Cách phân biệt rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình là những bệnh lý có triệu chứng tương đối giống nhau nên thường rất dễ nhầm lẫn. Điều này khiến cho việc chăm sóc và điều trị không đạt hiệu quả cao, khiến bệnh kéo dài dai dẳng và không được chữa dứt điểm. Vậy, làm thế nào để phân biệt hai bệnh lý này. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não còn được gọi là bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Đây là tình trạng suy giảm lượng máu nuôi dưỡng các tế bào não bộ, khiến não không được cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng để hoạt động tốt. Ở giai đoạn đầu, cơ thể có thể tự bù trừ lượng máu thiếu hụt. Nhưng ở giai đoạn sau – giai đoạn mất bù, thiếu hụt quá nhiều máu khiến cơ thể không còn khả năng điều tiết, người bệnh có thể gặp các cơn thiếu máu não thoáng qua.

Bệnh gây một số triệu chứng như: mỏi tay chân, tê bì, co giật ở chi, sa sút trí tuệ, hoa mắt, chóng mặt, đột nhiên mất trí nhớ tạm thời, hoặc đang nói chuyện người bệnh dừng lại không nói được…

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng chức năng tiếp nhận và dẫn truyền thông tin của tiền đình bị tắc nghẽn hoặc rối loạn, gây ra những triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng cơ thể, ù tai, vã mồ hôi, cảm giác lắc lư, say sóng như đang ngồi trên thuyền, rung giật nhãn cầu…

Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như dột quỵ, tai biến mạch máu não hoặc một số bệnh lý khác về tai, mũi, họng…

☛ Đọc chi tiết: Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình 1
Rối loạn tiền đình thường gặp nhiều hơn ở lứa tuổi trung niên và người già, tuy nhiên hiện nay ngày càng có xu hướng trẻ hóa

>>Rối loạn tuần hoàn não – Bệnh thường gặp chớ coi thường

Hướng dẫn cách phân biệt

Dựa vào định nghĩa cũng như các dấu hiệu trên mà chúng ta có thể phân biệt được rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình như sau:

Khác nhau về nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn tuần hoàn não thường có nguyên nhân do các bệnh mãn tính gây suy giảm lượng máu nuôi não. Có thể kể đến như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, xơ cứng mạch máu, các bệnh van tim, loạn nhịp tim hay suy thận, đái tháo đường… Ngoài ra, một số nguyên nhân cũng được coi là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý này như: thói quen sử dụng các chất kích thích, người thừa cân, béo phì, ít vận động, người căng thẳng, stress kéo dài…

Khác với rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình lại là bệnh lý xảy ra do sự tác động của các yếu tố gây hại lên hệ thống tiền đình. Đó có thể là do tuần hoàn não kém, nhiễm trùng não, viêm dây thần kinh số 8, các bệnh lý tại tai như viêm tai giữa cấp… hoặc do thay đổi thời tiết. Do vậy, rối loạn tuần hoàn não chỉ được coi là yếu tố nguy cơ gây bệnh rối loạn tiền đình.

Khác nhau ở biểu hiện

Với rối loạn tiền đình, biểu hiện chóng mặt thường đi kèm với các triệu chứng khác như là hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế từ nằm sang đứng, ngồi, đi đứng lảo đảo gây khó chịu…

Còn với rối loạn tuần hoàn não, cơn chóng mặt cũng xuất hiện khi thay đổi tư thế, nhưng thường kèm theo triệu chứng buồn nôn, nặng đầu… gặp vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng, đôi khi có biểu hiện kém tập trung, giảm khả năng tư duy và đãng trí…

Để biết chính xác tình trạng bạn đang mắc phải có phải là do một trong 2 nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình, bạn nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp phát hiện và điều trị kịp thời.

>>>Thiểu năng tuần hoàn não: Từ nguyên nhân đến cách khắc phục

Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Dưới đây là các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiện nay:

Biện pháp không dùng thuốc

Với trường hợp mắc rối loạn tiền đình mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc dưới đây:

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (từ 1,5 – 2 lít nước) để cơ thể hoạt động tốt, phòng ngừa tụt huyết áp và giúp đào thải độc tố tốt hơn.
  • Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa khoáng chất và vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin B6, B9 có trong các loại rau như súp lơ xanh, đậu bắp và các loại hoa quả như táo, chuối, bơ… để tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ chức năng của hệ thống tiền đình.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng đường, muối cao, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích – nguyên nhân gây các bệnh huyết áp hay tim mạch làm ảnh hưởng chức năng của hệ tiền đình.

Biện pháp không dùng thuốc 1

Tham khảo: 7 bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình

Thay đổi lối sống

  • Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với hệ thần kinh tiền đình. Bạn nên ngủ đủ giấc mỗi ngày, đồng thời nên đi ngủ đúng giờ, tốt nhất là trước 11h đêm để hệ thần kinh và hệ tiền đình được nghỉ ngơi, cân bằng và phục hồi.
  • Tránh làm việc quá sức hay suy nghĩ quá nhiều gây căng thẳng, stress kéo dài. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để não bộ được nghỉ ngơi.
  • Duy trì tâm trạng lạc quan, thoải mái.
  • Thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục, thể thao để duy trì được sức khỏe tốt.

Áp dụng các bài tập hỗ trợ hệ tiền đình

Một số bài tập sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng rối loạn chức năng hệ thông tiền đình. Bạn có thể tham khảo và tự thực hiện tại nhà như sau:

  • Gật đầu: Bạn nhắm mắt lại và thực hiện gật đầu trong khoảng 10 lần để cảm nhận được vị trí của cơ thể.
  • Lắc đầu: Bài tập này nên thực hiện 10 lần mỗi lần tập, chia làm 5 nhịp mỗi lần, bạn lắc đầu từ trái qua phải rồi thực hiện ngược lại.
  • Thở chậm: Bạn nên thở từ từ, mỗi nhịp thở kéo dài từ 4-6 giây và kết hợp với động tác xoay tròn đầu nhẹ nhàng và nhún vai để hỗ trợ máu lưu thông tốt.

Sử dụng thuốc Tây Y

Sử dụng thuốc Tây Y 1
Với các triệu chứng rối loạn chức năng hệ thống tiền đình khác nhau, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc khác nhau. Nhưng nhìn chung, thuốc Tây y chỉ hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng rối loạn tiền đình, giảm nguy cơ tái phát bệnh mà không có tác dụng điều trị triệt để rối loạn tiền đình. Có thể kể đến một số loại thuốc như:

  • Thuốc an thần như Lorazepam hay Diazepam: Dùng cho trường hợp rối loạn tiền đình do lo âu, căng thẳng kéo dài.
  • Thuốc kháng Histamine như Promethazin, Scopolamin, Cinnarizin, Metocloprapid, Dimenhydrinate: Giúp kiểm soát các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, buồn nôn và nôn do rối loạn tiền đình.
  • Thuốc thần kinh như Glucocoticoid giúp an thần, chống suy giảm chức năng hệ thống tiền đình, tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ và giảm mất ngủ hằng đêm.
  • Thuốc chống buồn nôn như Prochlorpezazine, Acetyl leucin… để giảm triệu chứng nôn ói do rối loạn tiền đình.

Bổ sung viên uống Dưỡng Não Thái Minh

Dưỡng Não Thái Minh là dòng sản phẩm dưỡng não thế hệ mới hiện nay được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho tình trạng rối loạn tiền đình.

Bổ sung viên uống Dưỡng Não Thái Minh 1

Sản phẩm Dưỡng Não Thái Minh được bào chế từ các thành phần:

  • Cao Bạch quả, cao Đinh lăng: Những thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn máu nuôi não, giảm các triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, đau đầu do rối loạn tuần hoàn.
  • Cao Thạch tùng: Có chứa hoạt chất Enzym huperzine A có tác dụng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh và ổn định chức năng của hệ tiền đình.
  • Enzym Nattokinase: Được chiết xuất từ đậu tương lên men theo công nghệ của Nhật, có tác dụng lưu thông máu, đánh tan cục máu đông và làm sạch thành mạch máu.

Có thể thấy, nhờ vào cơ chế 3 tác động: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu nuôi não – Làm sạch cục máu đông – Làm chậm quá trình thoái hóa não, các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, ù tai, mất thăng bằng, mất ngủ kéo dài sẽ được kiểm soát tốt, nhanh chóng đẩy lùi rối loạn tiền đình.

Dưỡng Não Thái Minh có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, đồng thời sản phẩm cũng phù hợp với người có tiền sử mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp.

Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng và chứng minh tác dụng. Thực tế khảo sát cho thấy:

  • 100% khách hàng giảm hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
  • 90,1% khách hàng cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu.

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty

Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn

Cách điều trị rối loạn tuần hoàn não

Các phương pháp điều trị rối loạn tuần hoàn não bao gồm:

Biện pháp không dùng thuốc

Thay đổi chế độ ăn uống

Người bệnh rối loạn tuần hoàn não nên bổ sung một số thực phẩm tốt như:

  • Thực phẩm giàu Sắt như: thịt bò, thịt dê, thịt lợn, gan động vật…
  • Thực phẩm giàu acid béo Omega 3: Cá hồi, cá trích, cá thu, hàu, sò… giúp cải thiện chất lượng máu, loại bỏ các Cholesterol xấu.
  • Thực phẩm giàu dinh dưỡng như lòng đỏ trứng gà chứa nhiều đạm, canxi, sắt và các vitamin tham gia vào quá trình tạo máu; mật ong chứa lượng sắt và mangan lớn giúp tăng tổng hợp huyết sắc tố trong máu…
  • Các loại rau quả chứa nhiều chất xơ, vitamin C giúp tăng cường hấp thu Sắt như súp lơ xanh, rau cải xoong, rau ngót, rau đay, cam, ổi, bưởi…
  • Các loại trái cây có màu đỏ chứa nhiều carotene, vitamin C, D, A, B, E, và các nguyên tố vi lượng giúp tăng cường trao đổi chất, lưu thông máu trong lòng mạch như bí đỏ, cà rốt…

Thay đổi lối sống

Biện pháp không dùng thuốc 1

Bạn nên thiết lập một lối sống lành mạnh để phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não tái phát như:

  • Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài, thay vào đó, bạn nên duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ, lạc quan để não bộ luôn trong trạng thái hoạt động tốt.
  • Tránh làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi 5 – 10 phút sau khoảng 2h liên tục làm việc trí óc căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày (khoảng 8 tiếng), đồng thời ngủ trước 11h đêm để não bộ được nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc vất vả.
  • Tập luyện các bài tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng như bài tập dưỡng sinh, yoga, thiền định để các tế bào, mạch máu được thư giãn, tăng cường lưu thông khí huyết.

>>>Cách phân biệt rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình!

Biện pháp sử dụng thuốc

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc Tây y giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tuần hoàn não, phòng ngừa bệnh tái phát. Có thể kể đến như:

  • Thuốc làm giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt: Tanganil, Betaserc, Sibelium…
  • Thuốc làm tăng tuần hoàn máu não: Piracetam tăng lưu thông mạch máu, Stugeron làm giãn mạch não, Duxil tăng cung cấp oxy não…

Ngoài ra, với trường hợp rối loạn tuần hoàn não do tai biến mạch máu não tạm thời, xơ vữa động mạch cảnh trong hoặc động mạch đốt sống thân nền, bác sĩ có thể thăm khám và chỉ định phẫu thuật thích hợp.

Như vậy, rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình đều có những cách điều trị riêng phù hợp, bạn cần xem xét triệu chứng cụ thể để có thể áp dụng phù hợp.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình, cách phân biệt cũng như biện pháp cải thiện. Rất mong bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị đúng.

Xem thêm:

- Thiếu oxy lên não là do đâu? Các cách tăng oxy lên não bộ

- Các bệnh về não thường gặp nhất định bạn phải biết!

Cập nhật lúc: 22/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...