Bạn có tiền sử bị bệnh rối loạn tiền đình và hiện cơ thể đang gặp phải tình trạng sốt. Bạn lăn tăn rằng “rối loạn tiền đình có sốt không“, liệu đó có phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề? Đừng bỏ qua bài viết này, vì câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm có thể nằm ngay dưới đây.
Mục lục
1. Mối quan hệ giữa rối loạn tiền đình và cơn sốt

Trước khi đi tìm câu trả lời cho việc “rối loạn tiền đình có sốt không” thì chúng ta cần nắm rõ mối quan hệ giữa rối loạn tiền đình và cơn sốt. Rối loạn tiền đình và cơn sốt có mối liên hệ với nhau thông qua cơ chế cân bằng nhiệt đới trong cơ thể. Cụ thể, rối loạn tiền đình là một tình trạng mất cân bằng trong hệ thống giữ thăng bằng và vị trí không gian của cơ thể.
Trong khi đó, cơ chế gây sốt là một phản ứng của hệ miễn dịch để chiến đấu chống lại các mầm bệnh hoặc cơ chế phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây viêm nhiễm.
Khi cơ thể phát hiện sự tồn tại của tác nhân gây bệnh, nó có thể kích thích việc tăng nhiệt độ cơ thể để tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và giúp loại bỏ mầm bệnh.
Để kết luận chính xác mối liên hệ giữa rối loạn tiền đình và cơn sốt cần được xem xét kỹ lưỡng thông qua nghiên cứu và tư vấn từ các chuyên gia y tế. Nếu bạn gặp triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng và kèm theo cơn sốt đồng thời thì bạn nên tiến hành thăm khám bác sĩ để được đánh giá và điều trị đúng cách.
>>>Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Làm gì để cải thiện?
2. Vậy rối loạn tiền đình có gây sốt không?
Mối quan hệ giữa rối loạn tiền đình và sốt đã được trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tiến hành nghiên cứu. Kết quả của cuộc nghiên cứu, các chuyên gia y tế cho biết bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể phát triển triệu chứng sốt nhưng không phải tất cả các trường hợp rối loạn tiền đình đều đi kèm với sốt.
Chỉ có một số trường hợp nhất định mà rối loạn tiền đình có thể gây sốt như:
Rối loạn tiền đình do viêm tai giữa: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Khi vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa khiến tai bị viêm nhiễm, sưng tấy và đau tai. Viêm nhiễm ở tai giữa cũng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây sốt.

Rối loạn tiền đình do tắc động mạch: Một số bệnh lý như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não có thể gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Khi tuần hoàn máu bị rối loạn, lượng oxy và dinh dưỡng đến các cơ quan quan trọng của cơ thể bị giảm xuống, dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn… Ngoài ra, rối loạn tuần hoàn máu cũng có thể làm tăng huyết áp và gây sốt.
Rối loạn tiền đình do chấn thương đầu: Khi phần đầu bị va đập mạnh, có thể gây tổn thương não hoặc dây thần kinh số 8. Điều này có thể làm cho hệ thống tiền đình bị rối loạn và gây ra các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, ù tai… Ngoài ra, chấn thương đầu cũng có thể gây ra viêm não hoặc viêm màng não, làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây sốt.
Như vậy câu trả lời cho thắc mắc “Rối loạn tiền đình có sốt không?” là CÓ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tiếp cận vấn đề này một cách chính xác rằng không phải lúc nào cơn sốt cũng xuất hiện cùng rối loạn tiền đình. Chúng chỉ xuất hiện trong trường hợp bệnh rối loạn tiền đình gây ra bởi viêm tai giữa, tắc mạch máu não và chấn thương xảy ra ở đầu.
>>[Giải đáp] Rối loạn tiền đình có được gội đầu không?
3. Cách cắt cơn sốt nhanh chóng ở bệnh nhân rối loạn tiền đình
Không chỉ riêng với cơn sốt xuất hiện ở bệnh nhân rối loạn tiền đình mà ngay cả những cơn sốt thông thường ở người khỏe mạnh thì việc nhanh chóng cắt giảm cơn sốt cũng luôn là điều cần ưu tiên.
Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
Sử dụng thuốc giảm sốt: Sử dụng thuốc như paracetamol (acetaminophen) hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuân thủ liều lượng và tần suất sử dụng được chỉ định. Đặc biệt, hãy tránh sử dụng aspirin ở trẻ em.
Giữ cơ thể mát mẻ: Đặt một khăn ướt lạnh hoặc nén lạnh trên trán để giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Hãy nhớ thay khăn thường xuyên để giữ cho khăn luôn mát.

Điều chỉnh môi trường xung quanh: Tạo môi trường mát mẻ và thoáng đãng bằng cách mở cửa sổ hoặc bật quạt để thông gió. Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Uống nước đầy đủ: Cơn sốt có thể làm cho cơ thể mất nước nhanh chóng, do đó, hãy uống nước thường xuyên để tránh tình trạng mất nước. Bạn có thể dùng dung dịch oresol hoặc nước trái cây giúp bổ sung các chất điện giải một cách tốt nhất.
Nghỉ ngơi: Trong khi cơn sốt diễn ra, tốt nhất không nên hoạt động, tránh làm cơ thể mất nước và mệt mỏi hơn. Thay vào đó, hãy tìm nơi yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi. Điều này giúp cơ thể có thời gian để phục hồi.
Tìm sự giúp đỡ y tế: Nếu cơn sốt không giảm đi sau một thời gian hoặc nếu triệu chứng khác đáng lo ngại xuất hiện, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y tế từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
☛ Bài viết nên đọc: Cách sơ cứu và xử lý cho người rối loạn tiền
4. Phòng ngừa sốt ở bệnh nhân rối loạn tiền đình
Ngoài vấn đề “rối loạn tiền đình có sốt không” thì có lẽ điều mà bạn cần quan tâm hơn chính là việc không để hai tình trạng này xảy ra cùng lúc. Quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh đã có từ thời xa của của ông cha ta và cho đến nay nó vẫn còn đúng.
Áp dụng cụ thể trong trường hợp muốn ngăn ngừa tình trạng sốt ở bệnh nhân rối loạn tiền đình thí có một cách hiệu quả như:

>>>7 điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Chăm sóc sức khỏe chung: Đảm bảo bạn duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng. Bằng cách duy trì sức khỏe tổng thể, bạn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng gây sốt.
Ăn uống khoa học: Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm, món ăn thanh đạm, hạn chế sử dụng nhiều loại gia vị như muối, đường,… Bạn cũng nên tránh ăn quá no hoặc quá đói, uống đủ nước và tránh rượu bia, chất kích thích. (☛ Xem thêm: Rối loạn tiền đình nên ăn gì, uống gì?)
Thực hiện các bài tập và phương pháp cân bằng: Tập thể dục thường xuyên và thực hiện các bài tập cân bằng như yoga, pilates hoặc tai chi có thể giúp cải thiện sự cân bằng và thăng bằng cơ thể. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn tiền đình và các triệu chứng kèm theo như sốt.
Ngủ nghỉ hợp lý: Người bệnh rối loạn tiền đình nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya. Khi ngủ, bạn nên dùng gối cao để giảm áp lực cho tai và não. (☛ Đọc chi tiết: Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?)
Phòng ngừa bệnh lý gây rối loạn tiền đình: Như đã trình bày, cơn sốt xuất hiện ở bệnh nhân rối loạn tiền đình chỉ khi căn bệnh này gây ra bởi tình trạng viêm tai giữa, tắc nghẽn mạch máu và chấn thương đầu. Vì vậy, để giảm nguy cơ rối loạn tiền đình và cơn sốt, bạn nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và điều trị cho các căn bệnh này.
Đảm bảo môi trường an toàn: Tạo môi trường xung quanh bạn an toàn và tránh nguy cơ gây chấn thương hoặc rơi rớt. Loại bỏ các vật thể trơn trượt hoặc gây mất cân bằng khỏi không gian sống của bạn, đặc biệt là trong những khu vực bạn thường di chuyển.
Theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ: Điều quan trọng là thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bạn bằng cách thăm khám định kỳ với bác sĩ. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị các bệnh nền có thể gây ra rối loạn tiền đình và cơn sốt. (☛ Tham khảo: Địa chỉ uy tín thăm khám rối loạn tiền đình)
Kết hợp viên uống Dưỡng não Thái Minh: Viên uống Dưỡng não Thái Mình là dòng sản phẩm dưỡng não thế hệ mới đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não bộ, trong đó bao gồm cả ổn định hệ thống tiền đình và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Kiểm soát được 2 tình trạng này tức là bạn đã loại bỏ hoàn toàn những trường hợp rối loạn tiền đình có thể gây sốt. Hơn hết, thành phần được chiết xuất từ 100% thảo dược tự nhiên (Bạch quả, cao Thạch tùng, cao Đinh lăng, Nattokinase,…) nên vô cùng an toàn và lành tính, dùng được cho cả người có tiền sử đái tháo đường, tim mạch, huyết áp và đối tượng trên 12 tuổi.
Hiện tại, sản phẩm đã phân phối tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, BẤM VÀO ĐÂY để tìm điểm bán gần nhất và mua được sản phẩm chính hãng từ công ty.