Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống. Ngoài việc dùng thuốc chữa rối loạn tiền đình thì chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc một cách lành tính, an toàn luôn được mọi người quan tâm. Vậy những cách chữa bệnh rối loạn tiền đình này là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các bài tập chữa rối loạn tiền đình thông qua bài viết dưới đây. 1. Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng bài tập trị liệu phục hồi Não bộ tiếp nhận thông tin từ hệ thống tiền đình ngoại vi để cảm nhận vị trí trong không gian và giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi có chấn thương hoặc bất cứ sự thay đổi nào làm ảnh hưởng tới chức năng thăng bằng thì cơ quan tiền đình cần được đào tạo lại để não bộ diễn giải chính xác thông tin nhận được. Vì vậy ngoài thuốc chữa tiền đình, bài tập rối loạn tiền đình cũng luôn là phương pháp được khuyến cáo hàng đầu của các chuyên gia. Mục đích của các bài tập này là để người bệnh quen với những thay đổi nhanh của đầu và cả toàn thân. Từ đó đảm bảo cơ quan tiền đình ngoại biên và tiền đình trung ương ở não bộ thực hiện tốt chức năng của mình giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt, choáng váng, buồn nôn… Bài tập yoga cho người bị rối loạn tiền đình dưới đây bao gồm các động tác chuyển động nhanh cho phần đầu, mắt, toàn thân và ở nhiều tư thế khác nhau như ngồi, đứng và nằm. Cụ thể 1. Bài tập cho phần đầu Chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc bằng cách thực hện bài tập uốn cong gồm 2 động tác cơ bản sau: – Động tác uốn cong: Ở tư thế ngồi, người bệnh thẳng đầu sau đó cúi đầu nhìn xuống sàn, dần dần hướng lên nhìn trần nhà. Lúc chuyển động đầu mắt cũng cần di chuyển theo. Lặp lại động tác này 10 lần, nghỉ khoảng 30 giây. Thực hiện đợt 2. – Động tác quay đầu từ trái sang phải và ngược lại: Ở tư thế ngồi, quay đầu từ phải sang trái và ngược lại. Nâng dần tốc độ để cảm nhận. Mắt chuyển động hướng theo đầu. Lặp lại động tác này 10 lần, nghỉ khoảng 30 giây. Thực hiện đợt 2. Sau khi bạn đã quen với các động tác và không còn cảm thấy chóng mặt khi tốc độ được tăng lên, các bài tập có thể thực hiện thêm như sau: Thực hiện các bài tập với mắt nhắm lại. Chuyển từ tư thế ngồi sang đứng. Hai chân càng gần nhau, mức độ của bài tập càng khó. 2. Bài tập cho mắt Bài tập cho mắt cũng là cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình không dùng thuốc đơn giản và hiệu quả mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Khi đầu đang chuyển động với biên độ nhỏ (khoảng 45 độ) giữ cho mắt di chuyển theo. Một số yêu cầu khi thực hiện động tác này như sau: Phải đảm bảo mắt vẫn nhìn nét, không bị mờ. Tốc độ chuyển động của đầu tăng dần nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ. Nếu bạn đang dùng kính, hãy đeo nó để thực hiện bài tập này. 3. Bài tập giữ thăng bằng khi ngồi Chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc bằng bài tập giữ thăng bằng gồm các động tác sau: Nhún vai 20 lần. Xoay vai từ trái sang phải 20 lần. Xoay đầu, vai, thân khoảng 20 lần từ trái sang phải khi mở mắt và ngược lại. Sau đó thực hiện tiếp với mắt nhắm. Rang chân sang 2 bên, cúi người về phía trước và chạm tay xuống dưới đất. Giữ mắt tập trung vào tường đối diện làm 20 lần. Thực hiện tương tự nhưng di chuyển mắt xuống sàn và ra sau khoảng 20 lần. 4. Bài tập giữ thăng bằng khi đứng Không thể phủ nhận độ hiệu quả tức thì khi dùng thuốc điều trị rối loạn tiền đình theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu kết hợp thuốc tây với bài tập cải thiện chức năng tiền đình khi đứng thì hiệu quả sẽ tăng gấp bội lần. Với cách thực hiện như sau: Đứng lên ngồi xuống 20 lần khi mở mắt và 20 lần khi nhắm mắt. Tập đứng gót chân này chạm với ngón chân kia trong vòng 30 giây. Khi đã thực hiện được, có thể tăng độ khó bằng cách khoanh tay trước ngực. Đứng thẳng người chỉ bằng một chân trong 30 phút khi nhắm mắt, 30 phút trong khi mở mắt. Đặc biệt là bài tập đi bộ trên một đường thẳng được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện: Hãy tập đi trên một đường thẳng trong vòng 5 phút với gót chân này chạm ngón chân kia. Tăng mức độ khó bằng cách đi trên một đường thẳng kết hợp quay đầu, mắt nhìn từ trái sang phải trong mỗi bước chân (tức là khi bước chân trái bạn nhìn trái, khi bước chân phải bạn nhìn phải). 5. Bài tập cải thiện chức năng thăng bằng khi nằm Ngồi trên giường, chân duỗi thẳng xuống đất sát cạnh giường, nhanh chóng nằm nghiêng sang trái trong 30 giây hoặc đến khi hết cảm giác khó chịu. Thực hiện 3 lần. Lặp lại ngược lại nằm nghiêng sang phải. Thực hiện 3 lần. Khi chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc bằng bài tập này nên thực hiện tối thiểu 2 lần/ngày , mỗi động tác tối đa 20 lần. Trong giai đoạn đầu, bạn cần làm thật chậm rãi sau đó mới tăng dần tốc độ nhanh hơn. Nếu thấy các cơn khó chịu như triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, bạn có thể tạm dừng để nghỉ ngơi. Sau đó bạn hãy tiếp tục kiên nhẫn thực hiện để tăng cường đào tạo lại chức năng của hệ thống tiền đình. 2. Chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc bằng cách bấm huyệt Từ xa xưa, việc tác động lên các huyệt vị bằng cách xoa bóp, day bấm đã được thực hiện để cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau. Đối với bệnh tiền đình cũng vậy, cách bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình sẽ giúp giảm trương lực mạch máu, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não… giúp các triệu chứng được cải thiện đáng kể. Bạn có thể bấm các vị trí huyệt vị tiền đình sau: – Huyệt Bách Hội: Nằm ở đỉnh đầu, là điểm giao nhau của 2 đường: đường dọc qua giữa đầu và đường đi qua đỉnh vành tai. Bạn sẽ sờ thấy một khe xương lõm xuống và khi ấn vào cảm thấy tức nặng. Ở huyệt này, bạn day theo chiều kim đồng hồ, từ 1 – 3 phút. – Huyệt Thượng Tinh: Là điểm chính giữa của đoạn thẳng nối huyệt Ấn Đường với huyệt Bách hội. Bạn cũng có thể xác định bằng cách đo từ chân tóc đi lên khoảng 1 ngón tay cái. Cách bấm tương tự như huyết Bách Hội. – Huyệt Phong Trì: Huyệt được xác định bằng cách xòe hai bàn tay, đặt hõm của tay vào đỉnh của hai tai, các ngón tay ôm sát với sao cho ngón cái chĩa sau gáy. Di chuyển ngón tay từ trên xuống dưới, đi qua hai rãnh cơ sau gáy đến chỗ hõm. Giao nhau của hai tay là huyệt Phong Trì. Day ấn huyệt theo chiều kim đồng hồ trong 2 – 3 phút. Bạn có thể tham khảo thêm cách bấm huyệt trị rối loạn tiền đình tại một số huyệt khác như Phong Phủ, Thái Dương… của Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Đức Tâm trong video dưới đây: ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y 3. Một số mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình khác Bên cạnh các loại thuốc rối loạn tiền đình hoặc cách chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc giống với thông tin ở trên thì sử dụng một số mẹo dân gian từ các thảo dược tự nhiên cũng là phương pháp an toàn, lành tính giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả. Các mẹo được mọi người áp dụng phổ biến như sau: 3.1. Uống nước đinh lăng Đinh lăng được ví như cây nhân sâm của người nghèo bởi nó đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Loại thảo dược này có công dụng bồi bổ khí huyết, phục hồi sức khỏe, chống suy nhược cơ thể… Vì vậy, nó giúp khắc phục các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu… do thiếu máu não của bệnh rối loạn tiền đình. Cách thực hiện như sau: Lá đinh lăng tươi khoảng 150 – 200g rửa sạch, để ráo cho vào bình hoặc ấm trà. Đun sôi 300ml nước, đổ vào lá đinh lăng để hãm trong khoảng 5 phút, bỏ nước đầu. Lấy lượng nước sôi tương tự, đem ủ tiếp trong 5 phút, lọc lấy nước uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng rễ đinh lăng, hãm với nước sôi trong vòng 15 – 20 phút. ☛ Tham khảo thêm: 6 loại trà trị rối loạn tiền đình cực hiệu quả 3.2. Dùng cây ngải cứu Từ xa xưa, dùng rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình được biết tới là mẹo dân gian hiệu quả được nhiều người áp dụng bởi công dụng tuyệt vời mà nó đem đến. Không chỉ giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu giúp tăng cường máu lên não mà còn cải thiện chứng chóng mặt, hoa mắt khi thiếu máu não, căng thẳng….. Cách thực hiện: Lá ngải cứu khô hoặc tươi đem hãm với nước sôi trong khoảng 10 phút. Uống phần nước lọc, có thể thêm mật ong hoặc đường cho dễ uống. Bạn cũng có thể chế biến thành các món ăn trong thực đơn hàng ngày như trứng chiên ngải cứu, gà tần rau ngải cứu… để cải thiện bệnh. 3.3. Uống nước Bạch quả Chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc bằng cách dùng cây bạch quả không quá phổ biến như ngải cứu, đinh lăng. Tuy nhiên loại cây này được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh rối loạn tuần hoàn. Bạch quả có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não và ngoại vi, giúp cung cấp đủ lượng oxy đến não bộ. Đồng thời, nó có tác dụng tăng cường chức năng thính giác, chống viêm, chống oxy hóa… giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, rung giật nhãn cầu… Cách thực hiện như sau: Bạn có thể mua sẵn bột bạch quả. Lấy khoảng 1 thìa đem hòa cùng 100 ml nước sôi. Khuấy cho tan, đợi trong 7 – 10 phút rồi uống. Mỗi ngày dùng 1 – 2 cốc trong khoảng 1 – 3 tháng để đạt hiệu quả cao nhất. 3.4. Sử dụng củ tam thất Tam thất là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc bồi bổ hệ thần kinh và chữa bệnh rối loạn tiền đình. Loại cây này giúp chống viêm, hoạt huyết, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe thần kinh, làm giảm chứng hoa mắt, chóng mặt… Cách thực hiện: Chuẩn bị 3 – 5 nụ hoa cho vào 50ml nước sôi rồi đổ nước đó đi. Tiếp tục đem hãm với 500ml nước sôi. Ủ trong khoảng 10 phút rồi uống. Chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc bằng các loại thảo dược tự nhiên tuy an toàn, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ nhưng nếu dùng sai cách có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Vì vậy, cần tham khảo các bác sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng và tuân theo hướng dẫn. ☛ Xem thêm: 10 bài thuốc dân gian trị rối loạn tiền đình 4. Chữa bệnh tiền đình bằng chế độ ăn uống khoa học Người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung thêm vào bữa ăn những thực phẩm tốt cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch. Chúng bao gồm: Vitamin B6: Giúp tăng cường hoạt động của hệ thần kinh tiền đình, đồng thời giúp sản sinh hemoglobin – thành phần của hồng cầu, đảm bảo cung cấp đủ máu cho cơ thể. Chúng bao gồm cá hồi, thịt gà, lợn, bò… Vitamin B9: Giúp sản xuất hồng cầu, tham gia vào quá trình phát triển và phân chia của tế bào. Đồng thời cấu tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ. Những thực phẩm này bao gồm rau có lá màu xanh đậm, gan của bò, gà hay lợn… Vitamin C: Giúp tăng cường các vi chất như kẽm, sắt… có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của trí não. Vitamin C có nhiều trong chanh, cam, dứa, ổi… Vitamin D: Có tác dụng khắc phục xơ cứng tai – một trong những triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Nó thường có trong sữa, trứng, cá, ngũ cốc… Folate: Giúp cải thiện các vấn đề thăng bằng ở người cao tuổi. Folate có nhiều trong bông cải xanh, các loại hạt… Magie: Khoáng chất này có chức năng điều hòa hoạt động của dây thần kinh giúp làm dịu thần kinh khi bị kích thích hoặc tổn thương. Nó đến từ một số nguồn như hải sản, thịt các loại, các loại hạt… Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn những thực phẩm sau: Đồ uống kích thích như cà phê, bia, rượu… vì chúng có thể làm nặng hơn tình trạng ù tai, chóng mặt và đau đầu. Thực phẩm có đường, muối cao, kiêng chất béo, nhất là mỡ động vật, kem sữa bò… do nạp nhiều chất này khiến cholesterol máu cao, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên uống đủ nước để đảm bảo các tế bào được chăm sóc tốt, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật. 5. Thay đổi chế độ sinh hoạt để chữa bệnh tiền đình tại nhà Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh như: – Hạn chế căng thẳng: Mất ngủ, stress là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình do đó bạn cần cân bằng thời gian cho công việc và thư giãn, tránh làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh… khiến bệnh nặng thêm. – Không lên quay cổ một cách đột ngột, đứng lên ngồi xuống quá nhanh, đặc biệt là trước đó giữ nguyên tư thế trong thời gian dài. – Ngâm chân chữa rối loạn tiền đình cũng là cách chữa bệnh bạn nên tham khảo. Tốt nhất nên thực hiện trước khi đi ngủ để thúc đẩy lưu thông máu, giảm mệt mỏi và căng thẳng. – Khi nằm ngủ, nên gối đầu cao vừa phải để tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, hạn chế sự xáo trộn của thạch nhĩ trong tai. – Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên như yoga, gym, đi bộ, chạy bộ… để tăng cường sức khỏe tổng quát, chống lại bệnh tật. 6. Dùng Dưỡng Não Thái Minh giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình Chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc bạn có thể tham khảo thực phẩm chức năng Dưỡng Não Thái Minh. Được sản xuất từ thảo dược, ít gây ra tác dụng phụ cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình không dùng thuốc hiệu quả. Dưỡng Não Thái Minh với tác dụng 3 trong 1 giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu: Làm sạch cục máu đông: Dưỡng Não Thái Minh có chứa enzyme Nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công nghệ Nhật Bản có khả năng làm sạch các cục máu đông và giúp lưu thông thoáng thành mạch. Ổn định tiền đình: Cao Thạch tùng chứa enzyme huperzine A có khả năng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh và ổn định hệ thần kinh tiền đình (hệ thống đóng vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể). Cao Thạch tùng kết hợp với vitamin nhóm B giúp não bộ tăng cường khả năng giữ thăng bằng và dứt nhanh các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt. Tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng não: Dưỡng Não Thái Minh chứa cao Bạch quả và cao Đinh lăng. Đây là những loại thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu nuôi ngoại vi và cả não bộ. Từ đó cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ của người bệnh. Dưỡng Não Thái Minh có nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm khác trên thị trường như: Được sản xuất từ các thảo dược tự nhiên là cao Bạch quả, Thạch tùng, Đinh lăng cùng Nattokinase, vitamin nhóm B và một số chất hỗ trợ thần kinh nên an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm sử dụng tiện lợi không phải mất công sắc như các mẹo dân gian thường sử dụng. Được sản xuất bởi nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Nếu có bất cứ thắc hoặc cần tư vấn thêm thông tin về bệnh rối loạn tiền đình và sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên viên tư vấn và giải đáp nhanh nhất. BạnBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Dưỡng Não Thái Minh tại nhà Với những thông tin chia sẻ về cách chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc như trên hy vọng sẽ giúp tình trạng bệnh của bạn dần được cải thiện và tốt lên mỗi ngày. Tuy nhiên không nên quá phụ thuộc vào cách trên nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên chủ động đến cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám. Xem thêm: Châm cứu rối loạn tiền đình có thực sự hiệu quả không? Top 10 bác sĩ chữa rối loạn tiền đình giỏi?
Rối loạn tiền đình
Top 10 món ăn trị rối loạn tiền đình ngon và hiệu quả
Ngoài việc dùng thuốc thì các món ăn cũng được rất nhiều người ưu tiên sử dụng để giúp điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Biết các nguyên tắc dinh dưỡng cũng như các món ăn bổ dưỡng này sẽ giúp cho người bị rối loạn tiền đình sớm thuyên giảm được tình trạng bệnh. 7 Nguyên tắc dinh dưỡng cho người rối loạn tiền đình Một số nguyên tắc dinh dưỡng từ chuyên gia mà bệnh nhân rối loạn tiền đình cần lưu ý: Uống đủ 2l nước mỗi ngày, bao gồm cả sữa và nước ép trái cây. Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế thực đông lạnh, đồ đông lạnh hay thức ăn chế biến sẵn. Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn hoặc caffein Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay chất béo có hại vì chúng có thể gây tắc nghẽn động mạch máu não. Thay thế bằng chất béo lành mạnh từ dầu các loại hạt hay mỡ cá béo chứa nhiều axit béo omega 3 tốt cho não bộ. Hạn chế ăn mặn bởi sẽ dễ gia tăng triệu chứng tiền đình và khả năng mắc bệnh lý khác. Top 10 món ăn trị rối loạn tiền đình đơn giản Canh sườn non đinh lăng Cụ thể, trong đinh lăng chứa Saponin có công dụng hoạt huyết dưỡng não, hoạt hóa nhẹ cũng như đồng bộ vỏ não, điều này rất có lợi cho hệ thần kinh cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, đau đầu, chóng mặt và căng thẳng thần kinh. Cách chế biến: Lá đinh lăng rửa sạch, sườn non chặt thành khúc vừa ăn. Ướp sườn với hạt nêm, hành, tỏi khoảng 15 phút. Xào sơ sườn và đổ 500ml nước vào. Ninh sườn trên lửa nhỏ đến khi nhừ rồi cho lá đinh lăng vào, nêm nếm tiếp gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp ☛ Đọc thêm: Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng Canh mộc nhĩ thịt xay Theo Đông y, mộc nhĩ là loại nấm có tác dụng chữa rối loạn tiền đình rất tốt nhờ vào hàm lượng magie, kali, natri, vitamin B, B2 dồi dào. Tỷ lệ sắt trong mộc nhĩ cao gấp 30-70 lần thịt. Dùng mộc nhĩ để nấu canh thịt xay là bí quyết được nhiều người rối loạn tiền đình áp dụng. Cách chế biến: Ngâm mộc nhĩ với nước để mộc nhĩ nở hết cỡ, sau đó rửa sạch lại với nước và thái chỉ. Phi thơm hành và cho thịt nạc đã xay vào, đảo đều vè nêm nêm 1 chút gia vị mắm muối. Tiếp đó cho mộc nhĩ và một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi. Đến khi canh sôi, tắt bếp và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Óc heo hấp ngải cứu Từ lâu, óc heo đã được coi là thực phẩm tốt cho não bộ và hệ thống thần kinh của con người vì chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, vitamin,… Trong khi đó, ngải cứu lại là dược liệu bổ huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu lên não. Cách thực hiện: Rửa sạch óc heo với hỗn hợp nước, muối, gừng giúp khử mùi tanh. Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước. Óc heo trần sơ qua nước sôi rồi cho vào bát cùng ngải cứu, nêm nếm gia vị rồ hấp cách thủy 40 phút. Sử dụng khi còn nóng để món ăn không bị tanh. >9 món ngon chữa thiếu máu hiệu nghiệm, dễ làm tại nhà Canh óc heo đông trùng hạ thảo Canh óc heo đông trùng hạ thảo được biết đến nhiều nhất là món ăn giúp bổi bổ sức khỏe cho người ốm yếu, người cao tuổi. Không chỉ vậy, đây cũng là món ăn bổ dưỡng cho người rối loạn tiền đình. Cách thực hiện: Rửa sạch óc heo với hỗn hợp nước, muối, gừng giúp khử mùi tanh. Trần sơ qua óc heo với nước sôi sau đó đem hầm trên lửa nhỏ cùng với hoài sơn, kỷ tử, long nhãn, gừng và nêm nếm gia vị. Sau 2 tiếng hầm thì tắt bếp và múc ra bát để thưởng thức. >Top 10+ món ăn từ óc lợn chữa rối loạn tiền đình hiệu quả Óc heo rán trứng gà Nghe tên thì có vẻ lạ, nhưng không hề sai đâu đây chính là các món ăn rất bổ dưỡng giúp người rối loạn tiền đỉnh có thể cải thiện tình trạng bệnh. Cách chế biến: Óc heo sau khi làm sạch thì đánh nhuyễn với trứng gà, thêm gia vị rồi rán chính là có thể ăn ngay. Trứng gà hấp nghệ mật ong Khi kết hợp 3 nguyên liệu này và sử dụng cho bệnh nhân rối loạn tiền đình sẽ mang lại hiệu quả tăng tuần hoàn máu lên não, an thần, thể lực khỏe hơn, giảm nhanh chóng tình trạng đau đầu, chóng mặt. Chỉ cần chuẩn bị một quả trứng gà, 1 thìa cà phê tinh bột nghệ, 1 thìa cà phê mật ong. Cho trứng gà, mật ong và tinh bột nghệ vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn lên. Cho hỗn hợp thu được vào chén và đem đi hấp cách thủy 20 phút. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 lần vào 8-9 giờ tối là tốt nhất. Gà hầm tam thất hạt sen Gà ác là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ can thận, ích khí huyết. Những người có thần kinh suy nhược, sức khỏe suy yếu dùng gà ác sẽ hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Tam thất là thảo dược quen thuộc, có nhiều công dụng, đặc biệt là trị các bệnh như mất ngủ, ngoài ra còn thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng. Nguyên liệu: 1 con gà ác vừa đủ. 1 củ tam thất hoặc 5g bột tam thất. Thêm hạt sen, kỷ tử, nụ hoa tam thất, tinh bột nghệ và mật ong rừng nguyên chất. Cách thực hiện: Cho gà ác vào nồi, các nguyên liệu xếp đều xung quanh và nêm nếm gia vị. Hấp trên lửa nhỏ khoảng 1 tiếng. Có thể thay thế bằng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian. Lúc này ta sẽ thấy nước hầm gà có màu nâu sẫm, thịt gà mềm nhừ cùng mùi thuốc bắc đặc trưng. Ăn ngay khi còn nóng để cảm nhận được vị ngòn. Dùng thường xuyên vài lần/tuần và tiếp tục kiên trì trong 1 tháng giúp cải thiện rõ ràng các triệu chứng rối loạn tiền đình. >Hướng dẫn cách làm các món ăn có tác dụng trị đau đầu Tổ yến chưng đường phèn Tổ yến chưng đường phèn là món ăn trị rối loạn tiền đình ưa thích vì cách làm đơn giản tiện lợi nhưng vẫn giữ được dưỡng chất, đem lại công dụng hiệu quả giúp cải thiện các vấn đề bộ nhớ của hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ, làm giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, buồn nôn do rối loạn tiền đình gây ra. Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 tổ yến đã tinh chế, đường phèn. Hướng dẫn cách làm: Ngâm tổ yến với nước ấm khoảng 10 phút cho yến nở ra. Vớt yến ra thố có nắp, thêm nước và đường phèn rồi chưng cách thủy khoảng 30 phút trên lửa nhỏ rồi tắt bếp. ☛ Đọc thêm: Rối loạn tiền đình có ăn yến được không? Chè long nhãn hạt sen Long nhãn là vị thuốc quý trong Đông y có vị ngọt tính ôn, có tác dụng bồi bổ khí huyết, giảm stress. Kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ tạo nên món ăn đặc biệt tốt cho người rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, thường xuyên mất ngủ, đau đầu, chóng mặt. Nguyên liệu: 300g hạt sen đã bỏ tâm, nhãn lồng và đường phèn. Cách chế biến: Luộc hạt sen chín mềm, thêm vào 2 thìa đường đun thêm 5 phút rồi vớt ra nước đá để giữ được độ giòn. Nhãn lồng bóc vỏ, tác tách thịt nhãn và nhét hạt sen vào bên trong. Đun sôi nồi nước hầm sen ban đầu rồi cho nhãn chứa sen vào, nấu khoảng 5 phút đến khi sôi thì tắt bếp. Ăn lạnh hoặc cho thêm đá sẽ ngon hơn. Đậu tương lên men Đối với người rối loạn tiền đình, Nattokinsase được tìm thấy trong đậu tương lên men sẽ giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông, tăng lưu thông máu lên não để não hoạt động hiệu quả hơn, giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Nguyên liệu: Hạt đậu tương 500g, Natto – thành phần để làm men, mua tại các cửa hàng bán thực phẩm Nhật. Cách thực hiện: Cho đậu vào nồi chứa nước để hạt lép, hạt mốc nổi lên. Ngâm đậu nành từ 8-10 tiếng, cứ 2-3 tiếng lại thay nước 1 lần. Sau khi ngâm, ninh đậu bằng nồi áp suất trong 45 phút rồi vớt ra, để ráo nước. Trộn 15g Natto với đậu tương đã luộc cùng một ít nước nóng, khuấy đều để được hỗn hợp sền sệt. Cho hỗn hợp vào bát, bọc lại bằng giấy bạc hoặc túi nilon rồi chọc lỗ nhỏ giúp lưu thông khí. Ủ hỗn hợp này từ 22 – 24 giờ ở nhiệt độ 38 – 40 độ C. Sử dụng thêm đèn sưởi hoặc ủ bằng khăn để tạo nhiệt. Thành phẩm thu được là hỗn hợp đậu sệt, nhớt, màu nâu. Để nguội trong 1 giờ sau đó cất tủ lạnh để kết thúc quá trình lên men. Đậu tương lên men được cho là ngon nhất khi để tủ lạnh vài ngày. >Bật mí cách chữa đau đầu bằng trứng vịt lộn! 6 Lưu ý khi ăn uống cho người rối loạn tiền đình Món ăn tị rối loạn tiền đình cần chế biến đúng cách để phát huy tác dụng Hầu hết các món ăn liệt kê trên đều khác đơn giản và dễ thực hiện. Để phát huy công dụng điều trị tốt nhất, trong quá trình áp dụng chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý một vài điều dưới đây: Hiệu quả cải thiện bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng người, cách chế biến, tần suất sử dụng và khả năng đáp ứng của cơ thể. Đối với các món ăn dùng nguyên liệu là óc heo cần chế biến cẩn thận vì thực phẩm này chỉ phát huy công dụng khi sử dụng đúng cách. Tuyệt đối không ăn sống vì có thể làm tăng khả năng hấp thụ chất béo, gây hại với sức khỏe Tối giản các bước chế biến giúp giữ lại dưỡng chất trong món ăn. Hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị, đặc biệt là muối đường. Kết hợp chế độ ăn uống cùng một lối sống sinh hoạt lành mạnh giúp phát huy tác dụng điều trị một cách tối đa. Sử dụng thêm viên uống Dưỡng não Thái Minh – sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, đồng thời đẩy nhanh quá trình điều trị ☛ Chi tiết về sản phẩm: Dưỡng não Thái Minh lựa chọn cho người đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt Kết luận: Trên đây là danh sách 10 món ăn trị rối loạn tiền đình mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Hãy kết hợp chế độ ăn uống và một lối sống sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát tốt được căn bệnh rối loạn tiền đình này. Review 6 loại hoạt huyết tiền đình được tin dùng nhất
Rối loạn tiền đình có phải bệnh mãn tính không?
Chào chuyên gia, tôi đi khám bệnh và được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn tiền đình. Vậy, tôi muốn hỏi rối loạn tiền đình có phải bệnh mãn tính không và làm cách nào để điều trị bệnh hiệu quả nhất? Mong chuyên gia có thể chia sẻ cho tôi. Xin cảm ơn. ( Bác Nguyễn Minh Hòa – Hà Nội, 56 tuổi) Mục lụcRối loạn tiền đình là gì?Nguyên nhân gây rối loạn tiền đìnhTriệu chứng của rối loạn tiền đìnhRối loạn tiền đình có phải bệnh mãn tính không?Rối loạn tiền đình có chữa khỏi hẳn được không?Các phương pháp điều trị và cải thiện rối loạn tiền đìnhÁp dụng các mẹo dân gianThiết lập lối sống khoa họcÁp dụng chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnhCác bài tập hỗ trợ hoạt động của hệ tiền đìnhSử dụng thuốc tây YĐiều trị bằng các biện pháp trị liệuSử dụng viên uống Dưỡng Não Thái Minh Cảm ơn bác Hòa đã gửi câu hỏi về cho duongnaothaiminh.com. Dưới đây là lời giải đáp của các chuyên gia cho câu hỏi của bác : Rối loạn tiền đình là gì? Trước khi trả lời câu hỏi “rối loạn tiền đình có phải bệnh mãn tính không” thì bạn cần phải hiểu rõ bệnh rối loạn tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình (bệnh Vestibular Disorders) là tình trạng rối loạn hoặc tắc nghẽn ở quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của tiền đình. Điều này thường khiến cho cơ thể người bệnh bị mất thăng bằng, đi đứng lảo đảo, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai,… và nguy hiểm hơn là dẫn đến các biến chứng khác như đột quỵ. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình Nguyên nhân tiền đình ngoại biên: Viêm dây thần kinh tiền đình: Do bệnh thủy đậu, quai bị, virus Zona… Rối loạn chuyển hóa: Tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết… Do một số bệnh khác: Do hội chứng Meniere (Phù nề tai trong), viêm tai giữa cấp, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, chấn thương vùng tai trong, u dây thần kinh số 8, sỏi nhĩ, say xe,… Nguyên nhân tiền đình trung ương: Hội chứng nhức đầu Migraine. Tổn thương vùng não: xuất huyết não, nhiễm trùng não, chấn thương, nhồi máu não, u tiểu não, xơ cứng rải rác,… Do một số bệnh khác: Bệnh Parkinson, giang mai thần kinh, hội chứng Wallenberg, thiểu năng tuần hoàn sống nền,… Một số nguyên nhân khác: Tuổi tác: Người trên 40 tuổi có tỷ lệ mắc rối loạn tiền đình cao hơn người trẻ. Mất máu quá nhiều: Căng thẳng: Dùng nhiều chất kích thích: >>Cảnh báo bệnh đãng trí người già và cách chăm sóc hiệu quả Triệu chứng của rối loạn tiền đình Những triệu chứng mà người bệnh gặp phải khi bị rối loạn tiền đình rất đa dạng. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm: Chóng mặt: Thường xảy ra bất ngờ, diễn ra trong vài giây hoặc kéo dài hơn, thường là dưới 1 phút. Từ đó, khiến cơ thể mất thăng bằng, dễ bị ngã và nặng hơn là ngồi dậy khó khăn, không bước đi được và ngã. Buồn nôn, nôn ói: Người bệnh cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói đi cùng với tình trạng đổ mồ hôi nhiều và cơ thể xanh xao do thiếu máu dẫn truyền lên não. Mất thăng bằng: Bạn rất khó để giữ thăng bằng khi thay đổi tư thế, đi đứng loạng choạng, dễ vấp ngã, khó đi thăng, mất phương hướng. Đi cùng với đó là cảm giác mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp thấp. Mất ý thức, ngất xỉu: Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, và liên tục xuất hiện những cơn đau đầu. Rối loạn thính giác: Cảm thấy ù tai, trong tai xuất hiện những tiếng ồn, khó nghe, không nghe rõ, đau nhức tai, giảm thính lực và nhạy cảm với âm thanh lớn. Các triệu chứng khác: Rối loạn thị giác, rung giật nhãn cầu… >>Giải đáp chi tiết bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới từ A Rối loạn tiền đình có phải bệnh mãn tính không? Theo Trung tâm thống kê Y tế quốc gia Hoa Kỳ, bệnh mãn tính là loại bệnh tồn tại trong một khoảng thời gian dài, thường nhiều hơn 1 năm và không thể phòng ngừa bằng vắc xin hay chữa khỏi bằng thuốc. Bệnh cũng có các chu kỳ như ổn định, kiểm soát được và tiến triển nặng hơn. Dựa vào các đặc điểm trên, có thể kết luận rằng rối loạn tiền đình là một bệnh mãn tính. Mặc dù đôi khi rối loạn tiền đình chỉ kéo dài trong vài ngày nhưng đối với một số trường hợp, bệnh có thể tái phát và tồn tại trong một khoảng thời gian dài gây mệt mỏi cho người bệnh. Bệnh cũng có thể tái phát bất chợt mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. >>Bác sĩ giải đáp: Bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không? Rối loạn tiền đình có phải bệnh mãn tính không? Bên cạnh đó, rối loạn tiền đình còn có những đặc điểm của bệnh mãn tính như: Quá trình hình thành bệnh phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố. Không có biểu hiện triệu chứng ở một số giai đoạn phát triển. Bệnh kéo dài, dễ tái phát, có thể kéo theo nhiều biến chứng khác có hại cho sức khỏe như tai biến mạch máu não, suy giảm trí nhớ, chấn thương… Làm suy giảm chức năng hoặc gây ra khuyết tật, với rối loạn tiền đình nặng, người bệnh có thể bị ù tai dẫn đến điếc tạm thời hoặc điếc hoàn toàn. Không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn do hiện nay, bệnh lý này chỉ được kiểm soát nhờ việc duy trì lối sống và sinh hoạt lành mạnh, kèm theo đó là sử dụng thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Các triệu chứng của rối loạn tiền đình không chỉ làm hạn chế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: ảnh hưởng đến thị giác và thính giác, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, dễ bị ngã, tăng cao nguy cơ bị đột quỵ,… ☛ Tìm hiểu thêm: Đừng chủ quan với các biến chứng rối loạn tiền đình Rối loạn tiền đình có chữa khỏi hẳn được không? Hiện nay chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Khả năng tái phát của rối loạn tiền đình mãn tính cũng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bệnh do viêm dây thần kinh tiền đình ốc tai hoặc do phản ứng cơ thể gây ra thì có khả năng phục hồi hoàn toàn cao hơn là do các nguyên nhân chấn thương hay viêm mãn tính. Vậy nên chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng giúp người bị rối loạn tiền đình mãn tính chữa khỏi được bệnh. Thực hiện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ hỗ trợ lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng thiếu máu lên não. Kết hợp với việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ đem lại hiệu quả tích cực đối với quá trình điều trị bệnh rối loạn tiền đình của bạn. >>Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? Có nguy hiểm không? Các phương pháp điều trị và cải thiện rối loạn tiền đình Sau đây là một số phương pháp dành cho người bị rối loạn tiền đình mãn tính để cải thiện và điều trị mà bạn có thể tham khảo: Áp dụng các mẹo dân gian Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như mộc nhĩ, lá quýt, lá bưởi, củ hành, ngải cứu hay đinh lăng,.. hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là những vị thuốc có tác dụng thông mạch, điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu lên não, ổn định huyết áp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, từ đó giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Thiết lập lối sống khoa học Giấc ngủ là khoảng thời gian giúp não bộ nghỉ ngơi và phục hồi Một lối sống khoa học và lành mạnh sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và thoải mái hơn khi bị rối loạn tiền đình mãn tính. Vì vậy, bạn nên: Đi ngủ đúng giờ, hạn chế việc thức khuya và ngủ đủ giấc, 7- 8 tiếng/ ngày. Dành thời gian thư giãn đầu óc, không là việc quá sức gây stress hay căng thẳng. Luôn giữ tinh thần vui vẻ và duy trì suy nghĩ tích cực. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể để duy trì một sức khỏe tốt. Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh Người bệnh rối loạn tiền đình có thể cải thiện sức khỏe của mình nhờ vào một chế độ ăn uống phù hợp. Bạn nên chú ý bổ sung và hạn chế một số loại thực phẩm như: Uống 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể và bài tiết được độc tố ra bên ngoài. Ăn đầy đủ các loại thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể như : Vitamin B6, Vitamin C, Vitamin D, acid folic… để tăng cường lưu thông máu, ổn định hệ thống tiền đình. Tránh ăn các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ hay chiên xào. Hạn chế ăn các đồ ăn có hàm lượng đường hoặc hàm lượng muối quá cao Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu bia vì chúng có thể làm cho tình trạng đau đầu trở nên nặng hơn. >>Cách phân biệt rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình Các bài tập hỗ trợ hoạt động của hệ tiền đình Một số bài tập sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng rối loạn tiền đình mãn tính như: Gật đầu: Bạn nên nhắm mắt và thực hiện gật đầu trong khoảng 10 giây để cảm nhận được vị trí của cơ thể. Lắc đầu: thực hiện 10 lần từ trái qua phải và chia làm 2 lần Thở chậm: Bạn nên thở từ từ, mỗi nhịp thở kéo dài từ 4-6 giây và kết hợp với động tác xoay tròn đầu nhẹ nhàng và nhún vai. Sử dụng thuốc tây Y Thuốc Tây Y chủ yếu được bác sĩ kê đơn dựa trên các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình như: Thuốc kháng Histamine: Promethazin, Scopolamin, Cinnarizin, Metocloprapid, Dimenhydrinate,… có tác dụng cải thiện triệu chứng ù tai, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra tuy nhiên không điều trị tận gốc bệnh lý này. Thuốc hoạt huyết: Điển hình như Duxil, Almitrin, Beataserc, Betahistin làm tăng hoạt huyết, tăng cường máu lưu thông lên hệ thống tiền đình và hỗ trợ tuần hoàn não. Thuốc an thần: có thể kể đến là Lorepam hay Diazepam có tác dụng làm cho người bị rối loạn tiền đình giảm căng thẳng, lo âu. Thuốc thần kinh: Điển hình là thuốc Glucocoticoid chứa thành phần Ginkgo, Tanganil, Biloba, Vipocetin, Methylprednisolon,…. Các loại thuốc này có khả năng an thần, xoa dịu thần kinh, chống suy giảm chức năng hệ thống tiền đình, tăng tập trung, cải thiện trí nhớ và chứng mất ngủ. Thuốc chống buồn nôn: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như Prochlorpezazine, Acetyl leucin,.. khi bạn gặp triệu chứng buồn nôn và nôn ói trong rối loạn tiền đình. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì? Điều trị bằng các biện pháp trị liệu Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể sử dụng các biện pháp trị liệu như thủ thuật tái định vị sỏi tai hoặc phục hồi chức năng tiền đình kết hợp hệ thống ICS Impulse. Hai biện pháp này đều giúp cải thiện chứng chóng mặt hay gặp ở rối loạn tiền đình, giúp hệ thống tiền đình hoạt động ổn định hơn. ☛ Tham khảo: Địa chỉ uy tín thăm khám rối loạn tiền đình Sử dụng viên uống Dưỡng Não Thái Minh Dưỡng Não Thái Minh là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sản xuất bởi Công ty cổ Phần công nghệ cao Thái Minh. Với thành phần chính bao gồm: Cao Đinh lăng, cao Thạch tùng, cao Bạch quả, Nattokinase, Alpha Lipoic Acid, Choline, Vitamin B1, B6, B12,.. sản phẩm có tác dụng tăng cường lưu thông máu não, hỗ trợ hoạt huyết, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm biểu hiện rối loạn tiền đình… Đây là dòng dưỡng não thế hệ mới, có điểm vượt trội hơn so với các dòng dưỡng não khác là mang đến cơ chế 3 tác động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh và làm sạch cục máu đông. Như vậy, Dưỡng Não Thái Minh là giải pháp hữu hiệu cho người bị rối loạn tiền đình, giúp cải thiện các triệu chứng và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. ☛ Tham khảo: Review đánh giá Dưỡng não Thái Minh Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn. Tóm lại, “rối loạn tiền đình có phải bệnh mãn tính không” thì câu trả lời là CÓ. Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng rối loạn tiền đình mãn tính hoặc có bất kỳ lo ngại nào về tình trạng sức khỏe của mình, khuyến nghị bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chia sẻ17
7+ triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới và cách điều trị
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn tiền đình ở nữ giới thường cao hơn ở nam giới. Vậy triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới là gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị bệnh như thế nào? Triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới Triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới bắt đầu ở mức độ nhẹ và sẽ phát triển từ từ, những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên như: Chóng mặt: Sẽ khiến chị em mất định hướng, quay cuồng, nhìn thấy mọi vậy xung quanh đều chuyển động. Từ đó bị mất thăng bằng cơ thể, có thể bị ngã và nặng hơn là không di chuyển được. ☛ Tham khảo thêm: Bị hoa mắt chóng mặt nên bổ sung gì? Nôn ói, buồn nôn: Cơ thể nữ giới bị xanh xao, khó chịu đi kèm với tình trạng đổ mồ hôi nhiều và cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói mặc dù chỉ cử động nhẹ nhàng. Hơi thở ngắn, tim đập nhanh: Bí bách, rơi vào tình trạng thở gấp, khó thở. Tê bì chân tay: Hệ thống tiền đình bị tổn thương cản trở quá trình vận chuyển máu đến các chi trong cơ thể, làm xuất hiện tình trạng tê bì chân tay và đi kèm với đó là tình trạng căng cứng cơ, khớp. Cảm thấy khó chịu và mệt mỏi: Khi không được nghỉ ngơi và chịu nhiều căng thẳng, cơ thể phụ nữ sẽ bị suy nhược do những cơn đau đầu, buồn nôn kéo dài. Rối loạn cảm xúc: Hay stress, lo lắng, hoảng loạn và nặng hơn là trầm cảm là những biểu hiện thường thấy khi phụ nữ bị rối loạn cảm xúc. Ngoài các triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới trên, chị em còn có thể mắc một số triệu chứng khác như rối loạn thị giác và thính giác, mất ý thức, ngất xỉu, suy giảm trí nhớ và mất tập trung, Tại sao tỉ lệ mắc rối loạn tiền đình ở nữ giới cao hơn nam giới? Nữ giới có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn nam giới >>>Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Làm gì để cải thiện? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ mắc rối loạn tiền đình ở nữ giới cao hơn nam giới. Điều này là vì một số nguyên nhân sau đây: Rối loạn nội tiết tố nữ: Nội tiết tố sẽ liên tục thay đổi theo từng giai đoạn và độ tuổi khác nhau. Kể cả vào mỗi kỳ kinh nguyệt, lúc mang thai, sinh em bé hay tiền mãn kinh lượng hormone này cũng biến động làm cho chị em cảm thấy đau đầu và chóng mặt. Thời kỳ mang thai: Đây là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố và phải trải qua nhiều cảm giác khác nhau như chán ăn, biếng ăn, ốm nghén, tâm lý căng thẳng… Thời kỳ sau khi sinh: Chịu những áp lực từ gia đình và công việc. Thần kinh căng thẳng gây đau đầu do phải thức khuya để trông con. Thời kỳ mãn kinh từ 44 đến 55 tuổi: Ở thời kỳ này, lượng estrogen và progesterone suy giảm rõ rệt. Tình trạng mất ngủ, bốc hỏa trong đêm xảy ra thường xuyên hơn. Do chịu nhiều stress, căng thẳng: Khi bị stress cơ thể sẽ sản sinh ra hormone Cortisol gây tổn thương hệ thống tiền đình, đặc biệt là dây thần kinh số 8. >>> Rối loạn tiền đình có được gội đầu không? Rối loạn tiền đình ở nữ giới có nguy hiểm không? Tuy không phải một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Suy giảm trí nhớ: Khi nữ giới bị rối loạn tiền đình, não sẽ tập trung vào hoạt động giữ cân bằng cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến các chức năng khác của não. Dễ bị ngã, gặp tai nạn: Đau đầu và chóng mặt khiến người bệnh không làm chủ được cơ thể khi thay đổi tư thế, mất thăng bằng và dễ té ngã đột ngột. Nguy hiểm hơn là bị chấn thương xương khớp, chấn thương sọ não. Ảnh hưởng tâm lý, gây trầm cảm: Một số chị em khi bị rối loạn tiền đình sẽ kéo theo rối loạn tâm lý, hay lo lắng, hồi hộp, không kiểm soát được cảm xúc, hoảng loạn, thiếu tự tin và nặng hơn là trầm cảm. Tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ: Mạch máu bị tắc nghẽn, cản trở quá trình lưu thông máu và oxy lên não, làm xuất hiện hàng loạt các bệnh lý như huyết áp thấp, thiếu máu não, tai biến mạch não,… làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ, liệt nửa người, liệt toàn phần và nghiêm trọng hơn là tử vong. Rối loạn tiền đình có thể khiến người bệnh bị té ngã, gây đau, trầy xước hay thậm chí là chấn thương. >>>Rối loạn tiền đình trung ương và những điều bạn chưa biết Nữ giới nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình? Dưới đây là các biện pháp cải thiện rối loạn tiền đình ở nữ giới, chị em có thể tham khảo: Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên Ngải cứu là vị thảo dược cải thiện rối loạn tiền đình được sử dụng phổ biến trong dân gian Một số loại thảo dược tự nhiên an toàn và phù hợp cho phụ nữ bị rối loạn tiền đình bao gồm: Ngải cứu: Ngải cứu là một loại thảo dược phổ biến hay được dùng để chữa rối loạn tiền đình. Thành phần polifenon có trong ngải cứu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như điều hòa, lưu thông khí huyết, kích thích lưu thông máu lên não. Rễ đinh lăng: Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng cây đinh lăng có khả năng hoạt huyết, giúp lưu thông khí huyết và dưỡng não, an thần. Những cách dùng đinh lăng để chữa bệnh rối loạn tiền đình mà bạn có thể áp dụng đó là: hãm hoặc sắc rễ đinh lăng để lấy nước uống, dùng rễ đinh lăng để ngâm rượu,… Hoa cúc khô: Đây là loại dược liệu lành tính và có ảnh hưởng tích cực đến não bộ của bạn. Nhờ vào hoạt chất apigenin có khả năng chống oxy hóa tự nhiên và an thần, thần kinh của bạn sẽ được xoa dịu, đầu óc được thư giãn, giảm stress, căng thẳng hay lo âu khi uống 1 ly trà hoa cúc mỗi ngày. Ngâm chân bằng nước ấm >>>Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào nhiều nhất? Thực hiện ngâm chân bằng nước ấm khoảng 40 độ C là một phương pháp để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả. Ngâm chân làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và mất thăng bằng cơ thể. Cách thực hiện: Chuẩn bị một thau chứa 3-4 lít nước ấm với nhiệt độ 40-45 độ C. Có thể thêm một số loại thảo dược như vỏ quế, bạc hà, vỏ cam, tinh dầu hoa oải hương hoặc hoa nhài cùng một chút muối biển. Ngâm chân vào nước khoảng 20-25 phút cho đến khi nước hết hơi ấm. Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để có được hiệu quả tốt. Tập yoga trị rối loạn tiền đình Tập yoga đều đặn sẽ đem lại những lợi ích như: điều hòa hệ thống tuần hoàn máu, cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn; tăng cường sự tập trung của não bộ, cải thiện trí nhớ cũng như giảm căng thẳng và điều chỉnh lại cảm xúc của nữ giới. Vì vậy, mỗi tuần tập 3-4 buổi sẽ đem lại lợi ích vô cùng tích cực cho sức khỏe của bạn. Sử dụng thuốc Tây y Một trong những phương pháp được nữ giới sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình đó chính là dùng thuốc tây. Việc sử dụng thuốc sẽ đảm bảo được tính tiện lợi cũng như đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Một số nhóm thuốc mà bác sĩ thường kê có thể kể đến như: Thuốc an thần: Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm Vipocetin, Ginkgo biloba, Lorepam, Tanganil có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, lo âu, tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ và tình trạng mất ngủ ở người bị rối loạn tiền đình. Thuốc tăng cường tuần hoàn não: Phổ biến là Almitrin, Betahistin, Beataserc, Duxil,… Đây là nhóm thuốc tăng hoạt huyết, tăng cường máu và oxi lưu thông lên não, giảm nguy cơ thiếu máu não. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng cơ thể,… Thuốc kháng Histamin: Có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, cảm giác quay cuồng, ù tai… ở người bị rối loạn tiền đình. Một số loại thường dùng như Seduxen, Tanganil, Metocloprapid hay Promethazin và Scopolamin. Sử dụng viên uống Dưỡng Não Thái Minh Dưỡng Não Thái Minh là thực phẩm chức năng được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng để cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn tiền đình ở nữ giới. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sản xuất bởi Công ty Thái Minh Hitech đạt chuẩn GMP và có phòng kiểm nghiệm chuẩn ISO quốc tế. Dưỡng Não Thái Minh là giải pháp hữu hiệu, an toàn và lành tính dành cho nữ giới bị rối loạn tiền đình >>>BẬT MÍ: Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp? Qua các khảo sát, Dưỡng Não Thái Minh cho thấy hiệu quả tốt: 100% khách hàng giảm hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế. 90,1% cải thiện chứng đau đầu, đau nửa đầu. Tóm lại, với các triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới đã nêu ở trên, đây không phải căn bệnh ngay lập tức nguy hiểm đến tính mạng của bạn nhưng cần phải cẩn thận và điều trị kịp thời để tránh những tác hại không mong muốn xảy ra. Xem thêm: 5 Triệu chứng hay quên ở người trẻ hiếm ai để ý Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa
Tại sao rối loạn tiền đình mất ngủ? Cách điều trị hiệu quả
Rối loạn tiền đình có thể khiến người bệnh bị mất ngủ với các biểu hiện như khó vào giấc, dễ tỉnh giấc giữa đêm, ngủ chập chờn, ngủ dưới 4 tiếng….Vậy nguyên nhân rối loạn tiền đình mất ngủ là gì? Tình trạng này nguy hiểm không? Cách khắc phục ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn tiền đình Rối loạn tiền đình có mất ngủ không? Tại sao Trong nghiên cứu với chủ đề “Điều tra mối quan hệ giữa rối loạn tiền đình và mất ngủ” của Basak Mutlu, Merve Torun Topcu (Khoa học Y – Đại học Medeniyet, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) đã khẳng định rằng rối loạn tiền đình gây mất ngủ là tình trạng thường gặp (1). Bên cạnh đó, ở những người bị rối loạn tiền đình thường thấy: Thời gian ngủ ít hơn 6 giờ/ngày cao hơn 8% so với những người khỏe mạnh. Đồng thời người bị chóng mặt tiền đình có tỷ lệ thời gian ngủ dài hơn 8 giờ/ngày cao gấp 5% so với những người khỏe mạnh. Một số cơ chế giải thích cho mối quan hệ này như sau: Hệ thống tiền đình mang thông tin về vị trí của cơ thể, gồm cả phần đầu nên có ý nghĩa trong việc tạo cảm giác buồn ngủ và duy trì giấc ngủ. Tiền đình có vai trò trong việc điều chỉnh nhịp sinh học bằng cách phối hợp hoạt động thị giác và thính giác. Các bệnh lý liên quan đến tiền đình như đau nửa đầu, bệnh meniere… làm thay đổi chất trung gian hóa học trong não khiến bạn bị khó ngủ. Ngoài ra, trong nghiên cứu về chủ đề “mất ngủ rối loạn tiền đình” của Monirah Albathi, Yuri Agrawal cũng có kết quả tương tự cho thấy người bị rối loạn tiền đình ngủ ít hơn bình thường (2). Bên cạnh đó, trong một bài viết của Hiệp hội Rối loạn tiền đình (VeDa) của Hoa Kỳ có viết khi người bệnh bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc lại làm nặng thêm tình trạng chóng mặt (3). Điều này gây ra một vòng xoáy lặp đi lặp lại khiến các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn. >>Trầm cảm do mất ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục Rối loạn tiền đình mất ngủ có nguy hiểm không? Rối loạn tiền đình có nguy hiểm nhất là khi các triệu chứng tiền đình kéo dài nó gây ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống và công việc. Thêm vào đó bệnh còn đem đến một số tác động lớn như sau: – Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc: Rối loạn tiền đình não gây mất ngủ kéo dài kèm theo các triệu chứng khác khiến bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau. Từ đó dẫn đến trì trệ công việc, khiến bạn không thể hoàn thành tốt các công việc hàng ngày hay thoải mái làm những hoạt động sinh hoạt thường nhật. – Té ngã: Khi triệu chứng của rối loạn tiền đình tái phát khiến người bệnh mất thăng bằng, nguy cơ té ngã cao. Điều này rất nguy hiểm nếu triệu chứng xuất hiện khi người bệnh đang lái xe hoặc vận hành máy móc. Người cao tuổi có mật độ xương thấp nên té ngã có thể bị gãy xương. – Đột quỵ: Rối loạn tiền đình mất ngủ, choáng váng, đau đầu… là biểu hiện thường nhật. Nhưng nếu chủ quan không điều trị sớm còn có thể làm mạch máu bị tắc nghẽn gây ra các cơn đột quỵ nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. >>Mất ngủ có thể do thiếu vitamin – Tìm hiểu ngay Cách điều trị mất ngủ do rối loạn tiền đình Hiện nay có nhiều cách điều trị mất ngủ do rối loạn tiền đình như: Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học Một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, đầy đủ giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình đáng kể, đặc biệt là tình trạng mất ngủ. – Chế độ ăn uống: Trước khi đi ngủ, tốt nhất sau 2 giờ chiều bạn nên hạn chế tối đa các đồ uống kích thích như cà phê, rượu, bia… Không được ăn muộn vì khiến cơ thể cảm nhận mình vẫn đang hoạt động. Hạn chế một số thực phẩm chứa hàm lượng muối, đường, kiêng chất béo như mỡ động vật, kem sữa bò… do những chất này làm cholesterol máu cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch khiến bệnh nặng hơn. Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B giúp bảo vệ tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh như cá hồi, ra màu xanh đậm… >>Mất ngủ ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục – Chế độ sinh hoạt: Cải thiện rối loạn tiền đình mất ngủ bằng cách loại bỏ những thói quen không tốt trước khi đi ngủ như nghịch điện thoại, chơi game, xem tivi… có thể khiến bạn khó ngủ hơn vì chúng báo hiệu cho tuyến tùng của não ngừng tiết melatonin – hormon gây buồn ngủ khi trời tối. Do đó nên hạn chế hoạt động này trước lúc đi ngủ. Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, bất kể các hoạt động trong ngày của bạn bận rộn hay thư thả. Không ngủ trưa quá 30 phút mỗi ngày. Thực hiện các mẹo dân gian giúp thư giãn trước khi đi ngủ như massage chân, tắm bằng nước ấm, ngâm chân, sử dụng tinh dầu… Ngủ gối đầu cao 45 độ và nằm ngửa để hạn chế sự xáo trộn của các tinh thể chuyển động bên trong tai. Tư thế này cũng giúp giữ chất lỏng trong tai không tích tụ đủ để gây chóng mặt, giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình Một số bài tập phục hồi chức năng tiền đình giúp máu lưu thông qua não đầy đủ và đều đặn có thể cải thiện tốt các triệu chứng mãn tính của bệnh cả trong giai đoạn cấp và mãn tính. Cách thực hiện như sau: – Lắc đầu: Thực hiện lắc đầu từ trái sang phải 2 đợt, mỗi đợt 10 lần. – Gật đầu: Gật đầu xuống dưới và ngửa đầu ra sau 2 đợt, mỗi đợt 10 lần. – Lắc đầu, nhìn chằm chằm: Trong khi lắc đầu từ trái sang phải vẫn nhìn chằm chằm vào ngón tay đặt giữa 2 mắt, thực hiện 2 đợt, mỗi đợt 10 lần. – Gập người: Đứng thẳng, hai chân dang rộng gấp 2 – 3 lần vai. Đặt một vật bất kỳ như gối trước mặt. Từ từ cúi người xuống dưới, đặt tay lên sàn (khoảng cách 2 tay rộng bằng vai). Giữ trong tư thế đầu đặt gối, kéo căng cột sống. Thở đều, giữ nguyên tư thế trong vài phút rồi đứng dậy. Để các bài tập cải thiện chức năng rối loạn tiền đình mất ngủ trên mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, chăm chỉ luyện tập. Thời gian thực hiện mỗi ngày nên duy trì khoảng 30 phút. >>Người cao tuổi bị mất ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị Áp dụng mẹo dân gian Từ xưa ông cha ta đã có rất nhiều mẹo dân gian sử dụng các thảo dược tự nhiên để chữa mất ngủ do rối loạn tiền đình như: – Đinh lăng: Đây là loại cây thân thuộc với người dân Việt Nam, được ví như nhân sâm của người nghèo. Nó cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nhiều acid amin thiết yếu cho cơ thể. Đinh lăng giúp kích hoạt não bộ vừa phải giúp não hoạt hoá nhẹ, làm tăng biên độ điện thế não, tăng phản xạ có điều kiện và tăng khả năng tiếp nhận thông tin thần kinh, bao gồm cả hệ thống tiền đình. Từ đó giúp não bộ thư giãn, dễ ngủ, làm giảm triệu chứng chóng mặt, đau đầu, choáng váng… Bạn lấy khoảng 100g đinh lăng khô đem đun với nước sôi, loại bỏ nước đầu sau lấy nước lần 2 để uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể nằm bằng gối đinh lăng giúp giảm mất ngủ do rối loạn tiền đình hiệu quả. – Bạch quả: Thảo dược này chứa flavon glycosid có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu lên não, bảo vệ hệ thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp ngủ ngon… nên được sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh tiền đình. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm chóng mặt, đau đầu… do thiếu máu não gây rối loạn tiền đình. Bạn pha 1 thìa bột bạch quả với 100ml nước đun sôi, khuấy tan, để nguội rồi uống. Ngoài ra, một số thảo dược khác được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình mất ngủ như ngải cứu, tam thất… ☛ Tham khảo đầy đủ: 10 bài thuốc chữa rối loạn tiền đình theo kinh nghiệm dân gian! Xoa bóp bấm huyệt Một số động tác xoa bóp bấm huyệt có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ do rối loạn tiền đình. Chúng giúp thoải mái, lưu thông khí huyết hiệu quả. – Chải đầu: Dùng tay giống như cái lược chải đầu từ trên xuống dưới. Vừa chải vừa kéo một ít tóc giúp thư giãn hơn. – Vỗ đầu: Giữ tay trong tư thế chập lại, tác động nhẹ nhàng vào vùng đầu với lực vừa phải, không gây đau. – Rung đầu: Hai tay ôm lấy đầu, rung lắc tay với tần số nhanh. – Bóp đầu: Hai tay bóp đầu theo hướng từ dưới lên trên, bóp nhẹ nhàng. Ngoài ra, day bấm huyệt tác động đến tiền đình như Huyệt Bách Hội, Huyệt Thượng Tinh, Huyệt Phong Trì… theo chiều kim đồng hồ trong 1 – 3 phút cũng giúp giảm mất ngủ do rối loạn tiền đình. Bởi bấm các huyệt này giúp giảm trương lực máu tăng lưu lượng máu lên não đáng kể. ☛ Tham khảo thêm: 6 phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu do căng thẳng Sử dụng thuốc Một bộ phận người dân bị mất ngủ có thói quen sử dụng thuốc ngủ luôn, tuy nhiên điều này có thể gây lệ thuộc thuốc và trong nhiều trường hợp không thể chấm dứt tình trạng mất ngủ hoàn toàn. Vì vậy, bạn không được tự ý mua thuốc để uống mà cần đến cơ sở thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nguyên nhân gây mất ngủ do rối loạn tiền đình, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc như: – Nhóm Benzodiazepines: Là thuốc an thần tác động đến thần kinh giúp giảm lo lắng, gây ngủ, đồng thời giảm chứng chóng mặt hiệu quả. Một số thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là diazepam, clonazepam, lorazepam… Tác dụng phụ gồm giãn đồng tử, khô miệng, lệ thuộc thuốc… – Thuốc kháng histamin: Thông thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình mất ngủ như chóng mặt, buồn nôn, nôn… Tuy nhiên có một số loại giúp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ như diphenhydramin và promethazin. Tác dụng phụ như khô miệng, mờ mắt, tăng sinh khối u tuyến tiền liệt… – Thuốc điều trị triệu chứng khác: Ngoài ra, nếu người bệnh kèm theo nôn, chóng mặt nặng có thể cần uống meclizine, phenothiazine, acetyl leucin… – Thuốc điều trị đặc hiệu: Nếu nguyên nhân gây chóng mặt, mất ngủ… do viêm dây thần kinh, đau nửa đầu, bệnh meniere bạn phải sử dụng những thuốc điều trị đặc hiệu cho những bệnh này. Khi bệnh được chữa khỏi thì các triệu chứng tự khắc giảm dần. Viêm dây thần kinh: Thường sử dụng thuốc kháng virus, kháng sinh với thuốc chống viêm (dexamethasone). Chứng đau nửa đầu: Tùy mức độ bệnh mà dùng thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế anhydrase carbonic… Bệnh Meniere: Uống betadine và hydrochlorothiazide-triamterene để cải thiện các triệu chứng. Bất cứ thuốc Tây y nào cũng có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn, vì vậy bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ (uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đủ thời gian) để vừa an toàn mà đảm bảo hiệu quả điều trị. Phẫu thuật Nếu tất cả các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, các triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, mất ngủ… khiến người bệnh không thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày thì lúc này cần thực hiện phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật để loại bỏ cơ quan cảm giác trong tai như sửa lại dò tai trong, cắt dây thần kinh tiền đình… sẽ được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, bạn phải đánh đổi mất một bên thính lực để cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Xem thêm: Tại sao rối loạn tiền đình mất ngủ? Cách điều trị hiệu quả Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa Dưỡng Não Thái Minh – Hỗ trợ điều trị tốt rối loạn tiền đình mất ngủ Hiểu được những khó khăn của người bị rối loạn tiền đình mất ngủ, Công ty Dược phẩm Thái Minh đã nghiên cứu trong suốt 2 năm để ra dòng sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh giúp hỗ trợ điều trị tốt các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như mất ngủ, chóng mặt, đau đầu… Dưỡng Não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới kết hợp hoàn hảo của 4 dược liệu quý là cao Đinh lăng, Bạch quả, cao Thạch tùng và enzyme Nattokinase. Vì vậy, sản phẩm đánh trúng các đích của bệnh rối loạn tiền đình là: Hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não, an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp ngủ sâu và dài hơn. Làm sạch thành mạch, đánh tan các cục máu đông. Ổn định tiền đình, tăng chất dẫn truyền thần kinh, dưỡng não. Dưỡng Não Thái Minh giúp đem lại giấc ngủ ngon, hỗ trợ tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… hiệu quả sau 1 tuần sử dụng. Sản phẩm được sản xuất từ thảo dược nên an toàn cho người dùng, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Đọc chi tiết: Thông tin về thành phần, giá bán, đánh giá của người dùng về Dưỡng Não Thái Minh Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề rối loạn tiền đình mất ngủ hay sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh, vui lòng xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấnBạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty Tài liệu tham khảo (1) https://content.iospress.com/articles/journal-of-vestibular-research/ves617 (2) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29064831/ https://www.smithptrun.com/physical-therapy-tips/is-there-a-relationship-between-sleep-and-vestibular-disorders/ https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/vestibular-balance-disorder
Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn tiền đình là bệnh lý ngày càng phổ biến với các biểu hiện liên quan đến thăng bằng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Dấu hiệu nhận biết? Cách điều trị ra sao? Để giải đáp tất cả những câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 1. Tiền đình là bệnh gì? Cơ thể con người có 2 cơ quan tiền đình phụ trách thăng bằng gồm: Tiền đình ngoại biên (ở tai): Cấu tạo bởi xoang nang, cầu nang và 3 ống bán khuyên giúp con người định vị được vị trí trong không gian. Sau khi nhận một tác động nào đó như đi đứng, chơi trò mạo hiểm… nó sẽ gửi các thông tin đến não để tạo cảm giác thăng bằng. Tiền đình trung ương (ở não bộ): Gồm dây thần kinh dẫn truyền, nhân thần kinh có tác dụng phân tích tín hiệu từ ống bán khuyên để kiểm soát thăng bằng và chuyển động của mắt. Hai cơ quan này phối hợp với nhau giúp cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế khác nhau. Từ đó sự phối hợp các cử động như tay, chân, mắt rất nhịp nhàng. Bên cạnh đó, tình trạng tổn thương tiền đình ngoại biên hay tình đình trung ương đều sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng thăng bằng của cơ thể. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hiếm gặp hơn ở trẻ em và phổ biến ở người già. Bệnh rất dễ tái phát gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc. 2. Phân loại và dấu hiệu nhận biết bệnh Để dễ dàng nhận biết bệnh từ đó nhanh chóng tìm ra cách điều trị tiền đình đặc hiệu thì bạn có thể dựa vào 2 loại bệnh chính dưới đây: 2.1. Rối loạn tiền đình ngoại biên Tiền đình ngoại biên chiếm tỷ lệ khá lớn lên tới 90 – 95% số bệnh nhân bị bệnh tiền đình. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ của bệnh mà có các biểu hiện khác nhau: Thể nhẹ: Những cơn chóng mặt ngoại biên chỉ xảy ra thoáng qua trong thời gian ngắn, thỉnh thoảng gặp cơn chóng mặt kéo dài và nghiêm trọng hơn. Nhiều người còn gặp một số dấu hiệu khác như cảm thấy khó chịu khi chuyển tư thế như từ nằm sang ngồi, từ ngồi sang đứng… Thể nặng: Các triệu chứng của bệnh ở mức độ nặng sẽ dễ dàng nhận biết hơn: Chóng mặt thường xuyên xảy ra rất dữ dội, cảm thấy mọi thứ xung quanh quay cuồng, di chuyển liên tục, chòng chành như đi trên sóng biển. Kèm theo nôn nhiều và kéo dài. Rất khó chịu khi thay đổi tư thế, đứng ngồi không yên. Ù tai, suy giảm khả năng nghe, thậm chí mất thính lực một hoặc cả hai bên tai. Rung giật nhãn cầu. Giảm nhịp tim, vã mồ hôi, có thể bị mất thăng bằng dễ té ngã gây chấn thương. 2.2. Rối loạn tiền đình trung ương Khác với tiền đình ngoại biên, đối với tiền đình trung ương thì bệnh ít phổ biến hơn. Nó có biểu hiện của sự tổn thương hệ thống thần kinh trung ương như: Giai đoạn nhẹ: Chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế và mệt mỏi thường xuyên, dễ nhầm lẫn với tình trạng mất ngủ. Sau đó chóng mặt không mất đi mà kéo dài dai dẳng đi kèm theo triệu chứng của não, thần kinh và một số biểu hiện khác như nôn nhiều, tê bì chân tay, lác… Sợ ánh sáng, sợ tiếng động cũng là dấu hiệu rối loạn tiền đình trung ương. Giai đoạn nặng, người bệnh thấy chóng mặt, mọi thứ xung quanh di chuyển. Không phải mọi người đều xuất hiện tất cả dấu hiệu như trên, có những trường hợp các triệu chứng gần giống nhau không thể phân biệt được. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh dựa trên bằng kỹ thuật như CT-Scanner, siêu âm… 3. Nguyên nhân rối loạn tiền đình là gì? Tùy thuộc vào tiền đình ngoại biên hay trung ương sẽ có dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cụ thể: 3.1. Nguyên nhân dẫn đến tiền đình ngoại biên Sỏi tiền đình (bệnh thạch nhĩ lạc chỗ): Khoảng 70% người mắc hội chứng tiền đình ngoại biên đều do sỏi tiền đình gây nên. Vậy thạch nhĩ là gì? Bệnh thạch nhĩ lạc chỗ là gì? Thông thường thạch nhĩ (tinh thể canxi carbonat otoconia) sẽ nằm trong cơ quan tiền đình ở tai tạo cảm giác có trọng lực. Tuy nhiên do một số nguyên nhân như quay đầu đột ngột, chấn thương đầu, thoái hóa tai trong… khiến thạch nhĩ rơi vào một hoặc nhiều ống bán khuyên tạo nên nhiều triệu chứng khó chịu cho người bị tiền đình. Viêm tai xương chũm: Đây là tình trạng nhiễm trùng tai lan sang xoang chũm dẫn đến các biểu hiện của bệnh như đau tai, chóng mặt, ù tai, nghe kém… Bệnh Ménière: Đây là chứng rối loạn tai trong với đặc điểm là sự gia tăng lượng dịch bất thường ở tai do virus, dị ứng hay phản ứng tự miễn của cơ thể. Nó khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, suy giảm thính lực… Viêm dây thần kinh tiền đình ngoại biên: Do ảnh hưởng tới dây thần kinh tiền đình là bộ phận truyền tải âm thanh đến não bộ nên người bệnh xuất hiện các cơn chóng mặt kèm theo choáng váng, buồn nôn, nôn… Tổn thương ở ống bán khuyên: Phần xương ở tai bị mài mòn lâu dẫn bị khuyết làm tổn thương ống bán khuyên cũng có thể là nguyên nhân gây tiền đình. Sử dụng thuốc: Một số thuốc gây hại cho tai có thể gây tổn thương tiền đình như streptomycin, gentamycin, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau… ☛ Tham khảo đầy đủ: Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? 3.2. Nguyên nhân dẫn đến tiền đình trung ương Nguyên nhân chính gây bệnh tiền đình trung ương là do tổn thương nhân tiền đình ở não hay đường liên hệ của dây tiền đình và tiểu não, thân não. Ngoài ra, một số bệnh như migranie tiền đình và bệnh mạch máu não (chảy máu não, tắc mạch, xơ vữa động mạch…), thoái hóa cột sống cổ làm tắc động mạch mang máu đến nuôi não cũng là nguyên nhân gây hàng đầu gây nên bệnh. ☛ Đọc thêm bài viết: Bệnh rối loạn tiền đình trung ương 4. Chẩn đoán bệnh tiền đình như thế nào? Bởi sự ảnh hưởng của bệnh đến 2 cơ quan khác nhau nên khi tiến hành chẩn đoán bệnh thường sẽ có 2 bác sĩ nội thần kinh và tai mũi họng cùng tìm nguyên nhân chính xác. Một số biện pháp để chẩn đoán bệnh bao gồm: Dựa vào triệu chứng rối loạn tiền đình lâm sàng như: Chóng mặt: Cảm giác mọi thứ xung quanh quay tròn, có thể kèm teo rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, nôn, sợ ngã, vã mồ hôi… Mất thăng bằng: Giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên thường ở mức độ nặng như choáng váng, không thể đi đứng được hoặc ở mức độ vừa được phát hiện bằng các nghiệm pháp khám như bước đi hình sao, dấu hiệu romberg… Rung giật nhãn cầu: Hai nhãn cầu vận động tự động, thường chuyển động có nhịp, đều đặn. Thực hiện một số kỹ thuật: Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống. Chụp CT-Scanner sọ não. MRI sọ não (tuy nhiên MRI không hiệu quả trong chẩn đoán tiền đình ngoại biên do không thể thấy thạch nhĩ di chuyển vào ống bán khuyên). Các bài kiểm tra: Nghiệm pháp dix-hallpike hoặc Roll Tests giúp phát hiện thạch nhĩ di chuyển sang hướng cụ thể nào trong khi tập nhờ các quan sát chuyển động của mắt. Đo chức năng tiền đình bằng ảnh động nhãn đồ: Đây là phương pháp mới có sử dụng máy móc hiện đại để chẩn đoán bệnh. 5. Mức độ nguy hiểm của bệnh tiền đình Rối loạn tiền đình là bệnh lý rất phổ biến, nhiều người cho rằng nó là bệnh bình thường, không gây hại. Vì vậy mang tâm lý chủ quan, dẫn đến khi đi khám đã để lại những di chứng hết sức nặng nề như: Không thể đi lại, làm việc: Rất nhiều trường hợp gặp tình trạng chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, buồn nôn. Triệu chứng ngày càng nặng khiến người bệnh không thể đứng vững để sinh hoạt và làm việc được. Thay đổi thính lực: Do ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan tiền đình trong tai, nếu không được điều trị có thể gây suy giảm thính lực, thậm chí là mất hoàn toàn, không nghe thấy được. Đột quỵ: Nếu tiền đình liên quan đến các tổn thương ở hệ mạch máu não thì người bệnh còn có nguy cơ bị tai biến để lại nhiều di chứng nặng nề. Dễ té ngã: Bệnh dễ gây té ngã đặc biệt là trường hợp rối loạn tiền đình ở người già. Nguy hiểm hơn khi bệnh tái phát lúc đang tham gia giao thông, khi này người bệnh có thể bị mất thăng bằng, té ngã. Từ đó có thể gây ra tai nạn làm nguy hiểm cho chính mình và người xung quanh. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh tốt nhất bạn nên tới cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe và nhận tư vấn từ bác sĩ, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 6. Cập nhật điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh mà các bác sĩ có phương pháp chữa bệnh tiền đình thích hợp. Nếu là bạn bị tiền đình trung ương thì người bệnh cần đến khoa nội thần kinh, các chuyên gia về thần kinh sẽ tìm hiểu não bộ có tổn thương hay rối loạn không rồi tiến hành điều trị. Còn với tiền đình ngoại biên thì bệnh nhân được các bác sĩ tai-mũi-họng khắc phục các tổn thương ở tai. Các phương pháp điều trị bao gồm: 6.1. Điều trị không dùng thuốc Liệu pháp phục hồi tiền đình được chỉ định trong những trường hợp chóng mặt tăng lên khi di chuyển theo kiểu vòng tròn, nhất là thay đổi tư thế phần đầu. Phương pháp này thường được ưu tiên sử dụng trong giai đoạn mạn tính. Người bệnh thực hiện một số bài tập như sau: Thở chậm: Mỗi nhịp thở từ 4 – 6 giây, nhún vai và nhẹ nhàng xoay tròn đầu vài vòng. Lắc: Thực hiện lắc đầu từ trái qua phải khoảng 10 lần trong 10 giây, thực hiện 2 đợt. Gật đầu: Gật đầu lên xuống khoảng 10 lần trong 10 giây, thực hiện 2 đợt. Có thể kết hợp với nhắm mắt để cảm nhận vị trí của cơ thể. Lắc, nhìn chằm chằm: Giơ 1 ngón tay trước mặt, lắc từ trái qua phải trong khi vẫn nhìn vào ngón tay, thực hiện 10 lần trong 10 giây, 2 đợt. Một số bài tập rèn luyện não bộ, tăng tính nhạy bén của hệ thống tiền đình cũng được bác sĩ yêu cầu thực hiện để giúp phục hồi chức năng thính giác, cải thiện chức năng thăng bằng của cơ thể. Đồng thời, người bệnh cần kết hợp với việc sử dụng máy trong nghiệm pháp tái định vị sỏi ở tai để di chuyển các thạch nhĩ về đúng vị trí mong muốn, không gây ra các triệu chứng rối loạn tiền đình. 6.2. Điều trị bằng thuốc Chữa bệnh tiền đình bằng thuốc thường áp dụng trong thường hợp cấp tính như chóng mặt trung ương, buồn nôn… Một số loại thuốc đặc trị có thể bao gồm: – Thuốc ức chế tiền đình: Benzodiazepines như diazepam (valium), alprazolam, clonazepam, lorazepam…..là thuốc an thần, giảm lo lắng nhưng với liều lượng nhỏ có tác dụng ức chế tiền đình cực hiệu quả để kiểm soát cơn chóng mặt cấp tính. Thuốc có thể gây ra hội chứng cai thuốc nếu ngừng đột ngột. Thuốc kháng histamine như dimenhydrinate, meclizine, scopolamine, promethazine, cinnarizin… giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. Tác dụng phụ thường gặp như mờ mắt, khô miệng. – Thuốc chống buồn nôn như acetyl leucin, prochlorperazine… để kiểm soát cơn nôn và buồn nôn. Thuốc gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như rối loạn trương lực cơ, an thần, nhanh đói… – Thuốc điều trị nguyên nhân: Viêm dây thần kinh tiền đình: Thường dùng methylprednisolone, kết hợp với các thuốc kháng virus để điều trị chứng chóng mặt cấp tính kèm rung giật nhãn cầu. Tác dụng phụ có thể gặp của methylprednisolone như rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị… Bệnh Ménière: Uống dyazide hoặc maxide (hydrochlorothiazide-triamterene) và betahistine để chấm dứt cơn chóng mặt, ù tai giúp bảo tồn thính lực. Tác dụng phụ có thể gặp như mờ mắt, nhịp tim nhanh, kích ứng mắt, teo cơ… Bệnh migraine tiền đình: Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc chẹn β (propranolol, metoprolol), thuốc chẹn kênh canxi (verapamil), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, venlafaxin, fluoxetine)… Bất cứ loại thuốc nào cũng có thể xuất hiện các tác dụng phụ, do đó người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ gây hại cho cơ thể. 6.3. Phẫu thuật Khi thuốc và các liệu pháp làm giảm chóng mặt không đem lại kết quả tốt, người bệnh được các bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật để phục hồi chức năng tai trong. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà các bác sĩ sẽ có phương pháp phẫu thuật phù hợp như cắt dây thần kinh tiền đình, cắt mê đạo, sửa lại dò tai trong… Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây di chứng điếc một bên tai. ☛ Tham khảo thêm: 7 Bài thuốc Đông y trị rối loạn tiền đình 7. Cách ngăn ngừa rối loạn tiền đình? Để cải thiện tình trạng bệnh thì bạn cần chú ý những thông tin sau để hạn chế tối đa việc tái phát các triệu chứng của bệnh như: Thận trọng khi thay đổi tư thế sinh hoạt, không đứng lên ngồi xuống quá nhanh hay quay cổ một cách đột ngột. Tránh mệt mỏi, căng thẳng, ngồi máy tính quá lâu, đọc sách báo trong khi đi ô tô. Không sử dụng thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, tránh ăn thực phẩm chứa nhiều muối hoặc đường. Hoạt động thể chất thường xuyên, nhất là các bài tập vận động vùng đầu, cổ, gáy để nâng cao chức năng thăng bằng. 8. Dưỡng Não Thái Minh – Giải pháp cho người bị tiền đình Bên cạnh việc thực hiện các liệu pháp phục hồi tiền đình và sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp thêm với các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. Trong số đó, nổi bật là Dưỡng Não Thái Minh được nhiều khách hàng tin dùng vì đạt được kết quả tốt. Khảo sát tính hiệu quả sản phẩm thu được: 100% khách hàng cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế. 90,2% khách hàng cải thiện biểu hiện đau nhức đầu, đau nửa đầu. 74,5% người dùng giảm tình trạng mất ngủ và ghi nhận giấc ngủ sâu, dài hơn sau khi sử dụng. So với các sản phẩm khác trên thị trường, Dưỡng Não Thái Minh có nhiều ưu điểm nổi bật như: Kết hợp 3 cơ chế trong 1 tác động toàn diện giúp: hoạt huyết dưỡng não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, và làm sạch cục máu đông. Thành phần thảo dược an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Được sản xuất từ nhà máy công nghệ cao Thái Minh Hitech đạt chuẩn GMP và có phòng kiểm nghiệm chuẩn ISO quốc tế. Là sản phẩm của công ty Dược Thái Minh với nhiều sản phẩm số 1 trên thị trường. Như vậy, Dưỡng Não Thái Minh thích hợp dùng cho người bị tiền đình, tiền đình trung ương, tiền đình ngoại biên với các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, choáng váng, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế… Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh hay thông tin về sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh, hãy liên hệ ngay qua tổng đài miễn cước 1800.1705 để được tư vấn nhé!BạnBẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Dưỡng Não Thái Minh tại nhà Mong rằng qua những thông tin chúng tôi chia sẻ trên bạn sẽ hiểu hơn về bệnh rối loạn tiền đình cũng như tự phân biệt được bệnh với trường hợp bị thiếu máu não để chủ động có biện pháp xử lý trước khi gây biến chứng đe dọa đến tính mạng. Cảm ơn bạn đã đón đọc, đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm thông tin bổ ích mỗi ngày nhé! Xem thêm: - Phác đồ điều trị đau đầu vận mạch chuẩn y khoa