Nhiều người thấy cơ thể thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đau mỏi vai gáy… không biết có phải do thiếu máu não hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu não thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bệnh thiếu máu não là thế nào?
Bệnh thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu lên não bộ có thể do thiếu hụt hoặc gián đoạn, dẫn đến cơ thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy cho não.
Điều này khiến các tế bào não bị thiếu năng lượng, hệ thần kinh bị suy yếu, gây ra hàng loại các tác động xấu đến sức khỏe như suy giảm chức năng hoạt động não bộ, tăng nguy cơ dẫn đến tai biến não… Đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời, thiếu máu não có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.
Thiếu máu não thường gặp ở những người trung niên, người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay với cuộc sống bận rộn, nhiều áp lực thì bệnh lý này dần xuất hiện ở nhiều người trẻ tuổi hơn.
☛ Xem thêm: Cảnh báo chứng thiếu máu não ở người trẻ tuổi
2. 6 Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thiếu máu não
Trong thời gian đầu các dấu hiệu của bệnh thiếu máu não xuất hiện thoáng qua khiến nhiều người không để ý, chủ quan xem thường. Lâu dần các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn nên khi phát hiện bệnh đã gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống và công việc.
Dưới đây là 6 dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu não:
2.1. Đau đầu
Đau đầu là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở người bị thiếu máu não. Do các tế bào não không đủ chất dinh dưỡng (glucose, choline…) và oxy để thực hiện các hoạt động diễn ra hàng ngày. Bên cạnh đó, các chất trung gian hóa học và gốc tự do tăng lên, gia tăng hoạt động bạch cầu dẫn đến tổng hợp nhiều các chất giãn mạch gây đau đầu.
Ban đầu người bị thiếu máu não thường cảm thấy đau nhói ở một điểm hoặc một vùng nhất định. Triệu chứng này có thể kéo dài 5 phút đến 24 giờ, thường từ 15 – 20 phút.
Sau đó bệnh nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện các cơn đau đầu lan rộng, thấy đầu mình nặng trịch, dữ dội đến mức không thể tập trung làm việc được, ngủ không ngon giấc gây mệt mỏi triền miên.
Tình trạng này có thể nặng hơn khi di chuyển, sau khi ngủ dậy, suy nghĩ nhiều hay làm việc trí óc căng thẳng.
2.2. Hoa mắt, chóng mặt
Dấu hiệu nhận biết thứ 2 của bệnh thiếu máu não là đau đầu, chóng mặt.
Do lượng máu không cung cấp đủ cho não bộ nên người bệnh thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi… dù đang trong không gian yên tĩnh, không có gió.
Những triệu chứng này thường đến đột ngột, vào những thời gian không ngờ tới nhất.
2.3. Chân tay tê mỏi
Người bị thiếu máu não còn hay thấy triệu chứng tê ở các đầu ngón tay, ngón chân, cảm thấy dưới da râm ran như có kiến bò. Cơn đau thường âm ỉ, đôi khi đau thành từng cơn, đau nhiều hơn về đêm. Chúng có thể nặng hơn khi giơ tay cao lên đầu hoặc sang cả bên đối diện.
Tình trạng này do khi não bộ bị thiếu máu, cơ thể sẽ bù trừ bằng cách cắt giảm lượng máu đến các nơi có nhu cầu ít hơn như đầu ngón tay, ngón chân dẫn đến xuất hiện các triệu chứng chân tay tê mỏi.
2.4. Suy giảm trí nhớ
Dấu hiệu nhận biết thứ 4 ở người bị thiếu máu não là tình trạng suy giảm trí nhớ.
Thiếu máu não khiến não bộ không thể thực hiện các chức năng thông thường như giữ thăng bằng, kiểm soát cử động của mắt… Trong đó có cả sự dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Người bệnh có các biểu hiện như hay quên đồ vật, quên ngày tháng, giảm khả năng ghi nhớ, quên nhanh ngay cả những việc vừa mới thực hiện, nhầm lẫn đường đi…
Ngoài ra, người bệnh còn không thể tập trung được lâu và giảm khả năng làm việc trí óc, mất hứng thú với công việc.
☛ Đọc thêm: Bị mất tập trung khi làm việc phải làm sao?
2.5. Mất ngủ
Người bị thiếu máu não thường gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, có khi đến sáng mới ngủ được, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc vào giữa đêm và không ngủ lại được, thường gặp ác mộng…
Điều này làm người bệnh rất mệt mỏi, chán nản vào sáng ngày hôm sau, giảm tinh thần và hiệu suất làm việc. Tình trạng xảy ra liên tục khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, tính khí thất thường, dễ cáu gắt với những người xung quanh.
2.6. Đau dọc sống lưng
Một trong những dấu hiệu thường gặp ở người bị thiếu máu não là đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ, dọc vai gáy, dọc các xương sườn. Cơn đau gây khó khăn khi cúi xuống, quay hoặc nghiêng người.
Tình trạng này do khí huyết kém lưu thông, ứ trệ nên lượng máu đến nuôi dưỡng các vùng vai gáy bị giảm.
Người bị thiếu máu não còn có thể bắt gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, rối loạn thần kinh thực vật (rối loạn huyết động, tim đập nhanh…).
3. Nguyên nhân gây thiếu máu não
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thiếu máu não như:
– Căng thẳng, lo lắng:
Căng thẳng, lo lắng thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trạng thiếu máu não. Bởi mỗi khi tâm lý không tốt có thể khiến mạch máu bị co thắt làm giảm dòng máu lên não.
Đây cũng chính là lý do nhiều người bị thiếu máu não dù còn rất trẻ.
– Do liên quan đến mạch máu:
Bệnh xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu não. Ngay cả một lượng nhỏ tích tụ cũng có thể làm tắc mạch máu khu vực đó khiến oxy và chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ cho não bộ. Ngoài ra, các mảng bám của mỡ máu lắng đọng trên thành mạch làm hẹp lòng mạch, dẫn đến các tế bào tiểu cầu dễ kết dính với nhau gây hình thành cục máu đông.
– Do rối loạn đông máu:
Những người bị rối loạn đông máu với độ đặc máu cao có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn bình thường. Khi đó, các dòng máu lên não dễ bị tắc nghẽn gây gián đoạn.
– Do các bệnh về tim:
Nhiều bệnh lý về tim như rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim, van tim, nhồi máu cơ tim… đều có nguy cơ hình thành cục máu đông. Dù không được hình thành trong não bộ nhưng chúng có thể bắn theo động mạch lớn, tự vỡ và làm tắc các mạch máu nhỏ trong não bộ gây thiếu máu não.
– Sử dụng thuốc:
Một số loại thuốc điều trị huyết áp có tác dụng phụ làm giảm huyết áp đột ngột có thể gây ra tình trạng thiếu oxy đến các mô não nhanh chóng.
Ngoài những nguyên nhân trên, thói quen ăn uống thất thường, lạm dụng đồ ăn nhanh, lười tập thể dục… gây quá tải cho gan, làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu cũng là nguyên nhân gây thiếu máu não.
☛ Tìm hiểu chi tiết: 9 nguyên nhân gây thiếu máu não
4. Chẩn đoán thiếu máu não như thế nào?
Khi thấy một trong các dấu hiệu của bệnh thiếu máu não, bạn nên đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ của bệnh.
Một số phương pháp giúp chẩn đoán thiếu máu não như sau:
– Thăm hỏi triệu chứng: Bước đầu tiên để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu não là bác sĩ sẽ hỏi thăm các dấu hiệu mà bạn đang mắc phải. Đồng thời kiểm tra xem tiền sử gia đình có người mắc bệnh thiếu máu não hay đột quỵ chưa.
– Ghi lưu huyết não: Giúp đo lưu lượng máu trong não, xem xét mức độ dòng máu trong não như thế nào.
– Siêu âm tim: Giúp kiểm tra lưu lượng máu bằng sóng âm thanh có cường độ cao để đánh giá được các buồng tim có chứa đầy máu và bơm đến các phần còn lại như não bộ tốt hay không.
– Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp CT: Giúp chụp những hình ảnh sắc nét nhất về động mạch trong não bộ, từ đó xác định được mức độ, nguyên nhân, vị trí thiếu máu não.
– Siêu âm doppler xuyên sọ: Giúp đo tốc độ máu di chuyển trong các động mạch, từ đó xác định xem lưu lượng tuần hoàn máu ở các động mạch lớn trong não.
☛ Nên đọc: Chi tiết quá trình chẩn đoán bệnh thiếu máu não
5. Các phương pháp điều trị thiếu máu não hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu não mà người bệnh xây dựng phương pháp điều trị hiệu quả như sau:
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
- Tăng cường ăn cá, rau xanh, các loại hoa quả có màu đậm… để bổ sung chất xơ hòa tan, khoáng chất, các chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
- Bổ sung các thực phẩm giàu nguyên liệu tạo máu (nguyên tố vi lượng, protein, sắt…) như thịt bò, gan lợn, gan bò, đậu nành, sò biển…
- Không nên ăn đồ cứng khó tiêu, đồ lạnh và nhiều chất béo.
- Không uống cà phê, trà đặc do làm giảm hấp thu sắt – hỗ trợ sản xuất máu.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh:
- Để giảm tình trạng co thắt mạch máu, bạn nên kiểm soát căng thẳng, tránh làm việc liên tục trong thời gian dài.
- Hạn chế thức khuya, duy trì một giấc ngủ tốt để có tinh thần thoải mái bằng cách tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, âm thanh phù hợp.
- Tích cực vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế mạng xã hội, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời để sản sinh hormon hạnh phúc, vui vẻ, giảm căng thẳng.
– Điều trị các bệnh lý nền: Chúng làm nặng thêm bệnh thiếu máu não do đó cần thiết phải điều trị bệnh lý nền như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim:
- Đo huyết áp và đường máu hàng ngày.
- Kiểm tra chỉ số mỡ máu, gan-thận.
- Định kỳ kiểm tra chỉ số đông máu, HbA1C khoảng 2 – 3 tháng/lần để phát hiện sớm nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
– Uống thuốc tăng cường dưỡng chất cho não bộ: như piracetam, Ginkgo biloba, cerebrolysin… hoặc các sản phẩm hỗ trợ điều trị như Dưỡng Não Thái Minh:
- Piracetam: Tác động lên hệ thần kinh trung ương giúp tăng cường sức chịu đựng cho não bộ khi rơi vào trạng thái thiếu hụt oxy và glucose.
- Ginkgo biloba: Là cây Bạch quả có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu lên não, giảm độ nhớt của máu, cải thiện tính lưu biến của máu, giúp điều trị bệnh thiếu máu não hiệu quả.
- Cerebrolysin: Là thuốc dinh dưỡng cho thần kinh, giúp tăng cường sự dẫn truyền lên não bộ, đảm bảo não hoạt động tốt.
- Dưỡng Não Thái Minh: Là sản phẩm kết hợp nhiều thành phần như cao Bạch quả, Đinh lăng, Thạch tùng và enzyme Natttokinase mang đến cơ chế tác dụng hiệp đồng: tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ, làm sạch cục máu đông và bổ sung chất dẫn truyền thần kinh, chấm dứt triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu não hiệu quả.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
Trên đây là 6 dấu hiệu để nhận biết bệnh thiếu máu não. Nếu có bất cứ thắc nào, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên viên tư vấn và giải đáp nhanh nhất.