#7 Triệu chứng rối loạn tiền đình & phương pháp phòng tránh

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đầu quay cuồng là biểu hiện chung của bệnh rối loạn tiền đình mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh thường bị nhầm lẫn với thiếu máu não và gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về triệu chứng rối loạn tiền đình này, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích ngay dưới đây.

7 Triệu chứng chung của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình triệu chứng như thế nào? Đó là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn nhất. Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh thường có những dấu hiệu như:

  • Chóng mặt: Triệu chứng này có ở cả nữ giới và nam giới, thường đi kèm với cảm giác buồn nôn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy quay cuồng khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Đồng thời, người sẽ nôn nao khó chịu, nôn nhiều, thậm chí gây mất nước.
  • Mất thăng bằng: Bệnh nhân đi đứng lên sẽ cảm thấy khó khăn, người không vững. Khi di chuyển cần bám víu hoặc có người dìu đỡ.
  • Mất ý thức: Cơ thể mệt mỏi, mất tập trung, mắt mờ, thường dẫn đến ngất xỉu.
  • Triệu chứng sợ ánh sáng, nhạy cảm với tiếng động.
  • Chân tay người bệnh bị tê bì và bủn rủn.
  • Cơ thể bệnh nhân luôn mệt mỏi, bị suy nhược.
  • Nặng hơn có thể gây mất thính lực và thị lực.
rối loạn tiền đình triệu chứng
Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình ở nữ giới

>>>7 Bài thuốc Đông y trị rối loạn tiền đình an toàn và hiệu quả

>>>Mẹo dùng diện chẩn chữa rối loạn tiền đình cấp tốc

2 Phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình

Hiện nay những triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình được chẩn đoán bằng các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng:

Lâm sàng

Các dấu hiệu được chẩn đoán qua cách này như chóng mặt, rung giật nhãn cầu và mất thăng bằng. Bệnh nhân cảm thấy đồ vật xung quanh di chuyển, xoay tròn, mọi thứ bị đảo lộn kèm theo buồn nôn.

Ngoài ra, cần chú ý thêm các dấu hiệu về thần kinh như viêm tai giữa, thính lực bất thường…

> 5 Mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình đừng bỏ qua!

Cận lâm sàng

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm cơ bản thường quy như siêu âm mạch máu ngoài sọ, MRI sọ não, CT Scan sọ não… để chẩn đoán nguyên nhân bị rối loạn tiền đình.

triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới
Phương pháp MRI sọ não chẩn đoán rối loạn tiền đình

Thắc mắc liên quan

Bao lâu thì khỏi?

Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày hoặc ở thể nặng có thể mất vài tuần và suy giảm dần. Tuỳ theo nguyên nhân và cách điều trị, quá trình phục hồi có thể diễn ra nhanh hoặc chậm. Song, bệnh lý này có thể tái đi tái lại nhiều lần, vì vậy người bệnh cần đi thăm khám sớm để có cách khắc phục và điều trị triệt để.

>>>Rối loạn tiền đình trung ương và những điều bạn chưa biết

>>>12 thực phẩm chức năng rối loạn tiền đình tốt nhất hiện nay

Khi nào nên cần gặp bác sĩ?

Các triệu chứng bị rối loạn tiền đình thường sẽ đi kèm với nhiều dấu hiệu khác nữa. Do đó khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sốt cao trên 38 độ C, đầu đau đột ngột, nói khó, không định hướng được không gian hay tự nhiên mất thị lực, nhịp tim nhanh… thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức, vì nó thường cảnh bảo cho một bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn.

Có chữa dứt điểm được không?

Để trả lời cho câu hỏi này, người bệnh cần nắm được nguyên nhân, mức độ bệnh của mình. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, không tái phát nếu người bệnh điều trị đúng, theo lộ trình của bác và có chế độ sinh hoạt khoa học.

Trên đây là những thông tin xoay quanh triệu chứng rối loạn tiền đình. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và chủ động phòng ngừa được bệnh lý này nhé.

>>>Bật mí 3 nhóm thuốc điều trị rối loạn tiền đình tốt nhất

Có nguy hiểm hay không?

Nhiều bệnh nhân thường lo lắng không biết rối loạn tiền đình có gây nguy hiểm hay không? Có thể thấy ngoài việc gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, rối loạn tiền đình có thể kéo dài và tái phát nhiều lần dẫn đến dễ bị trầm cảm, té ngã khi di chuyển, nặng hơn có thể gây ra nguy cơ bị đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh, bạn không nên coi thường và cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để tránh các biến chứng nguy hiểm.

>>>BẬT MÍ: Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?

triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm hay không?
Cập nhật lúc: 05/02/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...