Hiện nay, rối loạn tiền đình đã không còn là bệnh lý xa lạ, đang dần có xu hướng trẻ hóa với nhiều biểu hiện triệu chứng phức tạp. Tuy nhiên, chưa nhiều người hiểu rõ tính nghiêm trọng của bệnh lý này. Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Cần làm gì để cải thiện bệnh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Thế nào là rối loạn tiền đình?
Trước khi trả lời câu hỏi “rối loạn tiền đình có nguy hiểm không” thì chúng ta nên hiểu rõ thế nào là bệnh rối loạn tiền đình. Tiền đình là hệ thống thuộc hệ thần kinh trung ương, nằm sau hai bên ốc tai. Chức năng chính của hệ tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể, duy trì tư thế, điệu bộ, phối hợp cử động đầu, mắt và thân mình khi thực hiện các chuyển động nh`ư di chuyển, xoay người, cúi người…
Rối loạn tiền đình (còn được gọi là bệnh Vestibular Disorders) là tình trạng mất cân bằng về tư thế, xảy ra do sự tổn thương dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó. Lúc này, thông tin dẫn truyền bị sai lệch, khiến cơ thể có các dấu hiệu mất thăng bằng, ù tai, hoa mắt…
Có 2 loại hội chứng rối loạn tiền đình:
Rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại biên là tình trạng xảy ra do nguyên nhân tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình hoặc do bệnh lý tắc mạch máu vùng sau cổ.
Theo thống kê, có trên 90% người bệnh rối loạn tiền đình thuộc nhóm này, với các biểu hiện như:
- Xuất hiện các cơn chóng mặt thoáng qua, xảy ra trong thời gian ngắn khi thay đổi tư thế đột ngột từ tư thế nằm chuyển sang ngồi, đứng hoặc khi lắc đầu.
- Tình trạng chóng mặt dữ dội và kéo dài khiến người bệnh đi đứng bình thường hoặc chuyển đổi tư thế từ nằm sang ngồi, đứng…
- Có các triệu chứng đi kèm như nôn ói, ù tai, đau đầu nặng, giảm thính lực, đầu nặng, khó tập trung, giảm nhịp tim, vã mồ hôi…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?
Rối loạn tiền đình trung ương
Rối loạn tiền đình trung ương có nguyên nhân do nhân tiền đình hay đường dây liên hệ của nhân dây tiền đình ở tiểu não và thân não bị tổn thương. Tình trạng này thường gặp ở người bệnh mắc các bệnh tai biến mạch máu não, bệnh lý viêm, u não…
Người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như di chuyển khó khăn, khi thay đổi tư thế dễ bị choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, kèm theo nôn ói…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn tiền đình trung ương
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
>>>Chóng mặt khi ngồi dậy có nguy hiểm không?
Đến nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây hội chứng rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, một số yếu tố vẫn được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Trường hợp rối loạn tiền đình ngoại biên:
- Mắc các bệnh lý tại tai: viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp…
- Mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…
- Do huyết áp thấp hoặc chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.
Với trường hợp rối loạn tiền đình trung ương thường là do nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác…
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dễ gây tình trạng rối loạn tiền đình là:
- Tuổi tác: Theo thống kê, sau tuổi 40, có khoảng 35% người mắc bệnh lý tiền đình.
- Mất máu quá nhiều: Người bị mất nhiều máu đột ngột như phụ nữ sau sinh, chấn thương, nôn ra máu, đi ngoài ra máu… có nguy cơ bị rối loạn tiền đình.
- Căng thẳng, stress hoặc mất ngủ kéo dài.
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
>>>Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn có nguy hiểm không?
Với các biểu hiện của rối loạn tiền đình đã nêu ở trên thì “rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?”. Về cơ bản, rối loạn tiền đình không phải là hội chứng đặc biệt nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng… có thể xảy ra bất ngờ, khiến cho sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng.
Không chỉ vậy, khi không được điều trị kịp thời, rối loạn tiền đình có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác như:
Trầm cảm: Nhiều người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, không thể đứng vững… có thể có cảm giác lạc lõng, chán nản, mệt mỏi, dần dần dẫn tới trầm cảm.
Suy giảm trí nhớ: Chức năng của hệ tiền đình bị suy giảm khiến não cần hoạt động nhiều hơn để giữ thăng bằng cho cơ thể. Điều này khiến cho các chức năng khác của não bộ cũng bị suy giảm theo, dẫn tới các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, kém tập trung, mệt mỏi kéo dài…
Ảnh hưởng đến thính giác: Với nguyên nhân rối loạn tiền đình do tổn thương ngoại vi, người bệnh rất dễ gặp triệu chứng suy giảm thính lực như nghe kém, ù tai, nặng tai…
Ảnh hưởng đến thị giác: Thị giác và tiền đình có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế, khi hệ tiền đình bị rối loạn, chức năng của thị giác cũng bị ảnh hưởng theo, với các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, khó khăn khi chuyển động, cử động đầu hay nhìn theo đồ vật…
Triệu chứng liên quan đến tim: Chức năng tiền đình bị ảnh hưởng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch với các biểu hiện như tức ngực, đổ mồ hôi, hồi hộp…
Dễ bị chấn thương, té ngã: Các triệu chứng rối loạn tiền đình thường diễn ra đột ngột, nhất là khi người bệnh vừa thức dậy, khi đang điều khiển phương tiện giao thông, hoặc leo cầu thang, làm việc trên cao… Bởi vậy, người bệnh rất dễ bị ngã, gây chấn thương, trầy xước da thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng), gây ra tai nạn nguy hiểm cho chính bản thân và cả những người xung quanh.
Nguy cơ tai biến, đột quỵ: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình, xảy ra khi lượng máu lên não kém hoặc hệ mạch máu não gặp vấn đề. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng này có thể gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.
Như vậy, về cơ bản “rối loạn tiền đình có nguy hiểm không” thì sẽ không gây ra nguy hiểm cho tính mạng ngay lập tức, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác.
Phát hiện rối loạn tiền đình bằng cách nào?
>>>7 biến chứng nguy hiểm do đau đầu gây ra!
Rối loạn tiền đình là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bạn có thể phát hiện bệnh lý này thông qua các dấu hiệu như:
- Chóng mặt, choáng váng kèm theo hoa mắt, không làm chủ được tư thế, đặc biệt là khi cần chuyển tư thế đứng lên, ngồi hay nằm xuống hay khi cần xoay người.
- Triệu chứng nôn hoặc buồn nôn, đau đầu, chân tay tê bì hay run rẩy, mất tập trung, trí nhớ kém, ù tai…
- Ngoài ra, còn có một số biểu hiện huyết áp thấp hay tăng huyết áp như tim đập nhanh, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực…
Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bạn đang gặp phải có phải rối loạn tiền đình không nhờ các xét nghiệm:
- Đo điện não đồ.
- Lưu huyết não.
- Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X – quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ…
Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác và đưa ra phương án trị rối loạn tiền đình tốt nhất.
☛ Tham khảo đầy đủ: Địa chỉ thăm khám bệnh rối loạn tiền đình
Cải thiện rối loạn tiền đình bằng cách nào?
Ngoài việc trả lời câu hỏi “rối loạn tiền đình có nguy hiểm không” thì cách điều trị và cải thiện tình trạng bệnh này cũng rất được quan tâm. Rối loạn tiền đình có thể được cải thiện và kiểm soát tốt nếu bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện rối loạn tiền đình, bạn có thể tham khảo:
Các biện pháp tại nhà
Các biện pháp tại nhà có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiền đình:
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
Các bài tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, nhờ vậy giúp hệ tuần hoàn máu hoạt động ổn định hơn. Đây cũng là biện pháp nâng cao sức khỏe tổng thể, giảm thiểu stress, căng thẳng sau mỗi giờ làm việc vất vả.
Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý
Bạn nên ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như:
- Thực phẩm giàu Vitamin B6: cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, óc chó, hạnh nhân…
- Thực phẩm giàu Vitamin C: súp lơ xanh, rau cải xoăn, các loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, dứa, dâu tây, đu đủ, ổi…
- Thực phẩm giàu Vitamin D: sữa đậu nành, sữa bò, nước cam, ngũ cốc và bột yến mạch…
- Thực phẩm giàu Acid Folic: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, trái cây họ cam, quýt…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các món ăn gây hại cho sức khỏe như:
- Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Đồ ăn mặn, nhiều muối.
- Đồ ngọt chứa nhiều đường.
- Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
Tập các bài tập hỗ trợ hoạt động của hệ tiền đình
Với trường hợp rối loạn tiền đình mãn tính, bạn có thể tham khảo một số bài tập hỗ trợ hoạt động của hệ tiền đình như:
- Thở chậm: Bạn nên duy trì một nhịp thở trong khoảng 4 – 6 giây, kèm theo động tác nhún vai và xoay tròn đầu nhẹ nhàng vài vòng.
- Lắc đầu: Bạn lắc đầu 10 lần từ trái qua phải trong khoảng 10 giây, chia làm 2 lần thực hiện.
- Gật đầu: Bạn gật đầu 10 lần trong khoảng 10 giây. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể nhắm mắt để cảm nhận vị trí của cơ thể.
- Lắc đầu, nhìn chằm chằm: Bạn đặt ngón tay lên trước mặt, lắc từ trái qua phải, đồng thời vẫn nhìn vào ngón tay. Thực hiện liên tục 10 lần trong khoảng 10 giây, chia thành 2 đợt.
Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc Tây y thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp người bệnh bị rối loạn tiền đình cấp tính, với các triệu chứng diễn ra đột ngột như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn… Dưới đây là một số loại thuốc thường được kê đơn:
Thuốc ức chế hoạt động của hệ tiền đình
- Thuốc kháng Histamin: Scopolamin, Promethazin, Cinnarizin, Dimenhydrinate… Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra, nhờ vậy làm giảm khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng điều trị tận gốc bệnh lý này.
- Thuốc an thần nhóm Benzodiazepine: Diazepam, Oxazepam, Lorazepam… Mặc dù là các thuốc an thần, gây ngủ nhưng nếu được dùng với liều cực nhỏ, thuốc có thể đem lại tác dụng ức chế hệ tiền đình rất hiệu quả, nhờ vậy làm giảm cơn đau đầu, chóng mặt cấp tính. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thuốc có thể gây hội chứng cai thuốc nếu lạm dụng và dừng thuốc đột ngột.
Thuốc chống buồn nôn
Người bị rối loạn tiền đình rất dễ gặp phải triệu chứng buồn nôn và nôn. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc như: Acetyl leucin, Prochlorperazine… để kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc này do có thể gây tác dụng phụ rối loạn trương lực cơ, an thần, nhanh đói…
Thuốc điều trị nguyên nhân
Ngoài các nhóm thuốc trên, tùy vào nguyên nhân gây tình trạng rối loạn tiền đình là do bệnh lý nào, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị nguyên nhân. Khi bệnh lý nền được kiểm soát tốt, tình trạng rối loạn tiền đình cũng sẽ được cải thiện.
Thuốc Tây y chỉ có tác dụng hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng, không có tác dụng điều trị tận gốc hội chứng rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, thuốc Tây y có thể gây ra một vào tác dụng phụ có hại với sức khỏe.
Sử dụng viên uống Dưỡng não Thái Minh
Song song với việc sử dụng thuốc Tây y cũng như áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, bạn nên kết hợp cùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Trong số đó, Dưỡng não Thái Minh là sản phẩm nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ phía chuyên gia và khách hàng vì hiệu quả tốt.

Dưỡng não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Thái Minh Hitech. Sản phẩm có chứa thành phần từ các thảo dược thiên nhiên như: Cao Đinh lăng, Cao Thạch tùng, Cao Bạch quả, Alpha lipoic acid… với 3 cơ chế tác động: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não – Làm sạch cục máu đông – Làm chậm quá trình thoái hóa não. Nhờ vậy, sản phẩm đem lại công dụng:
- Hỗ trợ hoạt huyết, giúp tăng cường lưu thông máu não, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng của các bệnh lý thiểu năng tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình, phòng ngừa di chứng sau tai biến tắc mạch máu não.
Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh, sản phẩm đem lại hiệu quả hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu não giúp người bệnh nhanh chóng dứt cơn đau đầu, chóng mặt… do rối loạn tiền đình chỉ sau thời gian ngắn.
Với các ưu điểm trên đây, sản phẩm tự tin là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng rối loạn tiền đình.
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn!
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có thể hiểu được “rối loạn tiền đình có nguy hiểm không”. Tuỳ vào từng trường hợp và triệu chứng của bệnh mà mức độ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bệnh này đã trở nên khá phổ biến hiện nay và gây nhiều phiền toái cho cuộc sống cũng như sức khoẻ của bạn. Vì vậy, nếu có biểu hiện của bệnh, hãy thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!