Rối loạn tiền đình có uống cà phê được không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Cà phê là thức uống phổ biến hiện nay, tuy nhiên bởi thành phần chứa chất kích thích nên không tốt cho sức khỏe đặc biệt là người bị tiền đình. Vậy rối loạn tiền đình có uống cà phê được không hay rối loạn tiền đình uống cafe bị chóng mặt không? Tất cả nội dung thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là gì? 1

Tiền đình là một bộ phận quan trọng trong hệ thần kinh, nằm ở vị trí phía sau ốc tai hai bên, có nhiệm vụ duy trì trạng thái thăng bằng cho cơ thể trong quá quá trình hoạt động, phối hợp với các bộ phận khác như mắt, tay, chân, thân mình,…

Rối loạn tiền đình là tình trạng truyền và tiếp nhận thông tin của hệ thống tiền đình bị tắc nghẽn do tổn thương ở não hoặc dây thần kinh số 8. Điều này dẫn tới cơ thể mất đi khả năng cân bằng, khó giữ thăng bằng, thường xuyên gặp phải các tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, cơ thể loạng choạng, buồn nôn,… Các vấn đề này có thể xuất hiện bất chợt, lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quan và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

☛ Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có uống cà phê được không?

Rối loạn tiền đình có uống cà phê được không? 1

>>>Người bị rối loạn tiền đình uống bia được không?

Cà phê có chứa caffeine là một chất có tính gây nghiện, kích thích hệ thần kinh.

Cà phê cũng là loại thức uống được liệt kê vào danh sách loại đồ uống chứa chất gây nghiện như bia, rượu. Với thành phần chứa caffeine được biết tới là chất gây nghiện không tốt cho sức khỏe cũng như hệ thần kinh. Vậy rối loạn tiền đình có uống cà phê được không?

Theo các chuyên gia, caffeine trong cà phê có thể làm gia tăng lượng dopamine trong cơ thể. Loại chất này khiến cho não bộ có cảm giác hưng phấn trong một khoảng thời gian khá dài, giúp người uống có thể tỉnh táo hơn. Do vậy mà nhiều người, đặc biệt là nhân viên văn phòng, những người thường xuyên phải tăng ca thường hay lựa chọn thức uống này để đảm bảo hiệu suất công việc.

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều cà phê sẽ gây những tác dụng phụ ngoài ý muốn, đó là:

  • Cảm giác lo lắng, hồi hộp, thấy bồn chồn trong người

Khi bị tiền đình uống cà phê bị buồn nôn, chóng mắt thì đây chính là dấu hiệu của người say cà phê. Vậy bị say cà phê có nguy hiểm không? Tình trạng này không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chú ý điều chỉnh liều lượng, về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, có thể để lại di chứng nặng như liệt nửa người, bại não thậm chí tử vong.

  • Gây mất ngủ

Bị rối loạn tiền đình có uống cà phê được không? Có gây mất ngủ không? Mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở người bị tiền đình, lúc này người bệnh thường mất ngủ, ngủ trằn trọc, ngủ không sâu giấc và hiện tượng này trầm trọng hơn nếu như bạn uống cafe nhất sau 4 giờ chiều.

Rối loạn tiền đình có uống cà phê được không? 2

>>>7 tác hại đáng ngại của việc mất ngủ kéo dài

Đặc biệt, uống cà phê quá trễ hay uống gần với giấc ngủ đêm sẽ khiến bạn khó ngủ, mất ngủ, gây căng thẳng hệ thần kinh, uể oải và mệt mỏi khi thức dậy vào ngày hôm sau. Nguy hiểm hơn, có thể gây rối loạn nhịp tim đối với những người bị cường giáp, rối loạn thần kinh giao cảm, huyết áp cao, suy tim, đặc biệt là với những người nghiện thuốc lá nặng.

  • Gây ảnh hưởng tới thận

Rối loạn tiền đình có nên uống cà phê? Lạm dụng uống quá nhiều cafe trong khi bị rối loạn tiền đình không những có hại cho sức khỏe mà còn khiến tuyến thượng thận phải làm việc quá nhiều, kéo theo hệ thống tiêu hóa suy giảm. Ngoài ra, tuyến thượng thận có tác dụng điều hòa nhịp tim, khi đó nếu tuyến thượng thận phải làm việc quá sức sẽ gây ảnh hưởng cho tim, dẫn tới cơ thể bị kiệt sức.

Như vậy, người bị rối loạn tiền đình không nên uống cà phê bởi nó có thể khiến các triệu chứng rối loạn tiền đình của bạn thêm trầm trọng. Nếu cần tỉnh táo, hãy lựa chọn thức uống hoặc cách thức khác lành mạnh hơn.

☛ Tham khảo thêm: Cách sơ cứu cho người rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình nên uống gì?

Sữa hạt

Rối loạn tiền đình nên uống gì? 1

Sữa hạt là loại thức uống bổ dưỡng, được chế biến từ một hoặc nhiều loại hạt kết hợp với nhau. Trong sữa hạt có rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, chất béo tốt, chất xơ, giàu chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất,…

Đặc biệt, các loại chất này có trong sữa hạt có tác dụng cải thiện trí nhớ, kích thích khả năng tư duy, tăng cường hệ thần kinh khỏe mạnh, phản ứng nhanh và giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, chóng mặt ở người rối loạn tiền đình.

Sữa đậu nành

Đậu nành có chứa lượng lớn vitamin K – chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, phòng ngừa chứng Alzheimer. Ngoài ra, axit béo omega-3 có trong đậu nành giữ vai trò chính trong việc giảm các biểu hiện hoa mắt, chóng mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bởi vậy, bổ sung thức uống này có thể giúp ích cho người bị rối loạn tiền đình.

Tuy nhiên, khi sử dụng sữa đậu nành, bạn cần chú ý không kết hợp:

  • Thuốc với sữa đậu nành: Một số thuốc như thuốc kháng sinh tetracyline, erythomycine,… có thể làm phân hủy các dưỡng chất có trong sữa đậu nành.
  • Trứng và sữa đậu nành: Trong trứng cho albumin, khi hết hợp với men phân giải của protein trong sữa đậu nành làm giảm hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước ép, sinh tố hoa quả, rau củ giàu vitamin

Rối loạn tiền đình nên uống gì? 2

>>>Cách uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ – Dưỡng não thái minh

Người bị rối loạn tiền đình cũng nên bổ sung nhiều loại nước ép, sinh tố hoa quả giàu vitamin như:

– Vitamin B6

Vitamin B6 có công dụng hỗ trợ nâng cao sức khỏe hệ thống thần kinh. Khi cơ thể thiếu vitamin B6 có thể sẽ gặp phải các triệu chứng rối loạn tiền đình như buồn nôn, chóng mặt, cơ thể lảo đảo, yếu,… Vitamin B6 có trong các loại nước ép táo, cam, chuối, bơ, cà chua,…

– Vitamin B9 (Folate)

Vitamin B9 có vai trò khắc phục những vấn đề trong hệ thống tiền đình, nhanh chóng giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiền đình phổ biến: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,… Có thể tìm thấy vitamin B9 trong các loại nước ép cam, quýt, rau bina, cà chua,…

– Vitamin C

Bổ sung đầy đủ vitamin C là một cách để giảm bớt các triệu chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn bổ sung một lượng 600mg vitamin C mỗi ngày cùng đa dạng các hợp chất khác trong 8 tuần sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh rối loạn tiền đình. Vitamin C được tìm thấy trong các loại trái cây có múi (chanh, cam, bưởi,…), dứa, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, cà chua, ớt chuông,…

– Vitamin D

Vitamin D có thể khắc phục tốt tình trạng xơ cứng tai – phổ biến ở người già mắc rối loạn tiền đình ốc tai. Bởi vậy, bổ sung vitamin D giúp phòng ngừa tốt nguy cơ mắc rối loạn tiền đình và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình cho người bệnh. Nước ép, sinh tố hoa quả giàu vitamin D như cam, bơ, đu đủ,…rất thơm ngon bạn có thể lựa chọn bổ sung.

Trà Đinh lăng

Cây đinh lăng có công dụng hoạt huyết, thúc đẩy lưu thông khí huyết và dưỡng não khá tốt. Nhờ vào các hoạt chất có trong cây đinh lăng gồm: hơn 8 loại saponin, các vitamin nhóm B, các hoạt chất alcaloid, tanin, glycocid, phytosterol,… não bộ sẽ được kích thích và động bộ, đồng thời tăng cường chức năng của hệ thần kinh. Do đó, sử dụng cây đinh lăng đúng cách, có thể giúp phục hồi chức năng tiền đình và giảm thiểu các vấn đề kém tập trung, suy giảm trí nhớ, đau đầu, chóng mặt,…

Bạn có thể sử dụng phần lá, thân hoặc rễ cây đinh lăng để pha trà, ngâm rượu hoặc nấu canh hầm đều tốt.

Trà Bạch quả

Rối loạn tiền đình nên uống gì? 3

>>>Hỏi đáp: Hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Cây Bạch quả có thể không quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, loại thảo dược này được đánh giá rất cao trong việc cải thiện các vấn đề rối loạn tiền đình nghiêm trọng.

Bạch quả có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, hỗ trợ đưa oxy lên não, tăng cường chức năng thính giác, tiêu viêm, giải độc,… Nhờ đó giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… phổ biến ở người bị rối loạn tiền đình.

Cách pha trà bạch quả:

  • Chuẩn bị bạch quả khô hoặc bột bạch quả có sẵn.
  • Mang hòa cùng nước sôi, tương tự như hãm chè.
  • Sử dụng 1-2 cốc/ngày. Uống liên tục trong 2-3 tháng.

☛ Tham khảo thêm: Bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì?

Viên uống Dưỡng Não Thái Minh hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình

Dưỡng Não Thái Minh là thực phẩm chức năng được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng để cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn tiền đình ở nữ giới. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sản xuất bởi Công ty Thái Minh Hitech đạt chuẩn GMP và có phòng kiểm nghiệm chuẩn ISO quốc tế.

Viên uống Dưỡng Não Thái Minh hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình 1
Dưỡng Não Thái Minh là giải pháp hữu hiệu, an toàn và lành tính dành cho nữ giới bị rối loạn tiền đình

Sản phẩm mang đến cơ chế 3 tác động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não – Làm chậm quá trình thoái hóa não – Làm sạch cục máu đông. Nhờ vào bảng thần phần lành tính và kết hợp hài hòa giữa bài thuốc Đông Y và Tây Y gồm: Cao Đinh lăng, Cao Thạch Tùng, Cao Bạch quả, Nattokinase, Alpha Lipoic Acid, Choline, Vitamin B1, B6, B12,.. mà sản phẩm có tác dụng tốt trong việc tăng cường lưu thông máu não, hỗ trợ hoạt huyết, hạn chế nguy cơ tái phát rối loạn tiền đình, giảm biểu hiện thiểu năng tuần hoàn não,…

Qua các khảo sát, Dưỡng Não Thái Minh cho thấy hiệu quả tốt:

  • 100% khách hàng giảm hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
  • 90,1% cải thiện chứng đau đầu, đau nửa đầu.

Qua những thông tin phân tích trên mong rằng bạn sẽ có cho riêng mình lời giải đáp “rối loạn tiền đình có uống cà phê được không” và những tác hại khi uống loại thức uống này thường xuyên. Do đó, biện pháp tốt nhất để điều trị bệnh ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị từ bác sĩ thì bạn nên hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffeine như cà phê, bia, rượu.

☛ Tham khảo: Chuyên gia, người dùng đánh giá Dưỡng Não Thái Minh ra sao?

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty

Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn

Cập nhật lúc: 21/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...