[XEM NGAY] Rối loạn tiền đình có làm tăng huyết áp không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Nhiều người phát hiện rằng sau khi khởi phát các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, họ thấy huyết áp cũng tăng lên bất thường. Vì vậy, họ phân vân không biết bệnh rối loạn tiền đình có làm tăng huyết áp không? Nếu có thì điều trị như thế nào? Để giải đáp tất cả những câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

[XEM NGAY] Rối loạn tiền đình có làm tăng huyết áp không? 1

☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn tiền đình: từ nguyên nhân đến điều trị

Rối loạn tiền đình có làm tăng huyết áp không?

2. Rối loạn tiền đình có làm tăng huyết áp không? 1

Trong báo cáo “Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và rối loạn tiền đình” của Elizabeth Osuji, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Giảng dạy Đại học Port Harcourt – Nigeria thấy rối loạn tiền đình thường gặp ở người trung niên, đa số trường trường hợp đã mắc bệnh nền tăng huyết áp từ trước. Trong đó, nhiều người không chú ý đến bệnh tăng huyết áp của mình cho đến khi thấy các tổn thương tại các cơ quan khác. Điều này có thể dẫn đến chẩn đoán sai là “tăng huyết áp dẫn đến rối loạn tiền đình”. Cuộc nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ đáng kể các trường hợp chóng mặt ở bệnh nhân tăng huyết áp (1). Nguyên nhân có thể do:

  • Tăng huyết áp gây xuất huyết tai trong dẫn đến thiếu máu cục bộ lên tiền đình ở não bộ và tiền đình ở ốc tai.
  • Tăng huyết áp gây tăng độ nhớt của máu làm giảm tính thấm của mao mạch, dẫn đến giảm vận chuyển oxy và thiếu oxy ở cơ quan tiền đình.
  • Tăng huyết áp làm thay đổi ion tác động đến điện thế tế bào dẫn đến sự thay đổi trong quá trình truyền tín hiệu từ tiền đình ngoại vi đến nhân tiền đình ở não bộ.

Tuy nhiên, trong báo cáo của Tiến sĩ Trinus K* và MD Trinus O, Đại học Y khoa Thông tin, Kyïv, Ukraine với đề tài “Rối loạn tiền đình gây tăng huyết áp” thấy rằng trong số 123 người bệnh bị rối loạn tiền đình thuộc nhân viên văn phòng trong độ tuổi trung bình từ 52 tuổi thấy có 51 người bị tăng huyết áp (chiếm 41,4%). Như vậy, rối loạn tiền đình là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp (2).

Điều này có thể do các thụ thể tiền đình ngoại biên đóng một vai trò nào đó trong việc kiểm soát huyết áp thông qua các con đường phản xạ thần kinh. Khi kích thích các thụ thể này bằng chuyển động đầu có thể ảnh hưởng tới nhịp tim, huyết áp động mạch và phản xạ thụ thể áp suất.

Như vậy, rối loạn tiền đình có làm tăng huyết áp không thì một tỷ lệ nào đó người bị rối loạn tiền đình gây ra tình trạng tăng huyết áp.

>>>Mối liên hệ giữa huyết áp thấp và rối loạn tiền đình

Có nguy hiểm không?

3. Rối loạn tiền đình gây tăng huyết áp có nguy hiểm không? 1

Trường hợp rối loạn tiền đình có làm tăng huyết áp nữa thì tỷ lệ dẫn đến những biến chứng sẽ cao hơn:

– Không thể đi lại và làm việc: Những người bị rối loạn tiền đình kèm tăng huyết áp có các biểu hiện nặng kéo dài như chóng mặt, nhức đầu, mất thăng bằng… có thể không đứng vững để đi lại và làm việc. Nếu cố gắng đi lại trong khi triệu chứng khởi phát có thể ngã gây chấn thương chảy máu, trầy xước da, thậm chí gãy chân tay, chấn thương sọ não… Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày.

– Tổn thương mắt: Tăng huyết áp làm hỏng các mạch máu nhỏ, mỏng manh cung cấp cho mắt dẫn đến các tổn thương võng mạch, thần kinh thị giác.

– Suy giảm trí nhớ: Triệu chứng suy giảm trí nhớ và nhận thức của bệnh rối loạn tiền đình sẽ tăng lên khi bị tăng huyết áp bởi huyết áp cao làm thu hẹp, chặn các động mạch. Điều này làm hạn chế lưu lượng máu đến não khiến não bộ không hoạt động tốt gây ra chứng mất trí nhớ.

– Đột quỵ: Rối loạn tiền đình gây tăng huyết áp có thể gây ra đột quỵ khi một phần não bộ không tiếp nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng khiến các tế bào não chết đi. Bởi huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu gây vỡ, hẹp, rò rỉ hay hình thành cục máu đông trong động mạch làm chặn lưu lượng máu dẫn đến đột quỵ.

Như vậy, khi bị rối loạn tiền đình bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám kỹ, theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh dứt điểm tránh gây tăng huyết áp cao rất nguy hiểm.

>>Rối loạn tiền đình ở người già: Nguyên nhân, cách điều trị

Cách điều trị

Rối loạn tiền đình có làm tăng huyết áp nên bên cạnh việc điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh cần có biện pháp để khắc phục cả tình trạng tăng huyết áp. Mục tiêu là đưa huyết áp về trong khoảng 140/90mmHg.

Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt

4.1. Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt 1

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt luôn được khuyến khích thực hiện đầu tiên trong trường hợp tăng nhẹ huyết áp do rối loạn tiền đình.

– Chế độ ăn uống:

  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như cua, gà, thịt nạc, các loại ngũ cốc…
  • Tăng cường chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh, củ quả chín như cần tây, khoai tây, rau cải, cam, quýt…
  • Bổ sung kali qua thực phẩm như chuối, quýt, rau bí, nước ép cà chua, dưa gang, cam…
  • Bổ sung canxi do thiếu khoáng chất này cũng ảnh hưởng tới huyết áp. Một số thực phẩm như rau cải, mộc nhĩ, cần tây… chứa lượng canxi lớn.
  • Bổ sung nhiều vitamin nhóm B tốt cho tiền đình như vitamin B6 (cá hồi, thịt gà…), vitamin B9 (gan bò, gà, lợn…).
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như da gà, vịt, các món chiên rán, bánh, kẹo…
  • Dùng ít hơn 1,5g Natri muối mỗi ngày.

– Chế độ sinh hoạt:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, duy trì các bài tập vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe. Một số hoạt động thể thao như đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội, khiêu vũ… được khuyến khích thực hiện ở những người tăng huyết áp. Bạn nên thực hiện đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Tránh căng thẳng, lo âu, học cách cân bằng tâm lý… đặc biệt ở những người làm việc văn phòng, nhiều áp lực.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống bia, rượu, cà phê… hay các chất kích thích khác.
  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tránh thức khuya.
  • Nên giảm cân nếu bạn bị béo phì hay thừa cân bởi đây là giải pháp hiệu quả để duy trì huyết áp trong giới hạn.

Áp dụng mẹo dân gian

4.2. Áp dụng mẹo dân gian 1

>>>Thiếu máu não có nguy hiểm không, khắc phục như thế nào?

Một trong những biện pháp cải thiện huyết áp, triệu chứng rối loạn tiền đình là sử dụng các loại trà dược liệu.

Một số thảo dược tự nhiên được sử dụng phổ biến trong trường hợp này như:

– Hạt sen, ngó sen, tâm sen: Chúng có tác dụng an thần, giảm căng thẳng cải thiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng do căng thẳng gây ra. Đồng thời, trà tâm sen còn giúp lợi tiểu, hạ huyết áp hiệu quả.

– Hoa cúc: Loại thảo dược này có tác dụng ức chế adrenalin và ức chế phản xạ vận mạch có nguồn gốc từ trung tâm. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng độ bền mao mạch, cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Vì vậy rất tốt cho người có huyết áp tăng do rối loạn tiền đình.

– Bạch quả: Loại cây này được mệnh danh là thần dược giúp tăng cường tuần hoàn máu ngoại vi và trung ương. Từ đó giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.

– Dâu tằm: Trong lá của cây dâu tằm có chứa nhiều acid amin, vitamin, tanin, mulberrin, morin… giúp chữa bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

– Cỏ ngọt: Loại thảo dược này giúp ổn định chỉ số huyết áp về trong giới hạn cho phép bằng các hoạt chất như steviol, protein, chất béo tốt, carbohydrate… Ngoài ra, nó còn nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

☛ Xem thêm: 6 loại trà trị rối loạn tiền đình hiệu quả

Việc sử dụng các thảo dược tại nhà cần phải hết sức kiên trì bởi những chúng có hàm lượng hoạt chất nhỏ. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn thảo dược tự nhiên còn tươi hoặc phơi khô và sơ chế cẩn thận trước khi sử dụng.

Thực hiện các bài tập

4.3. Thực hiện các bài tập tốt cho tiền đình, huyết áp 1

>>>Đâu là cách xử lý khi bị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất?

Những người bị rối loạn tiền đình có làm tăng huyết áp cần tập luyện các bài tập cho đốt sống cổ thường xuyên và nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông khí huyết giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Bên cạnh đó, nó còn làm tăng tính nhạy bén của hệ thống tiền đình, từ đó giúp phục hồi chức năng thính giác.

Những bài tập cụ thể như sau:

  • Gật đầu: Từ từ ngửa đầu ra phía sau, rồi đưa đầu về phía trước, thực hiện 2 đợt, mỗi đợt 10 lần.
  • Lắc đầu: Di chuyển đầu từ trái sang phải, thực hiện 2 đợt, mỗi đợt 10 lần.

Nâng cao mức độ khó của động tác bằng cách trong khi gật đầu và lắc đầu luôn nhìn chằm chằm vào ngón tay giữa để trước mặt. Tiếp theo là tăng dần tốc độ để nâng cao sức chịu đựng của tiền đình.

Sử dụng thuốc Tây y

4.4. Sử dụng thuốc Tây y 1

Nếu huyết áp không cải thiện sau 1 – 2 tháng kể từ khi bạn thay đổi lối sống, áp dụng một số mẹo dân gian, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng thuốc hạ huyết áp.

Một số loại thuốc được kê đơn trong điều trị tăng huyết áp khi bị rối loạn tiền đình như:

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): captopril, lisinopril.
  • Thuốc chẹn beta: propranolol, nadolol.
  • Thuốc chặn canxi: nifedipin, verapamil.
  • Thuốc chẹn alpha adrenergic tác động ngoại biên: reserpin.
  • Thuốc đối kháng angiotensin II/thuốc chẹn thụ thể angiotesin II: valsartan, losartan.
  • Thuốc giãn mạch: hydralazin, minoxidil.
  • Thuốc chẹn alpha adrenergic tác động trung ương: prazosin, doxazosin.
  • Thuốc lợi tiểu: spironolactone, furosemide.
  • Thuốc chủ vận: levodopa, methyldopa.

Bên cạnh đó, nếu có các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… bác sĩ có thể kê các thuốc ức chế tiền đình như nhóm benzodiazepin, thuốc kháng histamin, kháng tiết choline… để làm giảm tình trạng này.

☛ Tham khảo thêm: Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt là bệnh gì?

Một số sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Dưỡng Não Thái Minh cũng giúp cải thiện triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình do căng thẳng đáng kể. Nó là sự kết hợp hoàn hảo của 4 thành phần chính là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và enzyme Natttokinase mang đến cho sản phẩm cơ chế tác dụng hiệp đồng: làm sạch cục máu đông, ổn định tiền đình và tăng cường tuần hoàn máu nuôi dưỡng não.

Ngăn ngừa rối loạn tiền đình

5. Ngăn ngừa rối loạn tiền đình gây tăng huyết áp 1

Để ngăn ngừa tăng huyết áp ở người bị rối loạn tiền đình, bạn cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:

– Thường xuyên tập thể dục: Những người tập thể dục đều đặn mỗi ngày thường có nhịp tim và huyết áp thấp hơn người bình thường bởi việc này giúp củng cố sức khỏe tim mạch. Với những người bị rối loạn tiền đình nên tập những bài vùng đầu, cổ gáy, bài tập giữ thăng bằng cho cơ thể. Tuy nhiên, những người lớn tuổi không nên tập thể dục sớm vào những buổi sáng có tiết trời quá lạnh tránh nguy cơ đột quỵ gây nguy hiểm.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Điều này giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường, tránh tình trạng mất nước gây tăng huyết áp.

– Xây dựng chế độ ăn chứa ít muối: Ăn mặn là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, do đó ở người bị rối loạn tiền đình nên hạn chế lượng muối bổ sung mỗi bữa ăn. Tránh sử dụng những đồ ăn đóng hộp, các loại dưa muối chứa hàm lượng muối cao.

– Không nên ngồi liên tục trong nhiều tiếng đồng hồ, mỗi 30 phút bạn nên vận động để tuần hoàn máu được lưu thông tốt nhất.

– Thường xuyên kiểm tra huyết áp ở người bị rối loạn tiền đình, điều chỉnh ngay bằng việc ăn uống, chế độ sinh hoạt để duy trì trong mức bình thường. Nếu thấy các triệu chứng tăng huyết áp như chóng mặt, nhức đầu, choáng váng… xuất hiện rõ rệt cần đi khám để bác sĩ có phác đồ điều trị kịp thời.

Như vậy, trong một số trường hợp, rối loạn tiền đình có làm tăng huyết áp. Lúc này bạn cần có phương pháp để khắc phục tình trạng này. Mong rằng một số biện pháp trên có thể giúp ích được cho bạn. Điều quan trọng là bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có giải pháp điều trị tận gốc. Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ!

Tài liệu tham khảo

  • (1) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18270246/
  • (2) https://www.hilarispublisher.com/open-access/vestibular-disorder-triggers-hypertension.pdf
  • https://www.e-rvs.org/upload/pdf/rvs-21-2-29.pdf
Cập nhật lúc: 04/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...