7 triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình nhất

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Bạn xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hay quên các sự việc diễn ra gần đây… và lo lắng không biết là bệnh lý gì, liệu có phải do thiếu máu não hay không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình và cách chẩn đoán trong bài viết dưới đây.

7 triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình nhất 1

Bệnh thiếu máu não ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

2. Bệnh thiếu máu não ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? 1

Não bộ là cơ quan chỉ huy của cơ thể, điều khiển các chức năng vận động, mọi hoạt động sinh học từ tiêu hoá, tim mạch, tư duy phức tạp… Vì vậy dù chỉ chiếm 2,5% trong lượng của cơ thể nhưng nó cần đến 15-20% tổng lượng máu và lưu lượng máu phải đạt 50-55 ml/100g mô não/phút để duy trì các chức năng bình thường của não bộ.

Vì vậy khi lượng máu đến não bị suy giảm ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào lưu lượng và cả thời gian giảm tưới máu não.

– Thời gian:

Các tế bào não không được cung cấp máu oxy trong 10 giây có thể dẫn đến rối loạn, tai biến mạch máu não. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, dẫn đến tử vong.

– Lưu lượng:

  • CBF < 40 ml/100g mô não/phút: việc sử dụng glucose cho não bộ bị gián đoạn.
  • CBF < 30 ml/100g mô não/phút: làm rối loạn tổng hợp protein.
  • CBF từ 10 – 25 ml/100g mô não/phút: bắt đầu tổn thương tế bào thần kinh và gây rối loạn.
  • CBF < 8 ml/100g mô não/phút: các tế bào bắt đầu hoại tử, chế gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Như vậy, nếu tình trạng thiếu máu não xảy ra càng lâu và lưu lượng máu giảm nhiều có thể gây tai biến mạch máu não ảnh hưởng tới chức năng vận động, cảm nhận, thị lực… nghiêm trọng gây tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong.Vậy triệu chứng máu không lên não là gì? Cùng đọc tiếp bài viết nhé.

☛ Đọc thêm: Biến chứng nguy hiểm của thiếu máu não 

7 triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình

Triệu chứng của thiếu máu não đều liên quan đến mất chức năng của các mô não bị thiếu máu. Dưới đây là 7 triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

Triệu chứng 1: Đau đầu

3.1. Triệu chứng 1: Đau đầu 1

Triệu chứng của bệnh thiếu máu não mà bất kỳ ai cũng gặp phải đó là đau đầu và nặng đầu.

– Nguyên nhân: Tình trạng thiếu máu não làm suy giảm dòng máu đến não bộ khiến tế bào não không đủ chất dinh dưỡng và oxy để hoạt động. Ngoài ra, tình trạng này còn làm gia tăng chất hóa học trung gian và gốc tự do gây hại, dẫn đến tăng hoạt động của bạch cầu, làm tăng tổng hợp chất giãn mạch gây đau đầu.

– Biểu hiện: cơn đau khu trú, cố định ở một vùng nhất định của não. Đôi khi lan tỏa cả đầu, dữ dội khiến người bệnh khó tập trung vào những việc đang làm.

Tình trạng này trở nên nặng hơn sau khi ngủ dậy, thay đổi tư thế đột ngột, làm việc căng thẳng hay suy nghĩ nhiều.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Tại sao thiếu máu não lại gây đau đầu?

Triệu chứng 2: Hoa mắt, chóng mặt

3.2. Triệu chứng 2: Hoa mắt, chóng mặt 1

Triệu chứng điển hình thứ 2 của thiếu máu não là hoa mắt, chóng mặt.

– Nguyên nhân: Khi thiếu máu não ở hệ động mạch đốt sống nền có thể ảnh hưởng tới tiền đình. Lúc này cơ quan này không đủ oxy để thực hiện chức năng giữ thăng bằng hay cảm nhận vị trí trong không gian.

– Biểu hiện: người bệnh thấy chóng mặt, mất điều hòa, lảo đảo, mất thăng bằng, chóng mặt có hoặc không có buồn nôn và nôn, nhức đầu, ù tai…

Triệu chứng 3: Tê bì chân tay

3.3. Triệu chứng 3: Tê bì chân tay 1

Triệu chứng bệnh thiếu máu não mà thường gặp ở đa số người lớn tuổi và những người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng lâu khi làm việc là tê bì chân tay.

– Nguyên nhân: Khi não bộ bị thiếu máu, cơ thể sẽ bù trừ bằng cách lấy lượng máu từ các vùng có nhu cầu ít hơn như ngón tay, ngón chân… để đẩy về não bộ. Điều này dẫn đến không đủ máu ở các chi gây tê bì.

– Biểu hiện: Các đầu ngón tay, ngón chân cảm giác râm ran như có kiến bò đau âm ỉ hoặc thành từng cơn về đêm. Chúng trở nên nghiêm trọng hơn khi tay di chuyển sang bên đối diện hoặc giơ cao lên đầu.

Triệu chứng 4: Suy giảm trí nhớ

3.4. Triệu chứng 4: Suy giảm trí nhớ 1

Một triệu chứng phổ biến của thiếu máu não là suy giảm trí nhớ.

– Nguyên nhân:

Khi tế bào não bị thiếu oxy có thể kích hoạt tế bào hình sao của thần kinh trung ương, dẫn đến thoái hóa và tổn thương tế bào thần kinh.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu thiếu máu não đã xảy ra hiện tượng stress oxy hóa như sự thay đổi chất oxy hóa (nitric oxide, cyclooxygenase-2…). Tổn thương oxy hóa này gia tăng có thể liên quan đến rối loạn chức năng cholinergic trung tâm, rối loạn chức năng ghi nhớ trong không gian, suy giảm khả năng học tập và trí nhớ khi làm việc.

– Biểu hiện: Người bệnh thiếu máu não có triệu chứng hay quên, nhất là những chi tiết của các sự kiện gần đây và thông tin mới thu nhận được, suy giảm khả năng làm việc, hỏi một câu lặp lại nhiều lần…

Triệu chứng 5: Mất ngủ

3.5. Triệu chứng 5: Mất ngủ 1

Triệu chứng điển hình thứ 5 của bệnh thiếu máu não là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

– Nguyên nhân: Não chỉ huy các hoạt động sống của cơ thể, trong đó có giấc ngủ. Thiếu máu não làm giảm lưu thông máu lên não bộ dẫn đến không đủ glucose và oxy để nuôi dưỡng, làm suy nhược hệ thần kinh trung ương gây mất ngủ.

– Biểu hiện: người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ, không buồn ngủ, trở mình mãi không ngủ được. Khi ngủ được thì lại không sâu giấc, nửa đêm thức giấc, bồn chồn, chân tay tê buồn. Điều này dẫn đến tình trạng sáng dậy thiếu ngủ, mệt mỏi, ban ngày ngủ gà ngủ gật.

Triệu chứng 6: Đau dọc sống lưng

3.6. Triệu chứng 6: Đau dọc sống lưng 1

Một triệu chứng khác ở người thiếu máu não là đau dọc sống lưng.

– Nguyên nhân: thiếu máu não do khí huyết kém lưu thông có thể gây ứ trệ lượng máu nuôi dưỡng đến các vùng vai gáy.

– Biểu hiện: người bệnh bị đau mỏi vai gáy, cứng cổ, dọc các xương sườn. Tình trạng này gây khó khăn trong việc quay, nghiêng người và cúi.

Triệu chứng 7: Suy giảm thị lực

3.7. Triệu chứng 7: Suy giảm thị lực 1

Triệu chứng thứ 7 của thiếu máu não là suy giảm thị lực.

– Nguyên nhân: Một trong những động mạch trong não bộ đảm nhận chức năng cung cấp máu cho mắt. Khi lưu lượng máu ở những động mạch này bị giảm có thể dẫn đến suy giảm thị lực.

– Biểu hiện: nhìn mờ, nhìn đôi, mất thị lực đột ngột thoáng qua.

Ngoài ra, nếu cơn thiếu máu não gây đột quỵ có các triệu chứng đột ngột như khuôn mặt bị lệch sang một bên, không nhấc được cánh tay, líu lưỡi, không nói được…

Cần lưu ý rằng không phải tất cả người bệnh thiếu máu não đều có các biểu hiện như trên, ngoài ra những triệu chứng này khá giống với bệnh lý rối loạn tiền đình. Do đó, khi thấy xuất hiện một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… không nên tự kết luận là bệnh thiếu máu não mà bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

Chẩn đoán thiếu máu não như thế nào?

4. Chẩn đoán thiếu máu não như thế nào? 1

Dựa vào tình trạng thiếu máu não mà có các phương pháp chẩn đoán thích hợp như:

  • – Thăm hỏi triệu chứng: Điều đầu tiên bác sĩ kiểm tra là các triệu chứng mà bạn gặp phải, một số câu hỏi sẽ được đặt ra như tần suất, mức độ đau, gia đình có ai mắc bệnh thiếu máu não hay không…
  • – Kiểm tra máu: để xác định nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não có phải do xơ vữa động mạch không. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu và làm các chỉ số quan trọng như cholesterol máu, triglycerid máu…
  • – Siêu âm Doppler xuyên sọ: xác định vị trí động mạch não bị hẹp nhờ tiếng thổi tâm thu trên đường đi của hõm dưới đòn hay động mạch đốt sống.
  • – Chụp cắt lớp vi tính CT: thu được hình ảnh các mạch máu và cấu trúc bên trong của não bộ bằng máy quét có tia X chiếu vào não bộ.
  • – Chụp cộng hưởng từ MRI: thu được hình ảnh mạch máu của não bộ một cách chi tiết và sắc nét bằng thiết bị có sóng từ trường lớn.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Cách chẩn đoán bệnh thiếu máu não chính xác nhất

Chữa bệnh thiếu máu não như thế nào cho hiệu quả?

Sau khi đã hiểu rõ hơn về các triệu chứng thiếu máu não như thế nào? Thì phải tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây thiếu máu não mà bác sĩ sẽ xây dựng phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp điều trị thiếu máu não hiệu quả:

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:

5. Chữa bệnh thiếu máu não như thế nào cho hiệu quả? 1

Những người bị thiếu máu não cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là những người bị xơ vữa động mạch, thiếu máu…

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như mỡ động vật, dầu ăn chiên lại nhiều lần… thay vào đó là bổ sung các món ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa, sắt như gan lợn, tiết lợn, sò biển, đậu lành, cá hồi…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin để cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ.

☛ Tham khảo thêm: Thực đơn hàng ngày cho người bệnh thiếu máu não

– Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh:

5. Chữa bệnh thiếu máu não như thế nào cho hiệu quả? 2

Một phương pháp quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu não là xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh. Người bệnh cần phải loại bỏ những yếu tố làm tăng nguy cơ gây thiếu máu não như căng thẳng thường xuyên, hút thuốc lá, ngủ gối đầu cao, lười vận động… Thay vào đó là thực hiện một số hoạt động dưới đây:

  • Chơi thể dục thể thao, mỗi lần khoảng 30 phút, một tuần 5 lần.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, học cách thư giãn trong giờ làm việc, không nên để mệt mỏi quá mức.
  • Học cách kiểm soát cảm xúc, bớt suy nghĩ hay lo lắng.

– Xoa bóp, bấm huyệt:

Một cách khác để cải thiện các triệu chứng của thiếu máu não là xoa bóp, bấm huyệt.

  • Nếu như bạn thường xuyên bị đau đầu, ù tai, chóng mặt có thể xoa bóp trán với tốc độ vừa phải, dùng đầu ngón tay trải da đầu từ trán ra sau gáy, xoa bóp gáy. Mỗi động tác thực hiện từ 5 – 10 lần. Kết hợp với ấn huyệt phong trì và bạch huyệt khoảng 2 – 3 phút.
  • Nếu bị mệt mỏi, căng thẳng thần kinh thì bấm huyệt thái xung, tâm âm giao khoảng 2 – 3 phút.
  • Nếu bạn bị suy giảm trí nhớ, mất ngủ thì lấy lòng bàn tay xoa xát lòng bàn chân khoảng 20 – 30 lần. Kết hợp với ấn huyệt nội quan, thần môn khoảng 2 – 3 phút.

– Sử dụng thuốc:

5. Chữa bệnh thiếu máu não như thế nào cho hiệu quả? 3

Các thuốc điều trị triệu chứng bệnh thiếu máu não bao gồm:

Thuốc điều trị bệnh lý nền: như stain (cho người bệnh xơ vữa động mạch), glycosid tim, nitrat (cho người mắc bệnh tim)…

Thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin hoặc thuốc làm loãng máu như heparin…

Các thuốc tăng lưu lượng máu trong não như:

  • Cinnazinin: tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu lên não bộ.
  • Vinpocetin: tăng bơm máu lên não, kích thích chuyển hóa trong não và cải thiện lưu lượng dòng máu trong não bộ.
  • Ginkgo biloba: thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện tính lưu biến của máu.
  • Piracetam: tác động đến hệ thần kinh trung ương, tăng ngưỡng chịu đựng khi tế bào não bị giảm oxy và glucose.
  • Dưỡng Não Thái Minh: đã được cấp phép bởi Bộ Y tế giúp cải thiện lâu dài tình trạng thiếu máu lên não cũng như các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ…

5. Chữa bệnh thiếu máu não như thế nào cho hiệu quả? 4

– Phẫu thuật:

Nếu thấy dị dạng mạch máu não, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để giải quyết triệt để bệnh.

Đối với xơ vữa động mạch làm hẹp trên 70% lượng máu lên não có thể cần cắt nội mạc động mạch cảnh hoặc đặt stent.

Trên đây là 7 triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình. Biểu hiện có thể khác nhau ở mỗi người, do đó người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 21/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...