Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng tăng cao, làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống và công việc. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới hệ quả này, cách điều trị và phòng ngừa thế nào? Cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây!
Mục lục
- Người trẻ tuổi có mắc rối loạn tiền đình không?
- Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ
- Triệu chứng cảnh báo người trẻ bị rối loạn tiền đình
- Rối loạn tiền đình ở người trẻ có nguy hiểm không?
- 5+ cách điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi
- Dưỡng Não Thái Minh – Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ
Người trẻ tuổi có mắc rối loạn tiền đình không?
Rối loạn tiền đình là tình trạng chức năng của hệ thống tiền đình bị rối loạn, gây các triệu chứng như chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt…
Các chuyên gia đã khẳng định, rối loạn tiền đình có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Theo thống kê, có đến 35% – 40% người trên 40 tuổi và khoảng 25% người ở độ tuổi dưới 30 bị rối loạn tiền đình.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ bị rối loạn tiền đình ngày càng tăng lên. Tình trạng này hay xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh, sinh viên. Nguyên nhân là do họ thường xuyên tiếp xúc với điều hòa, máy tính, ngồi lâu một chỗ và ít vận động hay do tính chất công việc phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng.
Rối loạn tiền đình xảy ra khiến cơ thể người trẻ xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng cơ thể, ù tai, nhìn mờ hay rối loạn tâm lý,…Và nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Các thông tin về đau tiền đình
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ
Rối loạn tiền đình ở người trẻ thường do những nguyên nhân sau đây:
Căng thẳng kéo dài
Một trong những nguyên nhân khiến người trẻ bị rối loạn tiền đình là do căng thẳng kéo dài. Áp lực từ công việc, cuộc sống, gia đình khiến giới trẻ luôn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, stress, mất ngủ, chán ăn, hay mệt mỏi,..Điều này gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ thần kinh, làm cho hệ thần kinh bị tổn thương và dẫn đến rối loạn tiền đình.
Ngoài ra, cơ thể khi phải chịu stress sẽ tạo ra hormone cortisol làm tăng huyết áp, khiến mạch máu bị tắc nghẽn, dẫn đến thiếu máu não và rối loạn chức năng tiền đình.
Ít vận động
Đối với người trẻ, đặc biệt là dân công sở thường có thói quen duy trì lâu một tư thế, ít vận động khiến khiến dịch nhầy trong cột sống tràn ra, chèn ép lên mạch máu và dây thần kinh. Lâu ngày dẫn đến co thắt động mạch cột sống làm thiếu máu lên não và xảy ra tình trạng rối loạn tiền đình.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Thường xuyên lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, chất gây nghiện hay đồ uống có gas khiến cho cơ thể bị suy nhược nhanh chóng, không chỉ tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình mà còn tiềm ẩn các bệnh lý về phổi, tim mạch và tiêu hóa.
Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp,.. làm cho lượng cholesterol trong máu tăng cao, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và rối loạn chức năng tiền đình.
Môi trường sống và làm việc không đảm bảo
Hệ thống tiền đình chịu ảnh hưởng không nhỏ từ môi trường sống và làm việc của chúng ta. Khói bụi, tiếng ồn hay ánh sáng quá mạnh là những yếu tố gây ra tình trạng rối loạn tiền đình ở giới trẻ.
Di truyền
Rối loạn tiền đình ở người trẻ có thể do yếu tố di truyền. Bạn sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiền đình nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh lý này. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra trường hợp này là không cao và nếu gặp thì tình trạng bệnh chỉ diễn biến ở mức độ nhẹ.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc Tây có tác dụng an thần, điều chỉnh huyết áp, hoặc đặc trị các bệnh lý về thần kinh như Streptomycin, Gentamycin có thể gây ra tác dụng phụ với hệ thống tiền đình của người trẻ, thường là hoa mắt và chóng mặt.
Tổn thương thần kinh
Khi hệ thần kinh bị tổn thương do các bệnh như viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, chấn thương sọ não, rối loạn tuần hoàn não,… tiền đình cũng bị ảnh hưởng nặng nề, từ đó gây ra chứng rối loạn tiền đình.
Mắc các bệnh lý huyết áp, tim mạch và thiếu máu lên não
Rối loạn tiền đình ở người trẻ cũng có thể là hậu quả của các bệnh tim mạch, huyết áp thấp hoặc tai biến. Ngoài ra, quá trình lưu thông máu lên não bị cản trở do tắc nghẽn mạch máu sẽ tác động tiêu cực đến chức năng của hệ thống tiền đình, khiến cơ thể mất thăng bằng khi thay đổi tư thế đột ngột.
>>>Top 12+ thực phẩm chức năng tốt cho người thiếu máu não
Triệu chứng cảnh báo người trẻ bị rối loạn tiền đình
Người trẻ khi bị rối loạn tiền đình thường có những triệu chứng sau:
Chóng mặt, buồn nôn
Đây là một trong những triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ mà hầu như ai cũng gặp phải. Khi đột ngột thay đổi tư thế, bạn có thể bị chóng mặt, choáng váng đầu óc, hoa mắt, buồn nôn do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Vì vậy, người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ để tình trạng này nhanh chóng suy giảm.
☛ Tham khảo thêm: Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì?
Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ
Giới trẻ khi bị rối loạn tiền đình thường phải đối mặt với tình trạng trằn trọc về đêm, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc và thậm chí là mất ngủ kéo dài. Đây là hậu quả của việc thần kinh phải chịu căng thẳng, áp lực thường xuyên nhưng không được nghỉ ngơi và thư giãn. Từ đó, khiến cơ thể bị suy nhược, luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, lờ đờ, uể oải,..
Đau đầu
Triệu chứng này cũng rất phổ biến ở những người bệnh trẻ tuổi mắc rối loạn tiền đình. Nguyên nhân là do hệ thần kinh tổn thương khiến cho chức năng bị suy giảm và lượng máu cung cấp lên não bị thiếu hụt. Người bệnh sẽ thấy đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung và không đảm bảo được hiệu quả công việc.
☛ Tham khảo: 10 cách trị đau đầu tại nhà không dùng thuốc
Ngất xỉu
Tuần hoàn máu kém, không đảm bảo lưu thông đủ máu lên não gây ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và chức năng tim mạch, khiến người bệnh ngất xỉu đột ngột. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, đột quỵ hay tai biến mạch máu não, đe dọa đến tính mạng con người.
Ù tai, suy giảm thính lực và thị lực
Dây thần kinh số 8 bị chèn ép khiến người bệnh ù tai, cảm giác trong tai luôn có tiếng ồn, nghe không rõ, nặng hơn là không nghe được âm thanh gì ngoài tiếng ù ù. Ngoài ra, một số trường hợp còn trở nên nhạy cảm với ánh sáng chói, thị lực kém, tầm nhìn giảm, mắt trở nên yếu dần.
Rối loạn tiền đình ở người trẻ có nguy hiểm không?
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, đi đứng không vững… chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và nếu được điều trị kịp thời thì sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan vì nếu không can thiệp sớm, tình trạng này sẽ diễn biến nặng hơn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:
Gây ra các bệnh liên quan tới trí nhớ
Thường xuyên bị đau đầu làm ảnh hưởng đến việc truyền thông tin lên não bộ, dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như: bệnh Parkinson, bệnh alzheimer, khó tập trung, thiếu máu não,…
Tăng nguy cơ đột quỵ và tai biến
Não bộ của người bị rối loạn tiền đình nặng sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất, gây ra hiện tượng liệt tay chân, nặng hơn là liệt nửa người. Từ đó, tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não, u não, đột quỵ và rất nguy hiểm đến tính mạng.
Dễ bị té ngã
Đây cũng là một trong những hậu quả mà giới trẻ có thể gặp phải bởi khi bị rối loạn tiền đình cơ thể người bệnh thường không giữ được thăng bằng, xây xẩm mặt mày, mất phương hướng. Điều này khiến bạn bị chấn thương cơ xương, chấn thương sọ não khi bị va đập mạnh, nghiêm trọng hơn là gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông.
Rối loạn tâm lý
Tâm lý người trẻ khi bị rối loạn tiền đình thường hay bồn chồn, lo lắng, thiếu tự tin,.. Tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài làm trí tuệ và tinh thần bị sa sút nghiêm trọng, luôn chịu cảm giác lo sợ, bất an và mất đi sự tập trung trong công việc.
Có thể nói, rối loạn tiền đình không trực tiếp gây nguy hiểm đến sức khỏe của giới trẻ mà là do các triệu chứng kéo dài hoặc xuất hiện đột ngột dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần đi thăm khám ngay lập tức khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng này để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
5+ cách điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi
Dùng thuốc Tây
>>>5 phương pháp rèn luyện trí nhớ hiệu quả, dễ áp dụng
Một số nhóm thuốc mà bác sĩ thường kê để điều trị rối loạn tiền đình ở người già bao gồm:
Thuốc hoạt huyết: Điển hình là Betahistin, Beataserc, Almitrin, Duxil…. Khi sử dụng thuốc này. các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt, choáng váng … sẽ được cải thiện rõ rệt.
Thuốc an thần: Ví dụ như Diazepam, Lorepam… có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu cho người bị rối loạn tiền đình.
Thuốc thần kinh: nhóm thuốc chứa thành phần Methylprednisolon, Ginkgo, Tanganil, Vipocetin, Ap … có khả năng giảm căng thẳng, an thần, xoa dịu thần kinh, hỗ trợ chống suy giảm chức năng tiền đình.
Biện pháp trị liệu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, người trẻ bị rối loạn tiền đình có thể áp dụng các biện pháp trị liệu như:
Thủ thuật tái định vị sỏi tai
Các bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện những thao tác để đưa đầu của người bệnh vào các tư thể nhất định với mục đích di chuyển các thạch nhĩ về đúng vị trí để cơ thể hấp thụ được, không xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Bạn cần nghe theo hướng dẫn có bác sĩ và luyện tập theo, sau đó tự điều trị tại nhà.
Phục hồi chức năng tiền đình kết hợp hệ thống ICS Impulse
Bạn nên tập các bài tập vật lý rèn luyện các giác quan để giảm bớt được triệu chứng chóng mặt. Đây là một trong những phương pháp giúp chức năng tiền đình hoạt động hiệu quả hơn và điều chỉnh lại những thay đổi trong hệ thống tiền đình.
Phẫu thuật
Nếu như sử dụng thuốc và áp dụng các liệu pháp khác đều không có tác dụng thì bạn có thể phải phẫu thuật để phục hồi chức năng của tai trong. Bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất với từng loại nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình.
Áp dụng các mẹo dân gian
Chữa rối loạn tiền đình bằng ngải cứu
Trong ngải cứu có chứa thành phần polifenon mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt khi người trẻ tuổi bị rối loạn tiền đình. Bạn có thể hầm xương với ngải cứu theo các bước như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 500g sườn heo, ngải cứu và gia vị.
- Ngắt lấy phần ngọn ngải cứu và rửa sạch.
- Phi thơm hành và cho sườn heo đã tẩm ướp gia vị vào xào đến khi săn lại.
- Đổ 750ml vào nồi và hầm sườn heo cho đến khi mềm. Sau đó cho lá ngải cứu vào.
- Nấu thêm từ 3-5 phút và tắt bếp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hấp ngải cứu với óc heo, làm trứng ngải cứu, hoặc gối đầu bằng lá ngải cứu cũng đem lại hiệu quả cao cho việc điều trị rối loạn tiền đình.
Uống trà hoa cúc khô
Sử dụng hoa cúc khô sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho não bộ của bạn. Hoạt chất apigenin giúp an thần, xoa dịu thần kinh, thư giãn đầu óc và tăng chất lượng giấc ngủ. Bạn nên uống 1 ly trà hoa cúc mỗi ngày với các bước thực hiện như sau:
- Lấy 4-5 bông hoa cúc cho vào bình.
- Đổ nước sôi vào để hãm nước uống.
- Uống đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng khỏi bệnh.
Sử dụng trà xanh và vỏ quýt
Trà xanh có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo, tập trung và thư giãn hơn. Khi kết hợp với vỏ quýt sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả cho những người bị rối loạn tiền đình.
- Cho trà xanh và vỏ quýt vào 500ml nước.
- Đun sôi từ 15-20 phút.
- Uống sau mỗi bữa ăn để giảm căng thẳng, stress.
Kết hợp thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Người trẻ nên chú ý chế độ dinh dưỡng và xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh để điều trị cũng như phòng ngừa rối loạn tiền đình như sau:
Về lối sống sinh hoạt, bạn cần nên:
Duy trì việc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Các môn thể thao như: cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bơi, chạy bộ, hoặc tập gym đều rất phù hợp cho giới trẻ để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa rối loạn tiền đình.
Về lối sống sinh hoạt, bạn nên
- Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu khi làm việc. Bạn nên vận động nhẹ nhàng bằng động tác vươn vai, xoa bóp vai gáy, đi lại… sau những tiếng làm việc liên tục.
- Nên sử dụng gối có độ cao vừa phải để thúc đẩy lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn mạch máu gây rối loạn tiền đình.
- Xây dựng thói quen ngủ trước 11h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Tránh việc sử dụng điện thoại và máy tính liên tục, cần phải cho mắt nghỉ ngơi sau từ 1-2 tiếng.
- Có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, tránh phải chịu căng thẳng, stress trong thời gian dài.
Về chế độ dinh dưỡng, bạn cần chú ý:
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, ảnh hưởng đến hệ thần kinh như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, uống quá nhiều cà phê, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp…
- Cố gắng bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu axit folic, vitamin B6, C,D , canxi có trong các loại rau củ quả, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc, các loại nấm, trứng, sữa,..
Dưỡng Não Thái Minh – Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ
Dưỡng Não Thái Minh là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với thành phần chính bao gồm: Cao Đinh lăng, cao thạch tùng, cao Bạch quả, Nattokinase, Alpha Lipoic Acid.
Choline, Vitamin B1, B6, B12,.. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ Phần công nghệ cao Thái Minh, đem lại hiệu quả trong việc tăng cường lưu thông máu não, hỗ trợ hoạt huyết, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm biểu hiện thiểu năng tuần hoàn não,…
Đây là dòng dưỡng não thế hệ mới, mang đến cơ chế 3 tác động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh và làm sạch cục máu đông. Ngoài ra, sản phẩm đã được khảo sát hiệu quả trên người dùng, thực tế cho thấy:
- 100% cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt và, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế
- 90,2% cải thiện tình trạng đau nhức đầu
- 74,5% cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ và ghi nhận giấc ngủ sâu và dài hơn sau khi sử dụng.
Như vậy, Dưỡng Não Thái Minh là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ hoạt huyết, tăng lưu thông máu não, hiệu quả cho người trẻ rối loạn tiền đình, giúp cải thiện các triệu chứng và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
☛ Tham khảo: Chuyên gia, người dùng đánh giá Dưỡng Não Thái Minh ra sao?
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7297064/
- https://suckhoedoisong.vn/nguoi-tre-tuoi-cung-bi-roi-loan-tien-dinh-169179447.htm
- https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/773517
Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ, để từ đó biết cách nhận biết tình trạng bệnh từ sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.