Làm sao để chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Thiếu máu não là bệnh lý phổ biến, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay do áp lực công việc, thói quen lười vận động… Vậy làm sao để chẩn đoán bệnh thiếu máu não một cách chính xác? Có những dấu hiệu nào để dễ dàng nhận biết từ sớm? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Làm sao để chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác? 1

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu não

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu não 1

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu não bao gồm:

– Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh thiếu máu não, nhất là những cơn thiếu máu cấp tính. Người bệnh hay cảm thấy chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt… ☛ Tham khảo thêm: Chóng mặt do thiếu máu: nguyên nhân – điều trị

Đau đầu thường xuyên: Người bệnh hay bị đau nhức ê ẩm, đau nửa đầu dữ dội, nhiều khi còn lan ra xung quanh thái dương, vùng chẩm và vai gáy. Đặc biệt là bị đau khi suy nghĩ, lo lắng hay di chuyển nhiều.

– Tê bì, nhức mỏi chân tay: Nhiều người bị thiếu máu não còn bị đau nhức ở các đầu ngón tay, tê bì, bứt rứt chân tay, cảm giác như có kiến bò.

– Giảm khả năng tư duy, suy giảm trí nhớ: Khi các tế nào não không có đủ oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến không hoạt động tốt có thể ảnh hưởng tới trí nhớ. Người bệnh hay bị quên, nặng có thể không nhớ rõ ngày tháng hay các sự kiện gần đây, tên người quen.

– Mất ngủ: Thiếu máu lên não có thể gây ra tình trạng rối loạn về giấc ngủ như ngủ không sâu giấc, khó ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm…

– Ngoài ra, một số người còn đột ngột thấy hồi hộp, tim đập mạnh…

Thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn tai biến mạch máu não với các triệu chứng điển hình như đột ngột méo miệng, yếu chân tay một bên, mất phối hợp động tác, rối loạn ngôn ngữ… Trong những trường hợp này cần đưa người bệnh đi cấp cứu để có biện pháp khắc phục kịp thời.

☛ Tìm hiểu thêm: Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Triệu chứng của bệnh thiếu máu não có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, khi thấy một trong những dấu hiệu cảnh báo ở trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác. Từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

2. Những phương pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác

Các bác sĩ dựa vào tình trạng của bệnh nhân mà lựa chọn các phương pháp chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân, vị trí và mức độ thiếu máu não.

2.1. Dựa vào triệu chứng

2.1. Dựa vào triệu chứng 1

Phương pháp đầu tiên để chẩn đoán bệnh thiếu máu não, đơn giản nhưng mà không phải bỏ qua đó là dựa vào các triệu chứng của người bệnh mô tả. Bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi các dấu hiệu mà bạn đang gặp phải, tiền sử gia đình có người mắc bệnh thiếu máu não hay không? Từ đó có những hướng đi tiếp theo để xác định bệnh.

Trong những trường hợp thiếu máu não cục bộ gây ra cơn đột quỵ khiến người bệnh mất ý thức, ngôn ngữ thì bác sĩ phải khai thác thông tin từ người chứng kiến hoặc người đưa bệnh nhân đến.

Trong nhiều trường hợp các triệu chứng của bệnh thiếu máu não không rõ ràng, nhất là thiếu máu não thoáng qua dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác, các bác sĩ phải tiến hành chẩn đoán phân biệt thiếu máu não với bệnh lý tương tự:

Đau nửa đầu: Thường có tiền triệu, tiến triển từ từ trong khoảng 30 phút hoặc lâu hơn. Người bệnh có các cơn đau đầu kèm sợ ánh sáng, buồn nôn…

– Cơn hạ đường huyết: Thường có tiền sử đái tháo đường. Chẩn đoán phân biệt nhanh bằng cách tiêm glucose tĩnh mạch hoặc uống nước đường.

– Ngất: Thường do bệnh lý tim mạch, gây mất ý thức ngắn đột ngột, không có các dấu hiệu thần kinh khu trú khác.

– Động kinh cục bộ: Khởi phát khu trú ở một bộ phận rồi lan sang nơi khác. Lúc này có thể dùng điện não đồ để chẩn đoán phân biệt.

– Mất trí nhớ thoáng qua: Người bệnh cứ hỏi đi hỏi lại một câu hỏi, kéo dài nhiều giờ.

Từ những triệu chứng lâm sàng này, bác sĩ sẽ chỉ định những kỹ thuật tiếp theo.

2.2. Xét nghiệm lưu huyết não

Một phương pháp khác để chẩn đoán bệnh thiếu máu não là kiểm tra lưu lượng tuần hoàn máu của não bộ để xác định xem người bệnh có gặp vấn đề nào không.

Thông thường đo lưu lượng máu thông qua việc sử dụng thiết bị siêu âm. Một đầu dò được đặt trong động mạch ở cổ hoặc đáy sọ và đo lượng máu chảy qua. Kỹ thuật này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng các động mạch.

2.3. Sinh hóa máu

2.3. Sinh hóa máu 1

Xác định nguyên nhân gây thiếu máu não có phải xơ vữa động mạch không, xác định tình trạng rối loạn lipid, nhất là tăng lipoprotein… Các bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và thực hiện các chỉ số cần thiết.

2.4. Siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ động mạch đốt sống – thân nền

Động mạch là nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào não bộ. Vì vậy, kỹ thuật siêu âm các hệ động mạch cảnh, đốt sống – thân nền là phương pháp cần thiết trong chẩn đoán bệnh thiếu máu não. Nó giúp phát hiện các tổn thương xơ vữa động mạch hay tình trạng dày lớp nội mạc trung mạc động mạch.

2.5. Điện tim, siêu âm tim

2.5. Điện tim, siêu âm tim 1

Phương pháp siêu âm tim giúp kiểm tra lưu lượng máu bằng sóng âm thanh có cường độ cao. Các sóng siêu âm này gửi qua thiết bị đầu dò và phản xạ khỏi cấu trúc khác nhau của tim (tiếng vang). Những tiếng này được chuyển đổi thành âm thanh giúp đánh giá các buồng tim có chứa đầy máu và bơm đến các phần còn lại như não bộ tốt hay không.

Từ đó giúp xác định nguyên nhân gây thiếu máu não do các bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, các dạng loạn nhịp khác, tổn thương van tim…

2.6. Siêu âm doppler xuyên sọ (TCD)

2.6. Siêu âm doppler xuyên sọ (TCD) 1

Đây là kỹ thuật siêu âm cho phép bác sĩ đo vận tốc máu di chuyển qua các động mạch của não, từ đó phản ánh lưu lượng tuần hoàn ở các động mạch lớn trong não, động mạch mắt.

Các thông tin cung cấp giá trị về mức độ đầy đủ của lưu lượng máu, khả năng thích ứng với nhu cầu oxy cao hơn của động mạch, các cục máu đông nhỏ có xu hướng đi vào động mạch trong não không, một lỗ nhỏ trên tim có cho phép máu tĩnh mạch vào hay không… từ đó phát hiện tình trạng hẹp động mạch dưới đòn.

Phương pháp này hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh thiếu máu não liên quan đến mạch máu như xơ vữa động mạch, thuyên tắc mạch, co thắt mạch…

2.7. Chụp cắt lớp vi tính (CT)

2.7. Chụp cắt lớp vi tính (CT) 1

Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp sử dụng máy quét gửi các tia X qua não bộ để tạo ra các lát cắt của khu vực đang nghiên cứu. Mỗi tia X này kéo dài 1 phần nghìn giây. Trong một số trường hợp, chất cản quang có chứa iot được tiêm vào máu khi chụp làm cho các mạch máu và một số cấu trúc bên trong não bộ rõ hơn trên hình ảnh chụp CT.

Chụp CT giúp bác sĩ có những thông tin quan trọng dưới đây:

  • Loại trừ trường hợp tai biến mạch máu não do chảy máu não.
  • Đảm bảo thăm khám hình ảnh được tiến hành trong vòng 20 phút ngay sau khi nhập viện.
  • Cho biết vị trí tổn thương, mức độ tổn thương nhu mô, vùng tổn thương thuộc cấp máu của động mạch nào…

2.8. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

2.8. Chụp cộng hưởng từ (MRI) 1

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chụp hình ảnh não bằng từ trường lớn. Nó giúp xác định vị trí và mức độ tổn thương não do thiếu máu não gây ra nhưng hình ảnh chi tiết và sắc nét hơn.

Nó có thể phân biệt giữa tắc nghẽn dòng máu do cục máu đông, thiếu máu cục bộ thoáng qua, hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay chảy máu… Phương pháp này nhạy hơn CT trong việc phát hiện những thay đổi do thiếu oxy đến các tế bào não trong 24 giờ sau khi đột quỵ. Ngoài ra, nó còn giúp xác định các vùng não bị tổn thương nhỏ tốt hơn hình ảnh CT.

Có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu não bằng chụp mạch cộng hưởng từ để đo lưu lượng máu qua các mạch máu. Nó giúp nhìn thấy cả dòng máu chảy bên trong mạch và tình trạng của thành mạch máu. Từ đó giúp xác định xem có hẹp mạch máu hay không, mạch máu có bất thường không…

2.9. Chụp mạch số hoá nền (DSA)

Đây là kỹ thuật được chỉ định phổ biến trong chẩn đoán thiếu máu não. Phương pháp này cũng sử dụng các tia X để có những hình ảnh chi tiết nhất về các mạch máu não. Từ đó giúp phát hiện những tổn thương não bộ cũng như các bất thường.

3. Những lưu ý khi đi xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não?

Để chẩn đoán bệnh thiếu máu não được chính xác nhất, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín có bác sĩ chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm.

Thiếu máu não do nhiều nguyên nhân gây ra như thần kinh vận mạch, mạch máu, các bệnh tim mạch… Bệnh thường được xác định ở chuyên khoa thần kinh. Vì vậy, bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám mạnh về khoa này. Một số bệnh viện bạn có thể tham khảo như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những thông tin dưới đây để các kỹ thuật chẩn đoán bệnh thu được kết quả tốt nhất:

3.1. Trước khi thực hiện chẩn đoán

3.1. Trước khi thực hiện chẩn đoán 1

CT, MRI… là các kỹ thuật không gây đau và không cần tới thuốc mê. Tuy nhiên với những đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, người bị bệnh kích động… có thể cần dùng thuốc gây mê hoặc an thần. Lúc này, bệnh nhân cần người thân đưa về nhà do không đủ tỉnh táo để có thể tự lái xe về.

Hầu hết các phương pháp chẩn đoán thiếu máu não phải yêu cầu bỏ các vật dụng bằng kim loại, điện thoại, đồng hồ, răng giả… Do đó bạn nên để những trang sức ở nhà hoặc để trong tủ khóa của bệnh viện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần báo với bác sĩ về các dị vật trong cơ thể. Quần áo thông thường có nút, khóa… có thể bằng kim loại nên thường được nhân viên y tế sẽ yêu cầu thay trang phục chuyên dùng để chụp CT, MRI… nên bạn có thể mặc quần áo thoải mái cho thuận tiện.

Nếu yêu cầu phải tiêm thuốc cản quang, bạn nên thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện chẩn đoán do có thể cần ngưng dùng thuốc huyết áp, tiểu đường… Vì vậy, những người mắc bệnh lý nền cần chú ý.

3.2. Trong khi thực hiện

3.2. Trong khi thực hiện 1

– Nhân viên y tế thường không có trong phòng khi thực hiện thao tác chụp, nhưng nếu bạn cảm thấy khó chịu hay gặp bất cứ vấn đề gì trong khi chụp đều có thể ra hiệu hay nói chuyện qua hệ thống điện đàm nội bộ.

– Để hình ảnh thu được sắc nét, không bị mờ bạn nên cố gắng giữ cố định phần đầu hay vị trí bác sĩ yêu cầu từ lúc bắt đầu đến khi được thông báo kết thúc.

– Trong khi chụp có âm thanh lớn phát ra từ máy, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn đeo nút chặn để hạn chế tiếng ồn.

3.3. Sau khi thực hiện

– Thời gian có kết quả chẩn đoán thường vào buổi chiều cùng ngày, trong thời gian này bạn có thể nghỉ ngơi cho đỡ mệt.

– Trong hầu hết các trường hợp chẩn đoán thiếu máu não thì sau khi thực hiện xong bạn có thể trở lại cuộc sống hàng ngày, làm việc và sinh hoạt bình thường.

– Với những người dùng thuốc an thần thì không nên lái xe trong vòng 24 giờ sử dụng thuốc.

Trên đây là những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác. Điều quan trọng là khi thấy các dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

Tài liệu tham khảo

  • https://neurology.ufl.edu/patient-care/strokepatients/additional information/diagnostic-testing/
  • http://www.benhvien103.vn/con-thieu-mau-nao-cuc-bo-thoang-qua/

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc: 19/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...