Rối loạn tiền đình có nên uống sâm? Thực hư thế nào?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Nhân sâm được mệnh danh là dược liệu chữa bách bệnh. Vậy thì đối với người bị rối loạn tiền đình nhân sâm có cho công dụng tốt như vậy không? Hay lại phản tác dụng. Thực hư cùng làm rõ ngay sau đây.

Người bị rối loạn tiền đình có nên uống sâm không?

Rối loạn tiền đình là tình trạng liên quan đến hệ thần kinh gây ra những cảm giác hoặc cảm nhận sai lệch về vị trí, cảm giác chói, hoa mắt, chóng mặt, hoặc mất cân bằng. Nguyên nhân có thể do thiếu máu, tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém, hay đơn giản hơn là do căng thẳng, mất ngủ, áp lực đè nén và cơ thể suy yếu. 

Trong thành phần của sâm có chứa khá nhiều các hoạt chất giúp tăng cường và hồi phục sức khỏe, đặc biệt là saponin được biết đến là một hoạt chất rất tốt cho hệ thần kinh trung ương, tác dụng lưu thông máu não, ổn định tiền đình… 

Chính vì vậy, người bị rối loạn tiền đình có nên uống sâm không thì câu trả lời là hoàn toàn CÓ THỂ. Những ai đang bị rối loạn tiền đình mà liên quan đến các vấn đề như do tắc nghẽn, suy nhược hệ thần kinh hoặc do cơ thể yếu thì hoàn toàn có thể sử dụng sâm để bổ trợ trong việc nâng cao sức khỏe. Từ đó giúp tinh thần tỉnh táo, cải thiện các chức năng hoạt động liên quan đến não bộ tốt hơn.

Tuy nhiên, người bệnh phải biết sử dụng đúng cách. Một số thành phần trong sâm có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, và cảm giác lo lắng nếu không sử dụng đúng cách và quá liều. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc.
Người bị rối loạn tiền đình có nên uống sâm không? 1
Người có vấn đề về tiêu hóa không nên sử dụng sâm

> Người bị rối loạn tiền đình có thể sử dụng viên uống Dưỡng não Thái Minh để hỗ trợ và điều trị bệnh nhanh khỏi nhất

Đối tượng không nên dùng sâm

Trước khi trả lời câu hỏi “rối loạn tiền đình có nên uống sâm không” thì bạn cần phải nắm được những đối tượng hạn chế hoặc không nên sử dụng sâm. Mặc dù củ sâm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng nó. Có một số nhóm người không nên dùng củ sâm hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Những nhóm người này bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có đủ bằng chứng để xác định củ sâm có an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú hay không. Do đó, để tránh nguy cơ không mong muốn đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú nên tránh sử dụng củ sâm trừ khi được bác sĩ cho phép.
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp: Củ sâm có thể gây tăng huyết áp ở một số người. Vì vậy, những người có vấn đề về huyết áp nên hạn chế hoặc tránh sử dụng củ sâm, trừ khi được bác sĩ đánh giá và chỉ định cụ thể.
  • Người mắc bệnh tim mạch: Củ sâm có thể tương tác với một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim mạch, chẳng hạn như thuốc chống loạn nhịp và thuốc giãn mạch. Việc sử dụng củ sâm trong trường hợp này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và tăng nguy cơ gây ra vấn đề sức khỏe.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu cho thấy củ sâm có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết, vì vậy người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng củ sâm và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Người dùng thuốc chống đông máu: Củ sâm có thể tương tác với các loại thuốc chống đông máu như warfarin và clopidogrel, gây ra rủi ro tăng huyết khối hoặc xuất huyết. Việc sử dụng củ sâm trong trường hợp này cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ.
  • Người mắc bệnh hô hấp: Củ sâm có thể gây tăng đáng kể tác động lên hệ thống hô hấp, gây ra các triệu chứng như khó thở, sổ mũi, ho và ngạt mũi đối với một số người. Người mắc bệnh phổi mãn tính, hen suyễn hoặc các vấn đề về hô hấp nên tránh sử dụng củ sâm hoặc tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
  • Người mắc bệnh gan và thận: Củ sâm có thể gây tăng cường hoạt động gan và thận, đồng thời tác động lên quá trình loại thuốc ra khỏi cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn của các loại thuốc điều trị bệnh gan và thận. Người mắc các vấn đề về gan và thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng củ sâm.

Tham khảo: Thiếu máu não cần bổ sung gì? 10+ Cách bổ sung máu lên não

#7 Đối tượng không nên dùng sâm 1
Rối loạn tiền đình uống sâm được không? là thắc mắc của rất nhiều người

>>>Cách chữa rối loạn tiền đình theo dân gian đừng bỏ qua!

#7 Lưu ý khi uống sâm ở người rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình khi quyết định sử dụng thảo dược như sâm, cần thận trọng và tư vấn y tế để đảm bảo rằng việc sử dụng thảo dược này không gây ra tác động không mong muốn hoặc tương tác tiêu cực với tình trạng sức khỏe của họ. Dưới đây là một số lưu ý khi uống sâm cho người rối loạn tiền đình:

  • Tương tác thuốc: Sâm có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc có thể tác động đến hệ thống tuần hoàn. Người rối loạn tiền đình thường cần kiểm tra xem sâm có thể gây tương tác tiêu cực với các loại thuốc mà họ đang dùng không.
  • Liều lượng hợp lý: Nếu bác sĩ cho phép sử dụng sâm, hãy tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ hoặc nhãn sản phẩm. Sử dụng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tác động không mong muốn.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Nếu có bất kỳ biểu hiện lạ hoặc tác dụng phụ, hãy ngưng sử dụng và thảo luận với bác sĩ ngay lập tức.
  • Sản phẩm chất lượng: Lựa chọn sản phẩm sâm từ các nguồn đáng tin cậy và chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Sâm là thực phẩm hỗ trợ: không phải thuốc do đó không thể sử dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Thời gian sử dụng: Uống sâm vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh uống vào buổi tối có thể gây mất ngủ. Uống sâm khi bụng đói để hấp thụ tối đa các dưỡng chất có trong sâm. 
  • Cách dùng hiệu quả: Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 1-2 lạng sâm. Ban đầu nên sử dụng sâm với liều lượng thấp, sau đó tăng dần.
#7 Lưu ý khi uống sâm ở người rối loạn tiền đình 1
Nước ép chứa nhiều vitamin B, C rất tốt cho người rối loạn tiền đình

> Rối loạn tiền đình uống trà hoa cúc được không?

Sâm là một loại dược liệu quý, nhưng nó cũng sẽ gây ra những tác hại nếu dùng sai cách. Tóm lại, người rối loạn tiền đình có nên uống sâm không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể, nhưng dựa trên sự tham khảo và chỉ định của bác sĩ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn

 
Cập nhật lúc: 31/01/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...