Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân và khắc phục
Sau khi sinh có rất nhiều sản phụ rơi vào tình trạng mất ngủ. Thống kê cho thấy có đến 60% phụ nữ bị mất ngủ trong 8 tuần sau sinh, thậm chí thời gian mất ngủ còn kéo dài hơn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Mặc dù tỷ lệ phụ nữ bị mất ngủ sau sinh cao, đồng thời tình trạng này cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nhưng lại ít ai hiểu hết được nguyên nhân cũng như tìm hiểu biện pháp để khắc phục.
1. Mất ngủ sau sinh là gì?
Mất ngủ sau sinh cũng giống như tình trạng mất ngủ thông thường, tức là mẹ bỉm sẽ khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc. Mẹ có thể bị đánh thức bởi tiếng động nhỏ của con, nhưng một số trường hợp khác, mẹ thậm chí còn không ngủ được, thao thức cả đêm dù con ngủ rất ngon.
Không phải phụ nữ nào sau sinh cũng mất ngủ. Song, không thể phủ nhận rằng đây là hiện tượng vô cùng phổ biến. Mất ngủ sau sinh có thể tự khỏi sau khi bé được 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, có những trường hợp chứng mất ngủ kéo dài về sau, khiến mẹ bỉm mệt mỏi, thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe.
2. Triệu chứng mất ngủ sau sinh
Ngoài những dấu hiệu nhận biết dễ dàng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc,… thì tình trạng mất ngủ sau sinh còn trầm trọng hơn khi xuất hiện các triệu chứng:
- Lo lắng thái quá: Có thể chỉ là một chuyện nhỏ, song bạn sẽ luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên nếu chưa giải quyết được nó.
- Luôn có cảm giác buồn bã: Các mẹ bỉm sau sinh thường xuyên cảm thấy buồn, tủi thân và dễ khóc hơn so với bình thường.
- Tâm trạng thay đổi thất thường: Các mẹ sau sinh có diễn biến tâm trạng thay đổi thất thường, cảm xúc có thể từ vui sang buồn hoặc từ hưng phấn sang cáu giận chỉ trong thời gian ngắn.
- Tinh thần mệt mỏi: Mất ngủ lâu ngày khiến tinh thần mệt mỏi. Để ý có thể thấy, các mẹ sau sinh thường lỡ đễnh, khó tập trung tâm trí để làm một việc.
- Dễ dàng cáu gắt: Mệt mỏi do không ngủ được, kết hợp với nhiều áp lực đến từ việc chăm con nên mẹ bỉm dễ nổi giận, cáu gắt hơn bình thường.
3. Nguyên nhân khiến mẹ bỉm mất ngủ sau sinh?
Mất ngủ sau sinh có thể gây ra bởi hàng loạt nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, để giúp các mẹ bỉm dễ hình dung, chúng tôi phân loại thành 2 nhóm nguyên nhân bao gồm:
Nguyên nhân khách quan
Chăm con ban đêm: Khi trẻ vừa chào đời, chưa quen với nhịp sống ngoài bụng mẹ, do đó trẻ thường có tình trạng ngủ ngày, quấy đêm. Mẹ thường xuyên phải thức dậy giữa đêm để chăm con như: cho con bú, thay tã, dỗ con ngủ,… Điều này là nguyên nhân gây ra mất ngủ ở phụ nữ sau sinh.
Môi trường ngủ không thoải mái: Ngoài yếu tố khác quan đến từ phía trẻ thì môi trường ngủ cũng đóng vai trò quan trọng quyết định giấc ngủ của mẹ. Do đó, nếu phòng ngủ bí, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh,… đều có thể trở thành nguyên nhân khiến mẹ mất ngủ sau sinh.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ sau sinh ở mẹ bỉm phổ biến nhất phải kể đến:
Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai làm thay đổi nội tiết tố khiến hormone progesterone và melanin đều đột ngột giảm xuống – đây là 2 hormone giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Điều này dẫn đến tình trạng khó ngủ và mất ngủ ở phụ nữ sau sinh.
Rối loạn tâm trạng sau sinh: Mang thai không chỉ làm thay đổi hormone trong cơ thể mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc. Phụ nữ sau sinh xuất hiện rất nhiều các mặt cảm xúc khác, nhưng đa phần chúng đều là những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, tức giận, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,… Sự thay đổi cảm xúc thất thường khiến tâm trạng rơi vào căng thẳng, dẫn đến mất ngủ vào ban đêm.
Đổ mồ hôi ban đêm: Sau sinh, cơ thể cần đào thải các chất lỏng dư thừa đã sản sinh ra trong thai kỳ, từ đó dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đêm. Việc đổ mồ hôi sau sinh là hết sức bình thường, tuy nhiên khi đổ quá nhiều mồ hôi vào ban đêm sẽ khiến mẹ bỉm khó chịu và mất ngủ.
Đau đớn thể chất: Tất cả phụ nữ ở giai đoạn mới sinh đều gặp rất nhiều đau đớn về thể chất, điển hình như đau đáy chậu, đau ở vết khâu tầng sinh môn, đau ở vết khâu mở, đau do căng sữa,…. Tất cả những điều này đều trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ sau sinh.
4. Mất ngủ sau sinh ở mẹ bỉm sữa nguy hiểm như thế nào?
Mất ngủ sau sinh tưởng chừng là trình trạng phổ biến, không hề nguy hiểm nhưng nó lại tiềm ẩn vô vàn những rủi ro. Các chuyên gia cho biết, mất ngủ khiến các mẹ bỉm luôn trong trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt. Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, tâm trạng mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiết sữa, làm giảm lượng sữa tiết ra, thậm chí là mất sữa.
Không chỉ vậy, việc thường xuyên căng thẳng, cáu giận vì không ngủ đủ giấc còn khiến cơ thể giải phóng ra chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Từ đó, con bú sữa mẹ cũng kéo theo những tác động xấu lên hệ tiêu hóa, sức đề kháng và sự phát triển của trẻ.
Một tình trạng nguy hiểm nữa gây ra bởi chứng mất ngủ hiện đang vô cùng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay là căn bệnh trầm cảm. Trầm cảm mức độ nhẹ khiến mẹ bỉm hay suy nghĩ tiêu cực, không hứng thú trong việc chăm sóc và chơi cùng con. Nặng hơn, phụ nữ sau sinh trầm cảm còn sinh ra tâm lý chán ghét con, thậm chí còn tác động vật lý, làm hại đứa trẻ.
Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý, mất ngủ sau sinh còn để lại những tác hại ghê gớm trên cơ thể người phụ nữ như: rụng tóc, sạm da, nám, nàng nhang, lão hóa nhanh,…
☛ Tham khảo thêm tại: 7 tác hại đáng ngại của việc mất ngủ kéo dài
5. Cách giúp mẹ bỉm khắc phục chứng mất ngủ sau sinh?
Dưa trên tất cả những hậu quả có thể xảy ra nếu như bạn rơi vào tình trạng mất ngủ sau sinh, bạn sẽ thấy được đây là tình trạng không hề đơn giản và cần được khắc phục càng sớm càng tốt.
Tuy vậy, không giống với người bình thường, phụ nữ sau sinh cần nuôi con bằng sữa mẹ, do đó cần hạn chế sử dụng thuốc để chữa mất ngủ. Thay vào đó, nên áp dụng các biện pháp cải thiện giấc ngủ dưới đây:
Điều chỉnh thói quen giấc ngủ
Việc cố gắng lên giường sớm và duy trì đi ngủ vào một khung giờ nhất định trong tất cả các ngày sẽ giúp bạn dần dần hình thành nếp sống sinh hoạt khoa học. Điều này có nghĩa là, mỗi tối cứ đúng giờ bạn sẽ buồn ngủ, từ đó mà giấc ngủ đến dễ dàng hơn, chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện.
Nếu việc đi ngủ sớm có chút khó khăn, mẹ bỉm có thể tranh thủ ngủ ngay khi bé ngủ, bởi giấc ngủ ban đêm của con thường dài và bắt đầu sớm, nhờ đó tình trạng mất ngủ sau sinh của mẹ cũng được cải thiện.
Nắm bắt chu kỳ giấc ngủ của con
Đối với những trẻ thức dậy nhiều lần vào ban đêm, mẹ cần nắm bắt được chu kỳ giấc ngủ của con để có thể lên kế hoạch cân đối với giấc ngủ của mình. Mẹo được nhiều mẹ bỉm áp dụng nhất đó là ngủ cùng giấc với con. Việc này không chỉ giúp mẹ ngủ ngon hơn mà còn hạn chế tình trạng lúc bé tỉnh mẹ muốn ngủ và ngược lại.
Chia sẻ việc chăm con
Nhiều trường hợp mất ngủ sau sinh đến từ những áp lực trong việc chăm sóc con cái. Do đó, để kiểm soát tình trạng mất ngủ, thay vì ôm đồm việc chăm con, mẹ bỉm hãy chia sẻ việc này đến người thân trong gia đình, đặc biệt với những ông bố. Luân phiên thay nhau chăm con, mẹ bỉm sẽ có nhiều thời gian và không gian để nghỉ ngơi hơn.
Tránh căng thẳng
Sau sinh là giai đoạn mẹ bỉm dễ căng thẳng do nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, để giải quyết tình trạng mất ngủ gây ra bởi tâm lý căng thẳng, cách tốt nhất bạn cần làm đó là giải tỏa chúng ra khỏi cơ thể.
Có rất nhiều cách để giải tỏa căng thẳng, tuy vậy mẹ bỉm vẫn nên lựa chọn các biện pháp thư giãn nhẹ nhàng như: nghe nhạc, đọc sách, thiền, học nấu ăn,…. hay đơn giản hơn đó là tâm sự cùng người thân và bạn bè.
Tạo không gian ngủ thoải mái
Một không gian ngủ thoải mái giúp tạo điều kiện tốt để hình thành giấc ngủ chất lượng. Vì vậy, phụ nữ sau sinh cần chú ý đến điều này. Phòng ngủ cho mẹ bỉm cần đảm bảo:
- Không gian rộng rãi, thoáng mát.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng, không quá lạnh.
- Âm thanh yên tĩnh
- Ánh sáng tối
- Chuẩn bị nệm, chăn, gối, nệm mềm mại
Massage
Mỗi tối trước khi đi ngủ, massage nhẹ nhàng vùng lưng 15 phút giúp kích thích tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó xua tan căng thẳng mệt mỏi. Khi tinh thần được thư giãn thì bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ cũng nâng cao.
Ngâm chân với nước ấm
Nước ấm có thể giúp tăng cường lưu thông máu lên não, giảm căng thẳng lo âu, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ. Do cơ địa phụ nữ sau sinh cần kiêng nước nên thay vì tắm nước ấm, mẹ bỉm có thể thực hiện ngâm chân với nước ấm.
Để phát huy công dụng hiệu quả nhất, mẹ bỉm hãy ngâm chân với nước ấm 40-50 độ trong 10-15 phút. Khi ngâm cần lưu ý để nước ngập trên mắt cá chân 2 cm giúp tác động lên các huyệt đạo, khí huyết lưu thông tốt hơn.
Uống trà thảo mộc
Một số loại trà khá nổi tiếng với tác dụng trị mất ngủ nhờ vào cơ chế hoạt động giúp an thần, giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc như: trà hoa cúc, trà sen tim, trà oải hương,… Chúng đều là các loại trà chiết xuất tự nhiên nên mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng để cải thiện tình trạng mất ngủ sau sinh đang gặp phải.
☛ Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng tim sen trị mất ngủ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất có lợi cho phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Vì vậy, bắt đầu bằng việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng là bạn đã góp phần làm giảm chứng mất ngủ.
Nhìn chung, chế độ ăn của phụ nữ sau sinh muốn cải thiện chứng mất ngủ cần:
- Đa dạng nhiều nhóm chất.
- Bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất từ trái cây, ngũ cốc.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, caffeine.
Ngoài những cách trên, mẹ bỉm có thể tham khảo thêm và bổ sung thêm viên uống Dưỡng Não Thái Minh. Với chiết xuất từ cao Đinh Lăng, cao Bạch Quả giúp tăng cường chất dân truyền thần kinh, chống oxy hóa và bồi bổ não bộ, từ đó cải thiện hiệu quả các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, giúp mẹ bỉm an thần và ngủ ngon hơn. Hơn thế nữa, thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, phù hợp với các mẹ sau sau sinh trên 6 tháng và con đang ở trong giai đoạn ăn dặm, không còn phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ.
☛ Xem đầy đủ: Công dụng trị mất ngủ của Dưỡng Não Thái Minh
Bài viêt liên quan
- Đẩy lùi nhanh chóng ĐAU ĐẦU, MẤT NGỦ nặng lâu năm do THIẾU MÁU NÃO chỉ với 5 phút mỗi ngày!
- Đau đầu, mất ngủ triền miên suốt 10 năm - Nhờ làm điều này mỗi ngày 2 lần mà bệnh tiến triển không ngờ
- Bệnh đãng trí người già - nguyên nhân và khắc phục
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Mất ngủ có làm tăng huyết áp không?
- Người cao tuổi bị mất ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị
- Bật mí mẹo chữa mất ngủ dân gian đơn giản mà hiệu quả
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ với 10 bài tập yoga đơn giản!