BẬT MÍ: Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Nhiều người bị rối loạn tiền đình cảm thấy dễ chịu hơn sau khi điều chỉnh gối ngủ nên họ thắc mắc rằng không biết điều này có liên quan đến việc kê gối cao hay thấp không. Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta hãy cùng giải đáp câu hỏi: “Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?” thông qua bài viết dưới đây.

BẬT MÍ: Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp? 1

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Bộ máy tiền đình gồm 2 cơ quan là tiền đình trung ương ở não và tiền đình ngoại vi ở tai. Chúng có nhiệm vụ cảm nhận tư thế, định vị cơ thể để giữ thăng bằng trong không gian. Vì một nguyên nhân nào đó làm cho các cơ quan này bị gây tổn thương, từ đó gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, chóng váng, mọi thứ xung quanh đều xoay tròn hay như kéo về 1 hướng gây cảm giác vô cùng khó chịu.

Bệnh thường gặp trong độ tuổi trung niên, ít xuất hiện hơn ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng rất dễ tái phát làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

Tìm hiểu chi tiết: Phân loại và nhận biết rối loạn tiền đình

2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Trước khi đi tìm câu trả lời cho việc “Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp” thì chúng ta cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn tiền đình như do thạch nhĩ lạc chỗ, thiếu máu não, căng thẳng, mất ngủ…

2.1. Thạch nhĩ lạc chỗ

2.1. Thạch nhĩ lạc chỗ 1

Rối loạn tiền đình do thạch nhĩ lạc chỗ hay còn được gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.

Thạch nhĩ là những tinh thể nhỏ thính giác tồn tại bên trong hệ thống thăng bằng (các ống bán khuyên) ở tai. Do một nguyên nhân như chấn thương ở đầu, thoái hóa tai giữa, nhiễm siêu vi… những tinh thể này bị xáo trộn, bật ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến các cơn chóng mặt, choáng váng. Những triệu chứng này xảy ra đột ngột và có thể tan biến trong vài phút. Một số biểu hiện khác thường gặp như buồn nôn (kéo dài nhiều giờ), đôi khi bị nôn ói và dần dần biến mất trong một vài ngày.

>>>Như thế nào là tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình tốt nhất?

2.2. Thiếu máu não

Thiếu máu não cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Bệnh làm giảm cung cấp máu cho phần sau của não bộ, dẫn đến tổn thương hoặc chết các tế bào não gây ra chóng mặt.

Người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, hoa mắt, đau đầu, tê bì chân tay, cơ thể mệt mỏi, hay quên, suy giảm khả năng tư duy…

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu não như thoái hóa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, huyết áp thấp, đặc biệt là xơ vữa động mạch. Khi các mảng xơ vữa vỡ ra sẽ hình thành các cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu và cản trở dòng máu đi nuôi dưỡng não bộ. Ở người lớn tuổi, khả năng hoạt huyết kém nên máu đông khó tự tan hơn. Khi máu đông tích tụ liên tục có thể hình thành các cục huyết khối to gây tắc mạch máu não dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiền đình.

2.3. Căng thẳng, mất ngủ

2.3. Căng thẳng, mất ngủ 1

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tự sản sinh ra số lượng lớn cortisol làm tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 giữ nhiệm vụ dẫn truyền thông tin về âm thanh từ tai đến não bộ. Vì vậy, căng thẳng có thể gây rối loạn tiền đình với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn…

Bên cạnh đó, làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động, phải ngồi cả buổi trước máy tính… có thể khiến cột sống vùng cổ dễ tổn thương, dần dần làm co thắt động mạch cột sống thân nền. Điều này làm rối loạn điều hòa máu lên não gây chóng mặt.

Việc mất ngủ, trằn trọc cả đêm… dẫn đến ngủ không đủ giấc cũng có thể gây thiếu máu lên não ảnh hưởng tới sức khỏe, dễ dẫn đến rối loạn tiền đình.

>>>Nằm xuống chóng mặt là bị bệnh gì? khắc phục thế nào?

2.4. Nhiễm trùng tai

Nhiều trường hợp, vi khuẩn xâm nhập và gây hại trong tai có thể gây bệnh viêm tai giữa, viêm mê đạo… Chúng làm ảnh hưởng tới chức năng thính giác và sự thăng bằng của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau tai, xuất hiện mủ hoặc chất lỏng trong tai…

2.5. Bệnh Ménière

Bệnh Ménière có thể dẫn đến rối loạn tiền đình. Một số nguyên nhân gây ra như dị ứng, nhiễm virus hoặc phản ứng tự miễn dịch của cơ thể… làm sản sinh nhiều chất lỏng hơn ở trong tai. Điều này khiến người bệnh xuất hiện các cơn chóng mặt đột ngột, choáng váng cảm giác như có tiếng gầm rú ở trong tai…

2.6. Nguyên nhân khác

2.6. Nguyên nhân khác 1

Ngoài những nguyên nhân phổ biến gây bệnh rối loạn tiền đình ở trên, còn có nhiều lý do khác gây ra tuy ít gặp hơn như:

  • Tổn thương các ống bán khuyên do phần xương bị mài mòn ảnh hưởng tới chức năng tiền đình ngoại vi.
  • Sử dụng thuốc có tác dụng ngoài ý muốn gây độc hại cho tai như gentamycin, thuốc chống động kinh, thuốc an thần…
  • Các vấn đề liên quan đến tim như đau tim, rối loạn nhịp tim…
  • Các bệnh liên quan đến mạch máu não gây thiếu máu nuôi dưỡng các tế bào tiền đình như tắc mạch, xơ vữa động mạch, phình động mạch…

3. Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?

3. Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp? 1

Nhiều người bị rối loạn tiền đình cảm thấy dễ chịu hơn sau khi điều chỉnh gối ngủ. Từ đó, họ chú ý thấy rằng các triệu chứng của bệnh được cải thiện sau khi đi ngủ gối đầu cao hơn. Vì vậy một số cuộc khảo sát đã được thực hiện để xác định xem người bị rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?

Akira Horinaka, Tadashi Kitahara và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu với mục tiêu là so sánh khả năng cải thiện triệu chứng ở người rối loạn tiền đình do thạch nhĩ lạc chỗ có kê gối cao khi ngủ với người kê gối thấp. Kết quả được báo cáo trong đề tài: “Gối đầu cao khi ngủ có thể chữa bệnh bệnh chóng mặt tư thế kịch phát” như sau: Những người bị rối loạn tiền đình kê gối cao vừa phải giúp nâng đầu lên 45 độ giảm tình trạng chóng mặt, rung giật nhãn cầu một cách đáng kể so với những người kê đầu thấp (1).

Các chuyên gia giải thích cho vấn đề này như sau:

  • Nằm ngủ gối đầu cao giúp máu lưu thông tốt, tăng cường lượng máu đến não từ đó cung cấp đủ oxy nuôi dưỡng cơ quan tiền đình.
  • Gối đầu cao còn tốt cho người bị rối loạn tiền đình là do ngăn chặn các tinh thể di chuyển khỏi ống bán khuyên và trôi nổi tự do trong tai.

Một điều cần quan tâm thứ 2 liên quan đến giấc ngủ là tư thế nào tốt nhất để hạn chế tình trạng chóng mặt, choáng váng, đau đầu. Việc nằm ngửa khi ngủ tốt cho người bị rối loạn tiền đình bởi nó có thể giữ các tinh thể trong ống tai ít xáo trộn nhất (2).

Như vậy, rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp thì nếu bạn có thể duy trì tư thế nằm ngửa gối đầu khoảng 45 độ trong khi ngủ, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng chóng mặt, rung giật nhãn cầu được cải thiện đáng kể sau khi thức dậy vào ngày hôm sau.

>>>Bật mí các tư thế ngủ cho người thiếu máu não tốt nhất

4. Những lưu ý về giấc ngủ cho người bị rối loạn tiền đình?

Bên cạnh việc kê gối đầu vừa phải và tư thế nằm ngửa, người bệnh cũng cần chú ý những điều sau trong chế độ ngủ nghỉ để cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình tốt nhất.

4.1. Trước khi đi ngủ

4.1. Trước khi đi ngủ 1

Một số lưu ý trước khi đi ngủ cho người bị rối loạn tiền đình như sau:

  • Để bạn có thể dễ ngủ hơn không nên tiêu thụ thức ăn cay, caffein ít nhất 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ.
  • Tránh nhìn vào màn hình ánh sáng quá lâu.
  • Thực hiện một số bài tập chuyển động ở đầu để định vị lại tinh thể trong tai như xoay đầu, gật đầu…
  • Ngâm chân với nước nóng để giảm mệt mỏi, căng thẳng và giúp tuần hoàn máu tốt.
  • Xoa bóp vùng trán, hai bên ổ mắt, đỉnh đầu, sau gáy trong khoảng 10 – 20 phút để cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình trước khi đi ngủ.
  • Day ấn huyệt Ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt Hợp cốc (nền thịt giữa ngón cái và ngón trỏ)… mỗi lần từ 5 – 10 phút để giảm căng thẳng, làm giảm chóng mặt, hoa mắt.

Tham khảo thêm: Cách bấm huyệt chữa đau đầu do căng thẳng

4.2. Sau khi thức dậy

Người bị rối loạn tiền đình cần chú ý một số điều sau khi thức dậy như:

  • Không đặt báo thức quá ồn ào, gây giật mình. Bạn nên chuyển sang báo thức bằng âm nhạc dễ chịu và ánh sáng tự nhiên.
  • Không thức dậy đột ngột và đứng lên ngay sau khi ngủ dậy. Bạn nên nằm một lúc trên giường và ngồi lên từ từ, hạn chế di chuyển phần đầu ít nhất có thể.

Bên cạnh đó để cải thiện giấc ngủ, người bị rối loạn tiền đình nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ và thức giấc vào một giờ nhất định. Duy trì ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế việc ngủ trưa quá dài (tốt nhất là khoảng 15 – 20 phút).

5. Làm gì để cải thiện bệnh rối loạn tiền đình?

Ngoài quan tâm đến việc “Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp” thì để cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình được tốt hơn, bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

5.1. Tập luyện đúng cách

5.1. Tập luyện đúng cách 1

Người bị rối loạn tiền đình nên thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết, cải thiện lượng máu di chuyển lên não. Bạn có thể lựa chọn nhiều bộ môn thể thao khác nhau như gym, đi bộ, chạy bộ…

Một số động tác cơ bản giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình như:

  • Đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng trong 8 – 10 phút.
  • Đứng thẳng chân từ từ cúi người sao cho đầu ngón tay chạm vào được ngón chân cái.
  • Xoay mặt sang bên trái và bên phải.
  • Nằm ngửa trên giường, một tay đặt đỉnh đầu, tay còn lại để dưới cằm, nhẹ nhàng vặn cằm sang bên trái rồi sang phải. Sau đó lồng 2 tay với nhau để sau gáy, kéo cằm về phía ngực.
  • Ngoài ra, có thể thực hiện các bài tập cho phần đầu và cổ như ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, xoay tròn đầu như chữ O…

5.2. Chế độ ăn uống

5.2. Chế độ ăn uống 1

Điều đầu tiên người bị rối loạn tiền đình cần chú ý là uống đủ nước từ 1,5 – 2,5 lít để cung cấp nước cho tế bào phát triển khỏe mạnh.

Hạn chế uống rượu, bia, sử dụng các đồ ăn có hàm lượng muối cao, chứa nhiều đường. Không dùng đồ uống chứa caffein.

Chất xơ được chứng minh có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hoá, giảm cảm giác lo âu, duy trì ổn định mức đường trong máu giúp nâng cao sức khỏe. Vì vậy, nó cũng tốt cho người bị chóng mặt do thiếu máu não, căng thẳng, lo lắng…

Người bị rối loạn tiền đình cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất thông qua hoa quả hay rau xanh để tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật. Chúng bao gồm rau ngót, cải xoong, cải cúc, táo, cam, lê, chuối…

Đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên sắp vào giai đoạn tiền mãn kinh, người bước qua tuổi 40 dễ xuất hiện các bệnh lý như loãng xương, đau nửa đầu hay tình trạng bốc hỏa, mất ngủ… nên chú ý trong việc ăn uống hơn. Đối tượng này cần thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D. Đồng thời hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo như bơ, bánh kem…

5.3. Chế độ sinh hoạt

Ngồi làm việc liên tục quá lâu có thể khiến não bộ căng thẳng, nhất là khi làm việc trên máy tính và các thiết bị điện tử khác. Vì vậy, cứ mỗi 30 phút bạn nên đứng dậy, đi lại và vận động cơ thể nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn máu não. Tuy nhiên, không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

Đặc biệt là người bị rối loạn tiền đình cần giảm căng thẳng, hoảng hốt, lo lắng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý tránh để rơi vào trạng thái căng thẳng.

Tham khảo thêm: 7 Bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình

6. Dưỡng Não Thái Minh – Viên uống hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Một trong những biện pháp giúp cải thiện triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Trong đó có Dưỡng Não Thái Minh của công ty Dược phẩm Thái Minh hiện nay được rất nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng.

6. Dưỡng Não Thái Minh - Viên uống hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình 1

Dưỡng Não Thái Minh với sự kết hợp hoàn hảo của 4 thành phần chính là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Natttokinase mang đến cho sản phẩm cơ chế tác dụng hiệp đồng:

  • Làm sạch cục máu đông: Dưỡng Não Thái Minh có chứa enzyme Nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công nghệ Nhật Bản có khả năng làm sạch các cục máu đông và giúp lưu thông thoáng thành mạch.
  • Ổn định tiền đình: Cao Thạch tùng chứa enzyme huperzine A có khả năng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh và ổn định hệ thần kinh tiền đình (hệ thống đóng vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể). Cao Thạch tùng kết hợp với vitamin nhóm B giúp não bộ tăng cường khả năng giữ thăng bằng và dứt nhanh các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.
  • Tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng não: Dưỡng Não Thái Minh chứa cao Bạch quả và cao Đinh lăng. Đây là những loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu nuôi ngoại vi và cả não bộ. Từ đó cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ của người bệnh.
Như vậy, Dưỡng Não Thái Minh với tác dụng 3 trong 1 giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu máu não, căng thẳng, mất ngủ… Sản phẩm được sản xuất từ các thảo dược tự nhiên, lành tính nên an toàn cho người dùng. 

Cách dùng và liều dùng sử dụng cho người bị rối loạn tiền đình như sau:

  • Ngày 4 viên, chia 2 lần trong tháng đầu tiên. Sau đó chuyển dùng ngày 2 viên, chia 2 lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
  • Uống vào buổi sáng và buổi trưa. Nên dùng liên tục từ 2-3 tháng để đạt hiệu quả tốt.

BạnBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Dưỡng Não Thái Minh tại nhà

Qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp“. Những người bị rối loạn tiền đình nên kê gối cao vừa phải giúp nâng đầu lên 45 độ sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng chóng mặt và rung giật nhãn cầu. Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn.

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...