Các nghiên cứu về thành phần Bạch quả và tác dụng trị bệnh

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Bạch quả là loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường tuần hoàn máu não, chống oxy hóa, cải thiện chứng sa sút trí tuệ… Để tìm ra được những tác dụng này, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu tìm ra các thành phần hóa học có trong cây. Vậy các nghiên cứu về hợp chất và tác dụng của nó như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Các nghiên cứu về thành phần Bạch quả và tác dụng trị bệnh 1

1. Thông tin về cây Bạch quả

Bạch quả có tên khoa học là Ginkgo biloba, nó là tên viết tắt của “yiqiao” là chân vịt do hình dạng của lá giống chân vịt và “ginkgo” có nguồn gốc từ hạt bạc giống quả mơ.

Đây là loại cây sống lâu năm, có thể hơn 1000 năm tuổi. Cây Bạch quả cao, lá xum xuê cao từ 20 – 45m. Lá Bạch quả hình quạt, rộng khoảng 5 – 7cm. Hoa đực và hoa cái khác gốc, hoa cái có hai noãn ở đầu cuống dài – một trong số đó trở thành hạt Bạch quả. Hoa đực hình đuôi và nhiều nhị xếp theo hình xoắn ốc.

Bạch quả được trồng chủ yếu ở Trung Quốc và Nhật Bản, ít thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên do nhiều lợi ích với sức khỏe nó cũng đang dần trở nên phổ biến hơn với các dược liệu như hạt Bạch quả, cao Bạch quả và lá Bạch quả khô…

2. Tác dụng của Bạch quả đối với sức khỏe

2. Tác dụng của Bạch quả đối với sức khỏe 1

Bạch quả là sự kết hợp của nhiều thành phần hóa học giúp đem đến tác dụng sau:

  • Bổ trí não, an thần bổ thần kinh, tăng cường tuần hoàn não bộ, ngăn ngừa quá trình oxy hóa do thiếu máu cục bộ, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh.
  • Chống oxy hóa, ức chế mạnh các tác nhân gây đau, viêm là nitric oxid, hydroxyl, superoxid, peroxid và nhiều gốc tự do khác làm hỏng các mô khỏe mạnh, đẩy nhanh quá trình lão hóa, phát triển bệnh tật khác trong cơ thể..
  • Cải thiện chức năng nhận thức, làm giảm chứng suy giảm trí nhớ.
  • Giảm căng thẳng oxy hóa do thiếu oxy gây ra viêm và rối loạn chức năng ty lạp thể trong các tế bào mỡ.
  • Ức chế giải phóng các corticoid liên quan đến căng thẳng. Làm giảm các triệu chứng trầm cảm do tạo ra tác dụng bảo vệ thần kinh trên vỏ não.
  • Tác dụng hạ cholesterol máu bằng cách ức chế tổng hợp lipid, có tiềm năng trong điều trị các bệnh tim mạch, hiệu quả trong điều trị thiếu máu não do xơ vữa động mạch.
  • Cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, hen phế quản và các bệnh đường hô hấp khác.
  • Kháng tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
  • Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn chức năng sinh lý.

Ngoài ra, dịch chiết Bạch quả vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu bởi nhiều tác dụng tiềm năng của nó.

3. Các nghiên cứu về thành phần của Bạch quả

Có được những tác dụng tốt đối với sức khỏe như trên là nhờ nhiều hoạt chất trong cây Bạch quả có đặc tính dược lý. Vì vậy, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu về thành phần của Bạch quả và tác dụng cụ thể của chúng như sau:

3.1. Flavonoid

3.1. Flavonoid 1

– Flavonoid chủ yếu có trong lá Bạch quả. Các công trình nghiên cứu tìm ra flavonoid như sau:

+ Trong nghiên cứu “Những tiến bộ trong thành phần hóa học và phân tích hóa học của lá Ginkgo biloba, chiết xuất và dược phẩm từ thực vật” của Linh Mai Lưu, Ying Wang cho biết (2):

Cho đến nay đã được xác định được 110 flavonoid trong chiết xuất lá Bạch quả. Chúng bao gồm kaempferol 3-O- α -l-[6000-p-coumaroyl( β -d)-glucopyranosyl(1,2)-rhamnopyranoside]-7-O- β -d-glucopyranoside và isorhamnetin 3-O- α -l-[6000-p-coumaroyl( α -d)-glucopyranosyl(1,2)-rhamnopyranoside]… Trong đó, đáng chú ý nhất là ginkgetin, bilobetin và sciadopitysin.

+ Flavonoid được đặc trưng thành 7 nhóm: flavanone, isoflavone, flavone, biflavones, flavan-3-ols, flavonols và biginkgosides.

+ Trong nghiên cứu: “Đặc điểm của các Flavonoid trong lá Bạch quả với vai trò là chất điều hòa ngoại bào thần kinh” của Choongjin Ban đã chỉ ra nhiều tác dụng của flavonoid như sau:

  • Chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do, điều hòa các quá trình chuyển hóa, làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp bền thành mạch. Từ đó bảo vệ cơ thể, cải thiện lưu lượng máu đến não bộ, ngăn ngừa lão hóa.
  • Bảo vệ tế bào thần kinh, điều tiết giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh từ tế bào thần kinh.
  • Cải thiện chức năng nhận thức như trí nhớ và tốc độ xử lý vấn đề.
  • Kháng khuẩn, kháng virus.
  • Ức chế đáng kể hoạt động của thrombin, ngăn ngừa kết tập tiểu cầu dẫn đến hình thành cục máu đông gây thiếu máu não. Ngoài ra, chúng còn giúp chống béo phì hiệu quả.

3.2. Terpenoit

3.2. Terpenoit 1

Terpenoit chủ yếu có trong lá Bạch quả, có ít trong rễ và vỏ cây.

– Hiện nay, trong cây Bạch quả có 10 hợp chất lactone diterpenoid đã được phát hiện, được gọi là ginkgolides Q, P, N, M, L, K, J, C, B và A. Trước đây, hợp chất bilobalide là sesquiterpene lactone duy nhất được biết đến trong cây Bạch quả. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu vào năm 2020 của Hai-li Donga và cộng sự ở Trung quốc đã tìm ra được một đồng phân bilobalie mới là [α]D 25–96,89 (c 0,17, CH3OH), thu được ở dạng tinh thể hình kim (MeOH) được xác định là C15H18)8 trong nghiên cứu “Một đồng phân bilobalide mới và hai flavonol glycoside cis-coumaroylated từ lá Ginkgo biloba“.

– Tác dụng:

  • Terpenoit cũng là một chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại cho cơ thể, chống ung thư gây độc tế nào.
  • Bảo vệ tế bào thần kinh, làm giảm tổn thương tế bào thần kinh.
  • Tác dụng kháng tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
  • Nó còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, cải thiện khả năng học tập, cải thiện chứng suy giảm trí nhớ, duy trì lượng máu lên não bộ làm tinh thần tỉnh táo hơn.

3.3. Alkylphenol và axit alkylphenolic

– Nghiên cứu “Phân tích hóa học và kiểm soát chất lượng của lá Ginkgo biloba, chất chiết xuất và dược phẩm thực vật” của Teris A van Beek và cộng sự đã tìm ra được các axit như axit phenolic đơn giản, axit ginkgolic…

– Tác dụng: Mặc dù axit ginkgolic được biết là độc, nhưng chúng cũng đã được báo cáo là có tác dụng dược lý tiềm tàng.

3.4. Axit cacboxylic

3.4. Axit cacboxylic 1

– Các axit cacboxylic đã được xác định trong Bạch quả bao gồm axit ferulic, axit p-coumaric, axit protocatechuic, axit caffeic, axit p-hydroxybenzoic, axit m-hydroxybenzoic, axit vanillic, axit isovanillic, axit gallic và axit sinapic. (2)

– Tác dụng:

  • Kháng khuẩn, chống lại các vi khuẩn gây hại như E. coli và bacillus subtilis, cũng như các loại nấm penicillium…
  • Ức chế xanthine oxidase, từ đó làm giảm nồng độ acid uric trong máu.
  • Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống ung thư.

Tuy nhiên, một số axit trong cây Bạch quả có thể gây dị ứng.

3.5. Lignans

– Hợp chất lignans được tìm thấy trong rễ và hạt của cây Bạch quả như pinoresinol diglucoside (3).

– Tác dụng: chống oxy hóa, giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa tình trạng lão hóa.

3.6. Proanthocyanidin

3.6. Proanthocyanidin 1

– Trong nghiên cứu “Những tiến bộ trong thành phần hóa học và phân tích hóa học của lá Ginkgo biloba, chiết xuất và dược phẩm thực vật” của Lingmei Liu và cộng sự cho thấy proanthocyanidin có trong cây Bạch quả là prodelphinidin và procyanidin.

– Tác dụng: Chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và giãn mạch, hỗ trợ tăng cường lưu lượng máu lên não, tăng khả năng đàn hồi của các sợi mao mạch.

3.7. Polyprenols

– Polyprenol được tìm thấy trong chiết xuất lá cây Bạch quả là một chuỗi dài từ 14–24 đơn vị isopentenyl và có cấu trúc tương tự như rượu S-polyterpene (dolichols) (2).

– Tác dụng: Hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong cơ thể.

3.8. Polysaccharid

– Trong nghiên cứu “Cấu trúc hóa học và tác dụng sinh học của Lá Bạch quả: Đánh giá“, Okhti và cộng sự đã tìm thấy các hợp chất polysacarit trong cây Bạch quả bao gồm glucose, rhamnose, mannose, arabinose và galactose.

– Tác dụng:

  • Các polysaccharid được nghiên cứu là có tác dụng chống khối u và không gây độc hại. Hợp chất trong lá cây Bạch quả có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.
  • Ngoài ra nó còn giúp bảo vệ thần kinh, ức chế hoặc giảm thiếu máu não ở chuột.

3.9. Thành phần khác

3.9. Thành phần khác 1

Ngoài các hợp chất chính ở trên, Bạch quả còn có các thành phần khác như (2):

  • Vitammin D, C, B1, B2, B3, B6… và khoáng chất: canxi, đồng, sắt, kẽm, magie, phốt pho…
  • Acid amin: valin, arginin, alanin, methionin… Những vitamin, khoáng chất và acid amin trong Bạch quả có tác dụng bồi bổ cơ thể hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Sáp, đường, cardanol… có tác dụng chống oxy hóa, chống virus, bảo vệ gan và chống xơ vữa động mạch.

Cũng cần lưu ý rằng mỗi bộ phận trên cây lại có hàm lượng các hoạt chất khác nhau chứ không phải là như nhau. Ví dụ như:

– Lá Bạch quả: bao gồm 6% terpenoid, 5%–24% flavonoid glycoside, 10% axit hữu cơ…

– Trong hạt Bạch quả: có nhiều tinh dầu lên đến 68 hợp chất, bao gồm 42,11% sesquiterpenes. Ngoài ra, trong hạt còn phân lập được 1 chất độc hại là 4′-O-methylpyridoxine, gây dị ứng. Vì vậy mà khi sử dụng hạt Bạch quả cần phải bỏ mầm xanh ở trong nhân.

4. Ứng dụng Bạch quả trong y học hiện đại

4. Ứng dụng Bạch quả trong y học hiện đại 1

Nhờ những nghiên cứu trên về các tác dụng trong thành phần của Bạch quả, hàng loạt các nhà máy dược phẩm tiến hành nghiên cứu bào chế ra các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Trong đó, Dược phẩm Thái Minh là đơn vị tiên phong với nhà máy đạt chuẩn GMP – WHO đã cho đời sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh với chiết xuất của các thành phần cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và các thành phần khác có tác dụng hiệu quả.

Viên uống Dưỡng Não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới dành cho người bị chóng mặt, đau đầu, mất ngủ… do thiếu máu não và rối loạn tiền đình. Sản phẩm là ứng dụng của thành phần Bạch quả và các thảo dược khác như:

  • Bạch quả: Có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện tính lưu biến của máu và mức độ tưới máu não. Ngoài ra, nó còn làm giảm cholesterol trong máu, loại bỏ các cặn trong lòng mạch.
  • Kết hợp với đinh lăng có tác dụng bồi bổ khí huyết, hoạt huyết thông mạch. Từ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ, giảm chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ của người bệnh.
  • Thạch tùng: Thảo dược chứa enzyme huperzine A có tác dụng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh, đảm bảo các tế bào não bộ thực hiện chức năng của mình. Nó kết hợp với vitamin nhóm B giúp não bộ tăng cường khả năng giữ thăng bằng và dứt nhanh các cơn chóng mặt.
  • Enzyme Nattokinase: Được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công thức của người Nhật Bản làm sạch các cục máu đông và giúp lưu thông thoáng thành mạch.

Sự kết hợp hoàn hảo này trong 1 viên nang cứng Dưỡng Não Thái Minh giúp làm giảm các biểu hiện của thiếu máu não: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hội chứng tiền đình… Đặc biệt là hỗ trợ làm giảm di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty

Trên đây là các nghiên cứu về thành phần của cây Bạch quả và tác dụng của chúng. Với những lợi ích với sức khỏe như trên, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu để tạo nên các sản phẩm có tác dụng chữa bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn.

Tài liệu tham khảo

  • (1) https://www.healthline.com/nutrition/ginkgo-biloba-benefits
  • (2) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8901348/
  • (3) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31493217

 

 
Cập nhật lúc: 20/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...