Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì? Có nguy hiểm không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi và đang ngày một tăng do nhịp sống không lành mạnh, ngồi quá lâu trong phòng điều hoà. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh gì?

Tiền đình tham gia vào khả năng giữ thăng bằng và thực hiện các hoạt động cử động như: đi lại, nhìn, cầm nắm… của con người. Đây là một bộ phận thần kinh nằm ở ốc tai hai bên gồm 2 bộ phận:

  • Tiền đình trung ương: Gồm các cấu trúc của tai trong (ống bán khuyên, xoang nang, cầu nang, ống nang) có vai trò giúp cơ thể định vị vị trí trong không gian.
  • Tiền đình ngoại biên: Gồm dây thần kinh dẫn truyền, nhân thần kinh có chức năng kiểm soát thăng bằng và chuyển động của mắt.
Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh gì? 1
Tiền đình có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể trong thực hiện các hoạt động cử động của tay, chân.

Rối loạn tiền đình bao gồm hai dạng là: tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Trong đó, ngoại biên phổ biến hơn cả với tỷ lệ hơn 80% trong số các tình trạng rối loạn tiền đình.

Tìm hiểu chi tiết: Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh gì? 2
Đa số các trường hợp rối loạn tiền đình đều là ngoại biên.

#8 Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình nhìn chung đều có những triệu chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh. Ở mỗi dạng rối loạn khác nhau, nguyên nhân gây bệnh là khác nhau. Cụ thể từ những nguyên nhân sau:

Viêm dây thần kinh tiền đình: Là bệnh lý viêm dây thần kinh ở tai trong khiến thần kinh tiền đình bị ảnh hưởng, chịu tổn thương làm mất cảm nhận giữ thăng bằng.

Viêm tai xương chũm: Bệnh lý mãn tính gây suy giảm thính lực dẫn đến tổn thương dây thần kinh số 8 và từ đó rối loạn thần kinh ngoại biên. Viêm tai xương chũm thường bắt đầu từ nhiễm trùng tai không được điều trị kịp thời khiến lan sang xoang chũm.

Viêm mê nhĩ: Bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn ở tai trong gây nên. Bệnh lý này thường gây ra điếc, mất chức năng tiền đình, viêm màng não…

U góc cầu tiểu não: Còn gọi là bệnh lý u dây thần kinh số VIII – chèn ép các dây thần kinh sọ thứ 7 và thứ 8 gây các rối loạn tiền đình và một số bệnh lý khác.

Bệnh Meniere: Là dạng bệnh lý rối loạn thính giác xảy ra ở tai trong do sự tăng bất thường dịch tế bào và ion nội mô. Bệnh gây tổn thương tai, ù tai kèm theo các ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống tiền đình.

Làm việc văn phòng ít hoạt động, ngồi lâu trong phòng điều hòa quá lâu khiến co thắt động mạch cột sống. Theo đó, máu kém được lưu thông lên não, giảm cung cấp oxy cho não gây ra những rối loạn thần kinh.

Tuổi tác: Theo thời gian, chức năng của một số cơ quan trong cơ thể bị suy giảm do tác động của quá trình lão hoá. Thống kê cho thấy, những người ở độ tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng tăng.

Thiếu máu lên não: Khi lượng máu lên não kém, các tế bào não và tế bào thần kinh không được cung cấp đủ oxy để nuôi dưỡng và đảm bảo thực hiện vai trò cùa mình.

#8 Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên 1
Thiếu máu lên não có thể do mất máu, giảm khả năng tạo máu hoặc tắc nghẽn mạch máu.

>>Rối loạn tiền đình trung ương và những điều bạn chưa biết

Nhận biết rối loạn tiền đình ngoại biên

Biểu hiện thường diễn ra nhanh, khó nhận biết và thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của hạ đường huyết, tụt huyết áp… Do vậy, đa số người bệnh thường bỏ qua, vô tình làm bệnh tiến triển nặng.

  • Chóng mặt khi thay đổi tư thế: Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn chóng mặt nhẹ trong thời gian ngắn khi đột ngột thay đổi tư thế.
  • Mất khả năng giữ thăng bằng: Người bệnh xuất hiện cảm giác mọi thứ xung quanh dịch chuyển, xoay tròn, nghiêng ngả…
  • Buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi khó chịu.
Nhận biết rối loạn tiền đình ngoại biên 1
Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện khi vừa tỉnh giấc hoặc khi đi tàu xe.

Rối loạn tiền đình ngoại biên có nguy hiểm không?

Tình trạng này không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Trên thực tế, đa số các trường hợp mắc bệnh không ghi nhận trường hợp tử vong.

Rối loạn tiền đình ngoại biên có nguy hiểm không? 1
Các cơn đau đầu thường xuyên gây ra khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng.

>>7 Bài thuốc Đông y trị rối loạn tiền đình an toàn và hiệu quả

Theo đó, cần phát hiện bệnh sớm để khắc phục tình trạng bệnh. Nếu không bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Suy nhược, trầm cảm do triệu chứng tái phát nhiều lần và tần suất thường xuyên…
  • Tăng nguy cơ tử vong do tai nạn
  • Ảnh hưởng đến tim mạch, ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu và chức năng của tim.
  • Kém tập trung, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến các chức năng khác của não. Tai biến mạch máu não, đột quỵ… là biến chứng nguy hiểm nhất.
Rối loạn tiền đình ngoại biên có nguy hiểm không? 2
Tai biến mạch máu não xảy ra khi rối loạn tiền đình ngoại biên ở giai đoạn nặng không được điều trị kịp thời.

>>Bật mí 3 nhóm thuốc điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất

5+ cách điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên

Ở giai đoạn đầu của bệnh, mức độ biểu hiện triệu chứng còn nhẹ do đó có thể thực hiện các phương pháp:

Thay đổi lối sống: Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Không sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, nicotin…

Vận động mỗi ngày: Tập thể dụng thể thao hàng ngày giúp duy trì sức bền cơ thể, thư giãn gân cốt, thúc đẩy máu lưu thông. Đặc biệt đối với những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều, có ít thời gian thì vận động là điều cần thiết để phòng và trị bệnh. Hãy thực hiện tập một số bài tập đơn giản như: đi bộ, đạp xe, chạy bộ…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhằm nâng cao sức đề kháng, kháng viêm, hỗ trợ sửa chữa tổn thương.… Hãy bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng từ hoa quả, các loại hạt, thịt cá, rau xanh…

5+ cách điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên 1
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, acid folic… giúp tăng tạo máu, tăng cung cấp oxy cho não nhờ đó ngăn ngừa rối loạn tiền đình trở nặng.

>>#7 Triệu chứng rối loạn tiền đình & phương pháp phòng

Ở mức độ nặng, việc điều trị cần kết hợp với các phương pháp sau:

Điều trị bằng thuốc: Tùy thể trạng bệnh lý mà bạn có thể được kê các thuốc ức chế tiền đình, thuốc chống buồn nôn, thuốc giảm đau…

Phương pháp trị liệu: Phương pháp châm cứu là một trong những cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả. Bằng các tác động lên các huyệt vị, châm cứu giúp lưu thông khí huyết, đả thông kinh lạc từ đó khắc phục tình trạng bệnh nhanh chóng.

5+ cách điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên 2
Châm cứu đòi hỏi người thực hiện có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.

Tham khảo bài viết: Cách bấm huyệt chữa đau đầu

Dưỡng não Thái Minh – Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên hiệu quả

Dưỡng não Thái Minh - Hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên hiệu quả 1

Dưỡng não Thái Minh gồm các thành phần thảo dược như Cao bạch quả, Cao đinh lăng, Cao thạch tùng, Choline, vitamin B1, B6, B12… sản phẩm mang lại công dụng:

  • Hỗ trợ hoạt huyết, giúp tăng cường lưu thông máu não, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Hỗ trợ giảm biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não, phòng ngừa di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

>>12 thực phẩm chức năng rối loạn tiền đình tốt nhất hiện nay

Rối loạn tiền đình ngoại biên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt do đó cần được điều trị kịp thời. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...