Chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh khắc phục như thế nào?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Tiền mãn kinh là giai đoạn xuất hiện ở phụ nữ trung niên với những biểu hiện rối loạn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh là triệu chứng thường gặp nhất. Bệnh xuất hiện không chỉ gây mệt mỏi, suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tinh thần người bệnh.

1. Thế nào là mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh?

Tiền mãn kinh (còn được gọi là quá trình chuyển tiếp mãn kinh) là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Đây là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc quá trình sinh sản. Sau tiền mãn kinh sẽ chuyển sang mãn kinh, người phụ nữ lúc này sẽ ngừng có kinh nguyệt.

Thông thường, tiền mãn kinh xuất hiện ở độ tuổi 45 – 55. Tiền mãn kinh xảy ra làm suy giảm hormone của cơ thể từ đó gây ra các ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như tâm sinh lý người bệnh.

1. Thế nào là mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh? 1
Tiền mãn kinh gây cảm giác nóng bức đột nhiên xuất hiện, kéo dài từ 2 – 4 phút, thường đi kèm đổ mồ hôi.

Tuỳ vào cơ địa từng người, thời kỳ tiền mãn kinh có thể xuất hiện sớm hoặc muộn. Các triệu chứng ảnh hưởng trên từng đối tượng cũng không giống nhau, bao gồm: mất ngủ, dễ cáu gắt, đổ mồ hôi về đêm, nhức đầu, hồi hộp, lo âu…

Mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh là triệu chứng mà hầu hết phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh đều gặp phải. Nó xuất hiện khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc giữa đêm, khó ngủ trở lại. Theo đó, mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh gây hệ luỵ lên sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh.

Tiền mãn kinh có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều nhất 4 năm. Khi đó, mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh có thể gây ra các ảnh hưởng nặng nề tới người phụ nữ do đó cần được khắc phục kịp thời.

2. Nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh

Theo thống kê, có tới ¼ phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi 30 – 35 bắt đầu đối diện với những thay đổi thời kỳ tiền mãn kinh. Trong đó, đa số đều xuất hiện triệu chứng mất ngủ.

Nguyên nhân gây mất ngủ giai đoạn này được xác định do:

2.1. Thay đổi nội tiết tố

2.1. Thay đổi nội tiết tố 1
Tiền mãn kinh có mối liên quan mật thiết tới sức khỏ e não bộ và thần kinh.

Thay đổi nội tiết tố (hormone) là kết quả tất yếu của thời kỳ tiền mãn kinh. Sự thay đổi nổi bật và rõ rệt nhất phải kể đến sự suy giảm bộ ba hormon nội tiết: Estrogen – Progesteron và Testosteron. Việc giảm sút ba hormon này là nguyên nhân chính dẫn tới mất ngủ ở người bệnh.

Estrogen là hormone liên quan chặt chẽ tới sự hấp thu Magie – khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và não bộ. Thiếu hụt Estrogen làm giảm khả năng hấp thu và sản xuất Magie cho thể từ đó làm giảm chức năng giãn cơ khiến các cơ dễ bị căng cứng.

Ngoài ra, giảm tiết Estrogen cũng làm thay đổi chức năng vùng dưới đồi – nơi đảm nhận chức năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Theo đó, thời kỳ tiền mãn kinh người phụ nữ dễ đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm. Sự căng cơ cùng với hiện tượng bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm làm gián đoạn giấc ngủ, người bệnh dễ giật mình thức giấc.

Trong khi đó, Progesteron lại một phần liên quan tới chức năng hô hấp của cơ thể. Việc thiếu hụt hormone này có thể làm ảnh hưởng tới hô hấp và góp phần gây ra gián đoạn giấc ngủ ở người bệnh.

Thiếu hụt Magie giai đoạn tiền mãn kinh cũng là nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ.

2.2. Căng thẳng, stress

2.2. Căng thẳng, stress 1
Phụ nữ nhạy cảm dễ bị căng thẳng, stress bởi các tác động từ bên ngoài.

Căng thẳng, stress là nguyên nhân gây ra hầu hết các ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe ở cả người khỏe mạnh bao gồm cả mất ngủ. Căng thẳng, stress xảy ra khi con người làm việc trong môi trường áp lực, gánh nặng cuộc sống hoặc phải trải qua những vấn đề tâm lý.

Khi đó, não bộ chịu nhiều kích thích tiêu cực trong thời gian dài khiến trở nên quá mẫn, ức chế. Mất ngủ, đau đầu, giảm trí nhớ, trầm cảm, dễ cáu gắt… theo đó sẽ xuất hiện ở người bệnh. Tình trạng này kéo dài cũng khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, yếu ớt, gầy sút.

Tiền mãn kinh đánh dấu cột mốc thay đổi nội tiết của cơ thể, cụ thể là sự giảm tiết bộ ba hormone cần thiết. Sự thiếu hụt ba hormone này ảnh hưởng trực tiếp lên hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng.

Ảnh hưởng tới não bộ trong thời gian dài cũng khiến não bộ kích thích quá mức gây căng thẳng, stress. Theo thời gian, sự giảm tiết hormone càng diễn ra nặng nề dẫn tới sự tăng dần mức độ căng thẳng. Ở giai đoạn muộn, mất ngủ càng có biểu hiện trầm trọng và khó khắc phục.

Căng thẳng, stress cũng là yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày và các rối loạn sinh lý khác ở người bệnh.

2.3. Chế độ dinh dưỡng không khoa học

2.3. Chế độ dinh dưỡng không khoa học 1

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người. Việc ăn uống không khoa học gây nhiều tác động xấu, nhất là đối với phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.

Ăn uống không khoa học làm giảm cung cấp Magie, Kẽm và các dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Trong khi đó, việc bổ sung các dưỡng chất này trong giai đoạn tiền mãn kinh lại rất cần thiết để đảm bảo cân bằng các hoạt động sinh lý của cơ thể. Theo đó, dinh dưỡng không khoa học làm gia tăng các biểu hiện của tiền mãn kinh, bao gồm triệu chứng mất ngủ.

Ngoài ra, các thực phẩm không lành mạnh như đồ nhiều dầu mỡ, rượu bia, cafein… được đánh giá không tốt cho giấc ngủ con người. Chúng khiến thần kinh thường xuyên bị kích thích, căng thẳng gây ra mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Lạm dụng các thực phẩm này còn gây ra các vấn đề khác như rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, bệnh về gan…

2.4. Lạm dụng thuốc

2.4. Lạm dụng thuốc 1

Mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh là một trong những triệu chứng thường gặp. Nhiều người lựa chọn khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc điều trị cũng khiến mất ngủ trở nên trầm trọng:

  • Thuốc bổ sung hormone: sử dụng quá liều sẽ gây gia tăng ồ ạt nội tiết tố thiếu hụt, từ đó gây feedback ngược khiến mất ngủ trở lại.
  • Thuốc an thần gây ngủ: có tác dụng kéo dài giấc ngủ song sử dụng thường xuyên khiến cơ thể “nhờn thuốc”, khó đi vào giấc ngủ.

Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc có thể gây các hậu quả nghiêm trọng khác tới sức khỏe người bệnh, thậm chí tử vong.

3. Mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh gây ảnh hưởng gì?

Có thể thấy, mất ngủ ở giai đoạn tiền mãn kinh không cảnh báo các bệnh lý gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, không thể xem thường những ảnh hưởng mà triệu chứng gây ra cho cơ thể. Mất ngủ thời kỳ này cũng gây ra những tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt người bệnh.

3. Mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh gây ảnh hưởng gì? 1
Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, mơ hồ, không có tinh thần làm hiệu suất làm việc giảm sút đáng kể.

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình khiến tinh thần người bệnh không được tỉnh táo. Sự mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau khiến hiệu suất làm việc không cao. Các công việc có thể hoàn thành chậm tiến độ hoặc xảy ra sai sót do sự kém tính táo này.

Ngoài ra, mất ngủ về đêm còn tạo ra các cơn buồn ngủ vào sáng hôm sau khiến người bệnh gật gù, mất tập trung. Điều này có thể gây tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông từ đó gây nguy hiểm cho người bệnh.

Não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng làm các suy giảm chức năng sẽ xảy ra. Khi đó, người bệnh dễ bị suy nhược thần kinh, tăng nguy cơ thoái hóa não và các bệnh lý thần kinh khác.

4. Khắc phục tình trạng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh

Mất ngủ ở thời kỳ tiền mãn kinh giai đoạn đầu không gây nguy hiểm tới tính mạng người phụ nữ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những ảnh hưởng xấu mà nó gây ra. Do đó, khắc phục tình trạng này là điều cần thiết.

Theo các chuyên gia, chứng mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh có thể khắc phục bằng những phương pháp sau:

4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học 1

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung Magie mang lại các tác động tích cực đến chất lượng cũng như số lượng giấc ngủ ở tất cả người trưởng thành. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy Magie mang lại nhiều lợi ích cho chứng mất ngủ, nhất là ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

Bổ sung Magie qua chế độ ăn là giải pháp tương đối an toàn, đơn giản mà hiệu quả. Theo đó, người mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh nên bổ sung: chuối, bơ, các loại hạt, cây họ đậu, cá, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt…

Thêm vào đó, bổ sung Kẽm cũng rất cần thiết cho phụ nữ ở giai đoạn này. Bên cạnh khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ, nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khác. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, protein, khoáng chất và các chất chống oxy hoá cũng được khuyến cáo.

  • Thực phẩm giàu Kẽm là: thịt, trứng, sữa, hạt khô, động vật có vỏ…
  • Thực phẩm giàu vitamin là: quả mọng, các loại hạt, rau lá đậm, cá, thịt đỏ, gan…
  • Thực phẩm chống oxy hóa là: trà xanh, cà rốt, cà phê, việt quất, nho, kỷ tử…

4.2. Tập thể dục thường xuyên

4.2. Tập thể dục thường xuyên 1
Thời gian tập thể dục khuyến cáo là tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Tập luyện thể dục thể thao được đưa vào khuyến nghị toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới. Việc tập luyện đều đặn, thường xuyên không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn phòng ngừa tử vong và kéo dài tuổi thọ ở nhiều đối tượng đặc biệt.

Ở phụ nữ bị mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh, tập thể dục thường xuyên được cũng được khuyến cáo. Các bài tập giúp giãn cơ, thư giãn gân cốt, giảm tình trạng căng cơ, cứng cơ do thiếu Magie gây ra.

Duy trì đều đặn việc tập thể dục cũng kích thích tuần hoàn máu não và đảm bảo các hoạt động sinh lý khác diễn ra ổn định. Việc này góp phần cải thiện sức khỏe thần kinh và phòng ngừa tiền mãn kinh xảy ra sớm.

4.3. Chữa mất ngủ theo Đông y

4.3. Chữa mất ngủ theo Đông y 1

Theo Đông y, khi bước sang tuổi tứ tuần, chức năng các tạng phủ bước vào giai đoạn suy yếu. Ở phụ nữ, tạng thận suy yếu cùng với khí huyết suy sẽ làm mất cân bằng âm – dương trong cơ thể. Các hoạt động bình thường của các tạng phủ khác theo đó cũng bị ảnh hưởng gây ra triệu chứng của tiền mãn kinh.

Ngoài ra, những yếu tố như tinh thần, thể chất, cơ địa cũng ảnh hưởng tới mức độ của triệu chứng. Ở những đối tượng khác nhau, các phương thuốc điều trị là khác nhau song nhìn chung đều tập trung vào bổ thận âm, giải uất, an thần…

Một số bài thuốc cổ phương giúp cải thiện chứng mất ngủ là: Sơ can an thần thang, Tư âm trấn kinh thang, Nhị tiên thang gia vị…

4.4. Chữa mất ngủ bằng mẹo dân gian

4.4. Chữa mất ngủ bằng mẹo dân gian 1

Mẹo dân gian là tập hợp các kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa trong các vấn đề đời sống và sức khỏe. Đến ngày nay, các mẹo dân gian vẫn mang lại những hiệu quả nhất định do đó vẫn được nhiều người lựa chọn.

Các mẹo dân gian thích hợp cho khắc phục chứng mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh phải kể đến: dùng trà gừng, dùng tâm sen, dùng ngọn cây lạc tiên…

4.5. Dùng thuốc Tây y

4.5. Dùng thuốc Tây y 1

Ngoài những phương pháp kể trên, dùng thuốc Tây y mang lại hiệu quả khắc phục triệt để và hiệu quả cao được nhiều người lựa chọn. Các thuốc được chỉ định dựa trên nguyên nhân gây bệnh, kết quả thăm khác và các chỉ số lâm sàng của người bệnh.

Tuỳ vào các đối tượng khác nhau mà phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra là khác nhau. Trong đó, người bệnh thường sử dụng các thuốc như:

  • Thuốc bổ sung nội tiết tố.
  • Thuốc an thần, gây ngủ.
  • Thuốc bổ sung Kẽm, Magie…
Việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của cán bộ y tế để tránh các tác dụng bất lợi do thuốc gây ra.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/menopause/menopause-and-insomnia

https://www.medicalnewstoday.com/articles/menopause-and-insomnia

https://somnustherapy.com/navigating-perimenopause-and-menopause-insomnia/

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...