#7 Nguyên nhân rối loạn tiền đình đừng chủ quan kẻo hối hận

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Rối loạn tiền đình thường là tình trạng xảy ra khá phổ biến và đi kèm với các bệnh lý khác như thiếu máu não, huyết áp cao, tiểu đường … Gây ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân rối loạn tiền đình không phải ai cũng hiểu rõ để có hướng khắc phục. Vậy đừng bỏ qua bài viết này nhé, mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

10 Nguyên nhân rối loạn tiền đình hiện nay

Để nắm rõ được nguyên nhân gây rối loạn tiền đình bạn cần phân biệt rõ tình trạng bệnh của mình thuộc nhóm nào, từ đó sẽ có cách điều trị triệt để nhất.

Hiện nay bệnh lý được chia làm 2 loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Do đó nguyên nhân bị rối loạn tiền đình ở hai trường hợp này sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

8 Nguyên nhân ngoại biên

  • Viêm dây thần kinh tiền đình: Do virus zona, quai bị, thuỷ đậu dẫn đến liệt dây thần kinh tiền đình khiến người bệnh chóng mặt đột ngột, có thể kéo dài vài giờ đến vài tháng.
  • Rối loạn chuyển hoá: Do bị tiểu đường, suy giáp…
  • Hội chứng Meniere: Do bị phù nề vùng tai trong.
  • Người bệnh bị viêm tai giữa cấp tính hoặc mãn tính.
  • Chấn thương vùng tai trong, viêm dây thần kinh số 8.
  • Sỏi nhĩ.
  • Say tàu xe.
  • Do tác dụng không mong muốn khi sử dụng một số loại thuốc streptomycin, gentamycin…
nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Tổng hợp các nguyên nhân gây ra bị rối loạn tiền đình

> 7 điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

> 5 Mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình đừng bỏ qua!

2 Nguyên nhân tiền đình trung ương

Đối với tiền đình trung ương, nguyên nhân gây rối loạn chính ở đây có thể kể đến như hạ huyết áp tư thế, thiểu năng tuần hoàn sống nền, nhồi máu tiểu não, xơ cứng rải rác, u tiểu não, nhức đầu migraine, giang mai thần kinh…

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình khác như:

  • Tuổi tác: Dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên mức độ bệnh có thiên hướng ở người cao tuổi nhiều hơn.
  • Tiền sử chóng mặt: Những người có tiền sử đã từng bị chóng mặt thì nhiều khả năng tình trạng này sẽ diễn ra nhiều trong tương lai. Từ đó tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình.

Lưu ý: Khi xuất hiện các dấu hiệu phía trên hoặc cơ thể có bất kỳ thay đổi bất thường nào bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị sớm nhất.

>> Rối loạn tiền đình ở người già: Nguyên nhân, cách điều trị

Đối tượng nào dễ gặp rối loạn tiền đình?

Như chúng tôi đã nêu trên, người cao tuổi là đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình nhất với tỉ lệ khá cao. Bởi ở thời điểm đó cơ thể con người bắt đầu bị lão hoá, chức năng bị suy giảm ở một số cơ quan. Theo một nghiên cứu dịch tễ học ở Mỹ cho hay, ước tinh 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số triệu chứng của rối loạn tiền đình. Từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt do rối loạn tiền đình.

Người làm việc trong môi trường căng thẳng, thường xuyên bị áp lực và stress. Khi bị stress khiến cơ thể sản sinh ra lượng hormone Cortisol gây ra các bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… gây nguy hiểm đến hệ thống thần kinh.

Phụ nữ mang thai thường hay bị ốm nghén dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, do đó gây thiếu máu lên não khiến chị em chóng mặt, choáng váng.

> Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào nhiều nhất?

3 Biến chứng nguy hiểm

Dù bạn bị rối loạn tiền đình nguyên nhân do đâu thì đều để lại các biến chứng khó lường như: 

  • Dễ trầm cảm: Trầm cảm là căn bệnh mà đa số bệnh nhân mắc phải sau bị rối loạn tiền đình. Người bệnh luôn trong trạng thái chán nản, không tự tin làm điều mình muốn do cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Dễ bị té ngã: Khi các triệu chứng chóng mặt, đau đầu xuất hiện đột ngột sẽ khiến người bệnh mất thăng bằng, dễ bị ngã do không đứng vững. Đặc biệt, nếu xảy ra trong lúc điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm việc trên cao rất dễ gây ra tai nạn nguy hiểm cho chính bản thân và cả những người xung quanh.
  • Nguy cơ đột quỵ và tai biến: Rối loạn tiền đình khiến các thông tin liên lạc được truyền tới não bộ bị ảnh hưởng và chậm lại, gây suy giảm trí nhớ và dẫn đến một số căn bệnh như Alzheimer, thiếu máu não…
nguyên nhân bị rối loạn tiền đình
Tỷ lệ bị đột quỵ ở người rối loạn tiền đình khá cao

>> Đâu là cách xử lý khi bị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất?

5 Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình

  • Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình thường do cứng khớp ở vùng cổ khiến lưu thông máu bị tắc nghẽn vì vậy bạn cần tập luyện thể thao hàng ngày, đặc biệt là các bài tập cho vùng cổ, vai gáy.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, từ 1 – 2 lít/ ngày, tránh để khát nước mới uống.
  • Không ngồi một tư thế quá lâu và liên tục, nhất là đối với nhân viên văn phòng làm việc máy tính.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột khi đứng lên hoặc ngồi xuống.
  • Hạn chế uống bia, rượu, cà phê hay thuốc lá.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ như: chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, đau đầu thì người bệnh cần đến thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình là gì, từ đó có hướng chữa trị thích hợp càng sớm càng tốt.

Trên đây là tổng hợp các nguyên nhân rối loạn tiền đình cách chữa đơn giản, an toàn và hiệu quả. Hy vọng với bài viết này của chúng tôi, bạn sẽ có thể hạn chế được các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này nhé.

Cập nhật lúc: 21/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...