Việc sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến để điều trị bệnh thiếu máu não một cách nhanh chóng. Vậy người bệnh cần uống những loại thuốc gì? Lời khuyên về việc dùng thuốc như thế nào để nhanh khỏi bệnh? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não là tình trạng cơ thể không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng lên não bộ. Lúc này, các tế bào thần kinh thiếu năng lượng, chức năng hệ thần kinh bị ảnh hưởng dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, choáng váng… Vấn đề càng kéo dài thì tình trạng thiếu máu não càng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt.
Thiếu máu não được xem là bệnh lý tiền đột quỵ. Nếu bỏ qua những cơn thiếu máu não thoáng qua và không điều trị kịp thời, bệnh thiếu máu não có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, để lại nhiều di chứng nặng nề, không thể hồi phục, thậm chí tử vong.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Thiếu máu não có nguy hiểm không?
2. Triệu chứng và chẩn đoán thiếu máu não như thế nào?
Những người bị thiếu máu não có thể gặp các biểu hiện dưới đây:
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thấy bị nặng đầu, không thông thoáng.
- Mất thăng bằng, bước đi không vững, tê bì chân tay, khó phối hợp các động tác.
- Suy giảm nhận thức, giảm khả năng học tập, làm việc trí óc, không tập trung được lâu, giảm trí nhớ.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, sáng dậy uể oải, thiếu tỉnh táo.
- Tê bì chân tay, mất sức lực, không muốn hoạt động thể chất.
☛ Xem chi tiết: Dấu hiệu nhận biết sớm thoái hóa não
Khi thấy các triệu chứng của bệnh thiếu máu não, người bệnh cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Người bệnh sẽ được chỉ định một số kỹ thuật để chẩn đoán bệnh, tìm ra nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh như:
- Kiểm tra máu: xác định các chỉ số liên quan đến mỡ máu như cholesterol, lipoprotein… để xác định xem có liên quan đến xơ vữa động mạch không.
- Chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính: chụp hình ảnh não bộ nhằm xác định mức độ, vị trí thiếu máu não.
- Siêu âm tim: tìm xem nguyên nhân thiếu máu não có phải do các bệnh tim mạch không.
3. Thiếu máu lên não uống thuốc gì để khỏi bệnh?
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng thiếu máu não mà người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau. Tuy nhiên, chúng tuân theo nguyên tắc sử dụng thuốc chung như sau:
- Tăng tuần hoàn máu lên não, giảm tắc nghẽn động máu do cục máu đông, cải thiện triệu chứng.
- Điều trị yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, mỡ máu tăng…
- Cung cấp dưỡng chất cho não bộ.
Vì vậy, một số thuốc được sử dụng phổ biến trong thiếu máu não gồm:
1. Thuốc chống kết tập tiểu cầu
Tiểu cầu là những mảnh tế bào nhỏ lưu thông trong máu, thường kết tụ lại với nhau để cầm máu. Sự vón cục này sẽ hình thành các cục máu đông.
Khi một người bị thiếu máu não có thể do các tiểu cầu kết tập lại với nhau và tạo thành cục máu đông khiến lòng các động mạch bị hẹp, ngăn chặn lưu thông máu trong não.
Thuốc chống tiểu cầu được sử dụng trong trường hợp thiếu máu não để giảm khả năng dính với nhau của tiểu cầu dính giúp các tế bào máu lưu thông trở lại, ít có khả năng tạo cục máu đông hơn. Vì vậy, những thuốc này không có tác dụng đánh tan cục máu đông đã có sẵn.
Một số thuốc chống kết tập tiểu cầu được sử dụng như:
- Aspirin là thuốc kháng tiểu cầu được sử dụng phổ biến nhất.
- Clopidogrel, cilostazol và dipyridamole là những thuốc kháng tiểu cầu khác đôi khi cũng được bác sĩ kê đơn.
- Ngoài ra, người bị thiếu máu não do hình thành cục máu đông có thể được kê aspirin cộng với dipyridamole giải phóng kéo dài.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc nhóm này bao gồm đau dạ dày và chảy máu đường tiêu hóa…
2. Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu (hay còn gọi là thuốc làm loãng máu) tác động đến các protein của hệ thống đông máu làm giảm khả năng đông máu.
Các thuốc chống đông máu được sử dụng cho người bị thiếu máu não như:
- Heparin theo đường tiêm hoặc truyền qua tĩnh mạch.
- Warfarin được dùng bằng đường uống.
- Ngoài ra, các thuốc thế hệ mới cũng dần được sử dụng như dabigatran, apixaban, edoxaban… dùng bằng đường uống.
Do tác dụng phụ làm tăng nguy cơ chảy máu nên những thuốc thuộc nhóm này thường chỉ được dùng trong một số trường hợp như điều trị sớm đột quỵ do cục máu đông di chuyển từ tim ở người mắc bệnh van tim, suy tim nặng làm suy giảm dòng máu lên não bộ.
3. Thuốc huyết áp
Thiếu máu não có tỷ lệ xuất hiện lại khá cao, về lâu dài một trong những mục đích tránh tái phát là điều vô cùng quan trọng. Do đó, việc sử dụng các thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu… thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị thiếu máu cục bộ.
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não, đặc biệt là ở những người đã từng bị.
Một số thuốc được sử dụng để duy trì huyết áp trong giới hạn như:
- Thuốc lợi tiểu: chlorthalidone, hydrochlorothiazide và indapamide…
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE): enalapril, fosinopril, lisinopril…
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: azilsartan, candesartan, irbesartan…
- Thuốc chẹn kênh canxi: dihydropyridin, bao gồm amlodipin, felodipin…
- Thuốc chẹn beta: atenolol, betaxolol, bisoprolol…
- Thuốc chẹn alpha: doxazosin, prazosin và terazosin…
4. Statin
Lượng cholesterol máu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não, vì vậy những người bị thiếu máu não được kê các thuốc để kiểm soát nồng độ mỡ máu.
Điều trị cholesterol cao thường bao gồm sử dụng thuốc statin kết hợp thay đổi lối sống. Statin có khả năng làm giảm cholesterol, ngăn ngừa thiếu máu não do xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng tốt đối với niêm mạc mạch máu. Chúng có thể thúc đẩy quá trình chữa lành và ngăn ngừa các mảng bám phát triển trên các bề mặt mạch máu. Thuốc này có hiệu quả cả ở những người có mức cholesterol bình thường.
Các statin thường được dùng bao gồm atorvastatin, rosuvastatin… Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể gặp phải như đau cơ, yếu hoặc nhức mỏi cơ, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường…
5. Thuốc tăng cường dưỡng chất cho não bộ
Nhóm thuốc này có tác dụng thay đổi, điều hòa lưu lượng máu đến tế bào não, tăng cường chuyển hóa oxy trên não bộ, giúp não tăng khả năng chịu đựng trong môi trường thiếu oxy.
Các thuốc tăng cường dưỡng chất cho não thường được sử dụng như:
- Piracetam: Thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và não bộ giúp bảo vệ não khi rơi vào tình trạng thiếu hụt oxy, glucose… Tác dụng phụ là đau miệng, buồn ngủ, khô họng, nặng có thể bị dị ứng.
- Cinnarizin: Thuộc nhóm chẹn canxi chọn lọc, làm giảm hoạt tính của chất gây co mạch nên có tác dụng làm tăng cường lưu lượng máu lên não bộ. Bên cạnh đó làm giảm một phần đáng kể các động mạch bị hẹp, chèn ép, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh thiếu máu não.
- Ginkgo biloba: Cây Bạch quả được biết đến với tác dụng tăng lường lưu lượng máu đến ngoại vi và cả trung ương. Từ đó giúp não bộ có đủ oxy và chất dinh dưỡng để thực hiện các hoạt đồng hàng ngày. Ngoài ra, nó còn điều hòa sự chuyển hóa của não bộ, giảm chán nản, lo âu…
- Cerebrolysin: Đây là thuốc dinh dưỡng thần kinh, giúp bảo vệ và duy trì sự tồn tại của các tế bào thần kinh, tăng cường sự dẫn truyền của máu lên não.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất khác như sắt và vitamin B, C. Chúng hỗ trợ sản sinh hồng cầu, tăng cường hình thành máu, cung cấp đủ oxy cho tế bào. Mặc dù chúng không phải là thuốc tăng cường lưu lượng máu lên não, điều trị chính bệnh thiếu máu não nhưng lại đóng một vai trò không thể thiếu giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu não hiệu quả.
6. Sản phẩm hỗ trợ điều trị Dưỡng Não Thái Minh
Ngoài sử dụng những thuốc trên, các bác sĩ có thể kê cho người thiếu máu não các sản phẩm hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu lên não, ngăn ngừa hình thành cục máu đông như viên uống Dưỡng Não Thái Minh.
Sản phẩm có chứa các thành phần như Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Natttokinase. Từng thảo dược có các công dụng riêng, kết hợp với nhau tạo lên tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ:
- Làm sạch cục máu đông: enzyme Nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công nghệ Nhật Bản có khả năng làm sạch các cục máu đông và giúp lưu thông thoáng thành mạch.
- Tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng não bộ: cao Bạch quả, Đinh lăng giúp tăng cường tuần hoàn máu nuôi dưỡng não bộ.
- Cải thiện chức năng não bộ: cao thạch tùng kết hợp với vitamin B1, B6, B12 giúp bổ sung chất dẫn truyền thần kinh.
Không giống như các thuốc Tây y có tác dụng nhanh giúp giải quyết các cơn thiếu máu não cấp tính, các loại thảo dược tác dụng chậm, đem lại hiệu quả một các từ từ, hầu như không có tác dụng phụ nên người bệnh có thể an tâm sử dụng.
☛ Tham khảo: Cách nhận biết Dưỡng não thái minh chính hãng
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
4. Lời khuyên cho người thiếu máu não
Bất cứ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ khác nhau như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, kích thích, tăng nguy cơ chảy máu… nếu dùng sai cách, do đó bạn nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý đổi thuốc hay mua theo đơn của người khác bị thiếu máu não.
Ngoài ra, nhiều người khi thấy các triệu chứng đã hết liền ngừng thuốc. Điều này có thể gây chứng nghiện thuốc, tăng nguy cơ tái phát bệnh. Do đó, tuyệt đối không dừng thuốc nếu chưa được bác sĩ đồng ý.
Để thiếu máu não nhanh khỏi, bên cạnh những thuốc được bác sĩ kê đơn, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Việc này giúp nâng cao sức khỏe và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh thiếu máu não, từ đó giúp cải thiện bệnh và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
☛ Đọc thêm: Chế độ ăn uống cho người thiếu máu não
Trên đây là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị thiếu máu não. Mọi thắc mắc về sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh cũng như bệnh lý thiếu máu não xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn.
(Tài liệu tham khảo: https://www.webmd.com/stroke/tia-treatment-prevention)