Bệnh đãng trí người già - nguyên nhân và khắc phục
Bệnh đãng trí người già là một vấn đề sức khỏe đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh và gia đình. Để hiểu rõ hơn về bệnh này và cách điều trị, việc tìm hiểu thông tin chính xác và đáng tin cậy là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh đãng trí ở người già.
1. Bệnh đãng trí người già là gì?
Bệnh đãng trí tuổi già hay còn được gọi là bệnh Alzheimer – là một bệnh lý thần kinh mạn tính và tiến triển chậm, gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, giao tiếp và các hoạt động hàng ngày.
Theo các số liệu thống kê, trên thế giới, có hàng triệu người già bị đãng trí và con số này tăng dần theo thời gian khi mà tỷ lệ sinh thấp, tỷ lệ già hóa dân số ngày càng cao. Ở nước ta, tình trạng người già mắc bệnh đãng trí cũng trở nên đáng lo ngại.
Bệnh đãng trí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, mà còn gây ra những tác động tiêu cực đối với gia đình và người chăm sóc. Người bệnh có thể mất khả năng nhận biết người thân, gặp khó khăn trong việc giao tiếp và thực hiện các hoạt động hàng ngày, dẫn đến sự phụ thuộc cao hơn vào người khác. Điều này tạo ra áp lực tinh thần, tài chính và vật chất lớn đối với gia đình và người chăm sóc, đồng thời gây sự mất mát và sự cảm giác bất định trong cuộc sống hàng ngày.
2. Nguyên nhân
Có nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển bệnh đãng trí người già. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến bao gồm:
Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao, các cơ quan chức năng trong cơ thể càng trở nên suy yếu. Đặc biệt là hệ thần kinh trung ương, bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hoá của não bộ và các mạch máu nuôi dưỡng não, gây tổn thương não và dẫn đến mất trí nhớ.
Do sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Cồn và các chất kích thích như thuốc lá gây tổn thương các tế bào thần kinh trong não, dẫn đến chết tế bào não và làm giảm khả năng truyền tải thông tin giữa các tế bào não. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và ghi nhớ – những biểu hiện điển hình của chứng đãng trí ở người già.
Do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng: Việc thiếu hoạt động thể chất dễ khiến cơ thể trở nên yếu hơn, thiếu sức sống, dẫn đến não bộ hoạt động kém hơn. Ăn uống không điều độ, đặc biệt là chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cũng khiến não bộ dễ sa sút. Bên cạnh đó, mất ngủ thường xuyên hay ngủ chập chờn, không sâu giấc làm chức năng não suy giảm nghiêm trọng.
Do các bệnh lý khác: Một số bệnh lý liên quan đến não bộ như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, rối loạn tiền đình,… cũng có thể góp phần làm tổn thương mạch máu não và suy giảm chức năng não, dẫn đến tình trạng đãng trí ở người cao tuổi.
3. Biểu hiện
Biểu hiện đãng trí ở người già rất dễ dàng nhận biểu bởi các dấu hiệu như:
- Mất trí nhớ: Một trong những biểu hiện chính của bệnh đãng trí ở người già là mất trí nhớ, đặc biệt là mất trí nhớ gần đây. Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp tình trạng ông bà quên tên con, cháu, địa chỉ nhà hoặc không nhớ được những việc vừa làm.
- Thay đổi ngôn ngữ: Người bị bệnh đãng trí có thể gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ, đặt câu hoặc hiểu ngôn ngữ. Biểu hiện của những điều này là tình trạng lặp đi lặp lại một câu nói, sử dụng từ sai hoặc không thể diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng.
- Lúng túng trong hoạt động hàng ngày: Bệnh đãng trí ở người già làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách độc lập. Vì vậy người già sẽ gặp khó khăn trong việc mặc quần áo, chuẩn bị bữa ăn, rửa tay, đi vệ sinh hoặc di chuyển.
- Thay đổi trong tư duy không gian và thời gian: Bệnh đãng trí có thể gây ra sự rối loạn về tư duy không gian và thời gian. Đó là lý do vì sao ta thường bắt gặp những người lớn tuổi đi lạc hoặc mất khả năng nhận biết thời gian.
- Thay đổi trong tâm trạng và hành vi: Bệnh đãng trí có thể gây ra thay đổi trong tâm trạng và hành vi. Người già có thể trở nên khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt, hoang tưởng, lo lắng hoặc hoảng sợ. Mất kiểm soát hành vi như đi lang thang, lặp đi lặp lại một việc làm.
4. Cách chăm sóc
Trí nhớ bị suy giảm gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi. Để cải thiện chất lượng cuộc sống của người già, việc nắm được các bước cơ bản trong quá trình chăm sóc và hỗ trợ người bị đãng trí là rất quan trọng.
Tham khảo phương pháp chăm sóc hàng ngày như sau:
- Thiết lập một lịch trình hàng ngày rõ ràng và đơn giản để giúp người già hình thành thói quen tốt. Đặc biệt là chế độ ngủ ngủ đủ giấc và sâu giấc nhằm đảm bảo não bộ được nghỉ ngơi và tái tạo.
- Đảm bảo chế độ ăn uống cân đối giàu dinh dưỡng bằng cách:
- Ăn đủ các 4 nhóm chất quan trọng gồm tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất trong một bữa ăn.
- Ưu tiên ăn nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các dưỡng chất cần thiết cho não như axit béo omega 3, omega 6, axit amin, vitamin, lod và sắt để giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ chất béo không tốt từ mỡ độ vật, đồ ăn nhanh và đường có nhiều trong nước ngọt có gas hay các loại bánh ngọt.
- Thường xuyên thực hiện các hoạt động thể chất từ nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga đến các bài tập thể dục phù hợp với khả năng của bản thân như bơi bội, đạp xe, chạy bộ.
- Luyện các bài tập cho não bộ bằng cách : hình thành thói quen ghi chép, đọc sách, giải đố,… giúp rèn luyện giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả. (☛ Bài viết đầy đủ: Bài tập rèn luyện giúp tăng cường trí nhớ)
- Uống thuốc theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ kết hợp theo dõi tình trạng sức khỏe. Tránh trường hợp quên không uống hoặc nhầm lẫn, hãy chia sẵn lượng uống cùng cách sử dụng và để ở nơi dễ dàng trông thấy.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến việc hỗ trợ gia đình trong việc chăm sóc người bị bệnh đãng trí. Một số cách hỗ trợ gia đình là:
- Tạo tâm lý thoải mái cho người già bằng cách lắng nghe, động viên, khuyến khích và tôn trọng họ.
- Gia đình và người thân nên chủ động tìm hiểu về bệnh đãng trí ở người già để hiểu rõ hơn về các biểu hiện, thay đổi tâm trạng và cách thức tương tác với người bệnh.
- Tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận để nhận được chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ chuyên gia.
- Tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc chăm sóc tại nhà cho người bệnh đãng trí khi cần thiết.
- Tạo một môi trường an toàn trong nhà, bao gồm việc gắn nhãn đồ đạc, loại bỏ các vật sắc nhọn hoặc nguy hiểm, và lắp đặt các thiết bị an toàn như thanh chắn cửa.
5. Cách chữa bệnh đãng trí người già
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như giữ cho não bộ khỏe mạnh trong suốt quá trình lão hóa, người bệnh có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như:
- Bổ sung dưỡng chất tốt cho não.
- Ngủ đủ giấc để lượng oxy trong não tuần hoàn ổn định.
- Rèn luyện trí não thường xuyên bằng cách chơi game trí tuệ như cờ vua, cờ tướng, sudoku,.. (☛ Chi tiết: 5 trò chơi giúp tăng cường khả năng ghi nhớ)
- Không hút thuốc, uống bia rượu vì chúng có thể hủy hoại tế bào thần kinh và làm teo não.
- Tập thể dục đều đặn để cải thiện toàn bộ sức khỏe cơ thể và não bộ.
- Điều trị kịp thời bệnh lý có liên quan đến não bộ như cao huyết áp, rối loạn tiền đình,…
- Kết hợp viên uống Dưỡng não Thái Minh – sản phẩm bổ não thế hệ mới, không chỉ giúp họa huyết, tăng cường máu lưu thông lên não để não luôn khỏe mạnh mà còn làm ổn định tiền đình – một trong những bệnh lý gây đãng trí khi về già. Nhờ vào chiết xuất 100% từ tự nhiên nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.
Kết luận: Như vậy, bài viết là những thông tin quan trọng về chứng bệnh đãng trí người già. Việc chăm sóc và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân cao tuổi bị đãng trí là cả một quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Bằng cách hiểu rõ về bệnh và tạo môi trường sống thuận lợi, chúng ta có thể giúp người bệnh sống cuộc sống thoải mái và đầy ý nghĩa. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1190 để được tư vấn chi tiết.
Bài viêt liên quan
- Đẩy lùi nhanh chóng ĐAU ĐẦU, MẤT NGỦ nặng lâu năm do THIẾU MÁU NÃO chỉ với 5 phút mỗi ngày!
- Đau đầu, mất ngủ triền miên suốt 10 năm - Nhờ làm điều này mỗi ngày 2 lần mà bệnh tiến triển không ngờ
- Bệnh đãng trí người già - nguyên nhân và khắc phục
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Mất ngủ có làm tăng huyết áp không?
- Người cao tuổi bị mất ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị
- Bật mí mẹo chữa mất ngủ dân gian đơn giản mà hiệu quả
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ với 10 bài tập yoga đơn giản!