Thiếu máu não cục bộ có nguy hiểm không? Cách khắc phục

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Thiếu máu não cục bộ là một vấn đề sức khỏe quan trọng liên quan đến việc não không được cung cấp đủ máu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thiếu máu não cục bộ là gì?

1. Thiếu máu não cục bộ là gì? 1
Thiếu máu cục bộ là tình trạng tế bào não không được cung cấp đủ máu

Bệnh thiếu máu não cục bộ hay còn gọi là đột quỵ nhẹ, miêu tả hiện tượng một khu vực nhỏ của não không nhận đủ lượng máu cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết, gây tổn thương hoặc rối loạn chức năng não.

Các triệu chứng thiếu máu não cục bộ có thể xuất hiện tạm thời và thường kéo dài trong vài phút đến vài giờ trước khi tự giảm đi. Những triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu, tê liệt hoặc yếu đi một bên cơ thể, khó nói hoặc hiểu ngôn ngữ, mất cân bằng, khó tập trung, khó nhớ, chóng mặt và mất thị lực tạm thời.

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có thể là tín hiệu cảnh báo cho sự tồn tại của một cơn đột quỵ thoáng quá hoặc đột quỵ vĩnh viễn trong tương lai gần. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng, giảm nguy cơ tái phát và bảo vệ sức khỏe não.

2. Nguyên dân

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu não cục bộ bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch: Sự tích tụ của chất béo, cholesterol và các chất khác lên thành động mạch sẽ tạo nên mảng xơ vữa làm hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu. Điều này gây giảm lưu lượng máu đến não bộ và các cơ quan khác.
  • Cục máu đông: Các mảng xơ vữa động mạch khi nứt vỡ sẽ tạo ra cục máu đông. Cục máu đông này có thể hình thành trong mạch máu não hoặc được đưa vào mạch máu não từ các vị trí khác trong cơ thể, gây cản trở máu lưu thông lên não.
  • Co bóp mạch máu: Co bóp mạch máu cũng có thể gây thiếu máu não cục bộ. Các yếu tố gây co bóp mạch bao gồm co thắt mạch máu, viêm mạch máu hoặc do tác động của nicotin từ thuốc lá làm co thắt mạch máu.
  • Hạ huyết áp: Huyết áp dưới 90/60 mmHg được coi là huyết áp thấp. Hạ huyết áp sẽ làm giảm lưu lượng tưới máu tới toàn bộ cơ quan trong cơ thể và não bộ cũng nằm trong số đó. Hạ huyết áp có thể gây ra bởi tình trạng mất máu, nhiễm trùng. suy tim,…
  • Loạn nhịp tim: Nhịp tim không đồng đều, thường là nhịp tim chậm sẽ kéo theo tình trạng máu bơm không đủ lên não hay các cơ quan khác. Loạn nhịp tim xảy ra do bệnh lý về tim bẩm sinh, viêm nhiễm tim, van tim,…
  • Yếu tố nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân đã liệt kê trên, một số nguyên nhân khác có thể góp phần vào sự phát triển của tình trạng thiếu máu não cục bộ như cholesterol cao, tiểu đường, béo phì, tuổi tác,…

☛ Xem chi tiết: 9 nguyên nhân khiến bạn thiếu máu não

3. Có nguy hiểm không?

3. Thiếu máu não cục bộ có nguy hiểm không? 1
Nhồi máu não là biến chứng nguy hiểm dễ gặp ở người thiếu máu cục bộ

Thiếu máu não cục bộ thoáng qua thường xuất hiện tạm thời và tự thuyên giảm sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn coi thường căn bệnh này. Trên thực tế, đây là một căn bệnh nguy hiểm bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường như:

  • Nhồi máu não: Nhồi máu não là 1 trong 3 loại đột quỵ chiếm tới 80% tất cả các trường hợp đột quỵ. Biến chứng đột quỵ nhồi máu não xảy ra do động mạch não bị hẹp hoặc tắc làm cho lưu lượng máu tới não bị giảm trầm trọng. Não không được cung cấp đủ oxy và tế bào não sẽ chết.
  • Bệnh não thiếu oxy-thiếu máu cục bộ toàn thể: Là tình trạng thiếu máu ảnh hưởng đến toàn bộ não hoặc một vùng rộng của não. Điều này có thể dẫn đến hôn mê, suy hô hấp, suy tim và tử vong.
  • Rối loạn chức năng cơ quan khác: Thiếu máu não cục bộ có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim, phổi, gan và thận. Điều này có thể gây ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim, viêm phổi, suy gan và suy thận.
  • Biến chứng tâm lý: Thiếu máu não cục bộ có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu, hoang tưởng và tự tử. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng hòa nhập xã hội của người bệnh.

☛ Tham khảo: Thiếu máu não có nguy hiểm không?

4. Chẩn đoán thiếu máu não cục bộ

Sau khi đã hiểu rõ hơn về trình trạng thiếu máu cục bộ là gì và những biến chứng khi phát hiện tình trạng bệnh muộn. Vì vậy khắc phục và giúp bệnh có tiến triển tốt, bất kỳ ai cũng đều phải thăm khám thường xuyên để chẩn đoán chính xác. Để chẩn đoán đúng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số các phương pháp như:

  • Khám cơ bản: kiểm tra huyết áp, nhịp tim và chức năng cơ bắp để kiểm tra triệu chứng liên quan
  • Xét nghiệm Doppler mạch máu não, xét nghiệm Doppler huyết động mạch và xét nghiệm nội soi mạch máu não giúp phát hiện các tắc nghẽn hay co bóp mạch máu.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Cộng hưởng từ (MRI), CT scan, chụp X-quang động mạch để hiển thị mạch máu và đánh giá tình trạng mạch máu não.

Ngoài những phương pháp trên, ở trường hợp cần thiết, các xét nghiệm bổ sung khác như xét nghiệm máu (đo cholesterol, đường huyết), xét nghiệm tim mạch hoặc xét nghiệm chức năng não có thể được thực hiện để đánh giá các yếu tố nguy cơ và tình trạng toàn diện của hệ thống cơ quan.

5. Phương pháp điều trị

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp tập trung vào việc khắc phục nguyên nhân gây ra sự gián đoạn lưu thông máu đến não và tăng cường lưu lượng máu trong khu vực bị ảnh hưởng.

5. Phương pháp điều trị thiếu máu cục bộ 1

Tham khảo các phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân bao gồm:

Thay đổi lối sống

Thực hiện một lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng trong điều trị thiếu máu não cục bộ. Điều này bao gồm việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất, giảm stress, kiểm soát cân nặng và hạn chế việc sử dụng thuốc lá và rượu.

Điều chỉnh yếu tố nguy cơ

Đối với những người có các yếu tố nguy cơ gây bệnh, điều trị tập trung vào kiểm soát và giảm nguy cơ mắc bệnh. Điều này có thể bao gồm kiểm soát huyết áp, giảm mức đường huyết, quản lý cholesterol và điều trị các bệnh lý khác như tiểu đường hoặc bệnh tim mạch.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể được bác sĩ sử dụng để điều trị thiếu máu cục bộ bao gồm:

  • Thuốc chống đông máu như aspirin hoặc clopidogrel để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu
  • Trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống co mạch như dipyridamole để giúp nâng cao lưu lượng máu.

☛ Nguồn tham khảo: Thiếu máu não uống thuốc gì để khỏi bệnh?

Lưu ý: Tất cả những loại thuốc điều trị thiếu máu não cục bộ đều cần được sự đồng ý và uống theo kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng bừa bãi tránh tác dụng phụ không đáng có.

Phục hồi và điều trị thay thế

Đối với những người đã trải qua cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua và có triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, có thể cần thực hiện chương trình phục hồi và điều trị thay thế. Các phương pháp này có thể bao gồm vật lý trị liệu, trị liệu nói,

Việc điều trị thiếu máu não cục bộ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và đánh giá của bác sĩ. Do đó, sự tư vấn và chỉ đạo từ bác sĩ giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp là cực kì cần thiết.

6. Cách phòng ngừa

Phòng ngừa và chăm sóc sau điều trị thiếu máu não cục bộ giúp giảm nguy cơ tái phát và duy trì sức khỏe. Cách phòng ngừa vô cùng đơn giản với các yếu tố:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Việc này cần thực hiện trong bữa ăn và bài tập luyện tập hàng ngày
  • Giám sát triệu chứng: Hãy theo dõi và báo cáo bất kỳ triệu chứng lạ hay biến chứng nào cho bác sĩ ngay lập tức. Điều này giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và thay đổi phương pháp nếu cần thiết.
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Việc phòng ngừa tái phát thiếu máu não cục bộ có tốt hay không phụ thuộc rất lớn và sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ.
  • Kiểm tra định kỳ: Tiếp tục thăm bác sĩ theo lịch hẹn kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và đánh giá tác động của điều trị.

Như vậy, trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến thiếu máu não cục bộ. Căn bệnh này tiến triển âm thầm và các triệu chứng dễ khiến bạn nhầm lẫn với tình trạng hoa mắt, chóng mặt thông thường. Tốt nhất bạn không nên xem nhẹ dấu hiệu bệnh mà thay vào đó hãy tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Xem thêm:

- Các bệnh về não thường gặp nhất định bạn phải biết!

Cập nhật lúc: 22/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...