7+ bài tập rối loạn tiền đình phục hồi nhanh chóng
Khi bị rối loạn tiền đình người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên duy trì tập luyện thể thao và có thể áp dụng một số bài tập rối loạn tiền đình ngay dưới đây nhé.
Bài tập rối loạn tiền đình mang lại lợi ích gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể kết hợp thêm việc tập luyện thể chất bằng các bài tập chữa rối loạn tiền đình. Bằng cách này, tần suất xuất hiện triệu chứng của bệnh sẽ giảm đi đồng thời tăng cường sức khoẻ tổng thể.
Một số lợi ích mà việc tập luyện thể thao mang lại có thể kể đến gồm:
- Tăng cường tuần hoàn máu não: Tập luyện thể thao đúng cách và đều đặn sẽ gia tăng thành phần huyết tương, tế bào máu, hàm lượng hemoglobin và số lượng hồng cầu. Nhờ đó, thúc đẩy khả năng vận chuyển oxy lên não cũng như các cơ quan trong cơ thể.
- Giảm stress, căng thẳng hiệu quả: Trong quá trình hoạt động thể chất, các khớp xương và bó cơ được giãn nở, từ đó làm giảm lực ép lên các rễ dây thần kinh. Đồng thời giúp kiểm soát tốt các tình trạng căng thẳng và stress.
- Cải thiện khả năng giữ thăng bằng: Tập luyện thể dục giúp các bộ phận dẻo dai và cải thiện khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Từ đó giảm nguy cơ té ngã khi bị rối loạn tiền đình.
- Tăng cường sức khoẻ tổng thể: Các hoạt động thể chất thúc đẩy quá trình chuyển hoá chất trong cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ ngon. Ngoài ra cải thiện đề kháng cho cơ thể, tăng cường thể lực.
>> 7 Bài tập yoga cho người bị rối loạn tiền đình phổ biến nhất
7 Bài tập cải thiện triệu chứng bệnh
Dưới đây là 7 bài tập cho người rối loạn tiền đình đơn giản và dễ thực hiện, có thể áp dụng ngay tại nhà:
Bài tập Romberg
Romberg là một trong những bài tập trị rối loạn tiền đình đem lại hiệu quả cao. Người bệnh thường xuyên tập luyện sẽ giúp việc tuần hoàn máu não cũng như quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra tốt hơn.
Cách thực hiện động tác:
- Bạn đứng thẳng hai chân chụm vào nhau, mũi chân hình chữ V. Đồng thời hai tay buông thả lỏng sát vào hông, hai mắt nhắm lại.
- Giữ nguyên tư thế đó trong 30 giây và lặp lại động tác này 10 – 15 lần, mỗi lần nghỉ 2 – 3 giây.
- Đặc biệt có thể tăng cấp độ lên bằng cách giữ nguyên các bước như trên rồi đưa hai tay về phía trước, mắt song song với mặt đất.
Bài tập cho mắt
Những người bị rối loạn tiền đình thường xuyên có dấu hiệu mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt. Dó đó áp dụng các động tác của bài tập này có thể cải thiện các triệu chứng trên.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn đứng thẳng đưa mắt nhìn về phía trước, chú ý tập trung nhìn thẳng vào một vật ngang tầm nhìn với bạn.
- Đưa đầu di chuyển từ bên trái sang bên phải. Chú ý khi đầu di chuyển nhưng mắt vẫn hướng về vật đã được nhắm trước đó. Nếu trong quá trình thực hiện, bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt thì nên dừng lại.
- Thực hiện lặp lại các động tác trong vòng 1 phút để não có thời gian thích ứng.
>> Đâu là cách xử lý khi bị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất?
Bài tập nằm nghiêng
Một trong những bài tập cho người bị rối loạn tiền đình nữa chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đó là bài tập nằm nghiêng. Đây là phương pháp hỗ trợ tại nhà mà không cần sự giám sát của bác sĩ.
Các bước thực hiện như sau:
- Bạn ngồi với tư thế lưng thẳng.
- Quay đầu sang một bên (trái hoặc phải đều được) theo góc 45 độ.
- Từ từ nằm xuống đối diện với hướng quay đầu (nghĩa là quay đầu sang trái thì sẽ nằm về bên phải) sao cho phía sau tai sẽ được chạm xuống giường.
- Bạn giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 – 40 giây rồi thực hiện ngược lại. Động tác này nhằm cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
- Để có được hiệu quả cao, bạn nên lặp lại mỗi bên 6 lần.
Bài tập Support Fish Pose
Đây là tư thế con cá được thực hiện nhiều trong các bộ môn yoga. Với bài tập này, cơ thể sẽ luôn ở trong trạng thái giãn nở và kéo căng, giúp lưu thông máu tốt hơn, thúc đẩy vận chuyển oxy và dưỡng chất cho các cơ quan trong cơ thể.
Cách thực hiện bài tập con cá như sau:
- Bạn nằm xuống sàn với tư thế hai chân đặt cạnh nhau, đầu gối hơi cong một chút, lòng bàn chân áp sắt mặt sàn và hai tay để dọc theo hướng chân.
- Úp lòng bàn tay xuống sàn, hít thở thật sâu rồi lấy củi chỏ và cánh tay làm trụ. Từ từ nâng cao phần thân lên khỏi mặt sàn. Đỉnh đầu tựa nhẹ lên thảm, đồng thời cơ cổ thả lỏng.
- Tiếp đó, dùng lực của cẳng tay đỡ phần đầu, thân nhằm hạn chế nguy cơ bị vẹo cổ.
- Đầu gối cong hoặc duỗi thẳng ra, dùng gót chân áp chặt vào sàn nhà. Tại đây, trọng tâm cơ thể sẽ dồn hết vào gót chân.
- Giữ nguyên tư thế này trong 15 – 30 giây, có thể lâu hơn tùy vào thể trạng từng người.
- Sau khi kết thúc động, bạn thả lỏng cơ và các bộ phận về vị trí ban đầu.
>> 7 điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Bài tập Malasana
Bài tập thể dục rối loạn tiền đình này còn được gọi là tư thế ngồi xổm. Các động tác khá đơn giản và nhẹ nhàng bạn có thể thực hiện tại nhà. Khi tập quen với bài tập này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn, giảm hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột.
Cách thực hiện bài tập Malasana như sau:
- Bạn đứng với tư thế trái núi với hai chân mở rộng bằng vai.
- Uốn cong khuỷu tay, hai tay chắp trước ngực.
- Đùi di chuyển rộng một chút so với vai. Hông hạ thấp về phía mặt đất và trọng lượng cơ thể dồn về phía trước.
- Cột sống và vai luôn giữ thẳng và thư giãn.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 – 2 phút.
Bài tập co gối chạm trán
Đây là bài tập thể dục cho người rối loạn tiền đình giúp cải thiện rối loạn tiền đình ốc tai, nhờ đó nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng.
Cách thực hiện bài tập co gối chạm trán như sau:
- Bạn nằm ngửa trên mặt sàn sau đó co gối lại, nâng hai chân lên kết hợp hít sâu.
- Từ từ thở ra, hai tay ôm vào gối sau đó ép bụng lại.
- Gối và ngón chân chụp vào nhau, từ từ nâng cổ và đầu lên rồi đặt cằm vào giữa hai gối.
- Giữ nguyên tư thế này khoảng 30 giây.
>> Tham khảo ngay chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình
Bài tập yoga cây cầu
Đối với bài tập cho rối loạn tiền đình ở tư thế cây cầu này sẽ giúp mở rộng lồng ngực để lấy hơi thở được sâu và đều hơn.
Cách thực hiện động tác:
- Bạn ngồi trên thảm tập hoặc sàn nhà, hai chân và hai tay duỗi thẳng theo phần thân người.
- Đầu gối gập xuống và dùng tay nắm lấy phần cổ chân.
- Giữ khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng với vai.
- Từ từ nâng người lên cao và kết hợp với hít thở sâu để cảm nhận sự căng giãn ở cổ và lưng.
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây và từ từ hạ người xuống và lặp lại động tác 3 – 5 lần.
>> Tại sao bị chóng mặt tiền đình? Cách khắc phục?
#5 Lưu ý khi áp dụng bài tập
Các bài tập thể dục trị rối loạn tiền đình mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, song để đạt được hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bạn không nên ăn quá no trước khi thực hiện bài tập tránh làm đau dạ dày.
- Mỗi ngày bạn nên dành ra 30 phút để luyện tập và có thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi lần tập.
- Thực hiện khởi động để giãn cơ trước khi tập luyện.
- Người bệnh nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có được kết quả mong đợi.
- Kết hợp tập luyện với chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh các thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ.
Trên đây là cách hướng dẫn 7 bài tập rối loạn tiền đình đơn giản bạn có thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh có thể áp dụng thành công để phòng ngừa các triệu chứng của bệnh lý này gây ra.
Xem thêm:
Bài viêt liên quan
- 6 Món ăn giúp thông mạch máu, bổ dưỡng dễ dàng chế biến
- 6 Bài thuốc từ cây rau sam chữa bệnh hiệu quả tại nhà
- Tại sao lại chóng mặt khi đứng dậy? 8 Lý do đừng chủ quan
- Dành 2 phút làm theo cách này, đau đầu mất ngủ đến mấy cũng thuyên giảm
- Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? 10+ Việc làm không nên bỏ qua
- #10 Loại thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu dạng nước
- 7+ bài tập rối loạn tiền đình phục hồi nhanh chóng