỡng vào mỗi bữa ăn, người thiếu máu não cần tiêu thụ 1 – 2 thực phẩm trong mỗi nhóm sau vào một bữa ăn như:
2.1. Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật
– Lòng đỏ trứng gà: Trứng là một nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ gốc tự do gây hại cho cơ thể cũng như hỗ trợ việc tích trữ vitamin khi đang bị thiếu máu lên não. Ngoài ra, một quả trứng có chứa khoảng 1 mg sắt, do vậy nó cũng cung cấp một lượng nhỏ sắt cho cơ thể.
– Hải sản: Những loại hải sản như tôm, cua, mực, nghêu, sò… chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong hải sản còn chứa nhiều sắt giúp tăng cường sản sinh hồng cầu làm tăng lượng oxy nuôi dưỡng não bộ.
– Cá hồi, cá thu, cá mòi: Là nguồn thực phẩm có hàm lượng chất béo omega-3 cao. Đây là thành phần thiết yếu của màng bao bọc các tế bào, gồm cả tế bào thần kinh giúp dẫn truyền các xung trong não bộ.
– Thịt bò: Thịt bò là protein cần thiết cho người bị thiếu máu bởi chỉ với 100g thịt nạc nó đã cung cấp 3,1mg sắt tương đương với 21% lượng sắt cần bổ sung hằng ngày.
– Gan lợn, gan bò: Gan lợn là loại thực phẩm giàu chất sắt nhất từ động vật. Cứ 100g gan thì có tới 18 mg sắt. Sau đó là gan bò chứa 7mg sắt trên 100g.
2.2. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
– Củ cải đường: Củ cải đường màu đỏ (củ dền) giàu nitrat giúp tăng cường máu lưu thông ở một số vùng nhất định của não. Bên cạnh đó, nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng não. Ngoài ra, củ dền là một trong những loại rau có khả năng chống oxy hóa tốt, giúp bảo vệ tế bào não.
– Cải bó xôi, bông cải xanh, súp lơ, rau xanh chứa nhiều nitrat…: Đây là một trong những loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là acid folic, vitamin B6, sắt… giúp hỗ trợ sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa bệnh alzheimer và bảo vệ não bộ.
– Các loại rau mầm: Không chỉ chứa chất xơ, rau mầm còn giàu protein, vitamin nhóm B, khoáng chất (như sắt, kẽm…), nhiều enzyme tiêu hóa và một số chất chống oxy hóa… Vì vậy, nó rất tốt cho người bị thiếu máu não.
– Cà rốt: Loại củ này chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể, đặc biệt là tốt cho mạch máu giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa.
– Hành tây: Đây là nguồn thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa flavonoid có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nó giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách giãn các động mạch và tĩnh mạch khi lưu lượng máu tăng lên.
– Nghệ: Đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, trong đó có tăng lưu lượng máu lên não. Nó chứa curcumin giúp tăng sản xuất oxid nitric, giảm stress oxy hóa, cải thiện lưu thông máu.
2.3. Các loại hoa quả, hạt
– Trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi, cà chua, dâu tây… giúp cơ thể hấp thu sắt nhiều hơn. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm này là không thể bỏ qua ở người bị thiếu máu não.
– Lựu: Giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường lượng máu và oxy lên các mô do lựu giàu chất chống oxy hóa cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, nó chứa nhiều vitamin C nên còn giúp củng cố thành mạch máu nhỏ, tăng hấp thu sắt.
– Mâm xôi, dâu tây, việt quất…: Các loại quả mọng chứa hàm lượng cao polyphenol tạo ra màu nâu, đỏ, xanh. Hợp chất này được chứng minh là có tác dụng bảo vệ mạch máu cũng như có xu hướng làm loãng máu. Do đó, chúng giúp máu lưu thông tốt hơn, có ích cho người bị thiếu máu não.
– Nho: Loại quả này chứa flavonoid và một lượng lớn anthocyanoside có tác dụng bảo vệ thành mạch. Đồng thời chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường lưu thông máu.
– Bơ: Giàu vitamin E và chất béo tốt giúp tăng cường sức đề kháng cho mao mạnh, thúc đẩy hấp thu tốt vitamin C. Đồng thời loại quả này có chứa nhiều chất oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
– Dứa: Có chứa bromelain – enzyme hoạt động trong tĩnh mạch giúp tiêu sợi huyết. Vì vậy, nó có tác dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông gây tắc mạch, từ đó tuần hoàn trong lòng mạch được thông thoáng.
– Các loại hạt, quả như hạnh nhân, óc chó… chứa hàm lượng chất béo lành mạnh, giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra, chúng còn hạ huyết áp, cải thiện chức năng mạch máu và tốt cho người bị tiểu đường.
3. Người bị thiếu máu não nên uống gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung bên trên, một số loại nước cũng được bác sĩ khuyên uống ở người bị thiếu máu não như sau:
3.1. Nước lọc
Khó có thể không nhắc đến tầm quan trọng của việc uống nước lọc đầy đủ. Nó giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cải thiện lưu thông máu. Vì vậy, bạn nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
3.2. Nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin
Những loại trái cây chứa vitamin C được kể bên trên tốt cho người bị thiếu máu não. Do đó, nếu bạn không thích ăn cả quả bạn có thể ép lấy nước sinh tố để uống trong ngày.
3.3. Các loại sữa
Sữa đậu nành chứa hợp chất lecithin rất cao có tác dụng tăng cường độ nhanh nhạy của não bộ. Đồng thời chứa hàm lượng sắt cao, trung bình 1,5mg sắt trong 1 ly sữa. Như vậy nó tốt cho người bị thiếu máu não.
Ngoài ra, sữa chua lên men cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng cholesterol trong máu, cải thiện tình trạng thiếu máu lên não.
3.4. Trà thảo mộc
Có nhiều loại thảo mộc đã được sử dụng từ lâu cho người bị thiếu máu não. Chúng có tác dụng tăng cường lưu thông ngoại vi và trung ương, cải thiện lượng máu đến não. Bạn chỉ cần pha với nước nóng là có thể sử dụng hàng ngày.
– Đinh lăng: Loại thảo dược này giúp tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ. Bạn có thể lấy lá đinh lăng khô pha với nước nóng uống hàng ngày.
– Bạch quả: Được coi là thần dược cải thiện tuần hoàn máu não. Bạn chỉ cần sử dụng 20 – 50 g lá khô mỗi ngày cho 1 lít nước.
4. Người bị thiếu máu não không nên ăn gì?
Muốn máu lưu thông tốt lên não thì trong động mạch phải trơn tru, không có các mảng bám ngăn ngừa tế bào máu dịch chuyển. Do đó, nên tránh những thực phẩm làm tắc nghẽn động mạch như chất béo bão hòa, đường tinh luyện, thực phẩm quá mặn…
4.1. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa
Các chất béo bão hòa như mỡ động vật, hay chất béo không no được nấu chín ở nhiệt độ cao dễ bị lắng đọng trong thành mạch máu. Chính vì vậy, những thực phẩm chiên rán, mỡ lợn… nên hạn chế dùng trong mỗi bữa ăn ở người bị thiếu máu não.
Bạn có thể thay thế bằng dầu thực vật như mè, hướng dương… và không chiên rán lại nhiều lần.
4.2. Thực phẩm chứa nhiều muối
Có quá nhiều muối trong máu tăng nguy cơ gây giãn mạch và làm giảm đáng kể lưu lượng máu lên não đến mức các tế bào bị thiếu máu cục bộ. Do đó, nên hạn chế lượng muối thêm vào mỗi món ăn để kiểm soát bệnh thiếu máu não.
4.3. Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao
Tăng đường huyết là một trong những yếu tố đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Vì vậy, việc hạn chế những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như bánh kẹo, chè, mứt… là điều cần thiết ở người bị thiếu máu não do nguyên nhân đến bệnh mạch máu.
4.4. Trà và cà phê
Trà và cà phê là một trong những thực phẩm có chứa tanin khiến cơ thể bị giảm khả năng hấp thu sắt được cung cấp trong mỗi bữa ăn.
Do đó, bạn nên tiêu thụ những đồ uống này cách xa bữa ăn, tốt nhất là 30 phút trước hoặc 2 giờ sau. Nếu thiếu máu lên não nặng thì nên hạn chế uống trà và cà phê.
4.5. Rượu và các chất chứa cồn khác
Cồn là loại thức uống không tốt cho sức khỏe nói chung, bao gồm não bộ. Nghiện rượu làm cản trở quá trình đồng hóa các vitamin B9, B12 và sắt. Do đó, bạn nên hạn chế lượng rượu, bia… bổ sung mỗi ngày.
☛ Xem thêm: 10 cách giúp tăng cường máu lên não hiệu quả
5. Dưỡng Não Thái Minh – Cải thiện tình trạng thiếu máu não
Ngoài chế độ ăn uống trên bạn có thể kết hợp với việc bổ sung viên uống Dưỡng Não Thái Minh để cải thiện triệu chứng thiếu máu não. Sản phẩm được sản xuất từ các thảo dược tự nhiên, an toàn lành tính với cơ thể.
Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành sử dụng cho người bị thiếu máu não với công dụng hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Điều này là nhờ Dưỡng Não Thái Minh có chứa các thảo dược sau:
- Thạch tùng: Thảo dược chứa enzyme huperzine A có tác dụng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh. Cao Thạch tùng kết hợp với vitamin nhóm B giúp não bộ tăng cường khả năng giữ thăng bằng và dứt nhanh các cơn chóng mặt.
- Bạch quả, Đinh lăng: Đây là những thảo dược được nghiên cứu và chứng minh khả năng tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ, giảm chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.
- Enzyme Nattokinase: Được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công làm sạch các cục máu đông và giúp lưu thông thoáng thành mạch.
Sử dụng Dưỡng Não Thái Minh liên tục trong 2 – 3 tháng giúp giảm triệu chứng của bệnh thiếu máu não như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tê bì chân tay…
☛ Đọc thêm: Tổng hợp review Dưỡng não Thái Minh
Mọi thắc mắc về sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh cũng như bệnh lý thiếu máu não xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty