Thiếu máu não là bệnh phổ biến hiện nay và đang có xu hướng tăng cao ở người trẻ tuổi. Các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt do đó dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, những triệu chứng lại tiến triển khá nhanh và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Vậy thiếu máu não có nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
Mục lục
1. Thiếu máu não là bệnh gì?
Não là một bộ phận quan trọng, là trung tâm điều khiển của hệ thần kinh con người. Não thực hiện chỉ đạo và chi phối hầu hết các hoạt động trong cơ thể. Tế bào não rất nhạy cảm trong tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng do đó đòi hỏi cần được cung cấp máu một cách liên tục, đầy đủ.

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não làm giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào thần kinh. Khi đó, cấu trúc cũng như chức năng của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thiếu máu lên não gây ra các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, nhức mỏi chân tay… Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh không rầm rộ và thường bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bệnh tiến triển tương đối nhanh và gây nhiều tác động xấu khác tới sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thiếu máu não có chữa khỏi được không, cùng giải đáp tiếp nhé.
2. Nguyên nhân gây ra thiếu máu não
Thiếu máu não làm chức năng của hệ thần kinh suy giảm. Tình trạng này được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp có cách khắc phục hợp lý để đẩy lùi bệnh.
Theo các chuyên gia, các nguyên nhân gây ra thiếu máu não là:
2.1. Thiếu nguyên liệu tạo máu
Máu là dòng chất lỏng chứa hồng cầu thực hiện nhiệm vụ cung cấp, trao đổi oxy và dinh dưỡng tới toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não bộ và tế bào thần kinh.
Do có tuổi thọ nhất định, quá trình tạo hồng cầu được duy trì thực hiện liên tục. Điều này đòi hỏi cơ thể cần cung cấp đủ nguyên liệu để phục vụ cho quá trình sản sinh hồng cầu. Ngoài nhân hem thì sắt, vitamin B12 và folate là các yếu tố cần thiết để tạo máu.
Thiếu một trong những nguồn nguyên liệu này sẽ làm giảm số lượng hồng cầu trưởng thành được sinh ra. Theo đó, thể tích tuần hoàn giảm dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não.
2.2. Hẹp tắc động mạch
Não được cung cấp máu bởi các động mạch cảnh trong và các động mạch đốt sống. Khi lòng mạch bị hẹp tắc, lưu lượng máu qua đây giảm, thậm chí bị chặn lại từ đó ngăn cản tưới máu lên não và gây thiếu máu não.
80% nguyên nhân gây hẹp tắc động mạch được xác định do thành mạch bị xơ vữa. Cholesterol, calcium lắng đọng nhiều trong lòng mạch khiến tế bào thành mạch bị xơ hoá và làm thành mạch dày lên. Các mảng xơ vữa này không chỉ làm lòng mạch bị thu hẹp mà còn giảm tính đàn hồi, tăng nguy cơ vỡ thành mạch. Do đó khi nguyên nhân là tắc nghẽn mạch máu thì Thiếu máu lên não có nguy hiểm không? Điều này cực kỳ nguy hiểm vì khả năng gây đột quỵ rất cao đó nhé.
2.3. Huyết khối não

Huyết khối (còn được gọi là cục máu đông) là tập hợp các tế bào máu kết dính lại với nhau thành một khối lưu động trong lòng mạch máu. Kích thước còn nhỏ, các huyết khối vẫn có khả năng di chuyển ở các mạch máu lớn.
Tuy nhiên, lâu dần, các cục máu đông này lớn dần lên hoặc khi di chuyển tới mạch máu nhỏ hơn, huyết khối sẽ bị chặn lại do không đủ kích thước. Khi đó, dòng máu bị cản lại làm giảm lưu lượng tuần hoàn, giảm cung cấp oxy và dinh dưỡng tới các mô.
Huyết khối ở mạch máu não không được khắc phục kịp thời sẽ gây thiếu máu não. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị tai biến mạch máu não.
2.4. Tăng huyết áp

Huyết áp là thông số cho biết áp lực của máu lên thành mạch, được xác định với hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ. Tăng huyết áp không có nguyên nhân là dạng phổ biến nhất.
Khi huyết áp tăng, áp lực dòng máu lên thành mạch lớn gây tổn thương. Các tổn thương này có xu hướng xuất hiện nhiều ở mạch máu não làm phình mạch. Theo đó, nguy cơ chảy máu não, hình thành các mảng xơ vữa hoặc cản trở lưu thông dòng máu đến não tăng cao.
2.5. Các bệnh về tim
Tim là cơ quan quan trọng có chức năng bơm máu giàu oxy và dinh dưỡng tới toàn bộ cơ thể. Bên cạnh sức bền thành mạch thì sức khoẻ của tim cũng quyết định khả năng cung cấp máu tới các cơ quan khác.
Các bệnh về tim như suy tim, nhồi máu cơ tim… làm giảm hoạt động của cơ tim, từ đó hạn chế tim bơm máu lên não gây thiếu máu não. Vì vậy khi lưu lượng máu tới tim bị giảm thì tình trạng thiếu máu não cục bộ có nguy hiểm không? Chắc chắn là có rồi nhé.
3. Làm thế nào để nhận biết thiếu máu não sớm?
Thiếu máu não gây ra triệu chứng gì và dấu hiệu nhận biết sớm thế nào? Thiếu máu não ở giai đoạn nhẹ thường không có biểu hiện rầm rộ, ít gây tác động xấu tới cơ thể do đó thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, nhận biết và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu lại mang lại nhiều tích cực cho người bệnh.

Một số dấu hiệu nhận biết thiếu máu não sớm là:
- Đau nhức đầu thường xuyên, nhất là khi phải suy nghĩ, di chuyển
- Đau đầu, choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột
- Mất ngủ, giấc ngủ không liền mạch
- Suy giảm trí nhớ
- Tê bì, nhức mỏi tay chân
Các dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh lý khác. Dù vậy, cũng không nên bỏ qua mà hãy đi khám sức khỏe kịp thời. Xử lý các bệnh ở thời kỳ đầu luôn mang lại những lợi ích và hạn chế tối đa biến chứng gặp phải.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Dấu hiệu nhận biết nhanh thiếu máu não
4. Thiếu máu lên não có nguy hiểm không?
Não là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể và rất nhạy cảm trong tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng. Vậy thiếu máu não có nguy hiểm không? câu trả lời là có. Thiếu máu não là bệnh lý nguy hiểm do làm giảm đáp ứng các nhu cầu của não. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đây là bệnh thứ ba gây tử vong chỉ sau tim mạch và ung thư.
Thiếu máu não gây ra các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống người bệnh. Bệnh tiến triển với mức độ nhanh, triệu chứng ngày càng rầm rộ và liên tục. Điều này làm sức khỏe người bệnh suy yếu, chất lượng cuộc sống giảm sút. Không chỉ vậy, thiếu máu não giai đoạn muộn cũng gây ra các bất lợi cho điều trị.
Vậy thiếu máu não nguy hiểm như thế nào? Thiếu máu não có chết không? Khi kéo dài, thiếu máu não cũng làm suy thoái não nhanh chóng. Sự suy thoái này là không hồi phục do đó chức năng của não bộ giảm đi đáng kể. Theo đó, người bệnh có thể mắc phải các biến chứng như:
- Đột quỵ: còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi não bộ bị gián đoạn cung cấp máu gây thiếu oxy. Tình trạng này nhanh chóng làm chết não chỉ sau khoảng vài phút.
- Nhồi máu não: thiếu oxy và glucose cung cấp từ máu lên não trong thời gian dài khiến phần não bị hoại tử. Thời gian cấp cứu bệnh nhồi máu não càng trễ thì nguy cơ hoại tử não càng cao. Phần bị hoại tử thường rất khó, thậm chí không có khả năng hồi phục.
- Suy giảm hoặc mất các chức năng cơ thể: Rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng này là đều thắc mắc rằng thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nhé. Tình trạng này sẽ khiến cơ thể tê liệt, mất hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất khả năng ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm, liệt người…
- Teo não, chết não: các chỉ đạo từ trung ương thần kinh hoàn toàn không được đưa ra, cơ thể mất khả năng duy trì các hoạt động sinh ý ổn định.

Do vậy, thiếu máu não cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Các xét nghiệm và chẩn đoán sẽ giúp xác định được mức độ cũng như nguyên nhân gây bệnh để có hướng khắc phục đúng đắn. Một số xét nghiệm thường thấy là:
- Siêu âm Doppler xuyên sọ
- Chụp CT Scan sọ não
- Chụp cộng hưởng từ mạch máu não
- Chụp mạch số hóa xóa nền DSA
- Đo lưu huyết não

☛ Xem thêm: Cách chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác
5. Điều trị và phòng ngừa thiếu máu não
Sau khi đã tìm hiểu rõ hơn về vấn đề thiếu máu não có nguy hiểm không? Ngoài sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để bệnh cải thiện nhé. Có thể thấy, các ảnh hưởng của thiếu máu não gây ra đối với người bệnh là không nhỏ. Tuy nhiên, thiếu máu não cũng có khả năng được khắc phục và phòng ngừa. Tuân thủ các phương pháp dưới đây sẽ giúp điều trị và phòng ngừa thiếu máu não hiệu quả:
5.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng thiết yếu
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong cung cấp năng lượng cho các hoạt động chuyển hoá cũng như nguyên liệu cho các phản ứng hóa sinh khác. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cung cấp các nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể từ đó giúp các phản ứng tổng hợp các chất diễn ra thuận lợi.
Ở người thiếu máu não, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cung cấp các nguyên liệu tạo máu, thúc đẩy quá trình hình thành hồng cầu trưởng thành, hạn chế thiếu máu. Chế độ dinh dưỡng thiết yếu cũng góp phần nâng cao sức đề kháng cơ thể, giảm thoái hoá từ đó cải thiện sức khỏe não bộ hiệu quả.
☛ Tham khảo: Thực đơn tốt cho người bị thiếu máu não
5.2. Vận động thường xuyên
Vận động, hoạt động thường xuyên là giải pháp bảo vệ sức khỏe đơn giản mà hiệu quả ở cả người khoẻ mạnh và người bệnh thiếu máu não. Chúng không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn phòng ngừa nhiều bệnh tật khác.
Các bài tập thể dục cũng giúp thư giãn gân cốt, kích thích tuần hoàn từ đó thúc đẩy tăng cường máu lưu thông lên não. Người bị thiếu máu não cần xây dựng chế độ tập luyện thường xuyên phù hợp với tình trạng cơ thể để cải thiện bệnh hợp lý.
5.3. Thay đổi lối sống lành mạnh

Lối sống không khoa học như thức khuya, nằm nhiều, lười vận động… gây nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, nhất là hệ thần kinh. Các thói quen này dễ gây ảnh hưởng tới thần kinh khiến chúng căng thẳng, mệt mỏi.
Đối với người thiếu máu não, lối sống này sẽ làm tình trạng bệnh trở nặng và khó hồi phục hơn. Do đó, thay đổi lối sống lành mạnh là giải pháp cần thiết. Các thói quen tốt cũng vừa giữ cho cơ thể cân bằng vừa góp phần thư giãn thần kinh, từ đó cải thiện bệnh hiệu quả.
5.4. Khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khoẻ định kỳ là biện pháp được khuyến cáo với mọi người bệnh. Chúng giúp đánh giá sức khoẻ một cách tổng quan, theo sát tiến độ của bệnh để từ đó có hướng xử lý kịp thời.
Theo các chuyên gia, người thiếu máu não nên thường xuyên đi khám sức khoẻ định kỳ hoặc tái khám ngay khi có biểu hiện lạ. Thời gian cho mỗi lần tái khám khuyến khích tối thiểu 6 tháng/lần.
5.5. Sử dụng các thực phẩm bổ não
Các thực phẩm chức năng từ lâu đã được nhiều người bệnh sử dụng để cải thiện tình trạng thiếu máu não. Với thành phần từ thiên nhiên, các sản phẩm có độ an toàn và lành tính cao. Không chỉ vậy, các vị dược liệu trong viên uống đều bắt nguồn từ các bài thuốc cổ truyền, mang lại công dụng bổ não, tăng tuần hoàn máu não, phòng ngừa tắc mạch hiệu quả.
Với các ưu điểm của mình, thực phẩm chức năng giúp các triệu chứng của bệnh được cải thiện nhanh chóng.

Dưỡng Não Thái Minh là một trong những sản phẩm được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay. Sản phẩm chứa cao chiết từ các dược liệu: Bạch quả, Thạch tùng, Đinh lăng… có công dụng:
- Hỗ trợ làm sạch cục máu đông, phòng ngừa tắc mạch.
- Thúc đẩy tăng tuần hoàn máu não, góp phần tăng tưới máu lên não.
- Hỗ trợ phòng ngừa thoái hoá não.
Với cơ chế tác động kiềng 3 chân vững chắc, sản phẩm mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị thiếu máu não nhanh chóng. Dưỡng Não Thái Minh dùng được cho nhiều đối tượng, bao gồm người trên 12 tuổi và người mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch khác. Sử dụng thực phẩm bổ não là giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thiếu máu não hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp người bệnh hiệu rõ tình trạng thiếu máu não có nguy hiểm không? và cách khắc phục cũng như phòng ngừa hiểu quả. Thiếu máu não luôn tiến triển trong âm thầm và nguy cơ gây đột quỵ, bệnh mạch vành hay các bệnh lý nguy hiểm khác rất cao, vì vậy chúng ta không được chủ quan. Khi xuất hiện các dấu hiệu kể trên dù ít hay nhiều, hãy tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị nhé.
☛ Xem đầy đủ: Công dụng của Dưỡng Não Thái Minh trị bệnh gì?