Rối loạn tiền đình và thiếu máu não khác nhau như thế nào?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Theo thống kê, có đến 80% người trên 65 tuổi bị rối loạn tiền đình hoặc thiếu máu não và một số trường hợp mắc cả hai bệnh lý trên. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không phân biệt được hai tình trạng này dẫn đến điều trị sai cách. Hãy cùng chúng tôi phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não qua bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là gì? 1

Tiền đình là cơ quan nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có chức năng giữ thăng bằng, duy trì tư thế đứng thẳng cho cơ thể và phối hợp cử động các bộ phận khi chúng ta di chuyển. Rối loạn tiền đình xảy ra khi dây thần kinh số 8 cùng với động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hoặc do những tổn thương khác ở trong và ngoài não.

Rối loạn tiền đình làm cho cơ thể bị mất thăng bằng, loạng choạng, hay xuất hiện các triệu chứng như quay cuồng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai,..Những biểu hiện này thường xuất hiện đột ngột và lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và công việc, làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Bệnh học rối loạn tiền đình

Thiếu máu não là gì?

Não bộ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng luôn cần được cung cấp liên tục máu và oxy cũng như các chất dinh dưỡng để điều khiển các cơ quan khác. Thiếu máu não, còn được gọi là thiếu máu cục bộ mạch máu não hay thiếu máu cục bộ là tình trạng xảy ra khi lượng máu cung cấp lên não bị thiếu hụt hoặc tắc nghẽn. 

Thiếu máu não có thể chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn làm cho chức năng của vùng não thiếu oxy bị suy giảm. Các chuyên gia khẳng định, nếu tình trạng này kéo dài trong vài phút, các tế bào não thiếu oxy sẽ chịu tổn thương nghiêm trọng và làm chết mô não, thường được được gọi là tai biến mạch máu não hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều có tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, đi đứng loạng choạng không rõ nguyên nhân thì bạn nên tìm kiếm đến sự chăm sóc y tế kịp thời.

>>>Thiếu máu não do đâu và cách điều trị hiệu quả

Mối liên hệ giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não

Về cơ bản, rối loạn tiền đình và thiếu máu não có nhiều biểu hiện tương tự nhau như đau đầu, hoa mắt, choáng váng, buồn nôn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thiếu máu não là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Thiếu máu não khiến nhiều cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt có tác động tiêu cực đến hệ thống thần kinh và dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình.

Ngược lại, rối loạn tiền đình làm cho tâm lý người bệnh thay đổi, dễ cảm thấy chán nản, bực bội, không muốn, lười vận động và hay cáu gắt. Điều này kết hợp cùng với việc các chức năng hệ thống tiền đình bị suy giảm sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não, tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài sẽ làm cho bệnh thiếu máu não trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, việc cơ thể người bệnh rối loạn tiền đình luôn trong trạng thái mệt mỏi và phải chịu nhiều căng thẳng  cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Bởi khi bị stress, cơ thể sẽ sản sinh ra các gốc tự do và hình thành mảng xơ vữa làm tắc nghẽn động mạch. Từ đó, máu không dẫn truyền được lên não và gây ra bệnh thiếu máu não.

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não khác nhau như thế nào?

Khác nhau về nguyên nhân

Thực tế, 2 căn bệnh rối loạn tiền đình và thiếu máu nào có nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Đó là:

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não khác nhau như thế nào? 1
Rối loạn tiền đình có thể do nguyên nhân căng thẳng, stress kéo dài

>>>9+nguyên nhân gây thiếu máu não không nên chủ quan 

Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên:

  • Viêm dây thần kinh tiền đình: Do bệnh quai bị, thủy đậu, virus Zona làm tê liệt dây thần kinh tiền đình khiến cho cơ thể hay gặp tình trạng chóng mặt đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ cho đến vài tháng nhưng không gây ảnh hưởng đến thính lực.
  • Rối loạn chuyển hóa: Suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…
  • Do một số bệnh khác: Do hội chứng Meniere (Phù nề tai trong), viêm tai giữa cấp, viêm mê đạo, rò ngoại dịch, nhiễm độc tiền đình, chấn thương vùng tai trong, u dây thần kinh số 8, sỏi nhĩ, say xe,…

Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương:

  • Hội chứng nhức đầu Migraine: là bệnh đau nửa đầu từng cơn kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn và nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh
  • Tổn thương vùng não: xuất huyết não, nhiễm trùng não, chấn thương, nhồi máu não, u tiểu não, xơ cứng rải rác,…
  • Do một số bệnh khác: Giang mai thần kinh,  Bệnh Parkinson, hội chứng Wallenberg, thiểu năng tuần hoàn sống nền,…

Một số nguyên nhân khác: Tuổi tác, mất máu quá nhiều, căng thẳng, dùng nhiều chất kích thích làm tổn thương hệ thống thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh số 8 khiến cho hệ thống tiền đình bị rối loạn

Nguyên nhân gây thiếu máu não

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não khác nhau như thế nào? 2
Thiếu máu não thường có nguyên nhân do bệnh lý tại mạch máu

>>>Thiếu máu não cần bổ sung gì? Cách bổ sung máu lên não

Xơ vữa động mạch: có đến 80% các trường hợp thiếu máu não do xơ vữa và lão hóa động mạch. Chúng làm lòng mạch hẹp lại, đè vào mạch máu nuôi não, làm hạn chế lượng máu và oxy lên não.

Thoái hóa đốt sống cổ và chấn thương cột sống: Các mạch máu sẽ bị chèn ép khi cột sống tổn thương, cản trở quá trình cung cấp máu cho não.

Bệnh về tim mạch: Ở người bị bệnh tim, hoạt cung cấp máu từ tim lên não trở nên kém hiệu quả, gây  ra tình trạng thiếu máu lên não.

Tăng huyết áp: Huyết áp cao làm tăng áp lực của dòng máu lên thành mạch, khiến thành mạch bị giãn dần ra và xuất hiện những tổn thương, có nguy cơ phình mạch, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu đến não.

Khác nhau về triệu chứng

Nhiều người bệnh thường nhầm lẫn giữa rối loạn tiền đình và thiếu máu não bởi hai bệnh này có những biểu hiện tương tự nhau như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…Tuy nhiên, trên thực tế chúng sẽ có điểm khác nhau nếu bạn quan sát kỹ. Cụ thể là:

Đau đầu:

Cơn đau đầu ở rối loạn tiền đình không tập trung vào một điểm, không rõ ràng ở một vị trí cụ thể khiến cho khó xác định được vị trí đau. Còn khi bị thiếu máu não, cơn đau đầu thường tập trung ở vùng chẩm, vùng gáy, đau từng cơn và đau tăng lên.

Hoa mắt, chóng mặt:

Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt ở người bị rối loạn tiền đình thường khiến cơ thể mất thăng bằng, đi lại khó khăn. Nếu ngồi thì thấy đầu óc quay cuồng và khi nằm nghỉ thì thấy mọi vật xoay tròn xung quanh, nặng hơn có thể bị ngã hoặc ngất xỉu.

Tuy nhiên, khi bị hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường và triệu chứng này sẽ thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi hợp lý.

Ù tai:

Rối loạn tiền đình có triệu chứng ù tai rất rõ ràng, có thể xảy ra liên tục hoặc đôi chỉ chỉ đến rồi đi. Nó có thể là tiếng ồn bất thường như tiếng gầm, tiếng rít, tiếng vo vo,…luôn văng vẳng bên trong tai hoặc ở đầu. Tiếng ù tai lớn dần về đêm và có thể trở nặng đến mức khiến cho người bệnh không thể nghe được những âm thanh khác từ bên ngoài.

Còn ở bệnh thiếu máu não, triệu chứng này chị ở mức độ nhẹ và xảy ra thoáng qua trong khoảng thời gian ngắn.

Thay đổi tâm lý:

Người bị rối loạn tiền đình thường dẫn đến rối loạn tâm lý, trở nên hay cáu gắt, dễ nổi nóng, chán nản. Bên cạnh đó, họ thường xuyên chịu căng thẳng, lo âu, hồi hộp, dẫn đến tình trạng trầm cảm và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đối với người bị thiếu máu não, đa phần trí tuệ của họ vẫn minh mẫn, hiếm khi thay đổi tâm lý và tinh thần cũng không bị hoảng hốt quá nhiều.

Để nhận biết chính xác được bản thân đang bị rối loạn tiền đình hay thiếu máu não khi thấy xuất hiện các biểu hiện trên, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với loại bệnh của mình.

>>>6 Cách điều trị thiếu máu não tại nhà an toàn và hiệu quả

Điều trị rối loạn tiền đình như thế nào?

Sau đây là một số phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bạn có thể tham khảo:

Biện pháp dùng thuốc

Biện pháp dùng thuốc 1

Thuốc tây Y là một trong những phương pháp được người bệnh sử dụng để điều trị rối loạn tiền đình bởi tính tiện lợi và hiệu quả của chúng. Một số nhóm thuốc mà bác sĩ thường kê có thể kể đến như:

Thuốc kháng histamine: Một số loại thuốc như Tanganil, Scopolamin hay Promethazin và cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn ở người bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, cần lưu ý là chúng không điều trị được tận gốc của bệnh lý này.

Thuốc hoạt huyết: Điển hình là Almitrin, Betahistin, Duxil…Đây là nhóm thuốc có khả năng điều hòa lưu thông máu và oxy đến hệ thống tiền đình, tăng cường tuần hoàn não và giảm nguy cơ thiếu máu não.

Thuốc thần kinh: Có thể kể đến như  thuốc Glucocoticoid chứa thành phần Ginkgo, Tanganil, Vipocetin,…. có khả năng giảm stress, xoa dịu thần kinh, ngăn ngừa sự suy giảm ở chức năng của hệ thống tiền đình, tăng tập trung, cải thiện chứng mất ngủ và tăng cường trí nhớ.

>>>3 bài thuốc điều trị thiếu máu não bằng Đông y cực hiệu quả

Biện pháp không dùng thuốc

Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể cải thiện được nhờ các biện pháp không dùng thuốc sau:

Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin B6, C, D để hỗ trợ việc lưu thông máu và ổn định hệ thống tiền đình như táo, cam, bơ, dâu tây, bưởi, súp lơ xanh, rau cải xoắn, các loại sữa bao gồm sữa đậu nành, sữa bò hoặc ngũ cốc.
  • Ăn nhiều đậu bắp, bông cải xanh hay măng tây cũng là thực phẩm chứa nhiều acid folic có hiệu quả với người bị rối loạn tiền đình.
  • Đặc biệt, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn cũng như tuyệt đối không sử dụng thuốc là và các chất kích thích như rượu, bia.

☛ Tham khảo thêm: Các món ăn chữa rối loạn tiền đình

Tập các bài tập hỗ trợ hoạt động của hệ tiền đình

  • Gật đầu: Bạn nên nhắm mắt và thực hiện gật đầu trong khoảng 10 giây để cảm nhận được vị trí của cơ thể.
  • Lắc đầu: thực hiện lần lượt 10 lần từ trái qua phải và chia làm 2 lần
  • Thở chậm: Bạn nên thở từ từ, mỗi nhịp thở kéo dài từ 4-6 giây, đừng quên kết hợp với động tác xoay tròn đầu nhẹ nhàng và nhún vai.

Tập yoga trị rối loạn tiền đình

Biện pháp không dùng thuốc 1

Một trong những phương pháp điều trị rối loạn tiền đình không sử dụng thuốc cực kỳ hiệu quả khác đó chính là tập yoga. Tập yoga đều đặn sẽ đem lại những lợi ích như: tăng tuần hoàn máu, giảm đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Bên cạnh đó, bài tập này cũng làm gia tăng hormone endorphin giúp cân bằng cảm xúc của người bệnh. Bạn nên dành ra tập 3-4 buổi để thấy được sự cải thiện tích cực đối với tình trạng bệnh của bạn.

Điều trị thiếu máu não như thế nào?

Bạn có thể điều trị thiếu máu não theo một số gợi ý dưới đây:

Biện pháp dùng thuốc

Các thuốc Tây Y thường được bác sĩ kê đơn khi bạn bị thiếu máu não là:

Piracetam: Tác động trực tiếp lên não và hệ thần kinh trung ương. Chúng có chức năng đẩy mạnh chuyển hóa oxy và glucose lên não, phục hồi tổn thương não, tăng khả năng tổng hợp năng lượng ở não, cải thiện tình trạng thiếu tập trung, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt.

Cerebrolysin: Nhờ tác dụng điều hòa chức năng của các tế bào thần kinh, chúng hỗ trợ giảm các gốc tự do có hại cho tế bào thần kinh, ngăn chặn việc nhiễm acid lactic trong thiếu máu não, giúp tế bào thần kinh sử dụng oxy hiệu quả hơn. Từ đó, tăng cường máu dẫn truyền lên não, cải thiện trí tuệ và phòng ngừa đột quỵ.

Cinnarizin: Nhóm thuốc này giúp ức chế canxi chọn lọc, làm giảm hoạt tính của các chất gây co mạch, tăng cường lưu thông máu lên não. Đồng thời, giúp cải thiện tình trạng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt,… ở người bị thiếu máu não.

Biện pháp không dùng thuốc

Một số biện pháp không dùng thuốc sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng thiếu máu não như:

Xoa bóp, bấm huyệt

Biện pháp không dùng thuốc 1

>>>Top 12+ thực phẩm chức năng tốt cho người thiếu máu não

Các bài tập xoa bóp, bấm huyệt vùng đồng sẽ giúp quá trình lưu thông máu lên não được dễ dàng hơn. Một số thao tác đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà như:

  • Dùng bàn tay từ từ xoa trán.
  • Tiếp tục dùng đầu ngón tay vuốt da đầu sang hai bên trán và ra sau gáy.
  • Mỗi thao tác thực hiện từ 5-10 lần để đạt được hiệu quả.

Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên

Người bệnh thiếu máu não có thể thực hiện như đạp xe, khiêu vũ, đi bộ, tập yoga, … để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hoạt động của tim mạch từ đó giúp việc dẫn truyền máu lên não tốt hơn.

Áp dụng bài bài thuốc dân gian

Để điều trị bệnh thiếu máu não, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau:

  • Ăn ít nhất 10g tỏi mỗi ngày hoặc giã và pha loãng với nước ấm rồi uống trực tiếp.
  • Sắc 50g lá sen khô để lấy nước uống mỗi ngày.
  • Sử dụng một số loại nấm như nấm linh chi dùng để hãm nước hoặc chế biến nấm hương và nấm mộc nhĩ thành những món ăn hằng ngày.

Dưỡng Não Thái Minh – Giải pháp hỗ trợ hoạt huyết, tăng lưu thông máu não

Dưỡng Não Thái Minh là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sản xuất bởi Công ty cổ Phần công nghệ cao Thái Minh.

Với thành phần chính bao gồm: Cao Đinh lăng, cao thạch tùng, cao Bạch quả, Nattokinase, Alpha Lipoic Acid, Choline, Vitamin B1, B6, B12,.. sản phẩm có tác dụng tăng cường lưu thông máu não, hỗ trợ hoạt huyết, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm biểu hiện thiểu năng tuần hoàn não,… máu não được nhiều khách hàng tin dùng.

Dưỡng Não Thái Minh - Giải pháp hỗ trợ hoạt huyết, tăng lưu thông máu não 1

Đây là dòng dưỡng não thế hệ mới, có điểm vượt trội hơn so với các dòng dưỡng não khác là mang đến cơ chế 3 tác động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh và làm sạch cục máu đông. Ngoài ra, sản phẩm đã được khảo sát hiệu quả trên người dùng, thực tế cho thấy:

  • 100% cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt và mất thăng bằng khi thay đổi tư thế.
  • 90,2% cải thiện tình trạng đau nhức đầu.
  • 74,5% cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ và ghi nhận giấc ngủ sâu và dài hơn sau khi sử dụng.

Như vậy, Dưỡng Não Thái Minh là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ hoạt huyết, tăng lưu thông máu não, hiệu quả người bị thiếu máu não và rối loạn tiền đình, giúp cải thiện các triệu chứng và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty

Tóm lại, rối loạn tiền đình và thiếu máu não có biểu hiện khá giống nhau với các triệu chứng tương đồng. Tuy nhiên, xét theo định nghĩa và nguyên nhân thì thiếu máu não chính là một trong những nguyên nhân của rối loạn tiền đình. Hãy tìm hiểu kĩ 2 căn bệnh này để tránh nhầm lẫn và có được phương pháp điều trị hợp lý nhất.

 
Cập nhật lúc: 05/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...