Đau đầu uống thuốc gì? Top 10 loại thuốc trị đau đầu hiệu quả

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Đối với người hay bị đau đầu, thuốc giảm đau luôn là sự lựa chọn hàng đầu vì có thể cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng. Để tối ưu hiệu quả của việc sử dụng thuốc giảm đau, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 5 loại thuốc trị đau đầu thường được sử dụng nhiều nhất.

☛ Đọc trước: Một số loại đau đầu phổ biến và cách cải thiện

Bị đau đầu khi nào nên uống thuốc?

Thuốc giảm đau là một loại dược phẩm được sử dụng với mục đích giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau do bệnh mang lại. Đây là phương pháp được sử dụng hầu hết trong các trường hợp xuất hiện cơn đau, từ đau bụng, đau mỏi vai gáy, đau khớp gối cho đến đau sau khi can thiệp nha khoa hay vừa phẫu thuật sau.

Nhiều người đặt ra thắc mắc rằng: “Vậy cơn đau đơn giản như đau đầu uống thuốc có hiệu quả không?”.

Bị đau đầu khi nào nên uống thuốc? 1
Thuốc giảm đau dành cho người thường xuyên bị đau đầu vừa có ưu điểm và có nhược điểm

> Rối loạn tiền đình có uống cà phê được không?

Để trả lời được thắc mắc này, trước hết người bệnh cần nắm được ưu – nhược điểm khi sử dụng thuốc để chữa đau đầu. Sau đó so sánh 2 tác động này và đưa ra kết luận.

Trước tiên nhắc đến ưu điểm, đối với trường hợp thường xuyên bị đau đầu, việc sử dụng thuốc giảm đau mặc dù không thể cơn đau một cách hoàn toàn nhưng lại mang đến những lợi ích cụ thể như:

  • Nhanh chóng kiểm soát được cơn đau.
  • Hiệu quả giảm đau có thể kéo dài từ 4-8 tiếng.
  • Giúp người đau đầu vơi bớt phần nào căng thẳng, sự nặng nề trong óc và cảm thấy thoải mái hơn.
  • Thuốc giảm đau đầu mức độ nhẹ còn có tác dụng hạ sốt ở trẻ em.

Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm, thuốc giảm đau cũng có nhược điểm, đặc biệt khi bạn không biết sử dụng đúng cách, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nhờn thuốc
  • Phát ban da.
  • Buồn nôn.
  • Mệt mỏi, chóng mặt.
  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa, viêm loét dạ dày.
  • Có thể gây nhiễm độc gan, thận.
Trên thực tế, không chỉ riêng thuốc giảm đau, bất kể phương pháp điều trị đau đầu nào cũng có ưu và nhược điểm. Song nhược điểm chỉ xảy ra nếu bạn lạm dụng hoặc không biết cách sử dụng các phương pháp này. Vì vậy, kết luận đưa ra ở đây là “Đau đầu uống thuốc sẽ mang lại hiệu quả trong trường hợp bạn sử dụng vừa đủ và đúng theo hướng dẫn của bác sĩ”.

☛ Xem thêm: Thường xuyên đau đầu là bệnh gì?

Thuốc trị đau đầu gồm những loại nào?

Để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người hay bị đau đầu, các chuyên gia sẽ phân thuốc giảm đau thành các nhóm riêng biệt và cụ thể. Trong đó, thuốc điều trị đau đầu được chia thành 2 nhóm chính bao gồm:

Thuốc cắt giảm cơn đau: là những loại thuốc không cần kê đơn, phù hợp với những cơn đau đầu mức độ nhẹ và xảy ra trong thời gian ngắn. Nhóm thuốc này có thể sử dụng ngay khi chứng đau đầu vừa xuất hiện.

Thuốc đau đầu dự phòng: là những loại thuốc được kê theo đơn của bác sĩ, được chỉ định sử dụng đúng liều lượng để phòng ngừa các cơn đau đầu mãn tính.

Top 10 loại thuốc trị đau đầu phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc trị trị đau đầu khác nhau. Xong dưới đây là danh sách các loại thuốc thường được sử dụng nhiều nhất bao gồm:

Thuốc trị đau đầu Paracetamol

Thuốc trị đau đầu Paracetamol 1

Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc giảm đau không cần kê đơn được biết đến và sử dụng nhiều nhất với tác dụng giảm đau và hạ sốt rõ rệt. Paracetamol phát huy hiệu quả rõ ràng với những cơn đau đầu tạm thời, mức độ đau từ nhẹ đến trung bình mà không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý nội tạng.

Paracetamol được chứng minh rằng không gây hại cho đường tiêu hóa hay sức khỏe tim mạch, an toàn cho mọi đối tượng từ trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú tới người lớn tuổi.

Mặc dù hiếm khi xảy ra rủi ro xong nếu lạm dụng paracetamol để giảm đau quá nhiều thì vẫn có khả năng gây tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, một số điều người đau đầu cần lưu ý khi dùng paracetamol bao gồm:

  • Không tự ý sử dụng Paracetamol để trị đau đầu quá 10 ngày đối với người lớn và quá 5 ngày đối với trẻ nhỏ.
  • Không tự ý sử dụng Paracetamol cho trẻ em có tình trạng sốt cao trên 39,5 độ C và đã kéo dài trên 3 ngày.
  • Sử dụng đúng liều lượng trên bao bì sản phẩm hoặc lời của dược sĩ bán thuốc.
  • Tuyệt đối không để trẻ em dùng quá 5 liều trong vòng 24 giờ để hạ sốt hoặc giảm đau.
  • Không uống rượu khi dùng thuốc.

Đối tượng không nên dùng Paracetamol:

  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Ngươi vấn đề sức khỏe liên quan đến gan, thận.

Liều dùng:

  • Người lớn: 3g/ngày, chia làm 4-5 lần uống, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ.
  • Trẻ em: 60 mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, tương ứng với 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ. Tổng liều lượng không vượt quá 80 mg/kg/ngày ở trẻ dưới 37 kg và 3 g/ngày ở trẻ có cân nặng trên 37 kg.

Thuốc chữa nhức đầu Panadol Extra

Thuốc chữa nhức đầu Panadol Extra 1

Thành phần có trong Panadol Extra gồm: paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau và caffeine là chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Từ đó mang lại hiệu quả giảm đau vô cùng nhanh chóng,

Ngoài được dùng để điều trị các cơn đau đầu, đau nửa đầu, panadol extra còn hiệu quả với tình trạng đau bụng kinh, đau cơ xương, đau răng, đau do viêm khớp.

Những đối tượng không nên sử dụng Panadol Extra:

  • Người quá mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

Liều dùng:

  • Người lớn, người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi là 1-2 viên mỗi 4-6 giờ nếu cần
  • Liều tối đa hàng ngày: 8 viên.

Thuốc uống đau đầu Hapacol Codein

Thuốc uống đau đầu Hapacol Codein 1

Hapacol Codein là thuốc giảm đau cho các cơn đau ở mức độ trung bình khi người bệnh dùng thuốc giảm đau khác như paracetamol hay ibuprofen (đơn độc) không có hiệu quả.

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp: đau đầu hoa mắt chóng mặt do cảm cúm, đau nhức cơ bắp, đau lưng, đau xương, đau răng, bong gân.

Những đối tượng không nên sử dụng Hapacol Codein:

  • Mẫn cảm với thành phần có trong thuốc.
  • Người suy chức năng gan, thận.
  • Người suy hô hấp, hen suyễn.
  • Bệnh nhân thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase.
  • Người thiếu máu hoặc có bệnh tim.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc đang cho con bú.
  • Người nghiện rượu hoặc bị viêm loét dạ dày.

Liều lượng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống mỗi lần từ 1 đến 2 viên.
  • Trẻ em từ 12 – 18 tuổi: dùng 30 – 60 mg mỗi 6 giờ.
  • Người lớn: Thời gian dùng codein giảm đau nên giới hạn dưới 3 ngày.
  • Liều dùng tối đa: không quá 240 mg/ ngày.

Thuốc giảm đau đầu Aspirin

Thuốc giảm đau đầu Aspirin 1

Aspirin hay còn được gọi là acid acetylsalicylic,thuộc phân nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Đây là một loại thuốc vừa có khả năng giảm đau, vừa hạ sốt, chống viêm, thường được chỉ định cho những cơn đau đầu mức độ từ nhẹ đến trung bình. Không chỉ vậy, aspirin còn được dùng để điều trị chứng viêm và đau do bệnh thấp khớp, viêm xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp.

Muốn sử dụng aspirin một cách an toàn nhất, bạn cần nắm một số lưu ý sau:

  • Uống thuốc với 1 lít nước đầy (250 ml), không nằm xuống trong ít nhất 10 phút sau khi uống thuốc
  • Uống trực tiếp viên con nhộng, không nhai hoặc nghiền vì nó gây khó chịu cho dạ dày.
  • Aspirin sẽ phát huy tác dụng giảm đau tốt nhất khi bạn uống ngay sau cơn đau đầu xuất hiện.
  • Không dùng aspirin hơn hơn 10 ngày để điều trị cơn đau kéo dài hoặc hơn 3 ngày cho cơn sốt.

Những đối tượng không nên sử dụng Aspirin:

  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Người đau dạ dày.
  • Bệnh nhân rối loạn đông máu.
  • Người suy gan, thận tim.

Liều dùng:

  • Người lớn: 300-650 mg đường uống mỗi 4-6 giờ khi cần thiết, không quá 4 g/ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: 300-650 mg đường uống mỗi 4-6 giờ khi cần thiết, không quá 4 g/ngày.

Thuốc giảm đau đầu Ibuprofen

Thuốc giảm đau đầu Ibuprofen 1

Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) phù hợp với cơn đau đầu từ nhẹ và vừa, đau khu trú. Khác với nhóm thuốc giảm đau steroid, ibuprofen không gây khoái cảm, không gây nghiện. Ngoài giảm đau, Ibuprofen còn có tác dụng chống viêm, hạ sốt. Trong đó, tác dụng hạ sốt của ibuprofen kéo dài hơn so với paracetamol.

Lưu ý khi dùng ibuprofen để giảm đau đầu:

  • Vì ibuprofen tác động lên đường tiêu hóa, nên thuốc cần uống sau khi ăn.
  • Không dùng ibuprofen cùng với thuốc khác của nhóm NSAID.
  • Nếu thấy sự bất thường sau khi uống ibuprofen cần ngưng sử dụng và báo ngay với bác sĩ.

Ibuprofen chống chỉ định với:

  • Người dị ứng với thành phần ibuprofen.
  • Bệnh nhân có vấn đề về dạ dày.
  • Người mắc bệnh tim mạch, suy gan, thận.
  • Người bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu.
  • Người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
  • Phụ nữ đang ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Liều dùng:

  • Người lớn: Liều 200-400mg uống cách mỗi 4-6 giờ khi cần.
  • Trẻ em: Liều từ 4-10mg/kg mỗi 6-8 giờ. Liều tối đa là 40 mg/kg cân nặng.

Thuốc đau đầu Alaxan

Thuốc đau đầu Alaxan 1

Trong thành phần của Alaxan có chứa Paracetamol (325mg) và Ibuprofen (200mg) vì vậy thuốc này vừa giúp giảm đau, hạ sốt vừa có tính kháng viêm. Alaxan được chỉ được dùng cho đau đầu mà còn phát huy tác dụng với các trường hợp đau bụng kinh đau cơ, đau lưng, đau cứng cổ, đau do viêm khớp, thấp khớp, bong gân, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu.

Xem thêm:

Lưu ý khi dùng Alaxan:

  • Không dùng lâu hơn 10 ngày nếu không có hướng dẫn của bác sĩ
  • Không tự ý uống thuốc chung với các thuốc khác chứa paracetamol.
  • Dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể

Những đối tượng không nên dùng Alaxan:

  • Người dị ứng với các thành phần thuốc.
  • Người bị co thắt phế quản, phù mạch hoặc polyp mũi.
  • Những bệnh nhân đang mắc bệnh thận, gan.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi

Liều dùng:

  • Người lớn: Uống 1 viên mỗi 6 giờ khi cần.
  • Người cao tuổi: Dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

Thuốc điều trị đau đầu Floctafenine

Thuốc điều trị đau đầu Floctafenine 1

Floctafenine thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid, có công dụng giảm đau đơn thuần, không có tác dụng chống viêm và hạ sốt. Đối với người đau đầu, floctafenine mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn với những cơn đau đầu cấp tính nhẹ đến trung bình ở người lớn.

Những điều cần lưu ý khi dùng floctafenine:

  • Trong thời gian sử dụng floctafenine, bạn có thể xuất hiện 1 số dấu hiệu: ngứa ngáy, cảm giác nóng ở mặt và tay chân.
  • Đối với đau đầu cấp tính, tránh dùng thỉnh thoảng một viên thuốc lặp đi lặp lại vì có thể gây ra tình trạng mẫn cảm với hoạt chất floctafenine.
  • Bệnh nhân suy thạnh có nồng độ floctafenine trong huyết tương hơi tăng cần được giảm liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Floctafenine tránh sử dụng cho những trường hợp:

  • Người đang điều trị bằng thuốc ức chế beta.
  • Người dị ứng với thành phần có trong Floctafenine.
  • Người có tiền sử hoặc đang bị suy tim, bệnh mạch vành.
  • Người có tính chất công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, tập trung.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Liều dùng:

  • Ðau cấp tính: khởi đầu 1 viên/lần, uống cách mỗi 6 – 8 giờ nếu cần. Trung bình không vượt quá 4 viên/ngày (800 mg).
  • Ðau mạn tính: 2 viên/ngày (400 – 600 mg), cách mỗi 8 – 12 giờ.
  • Không nên dùng quá 6 viên/ngày (1.200 mg).

Thuốc giảm đau đầu và hạ sốt Decolgen3. Thuốc giảm đau đầu và hạ sốt Decolgen 1

Decolgen chứa Paracetamol (500mg), Phenylpropanolamine (25mg) và Chlopheniramin (2mg). Nhờ sự kết hợp của 3 hoạt chất này mà Decolgen không chỉ là một loại thuốc giảm đau thông thường mà còn giúp chống sung huyết và kháng dị ứng.

Lưu ý khi dùng Decolgen:

  • Trường hợp dùng chung Decolgen với những loại dược phẩm thần kinh, cần ngưng thuốc nếu thấy nhịp tim nhanh, hồi hộp và buồn nôn.
  • Không dùng Decolgen khi uống rượu, hút thuốc.
  • Decolgen gây buồn ngủ, cần tránh dùng thuốc khi điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc.

Đối tượng không nên sử dụng Decolgen:

  • Người nhạy cảm với thành phần của thuốc
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Người cao huyết áp.
  • Bệnh nhân cường giáp.
  • Người mắc tiểu đường.
  • Người có vấn đề về gan, thận.

Liều dùng:

  • Người lớn: 1−2 viên/lần, 3−4 lần/ngày.
  • Trẻ từ 7−12 tuổi: 1/2−1 viên, 3−4 lần/ngày.
  • Trẻ từ 2−6 tuổi: 1/2 viên, 3−4 lần/ngày/
  • Không khuyến cáo dùng thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc giảm đau đầu Cinnarizin

Thuốc giảm đau đầu Cinnarizin 1

Thuốc giảm đau đầu Cinnarizin là nhóm thuốc kháng Histamin H1, thường được sử dụng để kiểm soát các cơn say tàu xe. Trong đó, điển hình của tình trạng say xe là các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ù tai.

Cơ chế tác động đến những cơn đau đầu của cinnarizin là làm giãn mạch ngoại viên và hoạt hóa não bộ. Không chỉ vậy, nó còn tác động kháng histamin, có thể dùng cho cả cho đau nửa đầu và tình trạng rối loạn tiền đình.

Lưu ý khi dùng cinnarizin trị đau đầu:

  • Uống thuốc sau mỗi bữa ăn để giảm kích thích dạ dày do thuốc có thể gây đau vùng thượng vị.
  • Trường hợp dùng cinnarizin với mục đích chống say xe thì nên uống trước khi ăn 2 giờ để phát huy tác dụng một cách tối đa nhất.
  • Vì thuốc cinnarizin dễ gây buồn ngủ nên không dùng khi lái xe hoặc làm việc trên cao để tránh rủi ro xảy ra.
  • Không được dùng thuốc chung với rượu hoặc những chất có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương khác.
  • Người mắc bệnh Parkinson chỉ dùng Cinnarizin trong trường hợp thật sự cần thiết vì theo một số nghiên cứu thì thuốc Cinnarizin có thể tình trạng bệnh lý này tiến triển nặng hơn.

Đối tượng không nên dùng cinnarizin:

  • Người quá mẫn với Cinnarizine hoặc các thành phần khác của thuốc
  • Phụ nữa mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Trẻ dưới 5 tuổi.
  • Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Liều dùng: 

  • Đối với người lớn: 

Dùng để điều trị các bệnh lý về tuần hoàn não: Cinnarizin 25mg x 1 viên/lần x 3 lần/ngày.

Dùng để điều trị rối loạn tiền đình( hoa mắt, chóng mặt): Cinnarizin 25mg x 1 viên/lần x 3 lần/ngày.

Dùng để ngăn ngừa say tàu xe: Cinnarizin 25mg x 1 viên uống trước ăn 2 tiếng đồng hồ.

  • Đối với trẻ nhỏ: Liều lượng giảm một nửa so với liều thuốc ở người lớn và được dùng sau bữa ăn.

☛ Tìm đọc thêm: Đau đầu hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì?

Viên uống Dưỡng Não Thái Minh cải thiện cơn đau đầu hiệu quả

Ngoài thuốc giảm đau, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng não để cải thiện tốt hơn tình trạng đau đầu. Trong đó, viên uống Dưỡng não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới, khác biệt so với các sản phẩm trên thị trường và hiện đang được rất nhiều người tin dùng.

Viên uống Dưỡng Não Thái Minh cải thiện cơn đau đầu hiệu quả 1

Sở dĩ, viên uống Dưỡng não Thái Minh trở nên khác biệt so với các sản phẩm dưỡng não trên thị trường là nhờ vào 3 cơ chế tác động toàn diện gồm:

  • Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não
  • Làm sạch cục máu đông
  • Ổn định tiền đình

Điều này không chỉ mang đến hiệu quả giảm đau mà khi sử dụng lâu dài còn giúp chúng ta ngăn ngừa được các bệnh về não.

Thành phần:

  • Cao Đinh Lăng
  • Cao Thạch tùng
  • Cao Bạch quả
  • Nattokinase
  • Choline
  • Alpha lipoic acid
  • Vitamin B1, B6, B12

Công dụng:

  • Hỗ trợ hoạt huyết, giúp tăng cường lưu thông máu não, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Hỗ trợ giảm biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não, giảm di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Sản phẩm được sản xuất bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THÁI MINH, hiện đã được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng mua được sản phẩm bằng 1 trong 2 cách:

    • Cách 1: Đặt giao hàng trực tiếp khi điền đầy đủ thông tin vào Form đặt hàng
    • Cách 2: Gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1705 để được giao hàng tận nhà.

☛ Chi tiết về sản phẩm: Những ai nên dùng Dưỡng Não Thái Minh?

Kết luận: Trên đây là danh sách 5 loại thuốc giảm đau cho người hay bị đau đầu mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Quan trọng hơn nữa vẫn là không quên thực hiện một lối sống lành mạnh và chế độ ăn khoa học để bảo vệ sức khỏe từ bên trong.
Cập nhật lúc: 20/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...