Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim mạch thường gặp. Thống kê cho thấy, có đến 40% các trường hợp tử vong liên quan đến tim mạch đều xuất phát từ căn bệnh này. Vậy thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không

Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?

Thiếu máu cơ tim là một tình trạng bệnh lý, trong đó các động mạch đưa máu đến cơ tim bị tắc nghẽn hoặc co lại đột ngột, gây ra sự thiếu hụt lưu lượng máu, oxy và dưỡng chất cho hoạt động co bóp tuần hoàn máu. Điều này xảy ra khi các mảng bám đặc dày hình thành trên lòng mạch vành dẫn lưu máu khiến máu khó lưu thông. Khi chúng vỡ ra và tích tụ lại sẽ hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn và dẫn tới nhồi máu cơ tim.

>>Thiếu máu não có nguy hiểm không, khắc phục như thế nào

Vậy thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Ban đầu, các triệu chứng của bệnh có thể chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên theo thời gian, bệnh ngày càng tiến triển nặng, tim không được cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết dẫn đến chức năng suy giảm. Khi ấy, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

Nhồi máu cơ tim

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thiếu máu cơ tim. Khi một phần mạch máu cơ tim bị tắc nghẽn hoặc chặn lại đột ngột do mảng xơ vữa bị nứt vỡ tạo thành các cục máu đông, máu không thể lưu thông gây thiếu hụt oxy nghiêm trọng, dẫn tới hoại tử một phần cơ tim và nhồi máu cơ tim.

Các triệu chứng thường gặp như đau ngực nghiêm trọng, khó thở, buồn nôn và thậm chí là tử vong. Người bệnh có thể sống sót, khả năng hồi phục nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào mức độ tổn thương và sự kịp thời của cấp cứu.

bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thiếu máu cơ tim

Theo một vài thống kê tại các bệnh viện cho thấy, hơn 50% người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp tử vong ngay trong 1 giờ đầu trước khi đưa đến bệnh viện. Ngoài ra, các trường hợp nhồi máu cơ tim kèm theo chấn thương, thì dù có đưa đi cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn lên tới 90%. Vì vậy, ngay khi xuất hiện những cơn đau ngực kéo dài quá 20 phút, hãy nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Suy tim 

Suy tim là một biến chứng phổ biến của thiếu máu cơ tim. Khi cơ tim bị thiếu máu và không bơm máu hiệu quả trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến suy tim. Cơ tim không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể về máu và oxy, dẫn đến các triệu chứng như sưng chân, khó thở nặng, mệt mỏi, đau thắt ngực,…

Mặc dù, suy tim không đe doạ tính mạng người bệnh ngay lập tức như nhồi máu cơ tim. Nhưng nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người mắc bệnh này trong thời gian dài sẽ phải chịu những cơn đau thắt ngực mãn tính và hạn chế tối đa hoạt động thể lực.

bệnh nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không
Thiếu máu cơ tim lâu dài có thể dẫn đến suy tim

>>7 triệu chứng bệnh thiếu máu não điển hình nhất

Rối loạn nhịp tim

Thiếu máu cơ tim có thể gây ra rối loạn nhịp tim, làm cho nhịp tim trở nên không đều hoặc quá nhanh. Các loại rối loạn nhịp tim có thể gây ra nguy cơ ngất xỉu, đau ngực, thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực,…Trong đó nguy hiểm nhất là rung thất bởi có thể khiến tim ngừng đập bất cứ lúc nào, thường báo trước các cơn nhồi máu cơ tim cấp.

Tóm lại, thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không thì chắc chắn là CÓ. Cần nhận thức thiếu máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm và có sự quan tâm đúng mức. Nếu bản thân hoặc người xung quanh có các biểu hiện của bệnh này, hãy đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm nêu trên xảy ra.

Bệnh thiếu máu cơ tim có chữa khỏi được không?

Sau khi đã có được câu trả lời cho việc “thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không”, thì vấn đề tiếp theo được đặt ra là “thiếu máu cơ tim có chữa được không?”. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được kiểm soát và điều trị từ sớm sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không
Bệnh thiếu máu cơ tim hiện chưa thể chữa khỏi hoàn toàn

Người bệnh cần nhớ rằng, thiếu máu cơ tim hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu duy trì lối sống và chế độ ăn uống khoa học, cùng tần suất kiểm soát định kỳ, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tập luyện thể thao đều đặn,…sẽ giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

>>Cơn thiếu máu não thoáng qua là gì, có nguy hiểm không?

Giải pháp điều trị cho người thiếu máu cơ tim

Ngoài vấn đề “thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không”, bạn cũng cần quan tâm đến các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim, có một số giải pháp khác nhau được áp dụng, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể như:

Xây dựng lối sống lành mạnh

Áp dụng một chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa và hạn chế đường, muối có thể giúp kiểm soát cholesterol và huyết áp. Bên cạnh đó, hãy lập kế hoạch tập thể dục đều đặn, tùy theo khả năng và hướng dẫn của bác sĩ. Tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát cân nặng. 

Đặc biệt ngừng hút thuốc lá, hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu cho bệnh tim mạch. Ngừng hút thuốc lá có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn.

thiếu máu cơ tim cục bộ có nguy hiểm không
Ăn uống và lối sống khoa học giúp cải thiện bệnh thiếu máu cơ tim

Điều trị bằng thuốc 

  • Thuốc giảm cholesterol: Statin và các loại thuốc khác có thể được sử dụng để giảm cholesterol trong máu và kiểm soát nguy cơ tắc nghẽn động mạch.
  • Thuốc kháng co giật: Một số thuốc như aspirin và clopidogrel có thể được sử dụng để ngăn tạo thành cục máu trong động mạch và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc để kiểm soát huyết áp: Thuốc giúp kiểm soát huyết áp cao, giảm áp lực lên các động mạch và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Điều trị bằng phẫu thuật

  • Phẫu thuật đặt stent: Trong trường hợp động mạch bị tắc nghẽn, đưa một ống thông mỏng vào phần hẹp phía trong động mạch, sau đó dùng 1 sợi dây và 1 quả bóng nhỏ luồn vào khu vực đó, bơm căng để mở rộng động mạch. Một cuộn dây lưới thép nhỏ được đưa vào để giữ động mạch luôn mở rộng.
  • Phẫu thuật làm sạch mạch máu cơ tim: Nếu động mạch cơ tim bị tắc nghẽn nặng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để tạo một đường đi mới cho máu chảy qua cơ tim.
thiếu máu tim có nguy hiểm không
Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm

Việc chọn phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ của bệnh và lời khuyên của bác sĩ. Quan trọng nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp và tuân thủ nó để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

>>Thiếu máu não uống thuốc gì để khỏi bệnh?

Như vậy, thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Chúc bạn luôn thật nhiều sức khoẻ để đẩy lùi mọi bệnh tật nhé!

 
Cập nhật lúc: 19/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...