Bạch quả là loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường tuần hoàn máu não, chống oxy hóa, cải thiện chứng sa sút trí tuệ… Để tìm ra được những tác dụng này, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu tìm ra các thành phần hóa học có trong cây. Vậy các nghiên cứu về hợp chất và tác dụng của nó như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 1. Thông tin về cây Bạch quả Bạch quả có tên khoa học là Ginkgo biloba, nó là tên viết tắt của “yiqiao” là chân vịt do hình dạng của lá giống chân vịt và “ginkgo” có nguồn gốc từ hạt bạc giống quả mơ. Đây là loại cây sống lâu năm, có thể hơn 1000 năm tuổi. Cây Bạch quả cao, lá xum xuê cao từ 20 – 45m. Lá Bạch quả hình quạt, rộng khoảng 5 – 7cm. Hoa đực và hoa cái khác gốc, hoa cái có hai noãn ở đầu cuống dài – một trong số đó trở thành hạt Bạch quả. Hoa đực hình đuôi và nhiều nhị xếp theo hình xoắn ốc. Bạch quả được trồng chủ yếu ở Trung Quốc và Nhật Bản, ít thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên do nhiều lợi ích với sức khỏe nó cũng đang dần trở nên phổ biến hơn với các dược liệu như hạt Bạch quả, cao Bạch quả và lá Bạch quả khô… 2. Tác dụng của Bạch quả đối với sức khỏe Bạch quả là sự kết hợp của nhiều thành phần hóa học giúp đem đến tác dụng sau: Bổ trí não, an thần bổ thần kinh, tăng cường tuần hoàn não bộ, ngăn ngừa quá trình oxy hóa do thiếu máu cục bộ, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh. Chống oxy hóa, ức chế mạnh các tác nhân gây đau, viêm là nitric oxid, hydroxyl, superoxid, peroxid và nhiều gốc tự do khác làm hỏng các mô khỏe mạnh, đẩy nhanh quá trình lão hóa, phát triển bệnh tật khác trong cơ thể.. Cải thiện chức năng nhận thức, làm giảm chứng suy giảm trí nhớ. Giảm căng thẳng oxy hóa do thiếu oxy gây ra viêm và rối loạn chức năng ty lạp thể trong các tế bào mỡ. Ức chế giải phóng các corticoid liên quan đến căng thẳng. Làm giảm các triệu chứng trầm cảm do tạo ra tác dụng bảo vệ thần kinh trên vỏ não. Tác dụng hạ cholesterol máu bằng cách ức chế tổng hợp lipid, có tiềm năng trong điều trị các bệnh tim mạch, hiệu quả trong điều trị thiếu máu não do xơ vữa động mạch. Cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, hen phế quản và các bệnh đường hô hấp khác. Kháng tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn chức năng sinh lý. Ngoài ra, dịch chiết Bạch quả vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu bởi nhiều tác dụng tiềm năng của nó. 3. Các nghiên cứu về thành phần của Bạch quả Có được những tác dụng tốt đối với sức khỏe như trên là nhờ nhiều hoạt chất trong cây Bạch quả có đặc tính dược lý. Vì vậy, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu về thành phần của Bạch quả và tác dụng cụ thể của chúng như sau: 3.1. Flavonoid – Flavonoid chủ yếu có trong lá Bạch quả. Các công trình nghiên cứu tìm ra flavonoid như sau: + Trong nghiên cứu “Những tiến bộ trong thành phần hóa học và phân tích hóa học của lá Ginkgo biloba, chiết xuất và dược phẩm từ thực vật” của Linh Mai Lưu, Ying Wang cho biết (2): Cho đến nay đã được xác định được 110 flavonoid trong chiết xuất lá Bạch quả. Chúng bao gồm kaempferol 3-O- α -l--7-O- β -d-glucopyranoside và isorhamnetin 3-O- α -l-… Trong đó, đáng chú ý nhất là ginkgetin, bilobetin và sciadopitysin. + Flavonoid được đặc trưng thành 7 nhóm: flavanone, isoflavone, flavone, biflavones, flavan-3-ols, flavonols và biginkgosides. + Trong nghiên cứu: “Đặc điểm của các Flavonoid trong lá Bạch quả với vai trò là chất điều hòa ngoại bào thần kinh” của Choongjin Ban đã chỉ ra nhiều tác dụng của flavonoid như sau: Chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do, điều hòa các quá trình chuyển hóa, làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp bền thành mạch. Từ đó bảo vệ cơ thể, cải thiện lưu lượng máu đến não bộ, ngăn ngừa lão hóa. Bảo vệ tế bào thần kinh, điều tiết giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh từ tế bào thần kinh. Cải thiện chức năng nhận thức như trí nhớ và tốc độ xử lý vấn đề. Kháng khuẩn, kháng virus. Ức chế đáng kể hoạt động của thrombin, ngăn ngừa kết tập tiểu cầu dẫn đến hình thành cục máu đông gây thiếu máu não. Ngoài ra, chúng còn giúp chống béo phì hiệu quả. 3.2. Terpenoit Terpenoit chủ yếu có trong lá Bạch quả, có ít trong rễ và vỏ cây. – Hiện nay, trong cây Bạch quả có 10 hợp chất lactone diterpenoid đã được phát hiện, được gọi là ginkgolides Q, P, N, M, L, K, J, C, B và A. Trước đây, hợp chất bilobalide là sesquiterpene lactone duy nhất được biết đến trong cây Bạch quả. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu vào năm 2020 của Hai-li Donga và cộng sự ở Trung quốc đã tìm ra được một đồng phân bilobalie mới là D 25–96,89 (c 0,17, CH3OH), thu được ở dạng tinh thể hình kim (MeOH) được xác định là C15H18)8 trong nghiên cứu “Một đồng phân bilobalide mới và hai flavonol glycoside cis-coumaroylated từ lá Ginkgo biloba“. – Tác dụng: Terpenoit cũng là một chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại cho cơ thể, chống ung thư gây độc tế nào. Bảo vệ tế bào thần kinh, làm giảm tổn thương tế bào thần kinh. Tác dụng kháng tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Nó còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, cải thiện khả năng học tập, cải thiện chứng suy giảm trí nhớ, duy trì lượng máu lên não bộ làm tinh thần tỉnh táo hơn. 3.3. Alkylphenol và axit alkylphenolic – Nghiên cứu “Phân tích hóa học và kiểm soát chất lượng của lá Ginkgo biloba, chất chiết xuất và dược phẩm thực vật” của Teris A van Beek và cộng sự đã tìm ra được các axit như axit phenolic đơn giản, axit ginkgolic… – Tác dụng: Mặc dù axit ginkgolic được biết là độc, nhưng chúng cũng đã được báo cáo là có tác dụng dược lý tiềm tàng. 3.4. Axit cacboxylic – Các axit cacboxylic đã được xác định trong Bạch quả bao gồm axit ferulic, axit p-coumaric, axit protocatechuic, axit caffeic, axit p-hydroxybenzoic, axit m-hydroxybenzoic, axit vanillic, axit isovanillic, axit gallic và axit sinapic. (2) – Tác dụng: Kháng khuẩn, chống lại các vi khuẩn gây hại như E. coli và bacillus subtilis, cũng như các loại nấm penicillium… Ức chế xanthine oxidase, từ đó làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống ung thư. Tuy nhiên, một số axit trong cây Bạch quả có thể gây dị ứng. 3.5. Lignans – Hợp chất lignans được tìm thấy trong rễ và hạt của cây Bạch quả như pinoresinol diglucoside (3). – Tác dụng: chống oxy hóa, giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa tình trạng lão hóa. 3.6. Proanthocyanidin – Trong nghiên cứu “Những tiến bộ trong thành phần hóa học và phân tích hóa học của lá Ginkgo biloba, chiết xuất và dược phẩm thực vật” của Lingmei Liu và cộng sự cho thấy proanthocyanidin có trong cây Bạch quả là prodelphinidin và procyanidin. – Tác dụng: Chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và giãn mạch, hỗ trợ tăng cường lưu lượng máu lên não, tăng khả năng đàn hồi của các sợi mao mạch. 3.7. Polyprenols – Polyprenol được tìm thấy trong chiết xuất lá cây Bạch quả là một chuỗi dài từ 14–24 đơn vị isopentenyl và có cấu trúc tương tự như rượu S-polyterpene (dolichols) (2). – Tác dụng: Hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong cơ thể. 3.8. Polysaccharid – Trong nghiên cứu “Cấu trúc hóa học và tác dụng sinh học của Lá Bạch quả: Đánh giá“, Okhti và cộng sự đã tìm thấy các hợp chất polysacarit trong cây Bạch quả bao gồm glucose, rhamnose, mannose, arabinose và galactose. – Tác dụng: Các polysaccharid được nghiên cứu là có tác dụng chống khối u và không gây độc hại. Hợp chất trong lá cây Bạch quả có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung. Ngoài ra nó còn giúp bảo vệ thần kinh, ức chế hoặc giảm thiếu máu não ở chuột. 3.9. Thành phần khác Ngoài các hợp chất chính ở trên, Bạch quả còn có các thành phần khác như (2): Vitammin D, C, B1, B2, B3, B6… và khoáng chất: canxi, đồng, sắt, kẽm, magie, phốt pho… Acid amin: valin, arginin, alanin, methionin… Những vitamin, khoáng chất và acid amin trong Bạch quả có tác dụng bồi bổ cơ thể hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe xương khớp. Sáp, đường, cardanol… có tác dụng chống oxy hóa, chống virus, bảo vệ gan và chống xơ vữa động mạch. Cũng cần lưu ý rằng mỗi bộ phận trên cây lại có hàm lượng các hoạt chất khác nhau chứ không phải là như nhau. Ví dụ như: – Lá Bạch quả: bao gồm 6% terpenoid, 5%–24% flavonoid glycoside, 10% axit hữu cơ… – Trong hạt Bạch quả: có nhiều tinh dầu lên đến 68 hợp chất, bao gồm 42,11% sesquiterpenes. Ngoài ra, trong hạt còn phân lập được 1 chất độc hại là 4′-O-methylpyridoxine, gây dị ứng. Vì vậy mà khi sử dụng hạt Bạch quả cần phải bỏ mầm xanh ở trong nhân. 4. Ứng dụng Bạch quả trong y học hiện đại Nhờ những nghiên cứu trên về các tác dụng trong thành phần của Bạch quả, hàng loạt các nhà máy dược phẩm tiến hành nghiên cứu bào chế ra các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó, Dược phẩm Thái Minh là đơn vị tiên phong với nhà máy đạt chuẩn GMP – WHO đã cho đời sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh với chiết xuất của các thành phần cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và các thành phần khác có tác dụng hiệu quả. Viên uống Dưỡng Não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới dành cho người bị chóng mặt, đau đầu, mất ngủ… do thiếu máu não và rối loạn tiền đình. Sản phẩm là ứng dụng của thành phần Bạch quả và các thảo dược khác như: Bạch quả: Có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện tính lưu biến của máu và mức độ tưới máu não. Ngoài ra, nó còn làm giảm cholesterol trong máu, loại bỏ các cặn trong lòng mạch. Kết hợp với đinh lăng có tác dụng bồi bổ khí huyết, hoạt huyết thông mạch. Từ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ, giảm chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ của người bệnh. Thạch tùng: Thảo dược chứa enzyme huperzine A có tác dụng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh, đảm bảo các tế bào não bộ thực hiện chức năng của mình. Nó kết hợp với vitamin nhóm B giúp não bộ tăng cường khả năng giữ thăng bằng và dứt nhanh các cơn chóng mặt. Enzyme Nattokinase: Được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công thức của người Nhật Bản làm sạch các cục máu đông và giúp lưu thông thoáng thành mạch. Sự kết hợp hoàn hảo này trong 1 viên nang cứng Dưỡng Não Thái Minh giúp làm giảm các biểu hiện của thiếu máu não: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hội chứng tiền đình… Đặc biệt là hỗ trợ làm giảm di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch. Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty Trên đây là các nghiên cứu về thành phần của cây Bạch quả và tác dụng của chúng. Với những lợi ích với sức khỏe như trên, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu để tạo nên các sản phẩm có tác dụng chữa bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn. Tài liệu tham khảo (1) https://www.healthline.com/nutrition/ginkgo-biloba-benefits (2) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8901348/ (3) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31493217 Chia sẻ16
Thông tin sức khỏe
Tiết lộ 11 bài thuốc đông y từ bạch quả chữa bệnh hiệu quả
Bạch quả là loại thảo dược đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Vì vậy, người dân đã kết hợp với các dược liệu khác trong nhiều bài thuốc Đông y để chữa bệnh. Dưới đây là gợi ý 11 bài thuốc từ bạch quả có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Mục lục1. Đặc điểm của cây bạch quả2. Tác dụng của bạch quả như thế nào?3. 11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bạch quả3.1. Chữa thiếu máu não3.2. Chữa chứng sa sút trí tuệ3.3. Chữa chứng đau đầu, đau nửa đầu3.4. Chữa mất ngủ, ngủ không ngon giấc3.5. Điều trị bệnh hen suyễn3.6. Chữa cảm lạnh, ho nhiều đờm3.7. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường3.8. Hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu3.9. Chữa hen phế quản, hỗ trợ điều trị lao phổi3.10. Chữa khí hư, bạch đới3.11. Trị sơn ăn gây sưng, ngứa4. Lời khuyên khi sử dụng bạch quả để chữa bệnh 1. Đặc điểm của cây bạch quả Bạch quả (hay còn gọi là ngân hạnh, áp cước thụ, phi nga thụ…) với tên khoa học là ginkgo biloba. Đây là thảo dược đã được sử dụng trong y học hơn 1000 năm với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Cây bạch quả thường to cao, có thể lên đến 20 – 35m, mọc thẳng đứng, có nhiều các nhánh ngắn mang cành lá xum xuê. Lá có dạng hình quạt với chia thành 2 thùy từ khía trung tâm, dài khoảng 8cm và đôi khi rộng gấp đôi. Hoa đơn tính khác gốc, quả có thịt màu vàng, hình bầu dục. Bạch quả được sử dụng nhiều ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản tuy nhiên trong những năm gần đây do nhiều tác dụng đối với sức khỏe nên ở Việt Nam nó dần trở nên phổ biến và được nghiên cứu sâu rộng hơn. 2. Tác dụng của bạch quả như thế nào? – Theo đông y, bạch quả thường dùng quả, ít khi dùng lá. Nó có tính bình, vị đắng ngọt có công dụng ích phổi, ích khí, tiêu đờm, cầm tiểu tiện… được dùng để chữa hen suyễn, viêm đường tiết niệu, di tinh… – Theo y học hiện đại, các hoạt chất trong cây bạch quả đã được phân tách và phát hiện ra với nhiều tác dụng tốt với sức khoẻ như sau (1): Chống oxy hóa. Tăng tuần hoàn máu não, cải thiện chứng mất ngủ. Chống oxy hóa mạnh. Chống viêm. Cải thiện tuần hoàn, sức khỏe tim mạch. Điều trị chứng đau đầu, đau nửa đầu. Cải thiện các triệu chứng rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ. Cải thiện chức năng não bộ. Giảm lo lắng, căng thẳng, điều trị trầm cảm. Điều trị hen suyễn và các bệnh viêm đường hô hấp khác. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Bạch quả – Dược liệu quý, tốt cho sức khỏe 3. 11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bạch quả Với nhiều tác dụng trên, bạch quả đã được cho vào các bài thuốc đông y để chữa bệnh hiệu quả. 3.1. Chữa thiếu máu não – Trong nghiên cứu “Chất chiết xuất từ Ginkgo biloba và ginsenosides gây giãn mạch não thông qua con đường oxit nitric” của Chen X, Salwinski S và cộng sự đã cho thấy chiết xuất từ lá bạch quả có hiệu quả trong việc làm giãn mạch máu. Tác dụng này có thể liên quan đến việc tác động đến oxit nitric gây giãn mạch máu não, thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu não và các rối loạn chức năng mạch máu liên quan khác. Như vậy, cao lá Bạch quả có khả năng làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu, hoa mắt… do thiếu máu não gây ra. Ngoài ra, cao lá bạch quả có tác dụng ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF). Từ đó, nó giúp ngăn chặn sự ngưng kết tập tiểu cầu, hình thành cục máu đông gây thiếu máu não dẫn đến tai biến mạch máu não. Bạn có thể sử dụng bạch quả theo nhiều cách khác nhau như: Lá Bạch quả tươi hoặc khô để pha trà, chia đều uống trong ngày. Dùng cao Bạch quả kết hợp với các dược liệu khác như Đinh lăng để pha uống có tác dụng cải thiện lưu thông tuần hoàn máu não. 3.2. Chữa chứng sa sút trí tuệ – Trong nghiên cứu “Hiệu quả điều trị của chiết xuất Ginkgo biloba EGb 761 đối với các triệu chứng hành vi và tâm lý của chứng sa sút trí tuệ: phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng” của Egemen Savaskan và cộng sự cho thấy bạch quả được đánh giá là có khả năng giảm căng thẳng, lo lắng, cải thiện khả năng nhận thức ở những người cao tuổi và ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn phổ sa sút trí tuệ. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện chức năng nhận thức có liên quan đến vấn đề lão hóa. Tác dụng này có thể do tác dụng cải thiện lưu lượng máu đến não, giúp não bộ đủ oxy và chất dinh dưỡng, nhất là ở những người bị chứng sa sút trí tuệ liên quan đến mạch máu. – Cách dùng: Lá Bạch quả tươi hoặc khô cho vào khoảng 100ml nước sôi chia đều uống trong ngày. 3.3. Chữa chứng đau đầu, đau nửa đầu – Trong y học cổ Trung Quốc có viết bạch quả có tác dụng chữa bệnh đau đầu, đau nửa đầu. Nó có chứa các hoạt chất với khả năng an thần và chống viêm – là công thức thảo dược được kê đơn phổ biến nhất ở Trung Quốc để điều trị các hiện tượng liên quan đến chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu. Nếu đau đầu do căng thẳng quá mức, flavonoid trong bạch quả giúp chống oxy hóa, chống viêm giúp giảm đau tốt. Còn với nguyên nhân do sự giãn nở quá mức của mạch máu thì dường như nó không có hoặc tác dụng. – Nguyên liệu: Bạch quả 3 hạt, cùi nhãn 8 quả, thiên ma 3 g. Người thường xuyên bị đau đầu, đau nửa đầu nên ăn vào lúc đói buổi sáng. 3.4. Chữa mất ngủ, ngủ không ngon giấc – Cao bạch quả giúp làm giảm căng thẳng, tăng cường thư giãn, dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Từ đó, nó hiệu quả đối với những người bị mất ngủ. Trong nghiên cứu hiện đại “Tác dụng đa ký giấc ngủ của liệu pháp ginkgo biloba bổ trợ ở bệnh nhân trầm cảm nặng được điều trị bằng trimipramine” của U Hemmeter cho thấy nhiều lợi ích của chiết xuất bạch quả đối với rối loạn thần kinh, rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trầm cảm đã được báo cáo. Nó có thể cải thiện tính liên tục của giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ Non-REM do hoạt động CRH của thuốc. – Bài thuốc Đông y chữa mất ngủ có các nguyên liệu sau đây: Hạt bạch quả 20g, khiếm thực 20g. Gạo tẻ 40g, đậu đen 40g. Các vị thuốc trên đem đun sôi đến khi nhừ, nêm thêm gia vị, dùng ăn khi còn nóng. 3.5. Điều trị bệnh hen suyễn – Theo Đông y, bạch quả có tác dụng ích phế khí, hóa đờm, bình suyễn, hỗ trợ chữa các bệnh đường hô hấp như ho, hen, viêm phế quản mãn tính, lao phổi… Trong nghiên cứu hiện đại “Tác dụng của chiết xuất Ginkgo Biloba đối với sự biểu hiện của PKCalpha trong các tế bào viêm và mức độ IL-5 trong đàm của bệnh nhân hen suyễn” của Dịch Quân Đường và cộng sự đã chứng minh bạch quả có tác dụng kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Nó làm giảm kích hoạt PKCalpha trong các tế bào viêm, do đó làm giảm mức IL-5 trong đờm gây ra. Sử dụng dịch chiết bạch quả kết hợp với liệu pháp glucocorticosteroid có thể tốt cho bệnh hen suyễn. – Bài thuốc đông y chứa bạch quả cho người hen suyễn như sau: Bạch quả 20g (sao vàng), ma hoàng 12g. Tô tử 8g, khoản đông hoa 8g, tang bạch bì (tẩm mật sao) 8g, chế bán hạ 8g. Hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn) 6g, hoàng cầm (sao qua) 6g, cam thảo 4g. Các dược liệu trên đem sắc với 600 ml nước, cô còn 250ml chia 3 phần, uống trong ngày. 3.6. Chữa cảm lạnh, ho nhiều đờm – Theo đông y, bạch quả có công dụng hóa đờm, chữa ho hen nên được sử dụng trong các bài thuốc chữa cảm lạnh, ho nhiều đờm và thở suyễn. – Cách dùng: hạt bạch quả bọc trong lá ngải cứu, đem nướng chín. Sử dụng ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả. 3.7. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường – Bạch quả từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Chiết xuất từ loại lá này giúp khối lượng các tế bào beta tuyến tụy và lượng insulin tăng lên rõ rệt, gần như trở lại mức bình thường. Ngoài ra, nó còn điều chỉnh 2 enzyme chống oxy hóa là glutathione và superoxide dismutase 2, từ đó giúp cải thiện bệnh tiểu đường (2). – Cách dùng: Bạch quả 15g, lá ổi non 15g, râu ngô 30g. Đem các dược liệu trên sắc với 250ml, uống trong ngày. – Chú ý: Những người đi đại tiện táo không nên dùng. 3.8. Hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu – Theo Đông y, bạch quả giúp điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu tiện không tự chủ, nước tiểu đục, tiểu tiện nhiều… – Bài thuốc từ bạch quả hỗ trợ bệnh đường tiết niệu như sau: Hạt bạch quả 10g nướng chín hoặc rang với muối ăn trong ngày. 3.9. Chữa hen phế quản, hỗ trợ điều trị lao phổi – Theo đông y, bạch quả có tác dụng chỉ suyễn khái, liễm phế phí, thu súc tiểu tiện được dùng cho người hen phế quản, lao phổi, ho nhiều đờm. – Bài thuốc bổ phổi, dịu hen cho người bị viêm phế quản mãn tính, hen phế quản như sau: Bạch quả (đập vỡ) 16g. Khoản đông hoa 12g, bán hạ chế 12g. Vỏ rễ dâu 12g, tô tử 12g, hạnh nhân 12g. Ma hoàng 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo sống 8g. Mỗi ngày uống 1 thang, sắc với 600 ml còn 250ml, chia 3 phần, uống trong ngày. Ngoài ra, cách khác là dùng bạch quả 10g và 1 muỗng mật ong. Bạch quả bỏ vỏ ngoài, thêm nước, đun chín, sau đó cho mật ong vào khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần vào buổi tối. 3.10. Chữa khí hư, bạch đới – Bạch quả có tác dụng chữa bạch đới lâu ngày không dứt, di tinh, đái dắt nhiều… do khí hư (sức lực suy yếu). – Bài thuốc như sau: Đậu ván trắng 63g, bạch quả 12g, lõi thân và cành hướng dương 16g. Đem các dược liệu trên sắc lấy nước, thêm ít đường đỏ vào để dễ uống. Hoặc phụ nữ có khí hư đới hạ, bụng dưới đầy đau dùng bạch quả, khiếm thực, sơn dược, xa tiền tử. Mỗi vị dược liệu 9g, sắc uống trong ngày. 3.11. Trị sơn ăn gây sưng, ngứa Cây sơn ta có chứa chất độc gây kích thích mạnh, viêm da dị ứng. Ở những người có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc hay ngửi rất dễ bị ngứa. Lúc này, có thể lấy lá bạch quả và lá kim ngân với lượng bằng nhau, rửa sạch đem đun lấy nước rồi rửa tại vị trí sơn ta gây sưng, ngứa. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu khoảng 3 ngày không đỡ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để điều trị. 4. Lời khuyên khi sử dụng bạch quả để chữa bệnh Cây bạch quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dụng, dùng sai cách có thể gây hại. Một số lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này như sau: – Thịt bạch quả, mầm xanh trong hạt có thể gây độc, đã có báo cáo trẻ nhỏ ăn 5 – 10 quả bị ngộ độc gây tử vong. Do đó, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền, đặc biệt ở đối tượng trẻ em. – Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi sử dụng bạch quả trên phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó không nên dùng cho đối tượng này. – Nên ngừng bạch quả trước 2 tuần ở những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật do thảo dược này làm tăng nguy cơ chảy máu. – Thận trọng khi kết hợp với các thuốc khác có tác dụng tăng chảy máu. – Thảo dược chứa hàm lượng hoạt chất nhỏ nên cần thời gian để phát huy tác dụng rõ rệt. Vì vậy cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền về thời gian, liều lượng khi sử dụng. Nhiều bài thuốc chữa bệnh từ Bạch quả khá phức tạp, chứa nhiều dược liệu khác nhau nên mất rất nhiều thời gian chuẩn bị cũng như sắc thuốc. Hiểu được khó khăn này, nhiều sản phẩm chứa Bạch quả ra đời giúp người bệnh sử dụng thuận tiện hơn. Trong đó, viên uống Dưỡng Não Thái Minh chứa cao Bạch quả, đinh lăng và thạch tùng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tốt. Nhờ sự kết hợp hoàn hảo này giúp sản phẩm có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh và làm sạch cục máu đông. Vì vậy, sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, choáng váng… hỗ trợ điều trị thiếu máu não, tai biến mạch máu não sau đột quỵ hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần uống 2 – 4 viên rất thuận lợi cho người dùng. Trên đây là 11 bài thuốc đông y từ bạch quả giúp chữa bệnh hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn Tài liệu tham khảo (1) https://www.healthline.com/nutrition/ginkgo-biloba-benefits#TOC_TITLE_HDR_11 (2) https://www.sciencedaily.com/releases/2019/08/190822124838.htm Chia sẻ16
9 bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả từ cây đinh lăng
Từ xưa, cây đinh lăng đã được người dân trồng để làm cảnh, nấu món ăn, và đặc biệt là làm thuốc. Bởi nó có nhiều tác dụng với sức khỏe như bồi bổ khí huyết, đả thông huyết mạch, bổ trí não, an thần, lợi tiểu… Vì vậy, đinh lăng trở thành một loại dược liệu phổ biến. Dưới đây là 9 bài thuốc Đông y từ cây đinh lăng được nhiều người áp dụng giúp đem lại kết quả chữa bệnh rất tốt. 1. Đặc điểm của cây đinh lăng Cây đinh lăng còn được biết đến với tên gọi khác là cây nam dương sâm, cây gỏi cá. Nhờ nhiều tác dụng với sức khỏe mà dễ trồng, giá thành rẻ nó được mệnh danh là “nhân sâm cho người nghèo”. Đây là một loại cây lâu năm, có thể cao đến 1,5 – 2m hoặc hơn tùy vào nơi trồng. Thân cây không có gai, lá kép có hình dạng như lông chim dài từ 20 – 40 cm. Phiến lá có răng cưa không đều, có mùi thơm đặc trưng. Hoa nở thành cụm, mang nhiều hoa nhỏ. Quả dẹt dài từ 3 – 4mm, dày 1mm. Cây đinh lăng có nguồn gốc từ Polynesia (1 vùng ở Châu Đại Dương). Sau đó, nó được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á và các đảo của khu vực Thái Bình Dương do nhiều công dụng như làm cảnh, nấu món ăn và làm thuốc. 2. Tác dụng của cây đinh lăng như thế nào? – Theo Đông y: đinh lăng có vị ngọt hơi đắng, tính mát. Loại thảo dược này có công dụng phát tán phong nhiệt, bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch, chữa đau nhức xương khớp. Ngoài ra, loại thảo dược này có nhiều tác dụng khác như an thần, hỗ trợ chữa mất ngủ, tăng khả năng lao động trí óc và chân tay… Theo kinh nghiệm dân gian, từ xưa rễ đinh lăng còn là thuốc cho phụ nữ sau sinh ít sữa, vú sưng đau. – Theo y học hiện đại: Trong tài liệu Luận án Tiến sĩ dược học “nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Đinh lăng (Polyscias Fruticosa (L.) Harms)” như sau: Tăng lực, chống suy nhược cơ thể. Cải thiện chất lượng tinh trùng. Cải thiện trí nhớ. Hạ cholesterol, chống xơ vữa động mạch. Hạ đường huyết. Lợi tiểu. Chống oxy hóa. Tăng cường tuần hoàn máu não, làm giảm chứng sa sút trí tuệ. Bảo vệ gan. Chống căng thẳng tâm lý. Kháng khuẩn, kháng nấm. Giảm đau đầu, chống viêm, hạ sốt, chống loét. Hỗ trợ điều trị hen suyễn. Với xu hướng người dân thích sử dụng các thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn, các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng tìm hiểu tác dụng của định lăng với sức khỏe và ứng dụng nó trong điều trị. Loại cây này được hứa hẹn là có khả năng điều trị ung thư như ung thư bướu nhờ kích hoạt quá trình tự chết của tế bào u ác tính. ☛ Tìm hiểu chi tiết: 11 tác dụng vàng của đinh lăng với sức khỏe 3. 9 bài thuốc Đông y chữa bệnh từ cây đinh lăng Với nhiều tác dụng như trên, đinh lăng đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa bệnh. Dưới đây là 9 bài thuốc Đông y được ứng dụng phổ biến: 3.1. Chữa đau đầu, đau nửa đầu – Nghiên cứu về “Tác dụng hạ sốt, chống viêm, giảm đau và diệt nhuyễn thể của cây đinh lăng” của BM Bernard nói rằng đinh lăng có tác dụng chống oxy hóa, ức chế mạnh tác nhân gây viêm đau như các gốc hydroxyl, peroxid, superoxid và nitric oxit. Từ đó, loại thảo dược này làm giảm triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu. – Cách dùng: Lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô, sau đó đem sao vàng hạ thổ, sắc với 100ml nước. Nước sắc dùng uống hàng ngày. 3.2. Chữa thiếu máu lên não – Đinh lăng có tác dụng giảm độ nhớt của máu, đả thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu lên não, hỗ trợ kích thích các hoạt động của não bộ. Các bác sĩ y học cổ truyền thường kết hợp với các dược liệu khác thành một thang thuốc có tác dụng hoạt huyết dưỡng não, điều trị bệnh thiếu máu lên não, thiếu máu cơ tim. – Nguyên liệu: Rễ đinh lăng, thục địa, hà thủ ô đỏ, hoàng tinh mỗi vị 100g. Tam thất 20g. – Cách dùng: Các dược liệu trên tán nhỏ, rây lấy bột mịn, sắc còn khoảng 100ml. Nước sắc đem uống mỗi ngày. 3.3. Làm dịu thần kinh, an thần – Đinh lăng có công dụng chống oxy hóa, tiêu viêm, xua tan mệt mỏi. Từ đó, giúp giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống căng thẳng. Nó giúp hồi phục thời gian ngủ bị ảnh hưởng do căng thẳng và đưa người bệnh trở về trạng thái tâm lý bình thường. – Cách dùng: rễ đinh lăng thái lát, đun sôi với nước. Uống dịch chiết khi còn ấm, sử dụng hàng ngày. 3.4. Chữa mất ngủ, tăng khả năng tập trung – Đinh lăng có tác dụng bổ tâm an thần, giảm hưng phấn tạo giấc ngủ êm, làm tăng mức độ dẫn truyền thần kinh. Tinh dầu đinh lăng giúp thư giãn đầu óc, tạo cảm giác buồn ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Ngoài ra, tác dụng này còn giúp bạn cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo hơn vào sáng ngày hôm sau (2). – Nguyên liệu: Lá đinh lăng 24g. Tang diệp 20g, lá vông 20g. Tâm sen 12g. Liên nhục 16g. Cách dùng: Cho các dược liệu trên vào nồi sắc với nước 400ml. Đun sôi, cô đặc còn 150ml uống trong ngày. ☛ Xem thêm: Chấm dứt những tháng ngày mất ngủ bằng lá Đinh lăng 3.5. Chữa viêm gan mãn tính – Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Ánh Như về “Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của đinh lăng dựa trên cơ chế tác dụng chống oxy hoá” đã thấy đinh lăng có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây ảnh hưởng tới gan như rượu bia, hóa chất CCl4… Nó giúp duy trì hàm lượng MDA ở mức bình thường, phục hồi GSH nội sinh, ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào từ đó giúp bảo vệ gan. – Nguyên liệu cho 1 thang thuốc như sau: Nhân trần 20g, ý dĩ 16g. Rễ đinh lăng 12g, xa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g, chi tử 12g, hoài sơn 12g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g. Uất kim 8g, ngưu tất 8g. – Cách dùng: Sắc thang thuốc trên với 500ml nước, cô còn 200ml thì uống. Mỗi ngày người bị viêm gan mãn tính dùng 1 thang. 3.6. Chữa tắc tia sữa, bồi bổ sức khỏe mẹ bầu sau sinh Cây thảo dược này vừa có tác dụng bồi bổ sức khỏe sau sinh vừa chữa tắc sữa và tăng lượng sữa nhiều hơn để nuôi con (3). Cách dùng như sau: – Bồi bổ cơ thể: Phụ nữ sau khi sinh dùng lá đinh lăng phơi khô khoảng 50g, đem thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml. Để nhanh chóng lại sức, chống mệt mỏi, kém ăn nên dùng hai lần trong ngày. – Chữa tắc tia sữa: Bài thuốc 1: Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đun với 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng khi thuốc còn nóng. Sản phụ sau sinh nên uống liên tục 5-7 ngày. Bài thuốc 2: Lá đinh lăng 40g, rễ bí đỏ 20g, đan sâm 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, kim ngân 16g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Ngoài ra, để có nhiều sữa phụ nữ sau sinh có thể lấy khoảng 50g lá đinh lăng đem băm nhỏ với 1 cái bong bóng lợn (thay bằng móng giò, chân giò cũng được). Nấu với gạo nếp thành cháo, dùng trong ngày. 3.7. Bồi bổ cơ thể – Trong cuốn sách “Sâm và một số cây thuốc họ Nhân sâm” của Nguyễn Thương Dong có viết đinh lăng có tác dụng tăng lực, chống suy nhược giúp bồi bổ cơ thể. Đinh lăng có nhiều loại vitamin và khoáng chất, 20 axit amin, 8 loại saponin (1 trong những thành phần hóa học quan trọng trong nhân sâm). Chúng có lợi cho nhiều hệ thống cơ quan như hệ miễn dịch, hệ nội tiết… giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng và tạo cảm giác ăn uống ngon miệng hơn. – Cách dùng: Chuẩn bị lá đinh lăng tươi khoảng 150 – 200g. Đun sôi với 200ml nước, rồi cho tất cả đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, thỉnh thoảng đảo lại vài phút/lần. Sau từ 5 – 7 phút, chắt nước ra để uống. Dùng trong 7 – 10 ngày. 3.8. Chữa phong thấp, nhức mỏi chân tay – Đinh lăng có tác dụng chữa phong thấp, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp (3). Theo nghiên cứu hiện đại, cây thảo dược này có các khoáng chất như canxi, magie… tốt cho sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa quá trình tiêu xương. Vì vậy, nó giúp cải thiện tình trạng đau mỏi các khớp, vận động khó khăn, xơ cứng chân tay, đặc biệt ở người cao tuổi. – Nguyên liệu trong bài thuốc chữa phong thấp, nhức mỏi chân tay như sau: Rễ đinh lăng 12g. Cối xay 8g, thiên niên kiện 8g, hà thủ ô 8g, huyết rồng 8g, cỏ rễ xước 8g. Vỏ quýt 4g, quế chi 4g. – Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với 600 ml nước, cô cạn còn 250ml, riêng dược liệu quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhấc ấm xuống. Thuốc sắc thu được chia làm 2 lần uống trong ngày dùng từ 7 – 10 ngày. Lưu ý uống khi còn ấm. 3.9. Chữa bong gân Đinh lăng có tác dụng chống viêm, chống loét, giảm đau, giảm sưng đau cơ khớp, chữa vết thương. Vì vậy, từ xưa loại thảo dược này đã được sử dụng để chữa bong gân (3). – Nguyên liệu: Lá đinh lăng 80g, chân cua sống 40g, vỏ cây gạo 40g (cạo bỏ vỏ đen). Tô mộc 20g, nụ đinh hương 5 cái. – Cách dùng: Lá đinh lăng, vỏ cây gạo và chân cua rửa sạch bằng nước muối đem giã nhỏ. Tô mộc tán thành bột mịn, đinh hương tán riêng. Tất cả trộn đều, đắp, nẹp cố định và băng lại vào vết thương. Mỗi ngày đắp một lần, sau vài ngày là khỏi. 4. Lời khuyên khi sử dụng đinh lăng để chữa bệnh Đinh lăng được đánh giá là thảo dược tự nhiên, lành tính nên an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách nó có thể xuất hiện một số tác dụng phụ gây hại. Do đó, người dùng cần chú ý những thông tin dưới đây: – Đinh lăng có chứa saponin với tác dụng khác là phá huyết, làm vỡ hồng cầu, tăng nguy cơ chảy máu nên cần thận trọng khi sử dụng. Chú ý nếu có kết hợp với các thuốc khác có tác dụng tương tự. – Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian do dùng đinh lăng liều cao có thể gây say thuốc, xuất hiện tình trạng mệt mỏi. – Thận trọng khi dùng cho trẻ em do chưa có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng đinh lăng trên nhóm đối tượng này. – Đinh lăng cũng như các loại thảo dược khác cần thời gian dài để phát huy tác dụng, người bệnh cần kiên trì tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Các bài thuốc Đông y cần nhiều thời gian để thực hiện nên đôi khi gây bất tiện cho người bệnh. Nếu không có thời gian sắc thuốc, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần từ đinh lăng có công dụng tương tự. Ví dụ như Viên uống Dưỡng Não Thái Minh có đinh lăng được kết hợp với thạch tùng, bạch quả giúp tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ, giảm chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ… Vì vậy, sản phẩm dành cho người thiếu máu não, rối loạn tiền đình với các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, mất ngủ… Trên đây là các tác dụng và 9 bài thuốc đông y từ cây đinh lăng giúp chữa bệnh hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn! Xem thêm: Bỏ túi 7 loại lá xông trị đau đầu từ ông bà ta tốt số 1 Tiết lộ 11 bài thuốc đông y từ bạch quả chữa bệnh hiệu quả
Bạch quả - Vị dược liệu quý, tốt cho sức khỏe con người
Bạch quả là loại thảo dược quý, được người dân sử dụng để nấu ăn và làm thuốc. Vậy các thành phần chính của bạch quả là gì? Công dụng của bạch quả với sức khỏe con người ra sao? Cách dùng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 1. Bạch quả là thảo dược gì? Bạch quả còn được gọi là ngân hạnh, áp cước tù, công tôn thụ… có tên khoa học Ginkgo biloba L. Ginkgoaceae. Nó là một trong những loài cây sống lâu đời nhất trên thế giới. Một số đặc điểm của loại thảo dược này như sau: Cây thân gỗ, có thể cao to đến 20 – 30m, phân thành nhiều nhánh, cành lá xum xuê. Lá hình quạt, mép phía trên tròn, ở giữa lá hơi lõm chia phiến lá thành hai thùy nhìn giống như chân con vịt. Hoa thường nở vào tháng 4 – 5, quả chín vào tháng 10. Bạch quả có nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe nên từ xa xưa đã được người dân Trung Quốc sử dụng làm thuốc chữa bệnh. 2. Các thành phần chính của Bạch quả Bạch quả có những thành phần chính dưới đây: Flavonoid glycosid: ginkgetin, bilobetin, sciadopitysin, quercetin, kaempferol và isorhamnetin… Terpenoid: bilobalide và ginkgolide A, B, C… Bioflavonoid: ginkgetin, sciadopitysin và isoginkgetin. Axit hữu cơ: axit ginkgolic, axit ferulic, axit p-coumaric, axit protocatechuic, axit caffeic… Ngoài ra, còn có một số hợp chất khác như dầu béo, tinh dầu, các polysaccharid, sáp… Tùy vào bộ phận như lá, thân, hạt… mà có các chất có tỷ lệ khác nhau. Ví dụng như trong thịt quả có chứa hàm lượng lớn các acid phenol có độc tính, ở hạt lại có nhiều dầu béo. 3. Công dụng của Bạch quả đối với sức khỏe con người Việc sử dụng Bạch quả lần đầu tiên được ghi lại trong Điển niên bản thảo Vân Nam. Cho đến này, nhiều công trình nghiên cứu đã tìm ra được nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của loại thảo dược này. Dưới đây là 8 công dụng chính của Bạch quả đối với sức khỏe: 3.1. Chống oxy hóa Trong các quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể như giải độc, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng… sẽ tạo ra các gốc tự do. Chúng có khả năng làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình lão hóa, phát triển bệnh. Bạch quả có chứa hàm lượng cao các chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh như flavonoid và terpenoid. Những chất này sẽ chống lại hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do, từ đó giúp bảo vệ cơ thể, làm chậm quá trình lão hoá. 3.2. Tăng cường tuần hoàn máu não Từ những năm 1900, chiết xuất từ lá Bạch quả đã được dùng làm thuốc để cải thiện tuần hoàn máu, đặc biệt là não và các chi. Tác dụng này là do Flavonoid chứa trong loại thảo dược này ức chế oxit nitric giúp giãn mạch, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu não, giảm độ nhớt, cải thiện tính lưu biến của máu, ngăn ngừa và điều trị thiếu máu não, nhồi máu não…. Ngoài ra, các thành phần trong cây Bạch quả còn có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và loại bỏ cặn trong lòng mạch máu, cải thiện việc cung cấp máu cho tim và mô não. 3.3. Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ Bạch quả giúp cải thiện lưu lượng máu đến não bộ, do đó nó có khả năng cải thiện các triệu chứng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ có liên quan đến mạch máu. 3.4. Điều trị đau đầu và đau nửa đầu Flavonoid và các chất chống viêm, chống oxy hóa khác trong Bạch quả có tác dụng chống đau đầu và đau nửa đầu hiệu quả. Bởi khi gặp tình trạng này, mạch máu bị co thắt, lưu lượng máu giảm, trong khi đó Bạch quả giúp làm giãn mạch, giảm đau đầu. ☛ Đọc thêm: 10 cách trị đau đầu tại nhà không dùng thuốc 3.5. Ngăn ngừa bệnh tim mạch Việc kết hợp aspirin và Bạch quả đã cho thấy kết quả điều trị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ tốt hơn khi chỉ dùng aspirin. Chúng làm ngăn chặn sự suy giảm nhận thức mà không làm tăng tỷ lệ mắc các biến cố mạch máu. 3.6. Cải thiện bệnh hen suyễn và chứng viêm phổi tắc nghẽn mãn tính Các chất chống viêm trong bạch quả có thể làm giảm viêm đường hô hấp và tăng dung tích phổi. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn và hội chứng viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. 3.7. Giảm bớt lo lắng, hỗ trợ điều trị trầm cảm Bạch quả làm ức chế giải phóng các corticosteroid liên quan đến căng thẳng. Từ đó, nó làm giảm các triệu chứng lo âu do các chất chống oxy hóa có trong loại quả này. Việc sử dụng cây Bạch quả cũng cho thấy khả năng làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm và chức năng nhận thức so với những người chỉ dùng thuốc. Ngoài ra, nó còn giúp giảm tổn thương não ở những người đang sử dụng thuốc trầm cảm. 3.7. Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt Bạch quả có thể giúp làm giảm các triệu chứng cả về thể chất và tâm lý của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể như làm giảm tình trạng căng và đau ngực, mệt mỏi, đầy hơi, cáu gắt… 3.8. Điều trị rối loạn chức năng sinh lý Bạch quả có khả năng giúp tăng cường ham muốn tình dục, tăng độ cương cứng khi có yếu tố kích thích. Bởi các chất trong Bạch quả giúp làm tăng nồng độ oxit nitric, gây giãn nở mạch máu ở thể hang, cải thiện lưu thông máu trong dương vật. 4. Cách dùng của Bạch quả Bạch quả được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc… tuy nhiên vẫn còn khá xa lạ với người dân Việt Nam nên không phải ai cũng biết dùng đúng cách. Một số bộ phận của bạch quả có thể gây độc nếu chế biến sai. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ cách dùng để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Bạch quả có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau như làm món ăn, ngâm rượu, làm thuốc… cụ thể như sau: 4.1. Nấu món ăn Hạt bạch quả là nguyên liệu của nhiều món ngon, bổ dưỡng như chè bạch quả giải nhiệt, bạch quả rang muối, bạch quả hầm gà, trà bạch quả… Tuy nhiên, nếu không biết chế biến đúng, nó cách có thể bị đắng, rất khó ăn. Thịt quả độc, không ăn được nên phải ép bỏ dầu, để lâu khoảng trên 1 năm mới dùng. Khi thu hoạch quả chín thường bỏ thịt ngoài và lấy hạt. Vì vậy, khi mua trên thị trường, quả thường đã được bỏ thịt và nhân chỉ còn vỏ ngoài. Quả sau khi chế biến đúng cách như trên có thể đem đi nấu thành các món ăn khác nhau. – Để làm được những món chè, gà hầm bạch quả, bạn cần chế biến bạch quả như sau: Hạt quả bóc bỏ màng ngoài, trong hạt có mầm với vị đắng có màu hơi vàng nên thường phải bỏ đi. Sau đó rửa sạch, đồ hoặc nhúng vào nước sôi, để ráo rồi dùng. Hoặc bạn cũng có thể xiên vào các que đem đi nướng (đến khi chuyển sang màu vàng óng) rồi ăn ngay cũng rất ngon. – Còn với món bạch quả rang muối bạn làm như sau: Cho muối vào chảo đảo đều, đến khi khô và nóng cho hạt còn vỏ của bạch quả vào. Bằng nhiệt của chảo và muối, bạch quả sẽ chín đều ăn sẽ thơm, không bị cháy. Hạt bạch quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên không nên ăn hàng ngày. Tối đa sử dụng 100g/ngày. 4.2. Để làm thuốc Tùy từng bộ phận của Bạch quả được chế biến thành thuốc khác nhau như: Lá bạch quả: Sau khi thu hái, lá được rửa sạch, phơi khô, pha thành trà hoặc tán thành bột, sắc thành cao dùng uống hàng ngày. Hạt thu được từ quả chín: Loại bỏ phần thịt bên ngoài, đem rửa sạch và phơi khô. Khi dùng thì bỏ phần vỏ bên ngoài và lấy phần nhân bên trong cho vào các bài thuốc Đông y hoặc pha trà uống. 4.3. Làm cao Theo y học hiện đại thường dùng Bạch quả dạng cao, vì vậy mà đây cũng là cách chế biến được sử dụng nhiều nhất. Cách chế biến cao Bạch quả như sau: – Thu hái lá bạch quả, loại bỏ những lá bị bệnh. Đem rửa sạch, nấu với nước đến khi thu được hỗn hợp dẻo đặc sệt. – Còn đối với công nghiệp, lá bạch quả đem nghiền nhỏ, sau đó thường được chiết xuất với cồn 60 độ để thu được hết các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh và dễ bay hơi dung môi. Tiếp theo lọc thô bằng gạc loại bỏ bã dược liệu và cô đặc thành hỗn hợp cao Bạch quả lỏng. Hoặc cô đặc bay hơi mức cao hơn thành cao khô, pha uống hoặc cho vào các bài thuốc Đông y. Đặc biệt cao Bạch quả thường được dùng trong nhiều thuốc chữa bệnh, viên uống hỗ trợ điều trị bệnh như Dưỡng Não Thái Minh có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình. ☛ Tham khảo: Review Viên uống Dưỡng Não Thái Minh 4.4. Ngâm rượu Nguyên liệu để ngâm rượu Bạch quả là hạt. Quả tươi sau khi được loại bỏ thịt thì đem rửa sạch phơi khô, cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy sạch. Cho rượu ngập dược liệu và ngâm ít nhất 3 tháng mới sử dụng được. Tuy nhiên, ngâm càng lâu thì càng chiết xuất được hết hoạt chất giúp phát huy tác dụng chữa bệnh hiệu quả. 5. Cách bảo quản Bạch quả Hạt bạch quả thường được rửa sạch rồi phơi, để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp. Cao Bạch quả do được chế biến sẵn nên cách bảo quản cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Và nên sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định. 6. Lưu ý khi sử dụng Bạch quả Bạch quả nói chung là thảo dược tự nhiên an toàn cho người sử dụng, được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể gây hại đến cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng bạch quả để đảm bảo vừa hiệu quả và an toàn cho người dùng. Tác dụng phụ Các tác dụng phụ như đau đầu, nôn mửa, buồn nôn, chóng mặt, phát ban, tim đập nhanh, tiêu chảy… rất hiếm khi xảy ra. Nếu dùng quá nhiều, ăn thịt quả hay mầm trong nhân hạt có thể gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, bầm tím… Ở một số người với cơ địa nhạy cảm thì có nguy cơ gây phản ứng dị ứng với các dấu hiệu như sưng, nóng, ngứa… Những đối tượng không nên dùng Một số đối tượng đặc biệt cần thận trọng khi sử dụng bạch quả bao gồm: – Người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng các thảo mộc khác làm tăng nguy cơ chảy máu do bạch quả tăng cường lưu thông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu. Ở những người chuẩn bị phẫu thuật nên ngừng dùng bạch quả ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành. – Những người đang dùng các thuốc tác động đến quá trình đông máu như NSAIDs, heparin… không nên sử dụng bạch quả do làm tăng nguy cơ chảy máu. – Những người bị tiểu đường, hạ huyết áp nên hạn chế dùng do có thể làm giảm lượng đường trong máu. – Những phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng Bạch quả do nguy cơ chảy máu tiềm ẩn, sảy thai ảnh hưởng tới sự an toàn của thai nhi. Bạch quả là thảo dược quý với nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải chế biến cẩn thận khi sử dụng để tránh gây hại. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/ginkgo-biloba-benefits Chia sẻ17
Cách tăng tập trung trong giờ học: Hướng dẫn từ A đến Z
Mất tập trung là tình trạng vô cùng phổ biến ở các bạn trẻ trong độ tuổi học sinh, sinh viên khi ngồi trong lớp học. Tình trạng này kéo dài có thể khiến kết quả học tập sụt giảm. Vậy làm thế nào để tăng cường và cải thiện mức độ tập trung trong lớp? Cùng Duongnaothaiminh.com tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. ☛ Đọc trước: Tình trạng mất tập trung Mục lục1. Lợi ích của việc tập trung trong giờ học2. Nguyên nhân gây mất tập trung trong khi học2.1. Tác động lớn từ internet2.2. Người dạy truyền đạt thiếu thu hút2.3. Chưa có phương pháp học tập đúng2.4. Thiếu ngủ2.5. Không gian học tập gây mất tập trung2.6. Căng thẳng kéo dài2.7. Nguyên nhân khác3. Những biểu hiện của việc mất tập trung trong giờ học3.1. Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng3.2. Trao đổi với giáo viên về phương pháp truyền đạt3.3. Tạo động lực riêng cho mình3.4. Nghỉ giải lao hợp lý3.5. Tạo không gian học tập thoải mái3.6. Ngủ đủ giấc3.7. Chơi trò chơi rèn luyện trí não3.8. Tăng cường sức khỏe não bộ Lợi ích của việc tập trung trong giờ học Tập trung là một trạng thái của não bộ, khi bạn dồn hết sự chú ý vào một vật, đối tượng, vấn đề hay suy nghĩ duy nhất mà không bị các tác nhân bên ngoài làm xao nhãng. Dù là đối tượng nào thì tập trung cũng sẽ mang lại lợi ích. Riêng đối với trẻ nhỏ, học sinh, sinh viên, việc tập trung trong giờ học sẽ đem lại những kết quả cụ thể như: ✔ Tiếp thu kiến thức tốt hơn Việc tập trung trong giờ giúp tiếp thu kiến thức tốt hơn, mang lại hiệu quả cao trong học tập Khi tập trung, tất cả các nơ-ron thần kinh đều tập hợp lại để phân tích và ghi nhớ một vấn đề nào đó. Chính điều này khiến khả năng tiếp thu kiến thức của một cá nhân trở nên vượt trội không chỉ trong học tập mà còn mở rộng ở mọi mặt cuộc sống. ✔ Tiết kiệm thời gian Một điều chúng ra có thể nhận thấy rõ ràng đó là tập trung giúp chúng ta giải quyết được vấn đề một cách nhanh gọn, hiệu quả, từ đó tiết kiệm gian để học tập thứ khác. ✔ Nâng cao tinh thần trách nhiệm bản thân Để có được sự tập trung không phải đều dễ dàng, bạn cần phải có thời gian biểu học tập hiệu quả. Do vậy, trước khi có tự tập trung, chúng ra cần chấp hành kỷ luật do chính mình đặt ra. Đối với các bạn trẻ, đây chính là phương pháp đưa bản thân vào nề nếp để năng cao tinh thần trách nhiệm. ✔ Rèn luyện trí nhớ Sự tập trung và trí nhớ của con người là tỉ lệ thuận với nhau. Một trong những điều cần rèn luyện trí nhớ đó chính là sự tập trung. Do đó, trong học tập nếu tập trung cao độ sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức tốt hơn. ✔ Hiệu quả học tập cao Tập trung hết sức khiến tiềm năng của con người được phát huy đến mức cực điểm. Trong học tập cũng không ngoại lệ. Vì lẽ đó hiệu quả học tập được năng cao là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân gây mất tập trung trong khi học Mất tập trung trong khi học có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác. Xong dưới đây là danh sách liệt kê các nguyên nhân gặp phải nhiều nhất được các bạn học sinh chia sẻ: Tác động lớn từ internet Internet là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn mất tập trung khi học Nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất mà hầu hết các bạn học sinh đều đang mắc phải đó là bị tác động bởi internet. Internet chiếm quá nhiều thời gian của bạn và bạn không quyết tâm để loại bỏ nó. Ban đầu bạn vào internet để tìm kiếm tài liệu nhưng lại tiện tay mở Facebook, Youtube và các trang mạng xã hội nữa,… Tất cả những việc đó khiến bạn mất tập trung vào thời gian học hiện tại. Người dạy truyền đạt thiếu thu hút Trong học tập, giáo viên đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức. Do đó, phương pháp truyền đạt hay sẽ khiến học sinh tập trung lắng nghe và ngược lại, phương pháp truyền đạt thiếu thu hút sẽ khiến học sinh mất tập trung và xao nhãng. Chưa có phương pháp học tập đúng Phương pháp học tập là yếu tố cho phối khá lớn đến khả năng tập trung học tập. Cụ thể, nếu một học sinh có phương pháp học tập đúng sẽ thúc đẩy tăng độ tập trung trong giờ học và mang lại hiệu suất học tập cao. Tuy nhiên, một phương pháp học tập chưa đúng kéo theo những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, từ đó dẫn đến nản trí và mất tập trung khi học. Thiếu ngủ Ngủ là thời gian mà não bộ được nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày dài hoạt động căng thẳng. Đó là lý do vì sao giấc ngủ rất quan trọng đối tình trạng sức khỏe của não bộ. Việc thiếu ngủ làm chậm quá trình hoạt động của não, khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi học tập đòi hỏi phải tư duy phức tạp. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng khiến bạn mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ và khả năng tập trung trong quá trình học tập. Không gian học tập gây mất tập trung Không gian học tập bao gồm rất nhiều những tác nhân có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của não bộ như ánh sáng, âm thanh, các vật dụng xung quanh. Vì vậy, một không gian gọn gàng, yên tĩnh, ánh sáng đầy đủ sẽ trở thành không gian học tập lý tưởng. Ngược lại không gian bừa bộn, ồn ào, thiếu anh sáng sẽ trở thành nguyên nhân khiến bạn mất tập trung trong giờ học. Căng thẳng kéo dài Căng thẳng đầu óc cũng là yếu tố nguyên nhân gây ra sự mất tập trung Căng thẳng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong học tập, căng thẳng kéo dài chính là một tình trạng phổ biến ở các bạn học sinh hiện nay. Điều này trở thành nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học. Khi bạn căng thẳng quá mức, cơ thể cần tiết ra nhiều năng lượng để kiểm soát sự căng thẳng đó. Lúc này tâm trí của bạn bị phân tán dẫn đến chứng mất tập trung. Nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân thường xuyên gặp phải gây mất tập trung trong giờ học được điểm danh, một số yếu tố nhỏ khác cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của học sinh bao gồm: Chế độ dinh dưỡng Môi trường giáo không phù hợp Gặp một số vấn đề liên quan đến não bộ như: Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, chứng ám ảnh cưỡng chế, thiểu năng tuần hoàn não. Những biểu hiện của việc mất tập trung trong giờ học Những biểu hiện điển hình của các đối tượng mất tập trung trong giờ học phải kể đến là: ➤ Không thể tập trung lâu vào 1 việc: Khó ở yên một chỗ để làm một việc được giao cho đến khi hoàn thành. Do vậy, tỷ lệ không hoàn tất bài tập trong giờ học ở những đối tượng bị mất tập trung là rất cao. ➤ Không tuân theo các chỉ dẫn: Biểu hiện mất tập trung trong giờ học còn ở việc học sinh rất dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài. Đặc biệt: trò chơi, điện thoại, tiếng ồn hay những cuộc nói chuyện của người khác,… thường là những thứ khiến học sinh bị phân tâm. ➤ Hay quên: Quên sách vở, quên làm bài tập, quên thời khóa biểu,… cũng là biểu hiện dễ nhận biết ở một học sinh bị mất tập trung. ➤ Khó hòa nhập: Mất tập trung trong giờ còn thể hiện ở điểm khó hòa nhập bởi hầu hết các em học sinh không tập trung đều có thành tích kém. Điều này dẫn đến cảm giác tự tư về khả năng của bản thân, cảm thấy kém cỏi so với các bạn cùng trang lứa. Từ đó khó giao tiếp và hòa nhập cùng bạn bè, thầy cô.Các mẹo giúp bạn tập trung tối đa khi ngồi học Cách tốt nhất để giúp bạn tập trung tối đa trong giờ học đó là giải quyết triệt để các yếu tố nguyên nhân gây mất tập trung. Tham khảo một số mẹo sau đây: Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng Rất nhiều thứ có thể chiếm mất sự tập trung mà lẽ ra bạn phải dành cho việc học. Vậy hãy để ý xem bản thân đang làm gì trong thời gian mất tập trung, sau đó xác định được những yếu tố này thì tìm cách loại bỏ nó. Như đã liệt kê trên, internet là nguyên nhân lớn nhất khiến học sinh bị mất tập trung. Do đó, hãy tránh xa các thiết bị có thể kết nối internet trong quá tình học như điện thoại, máy tính. Đây là điều cơ bản nhất cần làm để giữ được sự tập trung trong giờ học. Trao đổi với giáo viên về phương pháp truyền đạt Mỗi giáo viên sẽ có cách truyền đạt khác nhau, nó có thể phù hợp với bạn hoặc không. Trường hợp học sinh mất tập trung do không hợp với cách dạy của giáo viên, hãy chủ động trao đổi với thầy cô để đưa ra phương pháp giúp bạn tiếp thu bài tốt hơn. Thầy cô có thể thay thế cách truyền đạt bằng hình ảnh, âm thay thay vì bằng những con chữ nhằm tăng sự chú ý và ghi nhớ cho học sinh Áp dụng kiến thức trên sách vở vào đời sống bằng cách giao nhiệm vụ thực tế giúp bào học trở nên thú vị, đồng thời tăng sự nhạy bén của học sinh. Tạo động lực riêng cho mình Nhiều động lực thúc đẩy, bạn sẽ dễ duy trì được sự tập trung hơn Có động lực học tập được xem là phương pháp học đúng đắn nhất. Khi có nhiều động lực thúc đẩy, bạn sẽ dễ duy trì được sự tập trung hơn. Nguồn động lực này phải đến từ chính con người bạn. Các bước để tạo động lực và hứng khởi trong học tập: Bước 1: Đặt cho mình một kế hoạch, mục tiêu rõ ràng – Điều này giúp bạn đi đúng hướng Bước 2: Quản lý nhiệm vụ hàng ngày – Các nhiệm vụ này được vạch ra dựa trên các kế hoạch học tập nói trên. Hoàn thành những nhiệm vụ này sẽ giúp bạn có động lực làm mục tiêu lớn hơn. Bước 3: Tìm khía cạnh mà bạn thấy thú vị trong môn học – Điều này giúp giờ học trở nên thú vị hơn, từ đó tạo cảm giác hứng khởi, hăng hái trong giờ học. Nghỉ giải lao hợp lý Để tránh tình trạng căng thẳng trong học tập làm suy giảm khả năng tập trung, hãy dành ra khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý giữa giờ học. Thay vì học liên tục trong 3-4 tiếng, hãy xen kẽ 5-10 phút nghỉ ngắn sau 1 ca học 30 phút và nghỉ dài 25 phút sau mỗi ca học 2 tiếng. Lúc này, não bộ và mắt sẽ được thư giãn, tinh thần cũng thoải mái hơn. Sau đó, khi bước và tiết học tiếp theo, khả năng tập trung của bạn sẽ được đẩy lên đáng kể. Tạo không gian học tập thoải mái Một không gian gọn gàng, yên tĩnh, đủ ánh sáng sẽ giúp bạn sử dụng được sự tập trung của não bộ để giải quyết được vấn đề nhanh nhất. Có thể ban đầu, không gian học tập thoải mái là yếu tố cần để năng cao khả năng tập trung, nhưng dần dần khi bạn đến đến độ tập trung cao, bạn hoàn toàn có thể học tập hiệu quả trong môi trường nhiều tiếng ồn. Ngủ đủ giấc Giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng đối với việc duy trì sự tập trung trong giờ học bởi. Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Chính vì vậy, bất cứ đối tượng nào muốn nâng cao sự tập trung, trước tiên cần đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày. Chơi trò chơi rèn luyện trí não Rèn luyện trí nhớ có thể cải thiện khả năng tập trung. Do đó thường xuyên chơi những trò chơi đơn giản liên quan đến khả năng ghi nhớ cũng là một mẹo thú vị giúp tăng sự tập trung trong giờ học. Một số game trí não phổ biến là: Trò ghép hình: lego, rubik Tìm đồ vật trong hình Tìm điểm khác biệt Ghi nhớ chi tiết trong hình. Tăng cường sức khỏe não bộ Ngoài những yếu tố trên thì việc cải thiện sức khỏe não bộ khỏe mạnh sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung và đầu óc hoạt động đạt mức cao nhất. Một trong những dòng dưỡng não thế hệ mới nhất hiện nay giúp bạn hỗ trợ được điều đó chính là TPBVSK Dưỡng Não Thái Minh. Với các hoạt chất được chiết xuất từ những dược liệu quý như: Đinh lăng, Bạch quả, Thạch Tùng, Nattokinase cùng với các vitamin nhóm B (B1, B6, B12) giúp tăng cường tốc độ máu lưu thông lên não và chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các chứng lão hóa não, suy giảm trí nhớ, mất tập trung và các bệnh lý liên quan về não ở người trẻ. ☛ Xem thêm: Đánh giá của các chuyên gia về Dưỡng Não Thái Minh Bấm nút MUA NGAY để đặt mua viên uống Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty Kết luận: Bài viết trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân gây mất tập trung trong giờ học và kèm theo các biện pháp giải quyết tình trạng này. Mong rằng với thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đọc có thể cải thiện được mức độ tập trung, tăng cường hiệu quả học tập. Chia sẻ15
Tìm hiểu mất tập trung: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bạn là người thường xuyên bị mất tập trung, hay quên, trí nhớ bị suy giảm… Bạn không biết nguyên nhân nào khiến bạn gặp phải tình trạng này là gì? Giải pháp cho các triệu chứng trên ra sao? Bài viết hôm nay, duongnaothaiminh.com sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này. Mục lục1. Mất tập trung có phải là bệnh lý?2. Nguyên nhân khiến bạn mất tập trung2.1. Nguyên nhân bên trong2.2. Nguyên nhân bên ngoài3. Mất tập trung gây ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào?4. Giải pháp tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ4.1. Giảm thiểu sự phân tán của điện thoại và mạng xã hội4.2. Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc4.3. Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi4.4. Điều chỉnh không gian sống4.5. Sử dụng các kỹ thuật giúp tăng sự tập trung4.6. Xây dựng lối sống lành mạnh4.7. Tăng cường sức khỏe não bộ Mất tập trung có phải là bệnh lý? Mất tập trung là trạng thái khi khả năng tập trung giảm sút và khó tập trung vào công việc, nhiệm vụ hoặc hoạt động đang được thực hiện. Mất tập trung là một vấn đề phổ biến mà hầu hết mọi người ai cũng gặp phải, đặc biệt là trong một thế giới phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Tuy nhiên, mất tập trung không phải bệnh lý mà nó được xếp vào nhóm hội chứng – những người có cùng biểu hiện khả năng tập trung thấp, điển hình như: Hay lơ đãng trong học tập và công việc Suy giảm trí nhớ, khó ghi nhớ những thông tin, kiến thức mới Nói trước quên sau Hay quên, thường xuyên làm mất đồ hoặc khó nhớ vị trí cất đồ Khả năng phán đoán và đưa ra quyết định thấp Mất tập trung không gây hại trực tiếp cho sức khỏe nhưng nếu cứ để tình trạng này kéo dài và không cải thiện, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, làm giảm khả năng tư duy, ghi nhớ và xử lý thông tin. Nguyên nhân khiến bạn mất tập trung Có vô vàn nguyên nhân khác nhau khiến bạn mất tập trung. Tuy nhiên, để giúp người đọc dễ hình dung hơn, các chuyên gia sức khỏe của Dưỡng Não Thái Minh chia phân loại thành 2 nhóm chính: Nguyên nhân bên trong: Do căng thẳng, mệt mỏi; thiếu ngủ; lối sống không lành mạnh; không có kế hoạch cụ thể; bệnh lý về thần kinh. Nguyên nhân bên ngoài: Do ảnh hưởng từ các nền tảng mạng xã hội, thiết bị di động, môi trường sống. Chi tiết từng nhóm nguyên nhân như sau: Nguyên nhân bên trong ➤ Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi: Xã hội càng phát triển, con người càng phải đối diện với nhiều áp lực trong cuộc sống khiến tâm trạng thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, lâu dần làm suy giảm chức năng não bộ, dẫn đến mất tập trung, trí nhớ kém, dễ bị phân tán tư tưởng, ➤ Thiếu ngủ: Ngủ đủ giấc và đúng giờ là rất quan trọng đối với sức khỏe và sự tập trung. Khi thiếu ngủ, cơ thể và não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ, dẫn đến mệt mỏi, lờ đờ, dễ mất tập trung, khả năng tiếp thu giảm, lúc nhớ lúc quên. ➤ Lối sống không lành mạnh: Nghiên cứu của bệnh viện Baycrest, Canada đã chứng minh rằng một lối sống không lành mạnh bao gồm thói quen ăn uống nhiều chất béo, hút thuốc, uống rượu cùng với ít vận động là nguyên nhân gây mất tập trung, giảm trí nhớ. ➤ Không có kế hoạch học tập, làm việc cụ thể: Nếu bạn cứ chăm chăm làm việc, học tập mà không có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng, bạn sẽ không xác định được đâu là mục tiêu cần tập trung để hoàn thiện. Theo đó, sự tập trung của bạn bị phân tán ra và giảm dần qua từng đầu việc. ➤ Bệnh lý về thần kinh: Một số bệnh lý liên quan đến thần kinh như chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD),… cũng có thể gây mất tập trung. Nguyên nhân bên ngoài Điện thoại di động là nguyên nhân hàng đầu gây mất tập trung ➤ Mạng xã hội: Yếu tố được nhắc đến đầu tiên trong danh sách nguyên nhân bên ngoài gây mất tập trung chính là các trang mạng xã hội: Facebook, Youtube, Instagram,… Trong thời buổi công nghệ số, internet chiếm quá nhiều thời gian của bạn. Việc tiếp xúc với một khối lượng thông tin khổng lồ khiến não bị quá tải, dẫn đến mất tập trung. ➤ Điện thoại di động: Tương tự mạng xã hội, thật khó để giữ cho tâm trí của chúng ta không bị phân tán khi chuông điện thoại gọi đến liên tục, màn hình nhấp nháy bởi những thông báo,… Phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị di động là một nguyên nhân khác gây mất tập trung. ➤ Không gian sống: Sự tập trung của con người rất dễ bị phân tán bởi không gian sống đến từ âm thanh, ánh sáng, vật dụng xung quanh. Vì vậy, nếu không gian sống của bạn bao gồm ô nhiễm tiếng ồn, thiếu ánh sáng, đồ đạc bừa bộn thì nó sẽ trở thành nguyên nhân khiến bạn mất tập trung. Mất tập trung gây ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào? Trạng thái mất tập trung gây nhiều hệ lụy liên quan đến cuộc sống cá nhân của mỗi người. Trường hợp hội chứng bị mất tập trung giảm trí nhớ kéo dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ. Ban đầu, mất tập trung khiến bạn khó ghi nhớ, tiếp thu kiến thức kém, chậm chạp khi xử lý thông tin. Áp dụng trong lĩnh vực cần tập trung cao độ như học tập, công việc thì không có khả năng giải quyết bài tập hay đáp ứng nhiệm vụ được giao. Hậu quả nhìn thấy rõ nhất đó là kết quả thi cử thấp, hiệu suất làm việc không cao. Không chỉ dừng lại ở mức độ ảnh hưởng cuộc sống, lâu dần mất tập trung còn khiến tâm lý trở nên tiêu cực. Đơn giản khi bạn không thể tập trung, hay quên, trí nhớ suy giảm, bạn dễ mắc những sai lầm nhỏ nhặt, không đáng có. Điều này sinh ra cảm giác tự ti, mặc cảm, tinh thần uể oải, dễ cáu gắt. Đặc biệt, nếu tình trạng mất tập trung cứ kéo dài mà không được phát hiện hay giải quyết thì có thể sẽ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ trong vòng 3 năm. Lúc này, não bộ đã bị tổn thương nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến não như: tổn thương mạch máu não, teo não, Alzheimer, Parkinson. ☛ Cùng tìm hiểu những di chứng liên quan đến não bộ của người bị mất tập trung với Thầy Nguyễn Hữu Trí. Giải pháp tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn mất tập trung, biết được mức độ ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống thì dưới đây là những giải pháp giúp bạn khắc phục tình trạng này. Giảm thiểu sự phân tán của điện thoại và mạng xã hội Giảm thiểu sự phụ thuộc và thời gian dùng điện thoại, lướt mạng xã hội là cách nhanh nhất giúp bạn lấy lại sự tập trung. Tốt nhất, trong khoảng thời gian cần phải tập trung cao độ cho việc học, việc làm, hãy tắt tất cả các trang mạng xã hội, đồng thời đưa điện thoại về chế độ im lặng và tránh xa khỏi tầm mắt bạn. Với trường hợp bạn cần sử dụng đến internet để phục vụ cho việc học nhưng không muốn bị phân tán sự tập trung bởi nó, bạn có thể thử mẹo “quy định thời gian”. Cụ thể, hãy giao kèo chỉ dùng mạng xã hội vào thời gian bạn nghỉ giải lao hoặc sau khi đã tan làm. Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc Tạo thói quen ngủ đủ và đúng giờ để não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ Ngủ đủ giấc, đúng giờ giúp cơ thể và não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ, từ đó cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ. Để thiết lập thói quen này, bạn cần đảm bảo ngủ trước 11h tối và ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến chất lượng giấc ngủ bởi một giấc ngủ ngon khiến bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào ngày hôm sau. Bật mí mẹo tạo ra một giấc ngủ chất lượng: Tắm bằng nước ấm trước giờ đi ngủ 30 phút. Đọc sách, nghe nhạc, thiền giúp dễ đi vào giấc ngủ. Tránh xa điện thoại, ti vi trước khi ngủ. Không ăn quá nào vào buổi tối, nhất là khi đã sát giờ đi ngủ. Phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng nhẹ, nhiệt độ vừa phải. Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi Cố gắng giải tỏa tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi giúp bạn nhanh chóng cân bằng cảm xúc, lấy lại sự tập trung. Có rất nhiều cách biện pháp để giảm stress như trò chuyện, tâm sự cùng bạn bè, tích cực tham gia câu lạc bộ hay thậm chí đơn giản hơn là dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc, học tập. Điều chỉnh không gian sống Một không gian sống bao gồm tất cả các yếu tố: thoáng đãng, gọn gàng, yên tĩnh, đủ ánh sáng thúc sẽ đẩy não tập trung để giải quyết vấn đề nhanh nhất. Có thể ban đầu, bạn cần không gian sống thoải mái thì mới có thể tập trung, nhưng dần dần mức độ tập trung của bạn được nâng lên cao, bạn hoàn toàn vẫn làm việc, học tập dù môi trường nhiều tiếng ồn. Sử dụng các kỹ thuật giúp tăng sự tập trung Một số những kỹ thuật giúp cải thiện sự tập trung và tăng cường trí nhớ mà bạn có thể tham khảo, áp dụng bao gồm: ➤ Pomodoro: Phương pháp quản trị thời gian Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm. Bước 2: Đặt thời gian, thông thường là 25 phút. Bước 3: Làm việc cho đến khi hết 25 phút. Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút. Bước 5: Lặp lại chu kì trên 4 lần thì được nghỉ dài 15-20 phút. Pomodoro giúp tăng cường sự tập trung, tối ưu hiệu suất làm việc ➤ To-do list: Danh sách liệt kê việc cần hoàn thành trong ngày/tuần/tháng Bước 1: Liệt kê các việc cần làm Bước 2: Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên Bước 3: Trình bày công việc cụ thể Bước 4: Lưu lại danh sách công việc ngày hôm trước Bước 5: Tìm cách giải quyết các công việc chưa hoàn thành ➤ Meditate: Kỹ thuật thiền Bước 1: Ngồi ở tư thế thoải mái, thư giãn Bước 2: Nhắm mắt lại Bước 3: Thở một cách tự nhiên, đừng cố gắng kiểm soát hơi thở Bước 4: Tập trung sự chú ý của bạn vào hơi thở và cách cơ thể của bạn di chuyển theo từng lần thở. Lưu ý, chỉ cần tập trung vào hơi thở và không kiểm soát tốc độ hoặc cường độ của nó Xây dựng lối sống lành mạnh Một chế độ ăn uống khoa học cùng luyện tập thể dục chăm chỉ chính là 2 điều kiện cần để xây dựng mối lối sống lành mạnh. Ăn uống khoa học cung cấp cho não bộ đầy đủ dưỡng chất, giúp chúng hoạt động khỏe mạnh, tăng khả năng tập trung. Trong đó, ưu tiên bổ sung rau xanh, trái cây mọng, cá béo, ngũ cốc nguyên hạt, vitamin nhóm B, sắt, canxi,… đồng thời hạn chế carbohydrate, đường, cafein, cồn. Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, giảm stress, từ đó cải thiện tư duy và sự tập trung. Bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… nhưng cần chăm chỉ với tần suất 4-5 buổi/tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tăng cường sức khỏe não bộ Khi não bộ khỏe mạnh, khả năng tập trung cũng được nâng cao. Một số game rèn luyện trí não giúp não hoạt động tốt hơn bạn có thể tham khảo như: trò ghép hình, giải câu đố… Đồng thời kết hợp bổ sung thêm những sản phẩm có tác dụng dưỡng não và phòng ngừa một số bệnh liên quan về não bộ khác. Viên uống Dưỡng Não Thái Minh với các thành phần được chiết xuất từ: cao Đinh lăng, cao Bạch quả, cao Thạch tùng cùng nhóm Vitamin B (B1, B6, B12) có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ nhờ cơ chế: Chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não, giúp tăng cường lưu thông máu và oxy lên não, giúp não hoạt động tối đa mà không căng thẳng, đâu đầu Cung cấp dưỡng chất giúp bổ não, tăng cường sự tập trung, tỉnh táo, giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ, não bộ minh mẫn. Sản phẩm do Công ty Cổ phần công nghệ cao Thái Minh Hitech sản xuất và do Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh phân phối trên Toàn Quốc. Bạn BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Dưỡng Não Thái Minh chính hãng Kết luận: Tóm lại, mất tập trung, giảm trí nhớ, hay quên là một vấn đề phổ biến mà nhiều người đang gặp phải trong cuộc sống hiện đại. Nó khiến bạn stress, ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Bài viết trên đây đã giải thích cho bạn nguyên và cung cấp 1 số giải pháp khắc phục. Hãy đọc và tham khảo để cải thiện tình trạng này nhé. Chia sẻ16