Thiếu máu não gây ảnh hưởng tới cấu trúc, chức năng của não cũng như các hoạt động bình thường của cơ thể. Bên cạnh các liệu pháp phòng ngừa, khắc phục bệnh thì việc sử dụng các thực đơn cho người thiếu máu não là điều cần thiết. Tuân thủ thực đơn hàng ngày giúp tăng cường tuần hoàn, cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả.
Mục lục
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não là tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng nuôi não do tình trạng giảm lưu lượng máu lên não. Bệnh được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó thiếu nguyên liệu tạo máu chiếm tới 70% trong số các nguyên nhân gây bệnh.

Bổ sung đầy đủ các nguyên liệu tạo máu cho cơ thể là giải pháp bắt buộc để cải thiện tình trạng thiếu máu. Cung cấp nguyên liệu tạo máu từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày là liệu pháp đơn giản mà hiệu quả được nhiều các chuyên gia ghi nhận.
Theo đó, thực đơn cho người thiếu máu não cần đảm bảo nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ về số lượng và chất lượng, cụ thể như sau:
1.1. Bổ sung đủ Sắt
Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết được phân bố đều khắp cơ thể. Sắt tham gia hỗ trợ tổng hợp hemoglobin (protein trong hồng cầu đảm nhận chức năng trao đổi, vận chuyển O2 và CO2 giữa phổi và tế bào). Sắt được hấp thu trong cơ thể chủ yếu ở dạ dày và đoạn đầu ruột non.

1.2 Bổ sung đủ vitamin nhóm B
Vitamin B6, B9 và B12 là những vitamin nhóm B tan được trong nước và rất cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu. Đây đều là các nguyên liệu cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được do đó nguồn cung cấp chính đến từ dinh dưỡng bên ngoài.
Bổ sung đầy đủ các vitamin nhóm B giúp cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả. Đồng thời, folate (vitamin B9) cũng góp phần ngăn ngừa ảnh hưởng tới thai nhi ở phụ nữ mang thai.
Nguồn dinh dưỡng này được tìm thấy nhiều trong: các loại rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, các loại đậu khô, đậu Hà Lan, gan, nấm men…
1.3 Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa
Thoái hoá não cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu não ở người bệnh. Hiện nay, chưa có liệu pháp đẩy ngược quá trình lão hoá xong có thể ngăn cản chúng bằng các chất chống oxy hoá.
Theo đó, bổ sung chất chống oxy hoá từ thực đơn hàng ngày mang lại hiệu quả điều trị thiếu máu não cao được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá phải kể đến: trà xanh, cà rốt, rau bina, rau lá xanh, việt quất, cà chua, các loại hạt…
☛ Tham khảo: Top 11 thực phẩm “vàng” giúp tăng cường máu lên não
2. Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu não
Các dưỡng chất đưa vào trong cơ thể cần có thời gian hấp thu và được hấp thu ở những cơ quan khác nhau. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu tạo máu luôn được cung cấp đầy đủ, dinh dưỡng cho người bệnh cần đảm bảo duy trì liên tục hàng ngày.
Dưới đây là thực đơn duy trì cho người thiếu máu não tham khảo:
2.1. Ngày 1
Bữa sáng: 2 lát bánh mì nguyên hạt, 5-7 hạt hạnh nhân hoặc hạt điều, ăn kèm 1 quả chuối hoặc 1 cốc sữa. Đến giữa buổi, có thể ăn nhẹ một loại quả như táo, ổi, chuối…
Bữa trưa: Rau xanh và cá (khuyến khích sử dụng cá hồi do hàm lượng Sắt trong cá hồi tương đối cao). Đến giữa buổi chiều, uống trà xanh kèm bánh quy kem cho bữa ăn nhẹ.
Bữa tối: Thịt (thịt gia cầm hoặc thịt bò), khoai lang và bông cải xanh.

2.3. Ngày 3
Bữa sáng: Bánh mì nướng bơ trứng ăn cùng salad cà chua hoặc ngũ cốc ăn sáng. Ăn bữa ăn nhẹ bằng các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều…
Bữa trưa: Thịt bò xào súp lơ, cà rốt, rau lá xanh, 1 quả chuối tráng miệng. Sử dụng 1 cốc sữa cho bữa ăn nhẹ buổi chiều.
Bữa tối: Thịt bò sốt cà chua, mì ống spaghetti sốt cà chua ăn cùng gà nướng.

2.5. Ngày 5
Bữa sáng: Bánh mì ăn cùng mứt (mứt dâu, mứt cam…), 1 cốc nước ép cam hoặc 1 quả trứng luộc. Ăn nhẹ bằng trái cây như táo, chuối, kiwi…
Bữa trưa: Thịt gà rang, rau lá xanh (các loại cải, rau bina…) luộc hoặc xào. Bữa ăn chiều ăn nhẹ bằng trái cây sấy.
Bữa tối: Salad rau củ và thịt lợn luộc

2.7. Ngày 7
Bữa sáng: Ngũ cốc ăn kèm với 1 cốc sữa mật ong. Sử dụng cam hoặc trái cây khô cho bữa ăn nhẹ.
Bữa trưa: Thịt gia cầm kho, rau lá xanh luộc và khoai tây nghiền. Bữa ăn chiều sử dụng các loại hạt, phô mai hoặc trái cây khô.
Bữa tối: Thịt bò xào cà rốt, súp lơ, mì ống sốt cà chua.
3. Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người thiếu máu não

Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cũng như cải thiện thiếu máu não. Tuy nhiên, bên cạnh xây dựng thực đơn theo nguyên tắc dinh dưỡng cũng cần có những lưu ý sau đây:
- Tránh sử dụng cùng thực phẩm giàu Canxi: Hàm lượng Canxi cao làm cản trở quá trình hấp thu Sắt do đó không mang lại hiệu quả cung cấp Sắt cho cơ thể cao. Thực phẩm giàu canxi gồm: sữa và chế phẩm từ sữa, đậu nành, đậu phụ…
- Hạn chế dùng cùng phẩm chứa Gluten: Lượng gluten cao làm ảnh hưởng tới đường ruột do đó gián đoạn quá trình hấp thu Sắt và acid folic. Gluten có nhiều trong: lúa mì, các loại bia, bánh ngọt…
- Hạn chế sử dụng kèm đồ chứa tanin: Theo nghiên cứu, tannin cản có khả năng cản trở hấp thu Sắt tương đối cao do đó cần lưu ý tránh đưa các thực phẩm giàu tanin cho người thiếu máu não. Tanin được tìm thấy nhiều trong: cà phê, trà đen, nho, ngô…
- Tránh dùng cùng thực phẩm chứa acid oxalic: Acid oxalic có khả năng kết hợp với Sắt để tạo phức oxalat làm giảm nồng độ Sắt tự do trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây thiếu Sắt vì vậy cần lưu ý khi xây dựng thực đơn. Các thực phẩm giàu acid oxalic gồm: rau mùi tây, chocolate, đậu phộng…
☛ Tìm hiểu thêm: Người thiếu máu não nên ăn gì và kiêng gì?
Bài viết trên cung cấp tới bạn đọc thực đơn tham khảo cho người thiếu máu não. Hy vọng rằng qua đây bạn đọc sẽ xây dựng và lựa chọn được thực đơn phù hợp cho tình trạng bệnh.