Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc| Nguyên nhân & điều trị
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc có những đặc điểm khá giống với tình trạng thiếu máu thông thường, biểu hiện không rõ rệt nên dễ khiến người bệnh chủ quan, từ đó dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy thế nào là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là gì?
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là tình trạng thiếu máu mà ở đó các tế bào hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường, kèm theo việc giảm huyết sắc tố (nhược sắc). Khi xảy ra thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, đặc trưng dễ nhận biết nhất là chỉ số MCV thấp hơn mức 83 μm3.
Chứng bệnh này sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu và dẫn tới tình trạng thiếu oxy ở các mô trong cơ thể.
> Đau đầu do thiếu máu não: Giải pháp điều trị mới nhất hiện nay
#7 Dấu hiệu khi bị thiếu máu hồng cầu
Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc giai đoạn đầu thường chưa có các triệu chứng rõ rệt, tuy nhiên đến đến giai đoạn phát triển và nặng hơn, bạn có thể nhận biết rõ thông qua các dấu hiệu sau:
- Cảm thấy khó thở, nhịp tim tăng lên nhanh chóng.
- Tâm trạng thay đổi, cáu gắt vô lý.
- Thường xuyên chóng mặt, da xanh nhợt nhạt.
- Luôn trong trạng thái mệt mỏi, thậm chí còn cảm thấy cơ thể không đủ sức.
- Niêm mạc mắt trở nên nhợt nhạt hơn.
- Móng tay, móng chân mất đi sắc tố hồng hào.
- Móng tay lõm hình thìa và dễ bị gãy.
Lưu ý nếu trong 2 tuần từ khi các dấu hiệu này xuất hiện và không tự khỏi, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán.
> Top 12+ thực phẩm chức năng tốt cho người thiếu máu não
#5 Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Tiêu biểu có thể kể đến như:
Thiếu sắt
Sắt là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. Thiếu sắt có thể xảy ra do khả năng hấp thụ sắt kém khi tiêu hóa, thiếu sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày hoặc mất máu do chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, loét đường tiêu hoá,…
Đặc biệt, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc khi mang thai rất dễ gặp phải.
Bệnh mãn tính
Nguyên nhân thiếu máu đến từ các bệnh mãn tính như ung thư, thận, bệnh truyền nhiễm, bệnh về thận, lao, HIV/AIDS, viêm khớp, đái tháo đường,…có thể là nguyên nhân dẫn tới thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
> Chế độ ăn cho người thiếu máu não – Ăn gì và Kiêng gì?
Bệnh Thalassemia
Thalassemia là một loạt các rối loạn di truyền liên quan đến khả năng sản xuất hồng cầu chất lượng. Người mắc bệnh Thalassemia có thể sản xuất hồng cầu bất thường hoặc không đủ lượng hồng cầu cần thiết. Đặc biệt, Thalassemia sẽ gây nên những tác động không hề nhỏ đến quá trình sản xuất các huyết sắc tố ở bên trong cơ thể.
Thiếu máu nguyên hồng cầu
Thiếu máu nguyên hồng cầu có thể do di truyền bẩm sinh hoặc bị đột biến gen. Thường xuất hiện với những bệnh nhân bị tuỷ xương do quá trình sản xuất ra những hồng cầu khỏe mạnh. Tình trạng này thường liên quan đến việc sản xuất hồng cầu không đủ hoặc hồng cầu bị hủy phá nhanh hơn bình thường.
Nhiễm độc chì
Tiếp xúc nhiều với chì, sơn, xăng hoặc các hoá chất khác qua các nguồn khác nhau, có thể gây nhiễm độc chì. Nhiễm độc chì có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu và gây ra thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Đặc biệt tình trạng này thường phổ biến với đối tượng trẻ em.
> Củ dền có bổ máu không? Cách sử dụng hiệu quả
#4 Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán được bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, đầu tiên bạn phải thực hiện xét nghiệm các công thức máu toàn phần (CBC).
Một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh có thể thực hiện là:
- Chụp CT scan vùng bụng.
- Siêu âm bụng.
- Nội soi dạ dày, thực quản, ruột non hoặc đường tiêu hoá.
- Với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và đau vùng chậu, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm xem có phải u xơ tử cung không hay do bệnh nào khác.
> 9 món ngon chữa thiếu máu hiệu nghiệm, dễ làm tại nhà
#6 Cách điều trị thiếu máu
Việc điều trị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh. Bác sĩ sau khi thực hiện các xét nghiệm có thể đưa ra hướng dẫn điều trị sau:
- Truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng.
- Bổ sung hormone để điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng.
- Phẫu thuật điều trị loét dạ dày, khối u trong ruột.
- Dùng thuốc kích thích tạo tế bào hồng cầu.
- Sử dụng kháng sinh để chữa các bệnh nhiễm trùng mãn tính.
- Thực hiện liệu pháp chelation giảm mức độ chì trong cơ thể, đặc biệt với thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc trẻ em.
Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung sắt qua các hình thức như viên nén, truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống. Sử dụng sắt để truyền qua tĩnh mạch chỉ nên áp dụng với các trường hợp sau đây:
- Không còn hấp thụ sắt dưới dạng viên uống, tiêu biểu là người từng cắt bỏ phần ruột hoặc dạ dày.
- Thiếu máu thiếu sắt nặng đến rất nặng.
- Thiếu máu khi đang mắc các bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh mãn tính.
Thực phẩm chứa nhiều sắt có thể kể đến như thịt đỏ, hải sản, trứng và các loại rau xanh. Ngoài ra, nên bổ sung vào thực đơn các loại nước ép trái cây với hàm lượng vitamin C để cơ thể hấp thu sắt tốt nhất. Phụ nữ khi sử dụng các loại viên uống bổ sung sắt cần lắng nghe ý kiến chỉ định của bác sĩ sao cho phù hợp.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Từ đó, hãy chú ý điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống, tích cực theo dõi sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm cho cơ thể để điều trị dứt điểm nhé!
> Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì?
> Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa
Bài viêt liên quan
- Chóng mặt nên làm gì? 13 Việc cần nhớ khi bị chóng mặt
- Có bầu đau đầu dán sa lông pát được không?
- Mất ngủ nên làm gì? Top 17 việc làm cải thiện giấc ngủ ngay lập tức
- Top 7 viên uống bổ não của Nhật dưới 1 triệu đáng tin dùng nhất
- 5 Triệu chứng hay quên ở người trẻ hiếm ai để ý
- Bật mí 16 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng của người Nhật
- Top 7 thuốc bổ sung sắt cho người lớn dưới 500k