Bạch quả - Vị dược liệu quý, tốt cho sức khỏe con người

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Bạch quả là loại thảo dược quý, được người dân sử dụng để nấu ăn và làm thuốc. Vậy các thành phần chính của bạch quả là gì? Công dụng của bạch quả với sức khỏe con người ra sao? Cách dùng như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Bạch quả - Vị dược liệu quý, tốt cho sức khỏe con người 1

1. Bạch quả là thảo dược gì?

1. Bạch quả là thảo dược gì? 1

Bạch quả còn được gọi là ngân hạnh, áp cước tù, công tôn thụ… có tên khoa học Ginkgo biloba L. Ginkgoaceae. Nó là một trong những loài cây sống lâu đời nhất trên thế giới. Một số đặc điểm của loại thảo dược này như sau:

  • Cây thân gỗ, có thể cao to đến 20 – 30m, phân thành nhiều nhánh, cành lá xum xuê.
  • Lá hình quạt, mép phía trên tròn, ở giữa lá hơi lõm chia phiến lá thành hai thùy nhìn giống như chân con vịt.
  • Hoa thường nở vào tháng 4 – 5, quả chín vào tháng 10.

Bạch quả có nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe nên từ xa xưa đã được người dân Trung Quốc sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

2. Các thành phần chính của Bạch quả

Bạch quả có những thành phần chính dưới đây:

  • Flavonoid glycosid: ginkgetin, bilobetin, sciadopitysin, quercetin, kaempferol và isorhamnetin…
  • Terpenoid: bilobalide và ginkgolide A, B, C…
  • Bioflavonoid: ginkgetin, sciadopitysin và isoginkgetin.
  • Axit hữu cơ: axit ginkgolic, axit ferulic, axit p-coumaric, axit protocatechuic, axit caffeic…
  • Ngoài ra, còn có một số hợp chất khác như dầu béo, tinh dầu, các polysaccharid, sáp…

Tùy vào bộ phận như lá, thân, hạt… mà có các chất có tỷ lệ khác nhau. Ví dụng như trong thịt quả có chứa hàm lượng lớn các acid phenol có độc tính, ở hạt lại có nhiều dầu béo.

3. Công dụng của Bạch quả đối với sức khỏe con người

Việc sử dụng Bạch quả lần đầu tiên được ghi lại trong Điển niên bản thảo Vân Nam. Cho đến này, nhiều công trình nghiên cứu đã tìm ra được nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của loại thảo dược này.

Dưới đây là 8 công dụng chính của Bạch quả đối với sức khỏe:

3.1. Chống oxy hóa

3.1. Chống oxy hóa 1

Trong các quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể như giải độc, chuyển đổi thức ăn thành năng lượng… sẽ tạo ra các gốc tự do. Chúng có khả năng làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình lão hóa, phát triển bệnh.

Bạch quả có chứa hàm lượng cao các chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh như flavonoid và terpenoid. Những chất này sẽ chống lại hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do, từ đó giúp bảo vệ cơ thể, làm chậm quá trình lão hoá.

3.2. Tăng cường tuần hoàn máu não

3.2. Tăng cường tuần hoàn máu não 1

Từ những năm 1900, chiết xuất từ lá Bạch quả đã được dùng làm thuốc để cải thiện tuần hoàn máu, đặc biệt là não và các chi.

Tác dụng này là do Flavonoid chứa trong loại thảo dược này ức chế oxit nitric giúp giãn mạch, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu não, giảm độ nhớt, cải thiện tính lưu biến của máu, ngăn ngừa và điều trị thiếu máu não, nhồi máu não….

Ngoài ra, các thành phần trong cây Bạch quả còn có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và loại bỏ cặn trong lòng mạch máu, cải thiện việc cung cấp máu cho tim và mô não.

3.3. Cải thiện chứng suy giảm trí nhớ

Bạch quả giúp cải thiện lưu lượng máu đến não bộ, do đó nó có khả năng cải thiện các triệu chứng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ có liên quan đến mạch máu.

3.4. Điều trị đau đầu và đau nửa đầu

3.4. Điều trị đau đầu và đau nửa đầu 1

Flavonoid và các chất chống viêm, chống oxy hóa khác trong Bạch quả có tác dụng chống đau đầu và đau nửa đầu hiệu quả. Bởi khi gặp tình trạng này, mạch máu bị co thắt, lưu lượng máu giảm, trong khi đó Bạch quả giúp làm giãn mạch, giảm đau đầu.

☛ Đọc thêm: 10 cách trị đau đầu tại nhà không dùng thuốc

3.5. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Việc kết hợp aspirin và Bạch quả đã cho thấy kết quả điều trị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ tốt hơn khi chỉ dùng aspirin.

Chúng làm ngăn chặn sự suy giảm nhận thức mà không làm tăng tỷ lệ mắc các biến cố mạch máu.

3.6. Cải thiện bệnh hen suyễn và chứng viêm phổi tắc nghẽn mãn tính

Các chất chống viêm trong bạch quả có thể làm giảm viêm đường hô hấp và tăng dung tích phổi. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn và hội chứng viêm phổi tắc nghẽn mãn tính.

3.7. Giảm bớt lo lắng, hỗ trợ điều trị trầm cảm

3.7. Giảm bớt lo lắng, hỗ trợ điều trị trầm cảm 1

Bạch quả làm ức chế giải phóng các corticosteroid liên quan đến căng thẳng. Từ đó, nó làm giảm các triệu chứng lo âu do các chất chống oxy hóa có trong loại quả này.

Việc sử dụng cây Bạch quả cũng cho thấy khả năng làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm và chức năng nhận thức so với những người chỉ dùng thuốc. Ngoài ra, nó còn giúp giảm tổn thương não ở những người đang sử dụng thuốc trầm cảm.

3.7. Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt

Bạch quả có thể giúp làm giảm các triệu chứng cả về thể chất và tâm lý của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể như làm giảm tình trạng căng và đau ngực, mệt mỏi, đầy hơi, cáu gắt…

3.8. Điều trị rối loạn chức năng sinh lý

3.8. Điều trị rối loạn chức năng sinh lý 1

Bạch quả có khả năng giúp tăng cường ham muốn tình dục, tăng độ cương cứng khi có yếu tố kích thích. Bởi các chất trong Bạch quả giúp làm tăng nồng độ oxit nitric, gây giãn nở mạch máu ở thể hang, cải thiện lưu thông máu trong dương vật.

4. Cách dùng của Bạch quả

Bạch quả được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc… tuy nhiên vẫn còn khá xa lạ với người dân Việt Nam nên không phải ai cũng biết dùng đúng cách. Một số bộ phận của bạch quả có thể gây độc nếu chế biến sai. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ cách dùng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Bạch quả có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau như làm món ăn, ngâm rượu, làm thuốc… cụ thể như sau:

4.1. Nấu món ăn

4.1. Nấu món ăn 1

Hạt bạch quả là nguyên liệu của nhiều món ngon, bổ dưỡng như chè bạch quả giải nhiệt, bạch quả rang muối, bạch quả hầm gà, trà bạch quả… Tuy nhiên, nếu không biết chế biến đúng, nó cách có thể bị đắng, rất khó ăn.

Thịt quả độc, không ăn được nên phải ép bỏ dầu, để lâu khoảng trên 1 năm mới dùng. Khi thu hoạch quả chín thường bỏ thịt ngoài và lấy hạt. Vì vậy, khi mua trên thị trường, quả thường đã được bỏ thịt và nhân chỉ còn vỏ ngoài.

Quả sau khi chế biến đúng cách như trên có thể đem đi nấu thành các món ăn khác nhau.

– Để làm được những món chè, gà hầm bạch quả, bạn cần chế biến bạch quả như sau:

  • Hạt quả bóc bỏ màng ngoài, trong hạt có mầm với vị đắng có màu hơi vàng nên thường phải bỏ đi. Sau đó rửa sạch, đồ hoặc nhúng vào nước sôi, để ráo rồi dùng.
  • Hoặc bạn cũng có thể xiên vào các que đem đi nướng (đến khi chuyển sang màu vàng óng) rồi ăn ngay cũng rất ngon.

– Còn với món bạch quả rang muối bạn làm như sau: Cho muối vào chảo đảo đều, đến khi khô và nóng cho hạt còn vỏ của bạch quả vào. Bằng nhiệt của chảo và muối, bạch quả sẽ chín đều ăn sẽ thơm, không bị cháy.

Hạt bạch quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên không nên ăn hàng ngày. Tối đa sử dụng 100g/ngày.

4.2. Để làm thuốc

4.2. Để làm thuốc 1

Tùy từng bộ phận của Bạch quả được chế biến thành thuốc khác nhau như:

  • Lá bạch quả: Sau khi thu hái, lá được rửa sạch, phơi khô, pha thành trà hoặc tán thành bột, sắc thành cao dùng uống hàng ngày.
  • Hạt thu được từ quả chín: Loại bỏ phần thịt bên ngoài, đem rửa sạch và phơi khô. Khi dùng thì bỏ phần vỏ bên ngoài và lấy phần nhân bên trong cho vào các bài thuốc Đông y hoặc pha trà uống.

4.3. Làm cao

4.3. Làm cao 1

Theo y học hiện đại thường dùng Bạch quả dạng cao, vì vậy mà đây cũng là cách chế biến được sử dụng nhiều nhất. Cách chế biến cao Bạch quả như sau:

– Thu hái lá bạch quả, loại bỏ những lá bị bệnh. Đem rửa sạch, nấu với nước đến khi thu được hỗn hợp dẻo đặc sệt.

– Còn đối với công nghiệp, lá bạch quả đem nghiền nhỏ, sau đó thường được chiết xuất với cồn 60 độ để thu được hết các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh và dễ bay hơi dung môi. Tiếp theo lọc thô bằng gạc loại bỏ bã dược liệu và cô đặc thành hỗn hợp cao Bạch quả lỏng.

Hoặc cô đặc bay hơi mức cao hơn thành cao khô, pha uống hoặc cho vào các bài thuốc Đông y. Đặc biệt cao Bạch quả thường được dùng trong nhiều thuốc chữa bệnh, viên uống hỗ trợ điều trị bệnh như Dưỡng Não Thái Minh có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình. ☛ Tham khảo: Review Viên uống Dưỡng Não Thái Minh

4.4. Ngâm rượu

Nguyên liệu để ngâm rượu Bạch quả là hạt. Quả tươi sau khi được loại bỏ thịt thì đem rửa sạch phơi khô, cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy sạch. Cho rượu ngập dược liệu và ngâm ít nhất 3 tháng mới sử dụng được. Tuy nhiên, ngâm càng lâu thì càng chiết xuất được hết hoạt chất giúp phát huy tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

5. Cách bảo quản Bạch quả

Hạt bạch quả thường được rửa sạch rồi phơi, để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp.

Cao Bạch quả do được chế biến sẵn nên cách bảo quản cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Và nên sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định.

6. Lưu ý khi sử dụng Bạch quả

6. Lưu ý khi sử dụng Bạch quả 1

Bạch quả nói chung là thảo dược tự nhiên an toàn cho người sử dụng, được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể gây hại đến cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng bạch quả để đảm bảo vừa hiệu quả và an toàn cho người dùng.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ như đau đầu, nôn mửa, buồn nôn, chóng mặt, phát ban, tim đập nhanh, tiêu chảy… rất hiếm khi xảy ra. Nếu dùng quá nhiều, ăn thịt quả hay mầm trong nhân hạt có thể gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, bầm tím…

Ở một số người với cơ địa nhạy cảm thì có nguy cơ gây phản ứng dị ứng với các dấu hiệu như sưng, nóng, ngứa…

Những đối tượng không nên dùng

Một số đối tượng đặc biệt cần thận trọng khi sử dụng bạch quả bao gồm:

– Người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng các thảo mộc khác làm tăng nguy cơ chảy máu do bạch quả tăng cường lưu thông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu. Ở những người chuẩn bị phẫu thuật nên ngừng dùng bạch quả ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành.

– Những người đang dùng các thuốc tác động đến quá trình đông máu như NSAIDs, heparin… không nên sử dụng bạch quả do làm tăng nguy cơ chảy máu.

– Những người bị tiểu đường, hạ huyết áp nên hạn chế dùng do có thể làm giảm lượng đường trong máu.

– Những phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng Bạch quả do nguy cơ chảy máu tiềm ẩn, sảy thai ảnh hưởng tới sự an toàn của thai nhi.

Bạch quả là thảo dược quý với nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải chế biến cẩn thận khi sử dụng để tránh gây hại. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/ginkgo-biloba-benefits

 

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...