Rối loạn tiền đình uống trà hoa cúc được không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến – đây là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Hiện nay có rất nhiều biện pháp kiểm soát tình trạng bệnh, một trong số đó là phương pháp uống trà. Vậy rối loạn tiền đình  uống nước gì? “Rối loạn tiền đình uống trà hoa cúc được không?”. Tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

☛ Đọc trước: Rối loạn tiền đình là gì?

1. Trà hoa cúc có tác dụng gì?

Hoa cúc là loại cây thân cỏ, vó vị đắng, tính bình hơi hàn, thiên về kinh phế, thường được dùng để làm trà. Từ xa xưa, trà hoa cúc không chỉ được biết tới là vị thuốc nam chữa rối loạn tiền đình mà nó còn là loại trà có vị ngọt thanh tao, được dâng lên cho vua chúa hay các tầng lớp quý tộc.

Không phải ngẫu nhiên mà trà hoa cúc có tuổi đời sử dụng lâu như vậy, theo y học hiện đại, hoa cúc chứa tinh dầu, các vitamin A,B, một số axit amin và nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó có selen giúp chống oxy hóa, chống lão hóa và crom là chất phân giải, bài tiết cholesterol, phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

1. Trà hoa cúc có tác dụng gì? 1
Trà hoa cúc đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người

Nhờ vào thành phần chứa các hoạt chất tốt, do đó việc uống trà hoa cúc sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình phải kể đến là:

  • Thanh nhiệt, giải độc: Trà hoa cúc có vị mát, hơi đắng, giúp làm mát, thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
  • Tăng cường miễn dịch: Tinh dầu có trong hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn và chống vi trùng. Đặc biệt rối loạn tiền đình uống trà hoa cúc sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cơ chế kích thích cơ thể sản sinh tế bào chống bệnh tật.
  • Giảm đau đầu: Nhờ vào đặc tính chống co thắt nên trà hoa cúc giúp giãn cơ, từ đó không chỉ làm giảm đau đầu mà còn cải thiện tốt các chứng đau bụng kinh, đau dạ dày.
  • Giải cảm: Nhờ vào tính mát của trà hoa cúc mà chúng được dùng để hạ sốt rất hiệu quả. Tác dụng này đã được cha ông ta áp dụng từ xa xưa để chữa phong hàn, cảm lạnh sốt và nhức đầu.
  • Tốt cho tim mạch, bệnh mỡ máu: Chất chống oxy hóa Flavones trong hoa cúc được nghiên cứu có có tác dụng giảm huyết áp, giảm sự hình thành cholesterol. Qua đó mà làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch hay cả các bệnh về mỡ máu.
  • Ngăn ngừa lão hóa: Chất chống oxy hóa Flavones trong hoa cúc giúp giảm sự hình thành các gốc tự do có hại, nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, đặc biệt là lão hóa làn da.
  • Ngăn ngừa ung thư: Trong thành phần của hoa cúc có chứa Apigenin có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và hạn chế sự phát triển lan rộng của tế bào ung thư.
  • Tốt cho mắt: Hoa cúc giàu vitamin A, một chất quan trọng cho mắt, giúp giảm khô mắt, mệt mỏi và mờ mắt.
  • An thần, giảm căng thẳng, lo âu: Hoa cúc có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương nên trà hoa cúc trở thành thức uống giúp an thần, giảm căng thẳng và lo âu hiệu quả.
  • Giúp ngủ ngon: Nhờ vào hiệu quả an thần mà người uống trà hoa cúc sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ, rất phù hợp cho bệnh nhân mất ngủ.

>>>7 loại trà giúp hạn chế cơn đau đầu hiệu quả! – Dưỡng não Thái Minh

2. Rối loạn tiền đình có nên uống trà hoa cúc hay không?

Dựa vào những lợi ích mà trà hoa cúc đem lại, đặc biệt là tác dụng làm giảm đau đầu, an thần, giảm căng thẳng, làm dịu thần kinh trung ương, chữa mất ngủ,… Chúng đều là những tác động có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến tình trạng rối loạn tiền đình, cụ thể:

  • Tác dụng giảm đau đầu: làm giảm triệu chứng của rối loạn tiền đình
  • Rối loạn tiền đình uống trà hoa cúc có tác dụng an thần, bổ sung khí huyết, giảm nhanh các cơn hoa mắt chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra.
  • Giảm căng thẳng, làm dịu thần kinh trung ương: thường xuyên căng thẳng thần kinh trung ương là nguyên nhân trực tiếp gây nên rối loạn tiền đình.
  • Chữa mất ngủ: làm giảm yếu tố nguy cơ hình thành rối loạn tiền đình.

Tất cả các cơ chế hoạt động trên đều dựa vào hoạt chất apigenin – một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp cải thiện chứng rối loạn tiền đình một cách rõ rệt. Do đó, bệnh nhân rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể uống được trà hoa cúc.

☛ Tham khảo thêm: 6 loại trà trị rối loạn tiền đình

3. Uống như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Cách pha trà hoa cúc đúng cách

Pha trà hoa cúc không cần nước quá nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm bay hơi mất một số tinh chất có trong hoa cúc, từ đó làm giảm tác dụng của trà. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý khi pha trà hoa cúc chỉ nên dùng nước có nhiệt độ 80-85 độ C, thời gian hãm trà từ 3-5 phút. Người rối loạn tiền đình pha trà hoa cúc có thể kết hợp thêm bạc hà, mật ong, kỷ tử, táo đỏ… để gia tăng tác dụng của trà.

Thời điểm uống thích hợp

Đối với người rối loạn tiền đình, thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc là ngay khi các triệu chứng của bệnh vừa bùng phát – đây được gọi là “thời điểm vàng: bởi lúc này trà hoa cúc sẽ nhanh chóng làm giảm mức độ khó chịu của tình trạng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn.

Thời điểm uống thích hợp 1
Uống trà hoa cúc ngay khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình

Ngoài thời điểm vàng này ra, người bị rối loạn tiền đình uống trà hoa cúc vào các thời điểm sau đẩy lùi khả năng phát triển bệnh như:

  • Buổi sáng sớm: 1 tách trà hoa cúc vào buổi sáng sớm giúp đánh thức các giác quan, làm tinh thần sảng khoái để hoạt động cả ngày dài.
  • Sau bữa trưa: Có thể bổ sung trà hoa cúc sau bữa ăn trưa giúp cơ thể thư giãn và phục hồi năng lượng sau khoảng thời gian học tập làm việc mệt mỏi.
  • Trước khi đi ngủ: Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ là biện pháp hiệu quả giúp cho giấc ngủ trở nên ngon và sâu hơn.
  • Sau ăn nhiều dầu mỡ: Cơ thể cần 4-6 giờ để tiêu hóa thực phẩm nhiều dầu mỡ. Vì vậy một tách trà vào lúc này sẽ giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình tiêu hóa, khiến cho bụng bớt khó chịu hơn. Có thể bạn chưa biết nhưng rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây nên đau đầu, chóng mặt, buồn nôn – triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình.
  • Sau ăn mặn: Thức ăn mặn khiến cơ thể tích nước, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Uống trà hoa cúc giúp bài tiết lượng muối dư thừa nhanh chóng. Đây cũng là một tác động gián tiếp đến tình trạng rối loạn tiền đình bởi người bị huyết áp cao sẽ có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

>>>TOP 3+ cách chữa rối loạn tiền đình bằng gừng hiệu quả

Uống bao nhiêu là đủ?

Dù trà hoa cúc có nguồn gốc tự nhiên, lành tính với cơ thể thì người rối loạn tiền đình cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều. Rất nhiều bệnh nhân rối loạn tiền đình cho rằng trà hoa cúc có tác dụng làm giảm triệu chứng, tình trạng bệnh mà uống thay nước lọc hàng ngày. Điều này có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt là các đối tượng dị ứng với hoa cúc.

Theo đó, các chuyên gia khuyên rằng khi bị rối loạn tiền đình nên uống trà hoa cúc tối đa 3 tách mỗi ngày. Tốt nhất nên tuân thủ khối lượng hoa cúc khô sử dụng hãm trà và lượng nước trong ngày. Cụ thể 30g hoa cúc với 2 lít nước giúp cho trà vừa giữ được vị thơm ngon mà vẫn phát huy tác dụng chữa rối loạn tiền đình.

- 5 Mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình đừng bỏ qua!

4. Một số lưu ý uống trà hoa cúc đúng cách cho người bị tiền đình

Rối loạn tiền đình uống trà hoa cúc là biện pháp hiệu quả mà không ai có thể phủ nhận được, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất thì người bệnh vẫn nên lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Uống trà hoa cúc để cải thiện rối loạn tiền đình là phương pháp thiên nhiên nên tác dụng làm giảm triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau tùy vào cơ địa từng người.
  • Hiệu quả làm giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình khi uống trà hoa cúc sẽ không đến ngay lập tức như uống thuốc. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định.
  • Lựa chọn hoa cúc có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, đảm bảo chất lượng.
  • Rửa sạch nguyên liệu trước khi pha trà nếu là hoa cúc tươi.
  • Tráng qua với nước sôi trước khi pha trà đối với hoa cúc khô để loại bỏ sạch bụi bẩn.
  • Các đối tượng không nên sử dụng trà hoa cúc bao gồm: Người dị ứng với hoa cúc hoặc phấn hoa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh nhân huyết áp thấp, người có thể trạng suy nhược, phụ nữ mang thai.
  • Uống chậm rãi, từ từ từng ngụm nhỏ vừa thưởng thức vị thanh của trà, vừa giúp trà thẩm thấu, kích thích hệ thần kinh trung ương, phục hồi chức năng tiền đình, cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh.
  • Duy trì thói quen uống trà cùng với một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lối sống và sinh hoạt lành mạnh để phát huy được hiệu quả tốt nhất.
  • Kết hợp sử dụng thêm sản phẩm Dưỡng não Thái Minh giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, giảm triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

4. Một số lưu ý uống trà hoa cúc đúng cách cho người bị tiền đình 1

Dưỡng não Thái Mịnh là sự kết hợp hoàn hão giữa thảo dược tự nhiên với y học hiện đại. Cụ thể, thành phần thảo dược bao gồm Cao Đinh lăng, Cao Bạch quả, Cao Thạch tùng và Enzym Nattokinase có hiệu quả cao với người bệnh bị chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình. Nhờ thêm 3 cơ chế: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu – Làm sạch cục máu đông – Làm chậm quá trình thoái hóa não khiến Dưỡng Não Thái Minh có tác dụng nhanh và mạnh hơn so với các dòng hoạt huyết thông thường.

Hiện tại, sản phẩm đã phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, BẤM VÀO ĐÂY để tìm điểm bán gần nhất và mua được sản phẩm chính hãng từ công ty.

☛ Tìm hiểu thêm: Viên uống Dưỡng não Thái Minh có tốt không?

Kết luận: Như vậy, các thông tin trong bài viết chính là câu trả lời cho thắc mắc “Rối loạn tiền đình uống trà hoa cúc được không?”. Từ đó, bạn đọc có thể thưởng thức trà hoa cúc đúng cách, vừa tốt cho tình trạng rối loạn tiền đình mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn

>>>Rối loạn tiền đình có nên uống sâm? Thực hư thế nào?

Cập nhật lúc: 21/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...