7+ triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới và cách điều trị
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn tiền đình ở nữ giới thường cao hơn ở nam giới. Vậy triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới là gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị bệnh như thế nào?
Triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới
Triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới bắt đầu ở mức độ nhẹ và sẽ phát triển từ từ, những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên như:
Chóng mặt: Sẽ khiến chị em mất định hướng, quay cuồng, nhìn thấy mọi vậy xung quanh đều chuyển động. Từ đó bị mất thăng bằng cơ thể, có thể bị ngã và nặng hơn là không di chuyển được.
☛ Tham khảo thêm: Bị hoa mắt chóng mặt nên bổ sung gì?
Nôn ói, buồn nôn: Cơ thể nữ giới bị xanh xao, khó chịu đi kèm với tình trạng đổ mồ hôi nhiều và cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói mặc dù chỉ cử động nhẹ nhàng.
Hơi thở ngắn, tim đập nhanh: Bí bách, rơi vào tình trạng thở gấp, khó thở.
Tê bì chân tay: Hệ thống tiền đình bị tổn thương cản trở quá trình vận chuyển máu đến các chi trong cơ thể, làm xuất hiện tình trạng tê bì chân tay và đi kèm với đó là tình trạng căng cứng cơ, khớp.
Cảm thấy khó chịu và mệt mỏi: Khi không được nghỉ ngơi và chịu nhiều căng thẳng, cơ thể phụ nữ sẽ bị suy nhược do những cơn đau đầu, buồn nôn kéo dài.
Rối loạn cảm xúc: Hay stress, lo lắng, hoảng loạn và nặng hơn là trầm cảm là những biểu hiện thường thấy khi phụ nữ bị rối loạn cảm xúc.
Ngoài các triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới trên, chị em còn có thể mắc một số triệu chứng khác như rối loạn thị giác và thính giác, mất ý thức, ngất xỉu, suy giảm trí nhớ và mất tập trung,
Tại sao tỉ lệ mắc rối loạn tiền đình ở nữ giới cao hơn nam giới?
>>>Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Làm gì để cải thiện?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ mắc rối loạn tiền đình ở nữ giới cao hơn nam giới. Điều này là vì một số nguyên nhân sau đây:
Rối loạn nội tiết tố nữ: Nội tiết tố sẽ liên tục thay đổi theo từng giai đoạn và độ tuổi khác nhau. Kể cả vào mỗi kỳ kinh nguyệt, lúc mang thai, sinh em bé hay tiền mãn kinh lượng hormone này cũng biến động làm cho chị em cảm thấy đau đầu và chóng mặt.
Thời kỳ mang thai: Đây là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố và phải trải qua nhiều cảm giác khác nhau như chán ăn, biếng ăn, ốm nghén, tâm lý căng thẳng…
Thời kỳ sau khi sinh: Chịu những áp lực từ gia đình và công việc. Thần kinh căng thẳng gây đau đầu do phải thức khuya để trông con.
Thời kỳ mãn kinh từ 44 đến 55 tuổi: Ở thời kỳ này, lượng estrogen và progesterone suy giảm rõ rệt. Tình trạng mất ngủ, bốc hỏa trong đêm xảy ra thường xuyên hơn.
Do chịu nhiều stress, căng thẳng: Khi bị stress cơ thể sẽ sản sinh ra hormone Cortisol gây tổn thương hệ thống tiền đình, đặc biệt là dây thần kinh số 8.
>>>[Giải đáp] Rối loạn tiền đình có được gội đầu không?
Rối loạn tiền đình ở nữ giới có nguy hiểm không?
Tuy không phải một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Suy giảm trí nhớ: Khi nữ giới bị rối loạn tiền đình, não sẽ tập trung vào hoạt động giữ cân bằng cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến các chức năng khác của não.
Dễ bị ngã, gặp tai nạn: Đau đầu và chóng mặt khiến người bệnh không làm chủ được cơ thể khi thay đổi tư thế, mất thăng bằng và dễ té ngã đột ngột. Nguy hiểm hơn là bị chấn thương xương khớp, chấn thương sọ não.
Ảnh hưởng tâm lý, gây trầm cảm: Một số chị em khi bị rối loạn tiền đình sẽ kéo theo rối loạn tâm lý, hay lo lắng, hồi hộp, không kiểm soát được cảm xúc, hoảng loạn, thiếu tự tin và nặng hơn là trầm cảm.
Tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ: Mạch máu bị tắc nghẽn, cản trở quá trình lưu thông máu và oxy lên não, làm xuất hiện hàng loạt các bệnh lý như huyết áp thấp, thiếu máu não, tai biến mạch não,… làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ, liệt nửa người, liệt toàn phần và nghiêm trọng hơn là tử vong.
>>>Rối loạn tiền đình trung ương và những điều bạn chưa biết
Nữ giới nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình?
Dưới đây là các biện pháp cải thiện rối loạn tiền đình ở nữ giới, chị em có thể tham khảo:
Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên
Một số loại thảo dược tự nhiên an toàn và phù hợp cho phụ nữ bị rối loạn tiền đình bao gồm:
Ngải cứu: Ngải cứu là một loại thảo dược phổ biến hay được dùng để chữa rối loạn tiền đình. Thành phần polifenon có trong ngải cứu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như điều hòa, lưu thông khí huyết, kích thích lưu thông máu lên não.
Rễ đinh lăng: Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng cây đinh lăng có khả năng hoạt huyết, giúp lưu thông khí huyết và dưỡng não, an thần. Những cách dùng đinh lăng để chữa bệnh rối loạn tiền đình mà bạn có thể áp dụng đó là: hãm hoặc sắc rễ đinh lăng để lấy nước uống, dùng rễ đinh lăng để ngâm rượu,…
Hoa cúc khô: Đây là loại dược liệu lành tính và có ảnh hưởng tích cực đến não bộ của bạn. Nhờ vào hoạt chất apigenin có khả năng chống oxy hóa tự nhiên và an thần, thần kinh của bạn sẽ được xoa dịu, đầu óc được thư giãn, giảm stress, căng thẳng hay lo âu khi uống 1 ly trà hoa cúc mỗi ngày.
Ngâm chân bằng nước ấm
>>>Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào nhiều nhất?
Thực hiện ngâm chân bằng nước ấm khoảng 40 độ C là một phương pháp để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả. Ngâm chân làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và mất thăng bằng cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một thau chứa 3-4 lít nước ấm với nhiệt độ 40-45 độ C. Có thể thêm một số loại thảo dược như vỏ quế, bạc hà, vỏ cam, tinh dầu hoa oải hương hoặc hoa nhài cùng một chút muối biển.
- Ngâm chân vào nước khoảng 20-25 phút cho đến khi nước hết hơi ấm. Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để có được hiệu quả tốt.
Tập yoga trị rối loạn tiền đình
Tập yoga đều đặn sẽ đem lại những lợi ích như: điều hòa hệ thống tuần hoàn máu, cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn; tăng cường sự tập trung của não bộ, cải thiện trí nhớ cũng như giảm căng thẳng và điều chỉnh lại cảm xúc của nữ giới. Vì vậy, mỗi tuần tập 3-4 buổi sẽ đem lại lợi ích vô cùng tích cực cho sức khỏe của bạn.
Sử dụng thuốc Tây y
Một trong những phương pháp được nữ giới sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình đó chính là dùng thuốc tây. Việc sử dụng thuốc sẽ đảm bảo được tính tiện lợi cũng như đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Một số nhóm thuốc mà bác sĩ thường kê có thể kể đến như:
Thuốc an thần: Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm Vipocetin, Ginkgo biloba, Lorepam, Tanganil có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, lo âu, tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ và tình trạng mất ngủ ở người bị rối loạn tiền đình.
Thuốc tăng cường tuần hoàn não: Phổ biến là Almitrin, Betahistin, Beataserc, Duxil,… Đây là nhóm thuốc tăng hoạt huyết, tăng cường máu và oxi lưu thông lên não, giảm nguy cơ thiếu máu não. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng cơ thể,…
Thuốc kháng Histamin: Có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, cảm giác quay cuồng, ù tai… ở người bị rối loạn tiền đình. Một số loại thường dùng như Seduxen, Tanganil, Metocloprapid hay Promethazin và Scopolamin.
Sử dụng viên uống Dưỡng Não Thái Minh
Dưỡng Não Thái Minh là thực phẩm chức năng được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng để cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn tiền đình ở nữ giới. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sản xuất bởi Công ty Thái Minh Hitech đạt chuẩn GMP và có phòng kiểm nghiệm chuẩn ISO quốc tế.
>>>BẬT MÍ: Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?
Qua các khảo sát, Dưỡng Não Thái Minh cho thấy hiệu quả tốt:
- 100% khách hàng giảm hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
- 90,1% cải thiện chứng đau đầu, đau nửa đầu.
Tóm lại, với các triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới đã nêu ở trên, đây không phải căn bệnh ngay lập tức nguy hiểm đến tính mạng của bạn nhưng cần phải cẩn thận và điều trị kịp thời để tránh những tác hại không mong muốn xảy ra.
Bài viêt liên quan
- 6 Món ăn giúp thông mạch máu, bổ dưỡng dễ dàng chế biến
- 6 Bài thuốc từ cây rau sam chữa bệnh hiệu quả tại nhà
- Tại sao lại chóng mặt khi đứng dậy? 8 Lý do đừng chủ quan
- Dành 2 phút làm theo cách này, đau đầu mất ngủ đến mấy cũng thuyên giảm
- Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? 10+ Việc làm không nên bỏ qua
- #10 Loại thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu dạng nước
- 7+ bài tập rối loạn tiền đình phục hồi nhanh chóng