Bật mí thuốc điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất trên thị trường hiện nay

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Việc sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến để cắt các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình một cách nhanh chóng. Vậy đâu là thuốc điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất hiện nay? Tác dụng cụ thể của chúng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Bật mí thuốc điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất trên thị trường hiện nay 1

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn quá trình tiếp nhận và dẫn truyền thông tin củ tiền đình do nhiều nguyên nhân khác nhau như thạch nhĩ lạc chỗ, thiếu máu não, căng thẳng, viêm dây thần kinh… Điều này khiến người bệnh xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, cảm giác chòng chành như đang ngồi trên thuyền, rung giật nhãn cầu…

Bệnh rối loạn tiền đình thường gặp ở độ tuổi trung niên, các triệu chứng có biểu hiện kéo dài, đôi khi bệnh nặng gây ảnh hưởng nhiều tới khả năng lao động và cả tâm lý.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Thông tin về rối loạn tiền đình

2. Nguyên tắc dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình

2. Nguyên tắc dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình 1

Nếu thấy các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân. Sau khi thăm khám và đọc kết quả các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ xây dựng đơn thuốc rối loạn tiền đình cũng như phương pháp điều trị hỗ trợ cải thiện bệnh bao gồm thực hiện các bài tập phục hồi, sử dụng thuốc và phẫu thuật. Trong đó, kê toa thuốc rối loạn tiền đình thường được áp dụng cho hầu hết các trường hợp. Vậy rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Thông thường các triệu chứng của rối loạn tiền đình xuất hiện theo từng đợt khiến người bệnh gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống. Đồng thời, chúng có nguy cơ tái phát cao nên việc dùng thuốc phải giải quyết được cả 2 vấn đề này. Vì vậy, các nhóm thuốc điều trị rối loạn tiền đình thường sẽ là nhóm thuốc:

  • Nhóm thuốc điều trị triệu chứng: Làm giảm các triệu chứng cấp tính như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, rung giật nhãn cầu…
  • Thuốc điều trị đặc hiệu: bao gồm việc xác định nguyên nhân và dùng thuốc điều trị dựa vào tác nhân gây bệnh.
  • Thuốc tiền đình dự phòng, hỗ trợ: Giảm sự tái phát các triệu chứng do các nguyên nhân như Meniere, thiếu máu não…

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị rối loạn tiền đình để đảm bảo bệnh được cải thiện tốt nhất trong thời gian ngắn.

3. Dùng thuốc đặc trị rối loạn tiền đình có hiệu quả không?

Thuốc tây chữa rối loạn tiền đình sẽ mang tới hiệu quả nếu như người bệnh xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh như bệnh đau nửa đầu, bệnh meniere…Tuy nhiên với nguyên nhân như chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, ngoài việc dùng thuốc trị tiền đình, người bệnh cần thực hiện các bài tập tái định vị sỏi tai để đưa chúng về đúng vị trí.

Ngoài ra, trong những trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng không thể cải thiện bằng việc uống các loại thuốc rối loạn tiền đình thì người bệnh cần thực hiện phẫu thuật và chấp nhận mất một bên thính giác để có thể thực hiện được các sinh hoạt hằng ngày.

4. Bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì?

Rối loạn tiền đình uống thuốc gì tốt nhất hay bị tiền đình uống thuốc gì luôn là câu hỏi hàng đầu của người bệnh. Khi bị bệnh bạn có thể sẽ được bác sĩ kê đơn uống các loại thuốc rối loạn tiền đình cụ thể như sau:

4.1. Thuốc điều trị triệu chứng

4.1.1. Thuốc ức chế tiền đình

Bị tiền đình nên uống thuốc gì để giảm mức độ chóng mặt và rung giật nhãn cầu do mất cân bằng tiền đình? Đối với tình trạng bệnh này các loại thuốc điều trị tiền đình tốt nhất là thuốc có tác động trực tiếp đến các chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào chức năng của hệ thống tiền đình như:

  • Dopamine: là thuốc điều trị rối loạn tiền đình có khả năng bù trừ cho tiền đình.
  • Histamine: Chỉ có ở trung ương, vai trò với chức năng tiền đình chưa biết rõ.
  • Cholinergic như acetylcholin (chất kích thích tại các synap), norepinephrine (điều khiển cường độ đáp ứng của trung ương với các kích thích tiền đình, từ đó tạo bù trừ cho hệ thống tiền đình)…

Thuốc ức chế tiền đình gồm 3 nhóm chính, cụ thể như sau:

– Thuốc kháng cholinergic:

4.1. Thuốc điều trị triệu chứng 1

Thuốc gắn vào các noron nhân tiền đình giúp làm giảm tốc độ rung giật nhãn cầu, cải thiện triệu chứng chóng mặt. Một số thuốc thường được kê đơn gồm:

  • Scopolamine: 0,5mg mỗi 6 – 8 giờ khi cần thiết.
  • Atropine: 0,4 – 1 mg tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Tất cả các thuốc cholinergic giúp làm giảm chứng chóng mặt đều có tác dụng phụ nổi bật là giãn đồng tử, khô miệng và an thần.

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình này thường được sử dụng với mục đích dự phòng hơn do không có hiệu quả nếu được uống sau khi các triệu chứng xuất hiện.

– Thuốc kháng histamine:

Nhóm thuốc này cải thiện nhiều triệu chứng khác nhau của bệnh rối loạn tiền đình như chóng mặt, buồn nôn, nôn… ngay cả khi các triệu chứng đã xuất hiện được một khoảng thời gian. Những thuốc kháng histamine thường kèm theo tác dụng kháng cholinergic, ngoại trừ astemizole.

Các thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn tiền đình gồm:

  • Meclizine: 25 – 50 mg mỗi 4 – 6 giờ.
  • Dimenhydrinate: 50 mg mỗi 4 – 6 giờ.
  • Promethazine: 25 mg mỗi buổi tối hoặc nhiều hơn theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc kháng histamine là gây buồn ngủ, vì vậy chúng không được dùng khi điều khiển các phương tiện giao thông, vận hành máy móc.

– Benzodizepines:

4.1. Thuốc điều trị triệu chứng 2

Đây là thuốc an thần nhẹ, được dùng trong những trường hợp bị rối loạn tiền đình cảm thấy lo lắng vì triệu chứng của bệnh. Với liều lượng nhỏ, nhóm thuốc benzodizepines được đánh giá là cực kỳ hữu ích trong việc làm giảm chứng chóng mặt.

Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong nhóm thuốc này bao gồm:

  • Diazepam: Thường được uống với liều 2mg x 2 lần/ngày.
  • Lorazepam: Dùng liều 0,5mg x 2 lần/ngày.

Trong khi đó, Alprazolam và Chlordiazepate không được khuyến khích sử dụng.

Nhóm thuốc benzodizepines có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây nghiện, lệ thuộc thuốc, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ té ngã…

Thuốc ức chế tiền đình được sử dụng trong giai đoạn cấp tính để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình này không được dùng thường xuyên với mục đích dự phòng do uống kéo dài có thể sinh ra tình trạng mất cân bằng tiền đình mãn tính.

4.1.2. Thuốc chống nôn

4.1. Thuốc điều trị triệu chứng 3

Có một mối quan hệ mật thiết giữa hệ thống tiền đình và việc nôn. Khi hệ tiền đình bị kích thích mạnh, trung tâm phản xạ nôn sẽ hoạt động và tạo cảm giác buồn nôn, nôn. Thậm chí, ở nhiều người tình trạng này còn nặng hơn cả chóng mặt. Vì vậy, một trong những mục tiêu điều trị triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình là dùng thuốc chống nôn.

– Thuốc tiêm rối loạn tiền đình thường được sử dụng trong cấp cứu hoặc những bệnh nhân nội trú:

  • Thuốc Papaverin 40mg/2ml tiêm bắp.
  • Primperan: 10 mg tiêm bắp.
  • Prochlorperazine: 10mg tiêm tĩnh mạch, chống nôn bằng cách ngăn chặn hoạt động của dopamine và một số chất trung gian hoá học khác.
  • Promethazine: 12,5 tiêm tĩnh mạch trong 6-8 giờ.

– Thuốc điều trị rối loạn tiền đình ngoại trú có thể dùng theo đường uống hoặc đặt trực tràng:

  • Meclizine: Meclizine là thuốc điều trị ngoại trú. Vậy Meclizine là thuốc gì? Đây là thuốc kháng histamin có tác dụng chống nôn đáng kể, thường được ưu tiên sử dụng do hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Liều dùng là 12,5 – 25mg mỗi 4 – 6 giờ. Tác dụng phụ thường thấy là an thần, tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt…
  • Phenothiazines gồm prochlorperazine (đường uống) 5 – 10mg, prochlorperazine trực tràng 25mg và promethazine (12,5mg uống mỗi 4 – 6 giờ). Đây là những thuốc ưu tiên sử dụng thuộc hàng thứ hai do có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như loạn trương lực cơ… nên phải được kê đơn thận trọng.
  • Metoclopramide: Dùng 10 mg đường uống. Tuy tốt cho người bệnh nhưng thuốc chữa rối loạn tiền đình này lại mang tác dụng phụ gồm các triệu chứng ngoại tháp như bồn chồn, bứt rứt, cử động không tự chủ…

4.1.3. Thuốc làm giảm chóng mặt, buồn nôn

4.1. Thuốc điều trị triệu chứng 4

Acetyl leucin là một trong những thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, buồn nôn.

Liều dụng của Acetyl leucin theo đường uống là 1000 – 1500 mg chia làm nhiều lần trong ngày. Trong những trường hợp cấp cứu thì tiêm tĩnh mạch chậm nhưng liều cao 1 lần/ngày để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất vì nếu tiêm nhanh có thể gây đánh trống ngực, hồi hộp, mạch nhanh.

4.2. Thuốc điều trị đặc hiệu

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình đặc hiệu là thuốc giúp cắt nhanh các cơn chóng mặt, buồn nôn, nôn… được sử dụng trong mọi trường hợp, ngay cả khi không xác định được chính xác căn nguyên gây ra bệnh. Tuy nhiên nếu biết nguyên do gây ra bệnh mà không điều trị dứt điểm thì bệnh rất dễ tái phát do đó việc sử dụng đúng thuốc điều trị đặc hiệu các bệnh gây ra rối loạn tiền đình là điều vô cùng quan trọng. Vậy trong trường hợp này người bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì?

Một số thuốc được dùng trong điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh như:

– Viêm dây thần kinh tiền đình

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình cấp tính. Viêm dây thần kinh tiền đình do sự tái hoạt động của virus simplex loại 1 trong dây thần kinh gây ra.

Tuy nhiên việc sử dụng đơn độc thuốc kháng virus không đạt hiệu quả nên các bác sĩ thường kết hợp với corticosteroid (như methylprednisolone) trong phác đồ điều trị.

– Đau nửa đầu:

4.2. Thuốc điều trị đặc hiệu 1

Bệnh đau nửa đầu cũng là nguyên nhân gây ra các cơn chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn… Trong trường hợp này, một số thuốc được sử dụng như:

  • Thuốc chẹn kênh canxi: verapamil, nimodipine, nitrendipine (kéo dài)… là một trong những thuốc giảm tỷ lệ đau nửa đầu cao.
  • Thuốc chẹn β như propranolol hoặc metoprolol…
  • Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline, fluoxetine hoặc venlafaxine 10…
  • Thuốc chống co giật như valproate hoặc topiramate..
  • Chất ức chế anhydrase carbonic như acetazolamide, topiramate và zonisamide (đường uống)…
  • Thuốc lợi tiểu như topiramate và zonisamide…

Tuỳ mức độ và tình trạng sức khoẻ của người bệnh mà bác sĩ chỉ định các thuốc thích hợp.

– Bệnh Meniere:

Bệnh Meniere gây ra các triệu chứng như chóng mặt từng đợt, mất thính lực, ù tai… do sự giãn nở và vỡ ngăn nội dịch của tai trong. Nguyên tắc điều trị bệnh lý này là quản lý tốt các đợt cấp, ngăn ngừa đợt tấn công mới và cải thiện chức năng nghe của tai.

Các loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình trong trường hợp này thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu nhẹ như hydrochlorothiazide-triamterene. Chú ý là loại thuốc này có thể gây hạ natri máu đáng kể và giảm huyết áp, nhất ở người cao tuổi và thực hiện chế độ ăn kiêng muối.
  • Betahistine: Giúp tăng lưu lượng máu trong tai, tăng tính thấm và làm giãn mạch cục bộ, nên giảm áp lực từ tai trong giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.

Nếu bệnh nhân đã sử dụng thuốc và bài tập phục hồi nhưng bệnh vẫn ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ và không thực hiện được các công việc hàng ngày do chóng mặt tái diễn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để vô hiệu hóa một phần hoặc toàn bộ mê cung ở tai.

– Dây thần kinh tiền đình bị chèn ép:

Bệnh rối loạn tiền đình xảy ra do chèn ép mạch máu nuôi dưỡng dẫn đến kích thích dây thần kinh tiền đình gây các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn…

Bệnh nhân thường sử dụng carbamazepine hoặc oxcarbamazepine (là các thuốc chống co giật) giúp cắt các triệu chứng trong khi thuốc điều trị tiền đình không có kết quả.

4.3. Điều trị hỗ trợ, dự phòng

4.3. Điều trị hỗ trợ, dự phòng 1

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình dễ tái phát nên người bệnh cần thực hiện các phương pháp ngăn ngừa sau giai đoạn cấp như bài tập phục hồi, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học… trong đó có cả sử dụng thuốc, thực phẩm hỗ trợ. Chúng bao gồm thuốc tăng cường tuần hoàn tiền đình, tuần hoàn não.

Những loại thuốc này thường tác động tốt hơn vào tiền đình trung ương giúp điều trị duy trì, ngăn ngừa các triệu chứng và kéo dài thời gian tái phát. Một số thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Betahistine: Tác động đến nhân tiền đình trung ương, bác sĩ thường kê 24 – 48 mg/ngày chia 3 lần.
  • Cao Bạch quả: Uống 40mg x 3 lần/ngày.
  • Piracetam: Dùng 1200 – 2400 mg/ngày chia thành nhiều lần uống.

Các loại thuốc này được điều trị củng cố trong vòng 3 – 4 tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính.

Bên cạnh các loại thuốc kể trên thì nhiều thực phẩm chức năng cũng đem lại hiệu quả ngăn ngừa tốt. Trong đó có Dưỡng Não Thái Minh giúp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình được nhiều người dân tin dùng. Sản phẩm đã được cấp phép bởi Bộ Y tế giúp cải thiện lâu dài tình trạng rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não cũng như các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ…

4.3. Điều trị hỗ trợ, dự phòng 2

Dưỡng Não Thái Minh chứa các thành phần thảo dược an toàn, lành tính đem lại tác dụng hiệu quả:

  • Thạch tùng: Thảo dược chứa enzyme huperzine A có tác dụng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh và ổn định thần kinh tiền đình. Nó kết hợp với vitamin nhóm B giúp não bộ tăng cường khả năng giữ thăng bằng và dứt nhanh các cơn chóng mặt.
  • Bạch quả, Đinh lăng: Đây là những thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ, giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ của người bệnh.
  • Enzyme Nattokinase: Được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công nghệ của Nhật Bản giúp lưu thông và là sạch thành mạch, đánh tan các cục máu đông.

Qua các khảo sát, Dưỡng Não Thái Minh cho thấy hiệu quả tốt: 100% khách hàng giảm hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thể. Và có đến 90.1% cải thiện chứng đau đầu, đau nửa đầu. ☛ Tìm hiểuthêmi: Dưỡng Não Thái Minh có tốt không?

Thuốc dự phòng nói chung không điều trị khỏi bệnh rối loạn tiền đình nhưng có thể làm giảm tần suất, mức độ các cơn chóng mặt, buồn nôn… hiệu quả.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình 1

Bất cứ thuốc Tây y nào cũng có nguy cơ thể lại một số tác dụng ngoài ý muốn, do đó để điều trị thành công và đảm bảo an toàn bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đến cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phác đồ sử dụng thuốc.
  • Uống đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian theo chỉnh định của bác sĩ.
  • Uống thuốc đúng giờ (lúc đói, lúc no hay bất cứ lúc nào).
  • Không dùng chung toa thuốc với người cũng bị rối loạn tiền đình do nguyên nhân gây ra bệnh ở mỗi người có thể khác nhau, việc dùng sai thuốc sẽ khiến bệnh nặng thêm.
  • Không dùng toa thuốc cũ để điều trị khi bệnh tái phát, ngoại trừ được bác sĩ chỉ định.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích trong quá trình điều trị để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn và tăng nguy cơ dẫn đến quá liều.

Trên đây là chi tiết một số thuốc điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên khi nghi ngờ cơ thể mắc bệnh người bệnh không nên tự mua thuốc không kê đơn mà điều quan trọng khi này bạn cần đi đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị đúng đắn.

Xem thêm:

Cập nhật lúc: 22/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...