Cảm giác chóng mặt, mất cân bằng, buồn nôn là những triệu chứng điển hình khi mắc rối loạn tiền đình. Các triệu chứng này thường tái phát nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều này khiến nhiều người đang mắc bệnh không khỏi lo lắng vì không biết rằng liệu rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi được không?
Mục lục
1. Đôi nét về bệnh rối loạn tiền đình

Dù là người đang mắc bệnh hay đơn giản chỉ là người thu thập thông tin để chăm sóc cho người thân thì trước khi đến với lời giải đáp, bạn cũng cần nắm được những thông tin cơ bản về rối loạn tiền đình.
Đầu tiên, rối loạn tiền đình là tình trạng mà quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của hệ thống tiền đình bị tắc nghẽn và rối loạn. Hậu quả gây ra là mất sự cân bằng về tư thế và sự cảm nhận không gian xung quanh. Người bệnh lúc này phải trải qua cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Nguyên nhân chính của rối loạn tiền đình là do sự tổn thương ở dây thần kinh số 8, động mạch nuôi dưỡng não, hoặc các khu vực khác ở não và tai trong hay đơn giản là sự lão hóa của hệ thống tiền đình.
Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, xong bệnh phổ biến hơn ở người già và hiếm gặp ở trẻ em. Bệnh làm ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
☛ Chi tiết hơn: Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Khả năng tái phát của rối loạn tiền đình
Khả năng tái phát rối loạn tiền đình có thể liên quan đến nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như viêm tai trong, tổn thương hay lão hóa hệ thống rối loạn tiền đình. Ngoài ra, các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe tổng thể, độ tuổi, giới tính cũng góp phần tác động đến mức độ tái phát bệnh này.
Rối loạn tiền đình có thể tái phát sau một lần khỏi bệnh, song cũng có trường hợp bệnh vẫn tái phát dù đã qua một khoảng thời gian dài kể từ lần cuối cùng mà triệu chứng rối loạn tiền đình xuất hiện.
Điều này có nghĩa là một số người có thể phải trải qua tần suất tái phát rối loạn tiền đình một cách thường xuyên với các triệu chứng kéo dài. Trong khi đó, người khác có thể không tái phát bệnh sau khi điều trị hiệu quả.
Trên cơ sở này, bạn cần hiểu rằng rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể tái phát và tần suất tái phát sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp. Quan trọng nhất, bạn cần tìm hiểu các tuân thủ các phương pháp điều trị.
3. Vậy rối loạn tiền đình có chữa được không?

Dù có khả năng tái phát cao nhưng điều đó không có nghĩa rằng rối loạn tiền đình không thể chữa khỏi. Trên thực tế, rối loạn tiền đình hoàn toàn có thể chữa khỏi, thậm chí là làm hạn chế khả năng tái phát, giảm biến chứng nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp.
Ở người mắc rối loạn tiền đình thể nhẹ, phương pháp điều trị luôn được bác sĩ khuyên dùng đó là xây dựng một lối sống lành mạnh bao gồm việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và chăm chỉ luyện tập thể thao. Chỉ cần duy trì 2 thói quen này, các biểu hiện của bệnh dần dần thuyên giảm, kéo theo đó là tỷ lệ tái phát cũng thấp bất ngờ.
Ngược lại, đối với một số người đã mắc rối loạn tiền đình trong thời gian dài mới được phát hiện sẽ trở nên khó điều trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong những trường hợp này, mục tiêu điều trị hướng đến là kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế tác động của bệnh. Lúc này, bên cạnh duy trì lối sống lành mạnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thêm một số loại thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị. (☛ Xem thêm: Rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì?)
4. Phòng ngừa và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh
Để tránh cho bản thân rơi vào trường hợp không thể chữa khỏi hoàn toàn rối loạn tiền đình, cách tốt nhất đó là hãy phòng ngừa căn bệnh này ngay từ sớm. Đó là lý do vì sao ông cha ta luôn có câu “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”.
Tham khảo một số biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình vô cùng đơn giản dưới đây:
Thiết lập một lối sống lành mạnh
Như đã trình bày ở trên, 2 yếu tố quan trọng giúp bạn quyết định nên một lối sống lành mạnh đó là chế độ ăn uống và thói quen luyện tập thể dục.
Chế độ ăn uống lành mạnh:
- Cung cấp dinh dưỡng cần thiết: Một chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng, bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp duy trì sức khỏe tổng thể và hệ thống thần kinh.
- Giảm tiêu thụ đường và chất béo: Một chế độ ăn uống hợp lý, giảm đường và chất béo có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu, bao gồm cả vấn đề tai mũi họng có liên quan đến rối loạn tiền đình.
- Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các loại rau xanh, trái cây, cá, hạt giàu chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm tình trạng viêm nhiễm, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích: Cafein, rượu bia hay thuốc lá được xếp vào nhóm chất kích thích khiến nhịp tim tăng lên và gây ra sự mất cân bằng trong hệ thống thần kinh. Do đó, việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa rối loạn tiền đình.

☛ Tìm hiểu chi tiế: Rối loạn tiền đình ăn gì, uống gì?
Luyện tập thể dục:
Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao luôn được khuyến khích vì chúng mang lại vô vàn lợi ích:
- Cải thiện cân bằng và thể trạng: Các bài tập thể dục như yoga, Pilates, tập đi bộ, và bài tập cân bằng có thể tăng cường cơ bắp, tăng cường cân bằng và linh hoạt, giúp ngăn chặn sự mất cân bằng và giảm triệu chứng của rối loạn tiền đình.
- Tăng cường tuần hoàn máu: Thể dục đều đặn có thể cải thiện lưu thông máu, bao gồm cung cấp máu và dưỡng chất cho não và hệ thống tiền đình, từ đó giảm nguy cơ tái phát của rối loạn tiền đình.
- Giảm căng thẳng và stress: Luyện tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng và stress, điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có rối loạn tiền đình, vì căng thẳng có thể làm tăng triệu chứng
Quản lý căng thẳng và stress
Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở người rối loạn tiền đình. Vì vậy, học cách quản lý căng thẳng cũng giúp ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc rối loạn tiền đình:
- Phân bố thời gian ngủ nghỉ hợp lý, tránh làm việc quá sức
- Thực hiện các hoạt động thư giãn như yoga, thiền, đọc sách, nghe nhạc,…
- Các hoạt động giải trí như mua sắm, chơi game, gặp gỡ bạn bè cũng giảm stress hiệu quả
- Chia sẻ tâm sự với người thân, bạn bè.
Kiểm tra định kỳ và điều trị các vấn đề tai, mũi, họng
Tai, mũi và họng có mối liên kết mật thiết với hệ thống tiền đình. Bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến tai, mũi hoặc họng có thể gây ra rối loạn trong hệ thống tiền đình. Ví dụ, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng hoặc cản trở đường hô hấp có thể gây ra sự mất cân bằng và triệu chứng rối loạn tiền đình.
Việc kiểm tra định kỳ tai, mũi, họng giúp phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến hệ thống tiền đình. Bằng cách giữ cho tai, mũi và họng khỏe mạnh, bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề tai mũi họng có thể gây ra rối loạn tiền đình.
Kết hợp viên uống Dưỡng Não Thái Minh
Dưỡng Não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới, thành phần ngoài cao bạch quả và cao Đinh lăng giúp tăng cường tuần hoàn máu, hoạt chất Enzym Nattokinase làm sạch cục máu đông thì cao Thạch tùng cùng các Vitamin B1, B6, B1 có tác dụng bổ sung chất dẫn truyền thần kinh giúp ổn định tiền đình.
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm như một phương pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình. Thực tế đã chứng minh có đến 100% người dùng cải thiện tình trạng chóng mặt, 90,2 người dùng loại bỏ cơn đau đầu sau khi dùng viên uống Dưỡng Não Thái Minh.
☛ Tìm hiểu thêm: Viên uống bổ não Thái Minh có tốt không?
Hiện tại, sản phẩm đã phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, BẤM VÀO ĐÂY để tìm điểm bán gần nhất và mua được sản phẩm chính hãng từ công ty.
Kết luận: Như vậy, rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Ngược lại, nếu để bệnh tiến triển quá lâu thì rất khó điều trị dứt điểm. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ, kết hợp với một lối sống lành mạnh nhằm kiểm soát tình trạng bệnh cũng như làm giảm nguy cơ tái phát.