Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Việc chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình cần có những lưu ý nhất định để đảm bảo quá trình điều trị được hiệu quả. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình là gì, đừng bỏ qua nhé.

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Cải thiện sức khoẻ và tâm sinh lý là hai giải pháp cần thiết trong hỗ trợ điều trị bệnh. Theo đó, người chăm sóc cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho người bệnh.

Các thực phẩm nên ăn

Bổ sung thực phẩm chứa nguồn nguyên liệu tạo hồng cầu hay chống oxy hoá là lựa chọn an toàn mà hiệu quả. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên được bổ sung: vitamin nhóm B (B6, B9…), vitamin A, omega và các chất chống oxy hoá khác (vitamin C, β-caroten, EGCG…)

Theo đó, các thực phẩm nên ăn là:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau lá, trứng, thịt bò, cà rốt, các loại đậu… giàu vitamin nhóm B.
  • Hàu, các loại cá như cá hồi, cá thu, dầu gan cá, các loại hạt (hạt lanh, hạt óc chó, hạt chia…) giàu omega 3-6-9.
  • Cà rốt, bạc hà, trà xanh, tỏi, rau mầm… chứa nhiều chất chống oxy hoá.
Các thực phẩm nên ăn 1
Các bữa ăn của người bệnh cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo sức khoẻ ổn định.

☛ Xem đầy đủ: Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì, uống gì?

Các thực phẩm cần tránh

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cũng cần kiêng kị nhiều thực phẩm do chúng gây ra tác động xấu với người bị rối loạn tiền đình.

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ chiên rán: Các thức ăn này làm tăng tích luỹ cholesterol hình thành cục máu đông cản trở tuần hoàn máu.
  • Thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt.
  • Đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia: Khi sử dụng các chất này, thần kinh người bệnh sẽ bị kích thích thường xuyên.

Các thực phẩm cần tránh 1

☛ Xem thêm: Đối tượng nào dễ bị rối loạn tiền đình?

Cung cấp đủ nước cho người bệnh mỗi ngày

Thiếu nước, mất nước gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh do đó cần chú ý bổ sung đầy đủ nước. Theo khuyến cáo, bổ sung 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp bảo vệ sức khoẻ và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Cung cấp đủ nước cho người bệnh mỗi ngày 1
Bên cạnh bổ sung nước lọc, có thể cho người bệnh uống các loại sữa hạt, nước ép hoặc sinh tố hoa quả.

>#7 Triệu chứng rối loạn tiền đình & phương pháp phòng chống

Tập luyện thể dục thể thao cho người bệnh

Tập luyện thể dục thể thao là cách tốt nhất để giúp người bệnh gân cốt thư giãn, cơ thể dẻo dai nhờ đó cải thiện chức năng vận động.

Ngoài ra, chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình thông qua các bài tập cũng kích thích máu lưu thông, tăng khả năng đề kháng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Tập luyện thể dục thể thao cho người bệnh 1

Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý

Kết hợp nghỉ ngơi, làm việc hợp lý giúp hệ thần kinh được hoạt động điều độ, hạn chế kích thích, căng thẳng hay mệt mỏi kéo dài. Qua đó, thần kinh được duy trì khỏe mạnh, ngăn ngừa các biến chứng thần kinh của bệnh.

Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý được khuyến cáo là:

  • Cho người bệnh nghỉ ngơi 6 – 8 tiếng mỗi ngày, không thức khuya hay dậy quá muộn.
  • Tránh làm các việc nặng nhọc như khuân vác, bưng bê.
  • Tránh nhìn màn hình điện thoại, TV quá lâu.
Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý 1
Tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh từ điện thoại gây hại cho mắt và thần kinh.

>Rối loạn tiền đình trung ương và những điều bạn chưa biết

Hạn chế căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress làm thay đổi tâm sinh lý người bệnh khiến họ dễ cáu gắt, khó chịu và có xu hướng trút giận lên người chăm sóc.

Cần lưu ý tránh để người bệnh căng thẳng, stress thường xuyên bằng cách: massage cơ thể, nghe nhạc thư giãn, đưa người bệnh đi dạo, dùng trà thảo mộc…

Hạn chế căng thẳng, stress 1
Đưa người bệnh đi dạo, hít thở không khí là liệu pháp giải toả căng thẳng và thư giãn tâm lý hiệu quả.

Khám sức khoẻ định kỳ

Ở các giai đoạn bệnh khác nhau, phương pháp điều trị bệnh là khác nhau. Do đó, cần đưa người bệnh đi thăm khám định kỳ, nắm rõ tình trạng bệnh để có giải pháp khắc phục thích hợp.

Việc thăm khám sức khoẻ định kỳ giúp kiểm soát tình trạng bệnh đồng thời loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm khác.

Khám sức khoẻ định kỳ 1

☛ Tham khảo: Địa chỉ uy tín thăm khám rối loạn tiền đình

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Quá trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh đòi hỏi có những lưu ý nhất định. Những lưu ý này giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện sức khoẻ của mình. Tuy nhiên, khi người chăm sóc tuân thủ các lưu ý trên mà sức khoẻ người bệnh không được cải thiện thì cần đưa họ đi gặp bác sĩ.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ? 1

Hy vọng những thông tin chia sẻ cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình như trên sẽ giúp bạn có thể kiến thức để tự chăm sóc bản thân cũng như người thân xung quanh mình.

>BẬT MÍ: Rối loạn tiền đình nên nằm gối cao hay thấp?

 
Cập nhật lúc: 18/12/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...