Đâu là tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình tốt nhất cho người bệnh?
Tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình có ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh bởi khi nằm đúng tư thế phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng của bệnh, phục hồi. Mà còn giúp tái tạo hệ thống cơ quan, cải thiện hệ thống tiền đình, đặc biệt là giảm thiểu các biểu hiện xấu của bệnh gây ra sau khi ngồi dậy. Để hiểu hơn về vấn đề này hãy theo dõi thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây.
Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, nằm ở vị trí phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, ổn định trạng thái thăng bằng khi ở các tư thế, tham gia các hoạt động, phối hợp các bộ phận như mắt, tay, châm, thân mình,…
Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn có liên quan đến khả năng thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương tại các khu vực tai trong và não.
Triệu chứng thường gặp của rối loạn tiền đình là: cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng, quay cuồng, ù tai, buồn nôn, nôn,… Những biểu hiện này có thể lặp lại nhiều lần, xuất hiện không báo trước gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh.
Dây thần kinh số 8 là dây thần kinh cảm giác, xuất phát từ cầu não, đi vào xương đá, qua lỗ ống tai trong. Có nhiệm vụ truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình, giữ thăng bằng cho cơ thể. Bao gồm:
- Thần kinh ốc tai: giữ chức năng cảm giác thính giác
- Thần kinh tiền đình: giữ chức năng cảm giác thăng bằng
☛ Tham khảo đầy đủ: Thông tin về bệnh rối loạn tiền đình
#2 Tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình tốt nhất
Thông thường, trong một giấc ngủ dài, mỗi chúng ta thường không giữ nguyên một tư thế nằm mà sẽ thay đổi tư thế nhiều lần. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một tư thế nằm chính, có thể là nằm ngửa, nằm nghiêng trái, nghiêng phải, nằm úp sấp, nằm cong như con tôm,… Tư thế phổ biến với nhiều người thường là nằm ngửa và nằm nghiêng.
Vậy đâu là tư thế nằm tốt nhất cho người bị rối loạn tiền đình? Hãy cùng chúng tôi phân tích qua một vài ưu và nhược điểm của 2 tư thế phổ biến này:
Tư thế nằm ngửa:
>>>Rối loạn tiền đình tập yoga được không? 7 bài tập phổ biến
Tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình tốt nhất luôn được các chuyên gia khuyến cao đó là nằm ngửa, thực hiện phương pháp này mang tới một số ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Đầu, cổ và cột sống nằm trên một trục thẳng, do đó có thể giữ thăng thằng tốt, có thể giúp cơ thể duy trì ở tư thế tự nhiên.
- Trọng lượng cơ thể được phân bố đều khắp nơi trên cơ thể, nhờ vậy có thể làm giảm áp lực tiếp xúc, hỗ trợ cải thiện các cơn đau liên quan đến xương khớp.
- Ngăn chặn tình trạng da chảy xệ, giúp da săn chắc hơn.
Nhược điểm:
- Có thể gây trào ngược dạ dày thực quản nếu bạn không dùng gối kê đầu
- Dễ gây ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ
- Tuy nhiên tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình này không phù hợp cho bà bầu
Tư thế nằm nghiêng
>>>Giải đáp chi tiết bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới từ A
Ưu điểm:
- Tốt cho sức khỏe não bộ
- Tốt cho quá trình tiêu hóa, ngưng trào ngược axit
- Giảm ngáy và ngưng thở khi ngủ.
- Tư thế ngủ nghiêng bên trái sẽ rất tốt cho phụ nữ có thai.
Nhược điểm:
- Có thể khiến lớp da mặt tiếp xúc với gối hay mặt nệm bị nhăn nheo
- Khi nằm nghiêng, trọng lực cơ thể đổ dồn vào các vị trí vai, hông hay cánh tay, do vậy có thể gây mỏi và đau nhức ở các vùng đó.
- Áp lực đè nén ở vị trí xương hàm bên mặt tiếp xúc với gối, có thể gây đau nhức xương hàm và kéo theo nguy cơ đau đầu.
#3 Lưu ý cho người bị rối loạn tiền đình có giấc ngủ ngon
Một số nghiên cứu thực tế đã ước tính rằng, hơn 40% số người từ độ tuổi 40 trở lên sẽ trải qua các triệu chứng rối loạn tiền đình ít nhất một lần trong đời. Chúng có thể là chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, chuyển động mắt bất thường,… Tư thế nằm ngủ có thể khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, bởi nhiều triệu chứng trên có thể xảy ra khi cơ thể đặt xuống tư thế nằm.
Một số mẹo bạn có thể thực hiện nếu muốn tận hưởng một giấc ngủ ngon hơn, có thể hạn chế những triệu chứng khó chịu kia. Đó là:
>>>Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Làm gì để cải thiện?
Tránh thay đổi tư thế nằm đột ngột
Một tỷ lệ đang kể các trường hợp rối loạn tiền đình là do các tinh thể nhỏ bên trong tai phát triển đến mức chúng có thể gây ảnh hưởng cho các dây thần kinh liên quan đến sự cân bằng. Và tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình sẽ trở nên trầm trọng hơn khi ở một vị trí nằm ngang. Do vậy, bạn nên nằm kê gối cao đầu và chọn loại gối có chất liệu và kích thước đúng tiêu chuẩn.
Chọn gối nằm có chất liệu và kích thước đúng tiêu chuẩn
Khi nằm ngửa, các tinh thể canxi trong ống tai của bạn ít có khả năng bị xáo trộn và gây ra những cơn chóng mặt. Đừng vội cử động đột ngột với các bộ phận đầu và cổ. Bạn hãy hít thở sâu trong khoảng 15 đến 30 giây, sau đó nhẹ nhàng nằm nghiêng qua một bên (nếu thức dậy với tư thế nằm ngửa) rồi chống một tay lên từ từ ngồi dậy và từ từ chuyển từ ngồi sang đứng. Hãy để tai của bạn dần dần thích nghi với vị trí đầu mới, dù là khi bạn thức dậy vào buổi sáng hay tỉnh dậy bất chợt giữa đêm.
☛ Tham khảo: Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?
Tạo thói quen trước khi đi ngủ để giảm bớt căng thẳng
Căng thẳng có thể làm giảm khả năng đi vào giấc ngủ của bạn và cũng có thể làm tăng khả năng gặp phải các triệu chứng rối loạn tiền đình. Thiết lập và tuân thủ một số thói quen tốt trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái và sẵn sàng đi ngủ. Có thể là: yoga, thiền, dùng nến thơm mùi dịu nhẹ, viết nhật ký, đọc sách và tắm nước ấm,… Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, caffeine, rượu và các bữa ăn nặng trong một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ.
Bị rối loạn tiền đình nên làm gì để mau cải thiện?
Ngoài việc chú ý tới tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình thì người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt để phòng ngừa bệnh, cụ thể như:
1. Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt
>>>Rối loạn tiền đình trung ương và những điều bạn chưa biết
Không chỉ có tư thế nằm mà người bị rối loạn tiền đình cũng cần quan tâm tới chế độ ăn uống và sinh hoạt.Có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp việc phòng ngừa và cải thiện bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn. Một vài lưu ý dưới đây có thể giúp ích cho việc điều trị rối loạn tiền đình:
- Duy trì việc uống đủ từ 1,5-2l nước/ngày, giúp cơ thể hoạt động tốt và bài tiết các độc tố ra bên ngoài.
- Bổ sung nhiều rau củ, trái cây có hàm lượng vitamin và khoáng chất, đặc , biệt là các loại vitamin B, sắt, kẽm, kali,… giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu, cân bằng ổn định trạng thái cơ thể.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng muối và đường cao.
- Giảm thiểu các món ăn nhanh, được chế biến nhiều dầu mỡ. Thay vào đó là các món hấp, luộc.
- Không hút thuốc, tránh xa các chất kích thích.
- Hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng muối cao và hàm lượng đường cao.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chế độ ăn uống cho người bị rối loạn tiền đình
Cùng với đó, bạn nên giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, bao gồm:
- Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao đều đặn
- Giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực
- Tránh xa căng thẳng, không tạo áp lực cho bản thân
- Không thức khuya, ngủ muộn
2. Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình
Kết hợp điều chỉnh tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình với các bài tập phục hồi cũng là cách hiệu quả để đẩy lùi tình trạng bệnh ngay tại nhà mà người bệnh không nên bỏ qua. Một số bài tập bạn có thể tham khảo như:
Phục hồi chức năng tiền đình kết hợp hệ thống ICS Impulse
Các bài tập vật lý trị liệu giúp rèn luyện hệ thống tiền đình, giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng như chóng mặt, quay cuồng, ù tai,… Từ đó, não điều chỉnh những thay đổi mới và hồi phục và tái thiết lập chức năng tiền đình.
Thủ thuật tái định vị sỏi tai
Việc này sẽ cần tới những chuyên gia y khoa có chuyên môn thực hiện. Bác sĩ sẽ đưa đầu của người bệnh vào các tư thế nhất định, mục đích di chuyển các thạch nhĩ về đúng vị trí mong muốn, mà không gây ra các triệu chứng rối loạn tiền đình. Cần lưu ý rằng, nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, không tự ý thực hiện tại nhà khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ, tránh xảy ra tác dụng ngược không mong muốn.
3. Áp dụng một số mẹo dân gian
Uống trà đinh lăng
>>>Rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai và những điều cần lưu ý!
Cây đinh lăng có công dụng hoạt huyết, thúc đẩy lưu thông khí huyết và dưỡng não khá tốt. Nhờ vào các hoạt chất có trong cây đinh lăng gồm: hơn 8 loại saponin, các vitamin nhóm B, các hoạt chất alcaloid, tanin, glycocid, phytosterol,… não bộ sẽ được kích thích và động bộ, đồng thời tăng cường chức năng của hệ thần kinh. Do đó, sử dụng cây đinh lăng đúng cách, có thể giúp phục hồi chức năng tiền đình và giảm thiểu các vấn đề kém tập trung, suy giảm trí nhớ, đau đầu, chóng mặt,…
Bạn có thể sử dụng phần lá, thân hoặc rễ cây đinh lăng để pha trà, ngâm rượu hoặc nấu canh hầm đều tốt.
Uống trà bạch quả
Cây Bạch quả có thể không quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, loại thảo dược này được đánh giá rất cao trong việc cải thiện các vấn đề rối loạn tiền đình nghiêm trọng.
Bạch quả có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, hỗ trợ đưa oxy lên não, tăng cường chức năng thính giác, tiêu viêm, giải độc,… Nhờ đó giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn phổ biến ở người bị rối loạn tiền đình. Do đó, ngoài cách thay đổi tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình thì uống trà bạch quả cũng là biện pháp điều trị được nhiều người áp dụng hiện nay.
Cách pha trà bạch quả:
- Chuẩn bị bạch quả khô hoặc bột bạch quả có sẵn.
- Mang hòa cùng nước sôi, tương tự như hãm chè.
- Sử dụng 1-2 cốc/ngày. Uống liên tục trong 2-3 tháng.
Xông lá bưởi
Phương pháp này khá đơn giản, nhưng có thể giúp điều hòa khí huyết, giải độc, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thường gặp ở người rối loạn tiền đình.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị các loại lá: Lá bưởi, hương nhu, lá chanh, đại bì và rửa sạch.
- Cho lá vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi khoảng 15 phút.
- Sau đó dùng chăn trùm lên người và nồi nước lá xông.
- Thực hiện xông để cơ thể đổ mồ hôi, cho tới khi hết hơi nóng thì dừng.
Lưu ý: Không trùm kín toàn bộ người, mở nắp nồi từ từ, cẩn thận để không bị bỏng hơi nước.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: 7 Bài thuốc Đông y trị rối loạn tiền đình an toàn và hiệu quả
4. Kết hợp viên uống Dưỡng Não Thái Minh
Hiểu được những khó khăn của người bị rối loạn tiền đình, Công ty Dược phẩm Thái Minh đã nghiên cứu trong suốt 2 năm để ra dòng sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh giúp hỗ trợ điều trị tốt các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như mất ngủ, chóng mặt, đau đầu…
Dưỡng Não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới kết hợp hoàn hảo của 4 dược liệu quý là cao Đinh lăng, Bạch quả, cao Thạch tùng và enzyme Nattokinase. Vì vậy, sản phẩm đánh trúng các đích của bệnh rối loạn tiền đình là:
- Hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn não, an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp ngủ sâu và dài hơn.
- Làm sạch thành mạch, đánh tan các cục máu đông.
- Ổn định tiền đình, tăng chất dẫn truyền thần kinh, dưỡng não.
Dưỡng Não Thái Minh giúp đem lại giấc ngủ ngon, hỗ trợ tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt… hiệu quả sau 1 tuần sử dụng. Sản phẩm được sản xuất từ thảo dược nên an toàn cho người dùng, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Đọc chi tiết: Review của người dùng về Dưỡng Não Thái Minh
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề rối loạn tiền đình mất ngủ hay sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh, vui lòng xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty
Trên đây là những thông tin liên quan đến tư thế nằm khi bị rối loạn tiền đình. Hy vọng bạn đọc có thể nắm rõ và áp dụng những kiến thức này để tìm ra được tư thế thoải mái, phù hợp với mình nhất. Từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngăn chặn các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
Bài viêt liên quan
- 6 Món ăn giúp thông mạch máu, bổ dưỡng dễ dàng chế biến
- 6 Bài thuốc từ cây rau sam chữa bệnh hiệu quả tại nhà
- Tại sao lại chóng mặt khi đứng dậy? 8 Lý do đừng chủ quan
- Dành 2 phút làm theo cách này, đau đầu mất ngủ đến mấy cũng thuyên giảm
- Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? 10+ Việc làm không nên bỏ qua
- #10 Loại thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu dạng nước
- 7+ bài tập rối loạn tiền đình phục hồi nhanh chóng