[Giải đáp] Rối loạn tiền đình có được gội đầu không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Rối loạn tiền đình có gội đầu được không” là vấn đề lăn tăn của rất nhiều người khi không may mắc phải căn bệnh này. Nếu không được áp dụng đúng lúc và đúng cách sẽ rất dễ xảy ra những tác hại nguy hiểm đến sức khoẻ. Để đảm bảo an toàn cho bạn, hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây.

#8 Triệu chứng rối loạn tiền đình

Trước khi trả lời câu hỏi “Rối loạn tiền đình có gội đầu được không” thì người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng của căn bệnh này. Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị tắc nghẽn hay rối loạn do động mạch máu não hoặc dây thần kinh số 8 bị tổn thương. Ngoài ra có thể là các tổn thương khác ở khu vực trong não và tai. Khi ấy sẽ gây ra một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh rối loạn tiền đình như:

  • Cảm giác hoa mắt: Bạn có thể cảm thấy như môi trường xung quanh bạn đang xoay tròn hoặc lắc lư, gây ra cảm giác hoa mắt.
  • Chóng mặt: Cảm giác chóng mặt thường đi kèm với cảm giác mất thăng bằng, không thể đứng vững đi lại một cách bình thường.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa: Một số người có thể trải qua cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa khi mắc rối loạn tiền đình.
  • Mất thăng bằng: Bạn có thể cảm nhận được sự mất thăng bằng khi thay đổi vị trí cơ thể nhanh chóng, ví dụ như đứng dậy từ tư thế nằm hay xoay người.
  • Cảm giác mơ màng: Một số người mắc rối loạn tiền đình có thể cảm thấy như đang ở trong trạng thái mơ màng hoặc không thực sự tỉnh táo.
  • Tiếng ồn trong tai, ù tai: Một số người cảm thấy có tiếng ồn, tiếng kêu trong tai khi bị rối loạn tiền đình, thậm chí mất thính lực một hoặc cả hai bên tai.
  • Rung giật nhãn cầu: Là triệu chứng mà mắt của bạn chuyển động không kiểm soát, thường đi kèm với cảm giác mất thăng bằng hoặc xoay tròn. 
  • Giảm nhịp tim, vã mồ hôi: gây ra cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, hoặc thậm chí ngất xỉu.
#8 Triệu chứng rối loạn tiền đình 1
Rối loạn tiền đình khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng, ù tai

Rối loạn tiền đình có gội đầu được không?

Gội đầu là nhu cầu vệ sinh cá nhân hàng ngày mà bất cứ cá nhân nào cũng phải thực hiện, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ mà lại làm sạch da đầu, tránh các bệnh lý liên quan. Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “rối loạn tiền đình có gội đầu được không” thì chắc chắn là.

Tuy nhiên, như đã nêu ở trên thì rối loạn tiền đình là vấn đề liên quan đến hệ thống cân bằng trong tai và ảnh hưởng đến sự cảm nhận về thăng bằng và vị trí của cơ thể. Các triệu chứng có thể xảy ra như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa nên một số người sẽ rất khó khăn khi thực hiện, bị vấp ngã hoặc mất cân bằng khi cúi đầu để gội đầu do thay đổi vị trí đột ngột.

Chính vì vậy, với những ai đang bị rối loạn tiền đình thể nặng thì không nên tự ý gội đầu. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có xảy ra.

Tần suất gội đầu của người rối loạn tiền đình

Tần suất gội đầu cho người có rối loạn tiền đình có thể thay đổi tùy theo mức độ triệu chứng và cảm nhận của từng người. Với những người thể nhẹ, có thể gội đầu hàng ngày mà không gặp vấn đề gì, trong khi người bị thể nặng có thể cảm thấy chóng mặt và mất cân bằng ngay sau khi gội đầu.

Không có quy tắc cụ thể về tần suất gội đầu cho người rối loạn tiền đình, tuy nhiên hãy thực hiện nó đúng cách và hợp lý, bởi khi gội đầu nhiều kéo theo các hoạt động cúi người cũng lặp lại nhiều lần. Điều này tác động xấu đến tình trạng bệnh, khiến triệu chứng chóng mặt, hoa mắt trở nên nặng hơn. 

Tuỳ vào da đầu, chất liệu tóc và nhu cầu của mỗi người mà tần suất gội đầu là khác nhau. Nhưng hợp lý nhất vẫn là trong khoảng từ 2-3 ngày/lần. Trường hợp người rối loạn tiền đình nhưng có tuyến da đầu nhiều dầu thì có thể cách 1-2 ngày gội đầu 1 lần.
Tần suất gội đầu của người rối loạn tiền đình 1
Gội đầu khi vừa ngủ dậy sẽ kích thích mạch máu não một cách đột ngột, khiến bạn bị đau đầu, chóng mặt

#6 thời điểm người rối loạn tiền đình không nên gội đầu

Rối loạn tiền đình thường xảy ra khi bạn đứng dậy quá nhanh. Gội đầu sau 21 giờ đêm có thể gây đau đầu, rối loạn tiền đình, về lâu về dài dẫn đến đau đầu kinh niên. Dưới đây là một số thời điểm mà người rối loạn tiền đình nên hạn chế gội đầu để tránh tình trạng này:

Ngay khi vừa thức dậy

Ngay sau khi thức dậy, cơ thể còn đang trong trạng thái nằm ngủ và hệ thống tuần hoàn đang thích nghi dần với sự thay đổi tư thế từ nằm ngủ sang đứng dậy. Việc đứng dậy và gội đầu ngay lập tức có thể làm tăng nguy cơ mất cân bằng, dẫn đến rối loạn tiền đình.

Do đó, để an toàn, hãy vận động nhẹ nhàng trước khi thức dậy khoảng 30 phút rồi mới gội đầu. Lưu ý, gội bằng nước ấm, sấy khô ngay sau khi gội để tránh bị cảm.

Lúc đêm muộn

Trong khoảng thời gian từ đêm tới sáng, cơ thể thường có thời gian nghỉ ngơi và đang thích nghi với sự thay đổi giữa thức và ngủ. Đứng dậy và gội đầu trong khoảng thời gian này có thể làm cơ thể chưa kịp thích nghi với tư thế đứng, dẫn đến rối loạn tiền đình. 

Đặc biệt, sau 21 giờ đêm là thời điểm nguy hiểm cho việc gội đầu. Lúc này, nhiệt độ xuống thấp hơn so với ban ngày tạo sự chênh lệch, gội đầu có thể gây rối loạn tiền đình, đau đầu. Ngoài ra, việc đi ngủ với tóc ẩm ướt còn cản trở máu lưu thông, dẫn tới căn bệnh đau đầu kinh niên. 

Quá no hoặc quá đói

Gội đầu khi vừa ăn quá no sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây đau dạ dày. Trong khi đó, gội đầu khi quá đói lại gây buồn nôn, nóng mặt. Vì vậy, không chỉ riêng bệnh nhân rối loạn tiền đình mà ngay cả người khỏe mạnh bình thường cũng không nên gội đầu khi quá no hoặc quá đói. Đặc biệt, những người có bệnh lý tim mạch tuyệt đối không nên làm điều này vì nó có thể khiến bệnh nặng thêm do thiếu máu cục bộ. 

Ngay sau khi tập luyện

Sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, cơ thể cần thời gian để điều chỉnh hệ thống tuần hoàn và trở về trạng thái bình thường. Việc gội đầu ngay sau khi tập thể dục có thể tạo thêm tải cho hệ tuần hoàn và gây ra rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, khi nhiệt độ cơ thể đang cao sau vận động, tóc còn ướt mồ hôi, tắm gội luôn sẽ khiến bạn bị sốc nhiệt. Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ quả, nhẹ thì cảm lạnh, nặng thì có thể dẫn đến đột quỵ. 

Tốt nhất, sau khi luyện tập hãy nghỉ ngơi để cơ thể ráo mồ hôi, sau đó chờ cho đến khi cơ thể trở lại trạng thái bình thường mới bắt đầu đi tắm gội. 

Khi bị ốm, sốt

Khi bị ốm sốt, cơ thể đang phải đối mặt với sự stress và hệ thống tuần hoàn bị ảnh hưởng, sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng suy giảm. Gội đầu trong tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình và làm cho tình trạng sức khỏe của bạn trở nên yếu hơn, đặc biệt là những đối tượng trẻ nhỏ hoặc người già. 

Sau khi uống rượu

Rượu có thể ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn và gây mất cân bằng. Gội đầu sau khi uống rượu có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình và gây ra những tác động không mong muốn cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, dù là bất kỳ đối tượng nào, sau khi uống rượu cũng không nên gội đầu.

#7 Lưu ý khi gội đầu cho bệnh nhân rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có gội đầu được không thì hoàn toàn có thể, tuy nhiên nếu như không biết cách gội đầu có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh. Để hạn chế điều này, dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bệnh nhân rối loạn tiền đình cần quan tâm khi gội đầu: 

  • Thay đổi tư thế một cách dần dần: Khi bệnh nhân rối loạn tiền đình ngồi để gội đầu, hãy đảm bảo họ đứng dậy từ từ, tránh tình trạng chóng mặt và ngất.
  • Ngồi thẳng: Đảm bảo bệnh nhân ngồi thẳng khi gội đầu, tránh nhìn xuống hoặc quá nghiêng người. Tư thế ngồi thẳng giúp duy trì sự cân bằng và lưu thông máu tốt hơn đến não.
  • Thực hiện thao tác nhẹ nhàng: Trong quá trình gội đầu, hãy thực hiện các thao tác nhẹ nhàng để tránh tạo ra chuyển động đột ngột và không cần thiết. 
  • Điều chỉnh nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước khi gội đầu cũng quan trọng. Nước quá nóng có thể gây tăng mạnh lưu lượng máu đến da đầu và tạo cảm giác chói ngất. Nước ấm khoảng 40 độ là lý tưởng, hạn chế gội đầu bằng nước lạnh.
  • Tránh chấn thương đầu: Khi gội đầu, tránh tình cờ gây chấn thương đầu hoặc tạo ra những cử động đột ngột. Chấn thương đầu có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiền đình và gây ra hậu quả không mong muốn.
  • Thời điểm gội đầu hợp lý: Chọn thời điểm gội đầu khi bệnh nhân cảm thấy tươi tắn nhất và không quá mệt mỏi. Tránh gội đầu sau khi bệnh nhân vừa thức dậy hoặc sau khi vận động mạnh.
  • Thời gian gội đầu: Thời gian gội đầu chỉ nên dao động từ 7-10 phút, không nên gội đầu quá lâu vì có thể khiến cơ thể cảm lạnh.

#7 Lưu ý khi gội đầu cho bệnh nhân rối loạn tiền đình 1

Ngoài các lưu ý trên, hãy kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cùng luyện tập thể dục và xây dựng lối sống khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Tìm hiểu thêm về một số sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình nhằm giảm triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Hiện nay trên thị trường, viên uống hoạt huyết Dưỡng não Thái Minh đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng.

Cụ thể, dưỡng não Thái Minh là sản phẩm thế hệ mới, khác biệt so với các dòng dưỡng não khác trên thị trường nhờ vào 3 cơ chế hoạt động: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu – Làm sạch cục máu đông – Làm chậm quá trình thoái hóa não. 

Hơn thế nữa, với thành phần chiết xuất 100% từ dược liệu tự nhiên như cao Bạch quả, cao Thạch tùng, cao Đinh lăng, Alpha Lipoic, Acid, Nattokinase,… người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng dưỡng não Thái Minh mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. 

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “Rối loạn tiền đình có được gội đầu không?”. Ngoài ra bài viết cũng cung cấp đến bạn đọc những thời điểm không nên gội đầu mà người rối loạn tiền đình cân lưu ý. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua lotlien 1800.1705 để được các chuyên gia giải đáp, tư vấn hoàn toàn miễn ph

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...