Chế độ ăn cho người thiếu máu não - Ăn gì và Kiêng gì?
Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao… giúp tăng cường máu lên não. Vậy cụ thể chế độ ăn cho người thiếu máu não như thế nào? Nên ăn gì và kiêng gì? Tham khảo ngay!
☛ Xem trước: Thiếu máu não: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
1. Chế độ ăn cho người thiếu máu não
Dưới đây là nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người thiếu máu lên não được các chuyên gia khuyến cáo như sau:
– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng:
Mỗi ngày, các tế bào não tiêu thụ 20% lượng calo và 40% lượng oxy trên tổng toàn bộ cơ thể. Số lượng các chất cần cho não bộ gồm 8 acid amin, 15 khoáng chất, 13 loại vitamin…
– Bổ sung thực phẩm giàu sắt, vitamin B6, B12:
Việc bổ sung sắt qua thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật trong chế độ ăn cho người thiếu máu não là cần thiết do:
- Sắt heme là sắt chứa hemoglobin có nhiều trong các sản phẩm động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá và nội tạng động vật. Cơ thể hấp thu loại sắt này tốt hơn 20 – 30% sắt không heme.
- Sắt không heme là loại sắt duy nhất được tìm thấy trong thực vật, sản phẩm từ sữa và trứng. Tỷ lệ hấp thụ của nó thấp hơn so với sắt heme nhưng 85% lượng sắt của chúng ta đến từ loại này.
Ngoài ra, vitamin B6, B12, folate cũng góp phần sản sinh ra hồng cầu, tăng lượng máu lên não bộ.
>Thiếu máu não cần bổ sung gì? Cách bổ sung máu lên não
– Hạn chế thực phẩm tăng xơ vữa động mạch:
Những người bị thiếu máu não được khuyến khích hạn chế bổ sung lượng chất béo bão hòa như mỡ động vật, mỡ chiên rán nhiều lần… Thay vào đó là bổ sung các chất béo chưa bão hòa tốt cho sức khỏe như omega – 3, omega – 6…
☛ Tham khảo:Thực đơn hàng ngày cho người thiếu máu não
2. Người bị thiếu máu não nên ăn gì?
Dựa vào những nguyên tắc về chế độ ăn uống cho người thiếu máu não, người bệnh cần tiêu thụ 1 – 2 thực phẩm trong mỗi nhóm sau vào một bữa ăn như:
2.1. Nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật
– Lòng đỏ trứng gà: 1 quả trứng có chứa khoảng 1 mg sắt, do vậy nó cũng cung cấp một lượng nhỏ sắt cho cơ thể.
– Hải sản: Những loại hải sản như tôm, cua, mực, nghêu, sò… chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein cho cơ thể.
– Cá hồi, cá thu, cá mòi: Là nguồn thực phẩm có hàm lượng chất béo omega-3 cao. Đây là thành phần thiết yếu của màng bao bọc các tế bào, gồm cả tế bào thần kinh giúp dẫn truyền các xung trong não bộ.
– Thịt bò: Thịt bò là protein cần thiết cho người bị thiếu máu bởi chỉ với 100g thịt nạc nó đã cung cấp 3,1mg sắt tương đương với 21% lượng sắt cần bổ sung hằng ngày.
– Gan lợn, gan bò: Gan lợn là loại thực phẩm giàu chất sắt nhất từ động vật. Cứ 100g gan thì có tới 18 mg sắt. Sau đó là gan bò chứa 7mg sắt trên 100g.
>Top 12+ thực phẩm chức năng tốt cho người thiếu máu não
2.2. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
– Củ cải đường: Củ cải đường màu đỏ (củ dền) giàu nitrat giúp tăng cường máu lưu thông ở một số vùng nhất định của não. Bên cạnh đó, nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng não.
– Cải bó xôi, bông cải xanh, súp lơ, rau xanh chứa nhiều nitrat: Đây là một trong những loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
– Các loại rau mầm: Không chỉ chứa chất xơ, rau mầm còn giàu protein, vitamin nhóm B, khoáng chất (như sắt, kẽm…), nhiều enzyme tiêu hóa và một số chất chống oxy hóa…
– Cà rốt: Loại củ này chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể, đặc biệt là tốt cho mạch máu giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa.
– Hành tây: Đây là nguồn thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa flavonoid có lợi cho sức khỏe tim mạch.
– Nghệ: Đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, trong đó có tăng lưu lượng máu lên não. Nó chứa curcumin giúp tăng sản xuất oxid nitric, giảm stress oxy hóa, cải thiện lưu thông máu.
>>Cơn thiếu máu não thoáng qua là gì, có nguy hiểm không?
2.3. Các loại hoa quả, hạt
– Trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi, cà chua, dâu tây… giúp cơ thể hấp thu sắt nhiều hơn. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm này là không thể bỏ qua ở người bị thiếu máu não.
– Lựu: Giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường lượng máu và oxy lên các mô do lựu giàu chất chống oxy hóa cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác.
– Mâm xôi, dâu tây, việt quất…: Các loại quả mọng chứa hàm lượng cao polyphenol tạo ra màu nâu, đỏ, xanh.
– Nho: Loại quả này chứa flavonoid và một lượng lớn anthocyanoside có tác dụng bảo vệ thành mạch. Đồng thời chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường lưu thông máu.
– Bơ: Giàu vitamin E và chất béo tốt giúp tăng cường sức đề kháng cho mao mạnh, thúc đẩy hấp thu tốt vitamin C.
– Dứa: Có chứa bromelain – enzyme hoạt động trong tĩnh mạch giúp tiêu sợi huyết.
– Các loại hạt, quả như hạnh nhân, óc chó… chứa hàm lượng chất béo lành mạnh, giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
3. Người bị thiếu máu não nên uống gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung trong chế độ ăn cho người thiếu máu não, người bệnh cũng nên uống một số loại nước uống dưới đây là hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh:
3.1. Nước lọc
Khó có thể không nhắc đến tầm quan trọng của việc uống nước lọc đầy đủ. Nó giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cải thiện lưu thông máu. Vì vậy, bạn nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
3.2. Nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin
Những loại trái cây chứa vitamin C được kể bên trên tốt cho người bị thiếu máu não. Do đó, nếu bạn không thích ăn cả quả bạn có thể ép lấy nước sinh tố để uống trong ngày.
3.3. Các loại sữa
Sữa đậu nành chứa hợp chất lecithin rất cao có tác dụng tăng cường độ nhanh nhạy của não bộ. Đồng thời chứa hàm lượng sắt cao, trung bình 1,5mg sắt trong 1 ly sữa.
Ngoài ra, sữa chua lên men cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng cholesterol trong máu, cải thiện tình trạng thiếu máu lên não.
3.4. Trà thảo mộc
Có nhiều loại thảo mộc đã được sử dụng từ lâu cho người bị thiếu máu não.
– Đinh lăng: Loại thảo dược này giúp tăng cường tuần hoàn máu nuôi não bộ. Bạn có thể lấy lá đinh lăng khô pha với nước nóng uống hàng ngày.
– Bạch quả: Được coi là thần dược cải thiện tuần hoàn máu não. Bạn chỉ cần sử dụng 20 – 50 g lá khô mỗi ngày cho 1 lít nước.
>Bật mí các tư thế ngủ cho người thiếu máu não tốt nhất
4. Người thiếu máu não không nên ăn gì?
Nên tránh những thực phẩm làm tắc nghẽn động mạch như chất béo bão hòa, đường tinh luyện, thực phẩm quá mặn…
4.1. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa
Các chất béo bão hòa như mỡ động vật, hay chất béo không no được nấu chín ở nhiệt độ cao dễ bị lắng đọng trong thành mạch máu.
Bạn có thể thay thế bằng dầu thực vật như mè, hướng dương… và không chiên rán lại nhiều lần.
4.2. Thực phẩm chứa nhiều muối
Có quá nhiều muối trong máu tăng nguy cơ gây giãn mạch và làm giảm đáng kể lưu lượng máu lên não đến mức các tế bào bị thiếu máu cục bộ. Do đó, nên hạn chế lượng muối thêm vào mỗi món ăn để kiểm soát bệnh thiếu máu não.
4.3. Thực phẩm hàm lượng đường cao
Việc hạn chế những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như bánh kẹo, chè, mứt… là điều cần thiết ở người bị thiếu máu não do nguyên nhân đến bệnh mạch máu.
4.4. Trà và cà phê
Trà và cà phê là một trong những thực phẩm có chứa tanin khiến cơ thể bị giảm khả năng hấp thu sắt được cung cấp trong mỗi bữa ăn.
Do đó, bạn nên tiêu thụ những đồ uống này cách xa bữa ăn, tốt nhất là 30 phút trước hoặc 2 giờ sau. Nếu thiếu máu lên não nặng thì nên hạn chế uống trà và cà phê.
4.5. Rượu và các chất chứa cồn khác
Cồn là loại thức uống không tốt cho sức khỏe nói chung, bao gồm não bộ. Nghiện rượu làm cản trở quá trình đồng hóa các vitamin B9, B12 và sắt. Do đó, bạn nên hạn chế lượng rượu, bia… bổ sung mỗi ngày.
☛ Xem thêm: 10 cách giúp tăng cường máu lên não hiệu quả
Một chế độ ăn cho người thiếu máu não cân bằng và khoa học là điều tốt để giúp cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe. Đồng thời người bệnh cần phải tránh các thực phẩm, đồ uống gây ảnh hưởng tới cơ thể và trầm trọng các triệu chứng hơn nhé.
Bài viêt liên quan
- Chóng mặt nên làm gì? 13 Việc cần nhớ khi bị chóng mặt
- Có bầu đau đầu dán sa lông pát được không?
- Mất ngủ nên làm gì? Top 17 việc làm cải thiện giấc ngủ ngay lập tức
- Top 7 viên uống bổ não của Nhật dưới 1 triệu đáng tin dùng nhất
- 5 Triệu chứng hay quên ở người trẻ hiếm ai để ý
- Bật mí 16 bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng của người Nhật
- Top 7 thuốc bổ sung sắt cho người lớn dưới 500k