Rối loạn tiền đình khi mang thai và những điều cần lưu ý

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Rối loạn tiền đình khi mang thai là tình trạng mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải, gây cảm giác hoang mang lo lắng. Nguyên nhân vì khi mắc chứng rối loạn tiền đình, cơ thể người mẹ và thai nhi chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Thực hiện các giải pháp khắc phục và tuân thủ các lưu ý sẽ mang lại nhiều lợi ích trong bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

1. Tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai

Tiền đình nằm ở mê đạo tai, gồm các ống bán khuyên và bộ phận tiền đình thực sự. Đây là thành phần quan trọng của hệ thần kinh, tham gia vào giữ thăng bằng và thực hiện các phản xạ của cơ thể. Rối loạn tiền đình là dạng bệnh lý xảy ra do quá trình dẫn truyền xung động thần kinh của hệ thống tiền đình bị rối loạn.

1. Tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai 1
Phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tiền đình.

>>Đau đầu thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở nhiều đối tượng song dễ mắc phải ở phụ nữ mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu. Tình trạng này thường bị bỏ qua do nhầm lẫn với hiện tượng đau đầu thai kỳ. Theo đó, bệnh dễ có nguy cơ tiến triển nặng gây những bất lợi cho mẹ và bé.

1.1. Nguyên nhân

60-70% nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định là:

  • Thay đổi nội tiết tố: Có sự thay đổi bài tiết các hormone ở cơ thể người phụ nữ trong quá trình mang thai.
  • Yếu tố tâm lý: Ở phụ nữ mang thai, tâm lý thường nhạy cảm hơn do đó dễ dàng bị căng thẳng, stress, trầm cảm bởi các ảnh hưởng tâm lý như: buồn bực, cáu gắt… Khi căng thẳng, stress.
  • Thiếu máu: Hệ thống thần kinh tiền đình được nuôi dưỡng bởi oxy và dinh dưỡng cung cấp từ tuần hoàn máu não. Ở người mang thai, một phần máu được giao nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi do đó đòi hỏi cơ thể tăng tạo máu.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai khiến cơ thể người mẹ không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết để nuôi thai nhi. Khi đó, hầu hết dinh dưỡng nuôi cơ thể mẹ được chuyển sang để cung cấp cho bé khiến thiếu hụt dinh dưỡng ở sản phụ.
  • Ốm nghén: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thường bị ốm nghén. Tình trạng này biểu hiện bằng cảm giác buồn nôn, nôn khi ngửi thấy mùi, nhìn, hoặc ăn một số loại thức ăn. Theo đó, ốm nghén gây ra chán ăn ở sản phụ từ đó làm cơ thể suy dinh dưỡng, suy yếu chức năng cơ quan trong cơ thể.
  • Mắc các bệnh lý như: thoái hoá khớp, viêm tai… Các bệnh này ảnh hưởng tới thần kinh ở các mức độ khác nhau tuỳ theo tiến triển bệnh. Khi thần kinh bị tác động liên tục trong thời gian dài, rối loạn tiền đình có thể xảy ra.
1.1. Nguyên nhân 1
Ốm nghén xảy ra ở hầu hết phụ nữ mang thai với các biểu hiện và tính chất khác nhau.

>>Góc giải đáp: Bà bầu đau đầu có được dán cao không?

1.2. Biểu hiện thường gặp

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình khi mang thai ở từng giai đoạn có mức độ khác nhau. Thông thường, phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình thường có biểu hiện:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, tâm trạng cảm xúc thay đổi.
  • Đau đầu, choáng váng khi thay đổi tư thế.
  • Hoa mắt, dễ té ngã.
  • Hay nôn mửa, ù tai.
  • Huyết áp tụt.
  • Tê bì chân tay.

1.2. Biểu hiện thường gặp 1

Biểu hiện của bệnh không rầm rộ và có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Do đó, phụ nữ mang thai cần chú ý tới tình trạng cơ thể để phát hiện và khắc phục kịp thời.

☛ Tìm hiểu thêm: Tổng hợp triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới

2. Rối loạn tiền đình khi mang thai có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai không hiếm gặp. Bệnh cũng không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh diễn biến làm lại gây các tác động tiêu cực tới mẹ và thai nhi.

2.1. Ảnh hưởng tới cơ thể mẹ

Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, mức độ ngày càng nặng do đó khiến cơ thể sản phụ suy nhược. Suy giảm khả năng giữ thăng bằng khiến người mang thai gặp khó khăn khi đi lại, dễ té ngã, đặc biệt là khi leo cầu thang. Theo đó, ở giai đoạn đầu người mẹ đối diện với nguy cơ sảy thai, giai đoạn cuối thai kỳ lại tiềm ẩn nguy cơ đẻ non do té ngã.

Ngoài ra, rối loạn tiền đình kéo dài còn gây ra các tổn thương thần kinh cho người mẹ. Trong trường hợp nặng, sản phụ có thể bị ngất, thiếu máu cục bộ, đột quỵ…

2.1. Ảnh hưởng tới cơ thể mẹ 1
Choáng váng đầu óc, hoa mắt khi đi cầu thai là nguyên nhân chủ yếu gây té ngã ở bà bầu.

>>Chóng mặt khi ngồi dậy có nguy hiểm không?

2.2. Ảnh hưởng tới thai nhi

Rối loạn tiền đình không gây ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi mà tác động chủ yếu lên cơ thể mẹ. Tuy nhiên, những tác động này lại gián tiếp gây hại cho thai nhi.

Tâm lý người mẹ ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi. Theo các nghiên cứu, việc tâm lý mẹ bị suy sụp, mệt mỏi lo lắng thì quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi cũng không thuận lợi. Việc này khiến thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện, nhất là não bộ.

2.2. Ảnh hưởng tới thai nhi 1
Theo ảnh hưởng từ mẹ, trẻ khi ra đời có thể mắc chứng tăng động, tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ hoặc suy dinh dưỡng…

3. Cách khắc phục rối loạn tiền đình khi mang thai

Từ những ảnh hưởng của rối loạn tiền đình, có thể thấy cần phụ nữ mang thai cần được khắc phục tình trạng này kịp thời. Ở giai đoạn đầu, có thể áp dụng các giải pháp dưới đây:

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý 1

>>Thường xuyên bị đau đầu buồn nôn – Hiểu rõ nguyên nhân

Các thực phẩm nên sử dụng cho người bệnh là:

  • Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: các loại rau lá xanh, sữa, thịt bò hay các loại đậu…
  • Thực phẩm giàu vitamin A: khoai lang, các loại cá, cà rốt, ớt chuông, rau bina, gan động vật…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: ớt chuông đỏ, ổi, cam, chanh, đu đủ…
  • Thực phẩm bổ sung omega 3-6-9: cá hồi, cá thu, dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu cây rum, dầu hướng dương…
  • Thực phẩm chứa chất chống oxy hoá: bạc hà, tỏi, cà rốt, trà xanh và các loại rau mầm…

☛ Xem c hi tiết: Rối loạn tiền đình nên ăn gì, uống gì?

3.2. Uống đủ nước mỗi ngày

Nước là thành phần cần thiết cho cơ thể bởi nó hỗ trợ thực hiện nhiều chức năng quan trọng. Thiếu nước là nguyên nhân gây ra táo bón, thận làm việc kém hiệu quả và suy giảm chức năng thần kinh. Thiếu nước cũng gây ra giảm thể tích tuần hoàn, từ đó giảm lưu lượng máu tới não, gây thiếu oxy và dinh dưỡng cho tế bào não.

Do đó, bổ sung đủ nước mỗi ngày là giải pháp cần thiết. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày để cải thiện bệnh.

3.2. Uống đủ nước mỗi ngày 1

3.3. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn

Rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai khiến vận động đi lại khó khăn, đầu óc dễ choáng váng. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, việc vận động bị cản trở hơn cả do thai nhi đã lớn. Tình trạng này có thể khiến sản phụ khó sinh, gây nhiều di chứng hậu sinh sản.

Tập luyện thể thao không chỉ hỗ trợ cải thiện vận động mà còn giúp dẻo dai gân cốt, thúc đẩy máu lưu thông, thư giãn cơ thể. Một số bài tập thích hợp cho người bệnh là:

  • Bài tập nằm nghiêng.
  • Tư thế ngọn núi.
  • Tư thế ngồi.
  • Tư thế chiến binh…

3.3. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn 1

3.4. Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Kết hợp nghỉ ngơi, làm việc hợp lý giúp hệ thần kinh được hoạt động điều độ, tránh căng thẳng, ức chế gây bất lợi cho mẹ và bé. Nghỉ ngơi đúng và đủ giấc cũng giúp thai nhi ổn định và phát triển khoẻ mạnh. Ngoài ra, việc này cũng giúp thần kinh mẹ được thư giãn, phòng ngừa các biến chứng của rối loạn tiền đình.

Theo đó, phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình cần thực hiện nghỉ ngơi từ 6-8 tiếng mỗi tối. Thêm vào đó, người bệnh cũng cần hạn chế thức quá khuya hoặc dậy quá muộn và cần nghỉ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày.
3.4. Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý 1
Phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình nên làm các công việc nhẹ nhàng, tránh căng thẳng ức chế.

3.5. Áp dụng các mẹo dân gian

Bên cạnh các giải pháp trên, áp dụng các mẹo dân gian cũng mang lại nhiều hiệu quả cho điều trị bệnh. Các mẹo này mang lại khả năng đả thông kinh lạc, thúc đẩy máu lưu thông đồng thời thư giãn thần kinh từ đó khắc phục bệnh nhanh chóng.

Một số mẹo dân gian hỗ trợ khắc phục rối loạn tiền đình là:

  • Xoa bóp, bấm huyệt.
  • Dùng trà thảo dược: trà gừng, trà xanh, trà hoa cúc…
  • Ngâm chân thảo dược.
  • Xông lá: lá sả, lá tre, lá ngải cứu, lá bạc hà…

3.5. Áp dụng các mẹo dân gian 1

☛ Tham khảo thêm: 10 bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiền đình

4. Những lưu ý cho người rối loạn tiền đình khi mang thai

Để đảm bảo rối loạn tiền đình được khắc phục cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý:

4.1. Không sử dụng thực phẩm không lành mạnh

Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ cay nóng, nhiều đường, muối…gây tích luỹ mỡ máu, tăng cholesterol xấu, tăng glucose huyết từ đó tăng nguy cơ mắc các đái tháo đường thai kỳ, tim mạch và các bệnh huyết áp khác.

Ngoài ra, các thực phẩm chứa cồn còn gây ức chế căng thẳng thần kinh kéo dài, cản trở máu lên não. Sử dụng thường xuyên khiến gây hại cho thai nhi và làm rối loạn tiền đình trở nặng.

4.1. Không sử dụng thực phẩm không lành mạnh 1

4.2. Tránh làm việc nặng nhọc

Các động tác khuân vác nặng nhọc đòi hỏi nhiều sức lực, vận động tay chân liên tục. Việc này không có lợi cho tình trạng bệnh do khiến các triệu chứng trở nặng.

Theo đó, phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình cần tuyệt đối tránh làm việc nặng nhọc. Thay vào đó, hãy vận động, làm việc nhẹ nhàng để nâng cao sức khoẻ.
4.2. Tránh làm việc nặng nhọc 1
Nên nhờ người thực hiện các công việc bưng bê, khuân vác nặng nhọc.

4.3. Hạn chế căng thẳng stress

Căng thẳng, stress là yếu tố gây ra hại cho thần kinh và tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh cơ hội. Ở phụ nữ mang thai, căng thẳng kéo dài không chỉ khiến chức năng tiền đình suy yếu mà còn khiến thai nhi chậm phát triển.

Các chuyên gia khuyên rằng sản phụ nên giữ cho mình tâm trạng thoải mái, vui vẻ để thần kinh luôn được thư giãn, nghỉ ngơi.

4.3. Hạn chế căng thẳng stress 1
Làm việc trong môi trường áp lực, xem phim tâm lý tình cảm… là các yếu tố gây ảnh hưởng tới tâm trạng người mang thai.

>>Hay bị buồn nôn đau đầu chóng mặt cảnh báo bệnh gì?

4.4. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ được khuyến cáo ở mọi đối tượng. Các xét nghiệm sẽ giúp nắm rõ tình trạng cơ thể, kịp thời phát hiện các bất thời để có giải pháp khắc phục.

Phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình cần lưu ý thăm khám định kỳ tại các cơ sở uy tín. Việc này không chỉ giúp tầm soát bệnh mà còn đảm bảo thai nhi được phát triển bình thường, khoẻ mạnh.

4.4. Thăm khám sức khỏe định kỳ 1

Bài viết trên đây cung cấp thông tin tới bạn đọc về tình trạng rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai và cách khắc phục. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan và giải pháp khắc phục bệnh kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

(1) https://www.cureus.com/articles/98504-vertigo-in-pregnancy-a-narrative-review

(2) https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-031-05303-0_34

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...