Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào nhiều nhất?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Rối loạn tiền đình gây ra các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, choáng váng, mất thăng bằng… ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống và công việc. Vậy rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào? Cách ngăn ngừa rối loạn tiền đình hiệu quả? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Rối loạn tiền đình là gì? Dấu hiệu nhận biết?

1. Rối loạn tiền đình là gì? Dấu hiệu nhận biết? 1

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương các cơ quan tiền đình ngoại vi ở tai hay nhân tiền đình ở não bộ làm cơ thể cảm nhận kém vị trí của mình trong không gian, giảm phối hợp động tác giữa chân tay, mắt và toàn thân.

Điều này được thể hiện thông qua các triệu chứng dưới đây:

  • Chóng mặt: Cảm giác choáng váng, đầu óc quay cuồng, đứng không vững.
  • Mất thăng bằng: Cơ thể chao đảo, không ổn định, thường đi kèm với mất phương hướng trong không gian.
  • Ù tai, suy giảm chức năng thính lực: Thấy trong tai xuất hiện tiếng ồn, có thể ngắt quãng hoặc liên tục như tiếng vo ve, tiếng rít…
  • Buồn nôn, nôn, suy giảm trí nhớ.
  • Suy giảm chức năng thị giác như hoa mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng…

Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiền đình có thể khác nhau ở mỗi người phụ thuộc nguyên nhân gây ra bệnh. Những triệu chứng này có thể tái phát lại nhiều lần làm gián đoạn công việc và hoạt động hàng ngày. Vì vậy, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả để đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Đọc thêm: Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

2. Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào?

2. Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào? 1

>>>Rối loạn tiền đình ở người già: Nguyên nhân, cách điều trị

Rối loạn tiền đình ở độ tuổi nào dễ có nguy cơ mắc bệnh nhất? Theo thống kê tỷ lệ rối loạn tiền đình tăng dần theo độ tuổi. Theo bài viết của Hiệp hội rối loạn tiền đình (VEDA) của Hoa Kỳ có nói đối tượng dễ gặp các triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng là từ 40 trở lên, đặc biệt ở những người mắc các bệnh lý như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…. Trung bình cứ 100 người trên 40 tuổi thì có đến 35 người bị rối loạn tiền đình (1).

Đối tượng này dễ mắc nhất do những nguyên nhân dưới đây:

– Thoái hóa tiền đình do tuổi tác: Duy trì cân bằng tiền đình là một quá trình phức tạp liên quan đến việc não bộ tiếp nhận và xử lý thông tin từ hệ thống tiền đình nằm ở tai trong. Đồng thời tiền đình còn liên quan đến cơ quan cảm thụ, thị lực cùng cơ xương giúp phối hợp động tác hoàn hảo giữa mắt, chân tay và toàn thân.

Trong khi đó, hệ thống tiền đình bị thoái hóa dần theo thời gian, các tế bào thần kinh trong các cơ quan tiền đình giảm. Đồng thời, thị lực cũng bị suy giảm làm phản xạ tiền đình – mắt kém đi gây mất phối hợp các động tác, không giữ được thăng bằng.

Ngoài ra, chứng rối loạn tiền đình ở người già chiếm tỷ lệ lớn hơn bởi ở nhóm tuổi này dễ bị suy giảm lưu lượng máu đến tai nên làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình.

– Bệnh Meniere – nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 17% người từ 61 – 70, vì vậy tỷ lệ người cao tuổi bị rối loạn tiền đình cũng tăng lên.

Qua đó có thể đi tới kết luận “rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào” Hiện nay bệnh rối loạn tiền đình dễ gặp ở người trên 40 tuổi bị chóng mặt, mất thăng bằng… có nguy cơ ngã cao hơn dẫn đến các vấn đề khác như gãy xương hông, xuất huyết não. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến người cao tuổi phải nhập viện và tử vong. Vì vậy, những người trong gia đình cần đặc biệt chú ý đến bố mẹ, ông bà mình, nhất là ở người đã từng gặp các triệu chứng này trước đó.

>>>TOP 5+ cách điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ hiệu quả

3. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình?

Ngày này, người bị rối loạn tiền đình đã dần trẻ hóa, không chỉ những người trên 40 tuổi thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng… mà rất nhiều người trẻ chỉ mới 19, 20 tuổi than phiền về vấn đề này. Chủ yếu họ là những đối tượng sau:

3.1. Nhân viên văn phòng

3.1. Nhân viên văn phòng 1

>>>Bác sĩ giải đáp: Bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?

Dân văn phòng chính là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình. Bởi tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động, thường xuyên bật điều hòa với không khí lạnh, ban ngày mắt phải làm việc với máy tính nhiều nhưng ban đêm không được nghỉ ngơi, tiếp tục phải điều tiết liên tục khi sử dụng điện thoại… Những điều này có thể làm máu khó lưu thông lên não.

Lâu dần tình trạng này có thể phát triển thành co thắt động mạch cột sống thân nền nên lưu lượng máu lên não bị thiếu dẫn đến bị rối loạn tiền đình.

3.2. Những người thường xuyên căng thẳng, lo lắng

Những người thường xuyên căng thẳng là đối tượng thứ 2 dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình, không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Căng thẳng làm tăng cao cortisol – hormon tác động tiêu cực đến việc dẫn truyền thông tin thần kinh từ hệ thống tiền đình đến não bộ. Từ đó làm gián đoạn các kênh ion trong dây thần kinh dẫn đến rối loạn thông tin. Ngoài ra, một số chất trung gian hóa học khác liên quan đến căng thẳng cũng ảnh hưởng tới quá trình này như histamin, neurosteroid…

Trong nghiên cứu :”Tăng nguy cơ chóng mặt tư thế kịch phát lành tính ở bệnh nhân rối loạn lo âu” của Zi-Jun Chen, Chen-Ho Chang năm 2016 đã khẳng định rằng những người bị rối loạn lo âu có nguy cơ cao phát triển chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiền đình. (2)

3.3. Người bị thiếu máu

3.3. Người bị thiếu máu 1

Những đối tượng bị thiếu máu như người bị chấn thương gây mất nhiều máu nặng, phụ nữ sau khi sinh, người bệnh thiếu và mất máu… cũng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình. Ngoài ra, người bị huyết áp thấp khiến lưu lượng máu lên não không đủ cũng là những người có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình.

Tham khảo thêm: Các dấu hiệu của bệnh thiếu máu não

3.4. Nhóm đối tượng khác

Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào? Ngoài những đối tượng trên thì đua là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao? Bệnh cạnh thông tin vừa chia sẻ trên thì bệnh có thể gặp ở một số đối tượng khác như:

  • Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, người thường xuyên phải sử dụng thuốc gây hại cho tiền đình.
  • Người uống quá nhiều rượu làm ảnh hưởng tới chức năng thần kinh.
  • Phụ nữ mang thai do thay đổi yếu tố tâm sinh lý nên dễ mệt mỏi, lo lắng, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng rất dễ bị hội chứng rối loạn tiền đình khi mang thai.

Ngoài ra, với nhịp độ sống ngày nay quá quay cuồng, nhất là những đô thị lớn cũng tạo áp lực lớn lên tiền đình khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Những yếu tố như tốc độ di chuyển ngày càng cao, mật độ giao thông lớn với đa hướng di chuyển, di chuyển bằng thang máy lên xuống, ánh sáng nhấp nháy từ các bảng hiệu… đều tác động đến tiền đình. Lâu dần có thể khiến hệ tiền đình suy giảm và dễ bị rối loạn.

>>>Giải đáp chi tiết bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới từ A

4. Cách phòng tránh rối loạn tiền đình hiệu quả

Những người bị rối loạn tiền đình thường có chất lượng cuộc sống kém hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu những đối tượng dễ mắc bệnh là điều vô cùng quan trọng, từ đó xây dựng được những phương pháp giúp ngăn ngừa hiệu quả.

Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng ngừa rối loạn tiền đình:

4.1. Thực hiện các bài tập củng cố tiền đình

4.1. Thực hiện các bài tập củng cố tiền đình 1

Những bài tập có thể giúp bạn tăng cường sức chịu đựng của hệ thống tiền đình, cụ thể như sau:

– Lắc đầu: Lắc đầu từ trái sang phải, mỗi đợt 10 cái, thực hiện 2 đợt.

– Gật đầu: Ở tư thế cúi đầu dần dần ngửa đầu ra phía sau, mỗi đợt 10 cái, thực hiện 2 đợt.

– Lắc đầu, nhìn chằm chằm: Để một ngón tay giữa và trước mắt. Trong khi lắc đầu từ trái sang phải cần nhìn chằm chằm vào ngón tay, mỗi đợt 10 cái, thực hiện 2 đợt.

– Liệu pháp Epley:

  • Bước 1: Chuyển từ tư thế ngồi thẳng chân sang tư thế nằm nghiêng đầu 45 độ bên phải trong 15 – 25 giây.
  • Bước 2: Xoay một đầu sang bên đối diện, tiếp tục xoay đến khi tai không bị khó chịu.
  • Bước 3: Xoay cơ thể theo hướng của đầu, để yên tư thế trong 15 – 20 giây.
  • Bước 4: Ngồi dậy, trở về tư thế ngồi thẳng duỗi chân như ban đầu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn thể dục thể thao với những bộ môn như thể dục nhịp điệu, yoga, xà đơn, xà kép, vũ đạo, võ thuật… Chúng đều tốt cho hệ thống tiền đình và tăng khả năng phối hợp các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là múa ba lê, những người luyện tập bộ môn này thường xuyên có tiền đình cực tốt, cảm nhận chuyển động và không gian giỏi hơn những người thường. Chính vì vậy, họ không cảm thấy chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng… khi thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên ngồi xuống.

Với những người cao tuổi hơn nên lựa chọn những bài vận động nhẹ nhàng, chậm rãi như thái cực quyền giúp ngăn ngừa bệnh rối loạn tiền đình.

Bài tập tốt cho tiền đình không chỉ được thực hiện ở người lớn và người già, bạn cũng có thể tập cho con từ khi còn bé. Với trẻ nhỏ, trong lúc bế con có thể đu đưa theo nhịp độ hay cho trẻ nằm võng. Trẻ lớn hơn có thể chơi trò đu quay, đánh đu, ngựa gỗ, nhảy lò cò, tuột cầu trượt, trượt patin, bơi… Từ đó trẻ sẽ quen dần với gia tốc và vị trí của cơ thể trong không gian, cải thiện khả năng giữ thăng bằng hiệu quả.

4.2. Chế độ ăn uống khoa học

4.2. Chế độ ăn uống khoa học 1

Một chế độ ăn uống khoa học có thể tăng cường tuần hoàn máu não, ổn định hệ thần kinh giúp phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.

Mọi người, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Mọi người nên cung cấp khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất và các hoạt động khác của tế bào diễn ra bình thường.
  • Bổ sung những thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt… Bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm như cam, bưởi, dứa, dâu tây, bông cải xanh, cải xoăn…
  • Thực phẩm giàu vitamin nhóm B như vitamin B6 giúp duy trì chức năng thần kinh, tăng cường sản sinh năng lượng và trao đổi chất. Vì vậy mà nó tốt cho người bị rối loạn tiền đình giúp quá trình tiếp nhận thông tin và dẫn truyền diễn ra suôn sẻ. Vitamin B6 có nhiều trong ngũ cốc, khoai lang, các loại đậu, thịt gà, cá…
  • Người cao tuổi mắc bệnh tiền đình là do hệ thống tiền đình bị lão hóa, để hỗ trợ làm chậm quá trình này chúng cần bổ sung thực phẩm giàu folate. Chúng có tác dụng trong việc cân bằng, tốt cho hệ thống tiền đình. Bạn có thể sử dụng các loại đậu, súp lơ, măng tây…

Bên cạnh thực phẩm nên bổ sung hàng ngày cũng có những loại cần hạn chế như sau:

  • Đồ ăn chứa nhiều đường, caffein, rượu có thể tăng nguy cơ mắc các triệu chứng như chóng mặt, mất thăng bằng… Do đó, bạn nên hạn chế những đồ uống và thực phẩm này.
  • Những thực phẩm nhiều chất béo khiến lượng cholesterol trong máu cao nguy cơ gây ra các vấn đề về mạch máu, suy giảm lượng máu lên não. Vì vậy, bạn nên cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều giàu mỡ, nhất là mỡ động vật trong bữa ăn.
  • Bệnh Meniere – một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình bị ảnh hưởng do ăn quá nhiều muối trong bữa ăn. Do chế độ ăn này gây ảnh hưởng tới chất lỏng ở trong tai. Những người có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình cần giảm lượng muối bổ sung vào mỗi món ăn.

Tìm hiểu chi tiết tại: Chế độ ăn uống cho người bị rối loạn tiền đình

4.3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

4.3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh 1

>>>Đâu là cách xử lý khi bị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất?

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn tránh xa khỏi bệnh rối loạn tiền đình, nhất là những người làm việc văn phòng, hay căng thẳng.

Trong khi làm việc văn phòng:

  • Hạn chế bật điều hòa quá lạnh trong phòng, không nên ngồi lâu trước máy tính, cứ mỗi 30 phút nên đứng dậy đi lại 5 phút trong khi làm việc.
  • Thư giãn bằng các bài tập cho vùng đầu, cổ gáy.
  • Rèn luyện thể dục thể thao hằng ngày như chạy bộ, đánh cầu lông…
  • Thiết lập một không gian thoải mái nơi làm việc, trồng nhiều cây xanh và thông thoáng khí.

Ngoài giờ làm việc:

  • Mỗi ngày nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày, giữ thói quen ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Bởi thiếu ngủ có thể gây mệt mỏi, suy giảm máu lên não, dễ căng thẳng vào ngày hôm sau.
  • Chủ động sắp xếp công việc hài hòa với thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng, lo âu.
  • Tránh đọc sách báo, nghịch điện thoại khi ngồi trên ô tô.
  • Khi đi đến những nơi có nhiều tiếng ồn, sáng sủa như cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại… có thể kích hoạt cơ thể làm xuất hiện tình trạng chóng mặt. Vì vậy, khi ở những nơi này, bạn có thể đeo kính hoặc bông ở tai để tránh ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần, nhất là với những người có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tiền đình.

Có thể thấy những đối tượng thuộc nguy cơ cao mắc rối loạn tiền đình như người cao tuổi, người làm việc văn phòng, người thường xuyên căng thẳng, lo lắng… Do đó bạn cần đặc biệt chú ý đến những yếu tố kích hoạt các cơn chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng. Thêm vào đó, nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh và thực hiện các bài tập tốt cho tiền đình để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Mong rằng những thông tin trong bài trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc xoay quanh chủ đề rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào để từ đó có thể chủ động phòng tránh để bảo vệ thật tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Cảm ơn bạn đã đón đọc, đừng quên chia sẻ với bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!

Nếu có bất cứ thắc hoặc cần tư vấn thêm thông tin về bệnh rối loạn tiền đình, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên viên tư vấn và giải đáp nhanh nhất.
Cập nhật lúc: 22/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...