Từ lâu, yến luôn nằm trong danh sách thực phẩm dồi dào dinh dưỡng. Ngoài dùng để bồi bổ cơ thể, yến còn được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Vậy đối với người rối loạn tiền đình ăn yến được không? Hãy cùng khám phá bí mật này qua bài viết dưới đây!
☛ Tìm hiểu trước: Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Mục lục
Công dụng của tổ yến đối với sức khỏe

Yến (hay yến sào) thực chất là nước dãi của loài chi yến tiết ra để làm tổ cho chim non. Khi tiếp xúc với không khí, nước dãi sẽ đông cứng lại, có màu trắng đục.
Từ xa xưa, tổ yến đã là thực phẩm đắt đỏ, được xếp vào “bát trân ngự thiện” – tức là một trong 8 món ăn dành cho vua chúa và các tầng lớp quý tộc bởi những công dụng tuyệt vời mà chúng đem lại cho sức khỏe.
Cho đến nay, khi khoa học y tế phát triển hiện đại, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra được hàm lượng dinh dưỡng dồi dào có trong yến sào, từ đó mang lại lợi ích rõ ràng cho sức khỏe. Cụ thể là:
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng
- Giúp đôi mắt sáng khỏe
- Bảo vệ hệ thần kinh, giúp não hoạt động hiệu quả
- An thần, bổ não, tăng cường trí nhớ
- Củng cố xương khớp chắc khỏe
- Bồi bổ cho phụ nữ sau sinh
- Ngăn ngừa quá trình lão hóa
- Chống lại bệnh tật
- Ổn định huyết áp
- Cải thiện sức khỏe tim mạch…
Nhờ vào những công dụng trên, tổ yến thường được dùng để bồi bổ cho người có sức khỏe yếu, người ốm, người sau phẫu thuật cần hồi phục, trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Người bị rối loạn tiền đình ăn yến được không?

Với hàng loại công dụng mà tổ yến mang lại cho sức khỏe thì liệu người rối loạn tiền đình ăn yến được không? Để trả lời được thắc mắc này, trước tiên người bệnh cần nắm được thành phần dưỡng chất có trong yến, từ đó so sánh với nhóm chất cần bổ sung khi bị rối loạn tiền đình rồi đưa kết luận.
Tổ yến là một thực phẩm tập hợp nhiều chất dinh dưỡng, trong đó hàm lượng protein chiếm tới 45-55%, 18 loại axit amin, điển hình là Serine, Leucine, Proline, Arginine, Histidine, Lysine, Cysteine, Tryptophan, Threonine, Glutamic… Không chỉ vậy, tổ yến còn rất giàu các vitamin B,C,E; khoáng chất Na, FE, PP và các nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Brom, Mangan, Crom, Selen.
Đối chiếu sang người mắc rối loạn tiền đình, theo chuyên gia nhóm đối tượng này nên bổ sung vitamin D, C, B6, folate vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thật tuyệt khi tất cả những vitamin và khoáng chất cần thiết này đều có trong tổ yến với hàm lượng cao. Do vậy, tổ yến sẽ mang lại những lợi ích đặc biệt cho người rối loạn tiền đình như sau:
- Phenylalanine, acid sialic: Giúp bồi bổ não, kích thích tái tạo các mô thần kinh bị tổn thương, từ đó tăng cường trí nhớ, hạn chế nhầm lẫn, tăng cường hệ miễn dịch và kháng thể.
- Fructose, isoleucine: Bổ sung năng lượng cho cơ thể từ đó giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Hơn thế nữa, 2 hợp chất này còn làm giảm nguy cơ trầm cảm cho bệnh nhân.
- Isoleucine: Có tác dụng hạ đường huyết, làm dịu cơn đau đầu, chóng mặt, cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Đồng thời còn điều tiết được lượng máu trong cơ thể.
- Cysteine: Tăng khả năng dẫn truyền tín hiệu ở các xung thần kinh. Giúp cơ thể hấp thụ vitamin có trong ánh nắng mặt trời tốt hơn.
- Leucine: Điều chỉnh hàm lượng đường trong máu ở mức ổn định làm cho quá trình lưu thông máu lên não được diễn ra thông suốt.
- Cu, Zn, Brom, Mangan, Crom, Selen: Bổ sung vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao hệ miễn dịch. Không chỉ vậy, chúng còn làm tăng cường chức năng tiêu hóa, nhờ đó làm giảm nguy cơ xảy ra các cơn đau đầu.
☛ Tham khảo thêm: Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Gợi ý các món ăn từ yến tốt cho người rối loạn tiền đình
Câu hỏi “rối loạn tiền đình ăn yến được không” đã có đáp án, vậy chế biến yến như thế nào để thưởng thức một cách an toàn và ngon miệng? Tổ yến có thể chế biến bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là gợi ý một số món ăn từ yến giúp phát huy công dụng tốt nhất cho người rối loạn tiền đình mà bạn có thể tham khảo:
Yến chưng đường phèn
Yến chưng đường phèn là món ăn được nhiều người ưa thích vì cách làm đơn giản, tiện lợi nhưng vẫn giữ lại được dưỡng chất, vô cùng tốt cho sức khỏe nói chung và người rối loạn tiền đình nói riêng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Tổ yến đã tinh chế: 1 cái
- Đường phèn: Ít nhiều tùy vào khẩu vị người ăn ngọt hay không
- Nước lọc: 1 bát nhỏ
Hướng dẫn cách làm:
- Ngâm tổ yến với nước ấm khoảng 10 phút cho yến nở ra.
- Vớt yến ra thố có nắp, thêm nước và đường phèn rồi chưng cách thủy khoảng 30 phút trên lửa nhỏ rồi tắt bếp.
Yến chưng táo đỏ, long nhãn
Ngoài yến chưng đường phèn, bạn có thể thêm táo đỏ và long nhãn giúp món ăn thêm phần bổ dưỡng.
Nguyên liệu:
- Tổ yến đã tinh chế: 1 cái
- Táo đỏ: 100g
- Long nhãn 25g
- Đường phèn: Ít nhiều tùy vào khẩu vị ăn ngọt của từng người.
Cách thực hiện:
- Yến, long nhãn, táo đỏ cần ngâm với nước, thời gian ngâm lần lượt là 45 phút, 30 phút và 15 phút.
- Cho khoảng 300ml nước vào nồi, đun sôi cùng táo đỏ trước.
- Bắc nồi lên bếp, đặt thố vào, đổ nước vào nồi đến 1/3 chiều cao của thố.
- Cho vào thố hỗn hợp tổ yến, long nhãn, táo đỏ và nước luộc táo đến khi đầy thố thì đập nắp lại, sau đó chưng cách thủy trong 20 phút trên lửa nhỏ.
- Cuối cùng cho đường phèn, chưng thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Cháo yến thịt bằm
Cháo yến thịt bằm vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng, phù hợp cho mọi đối tượng, trong đó bao gồm cả người rối loạn tiền đình.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo nếp: 100g
- Tổ yến đã tinh chế: 20g
- Thịt lợn băm: 50g
- Gia vị: đường, muối, hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Gạo nếp vo sạch, để ráo rồi cho vào chảo rang qua.
- Cho gạo và nước vào nồi, sau đó ninh nhừ thành cháo.
- Thịt lợn xào với dầu ăn, nêm nếm cùng gia vị.
- Yến chưng cách thủy 25-30 phút.
- Cho kết hợp cả thịt băm và yến đã chưng vào cháo, ninh thêm 5 phút và nêm gia vị cho vừa ăn.
Súp yến bồ câu
Yến là thực phẩm rất dinh dưỡng, kết hợp với bồ câu mang lại giá trị dinh dưỡng tuyệt với cho sức khỏe. Bên cạnh sử dụng cho người rối loạn tiền đình để cải thiện sức khỏe, thì trẻ nhỏ và người cao tuổi sử dụng lại giúp tăng cường sức đề kháng và chống lão hóa.
Nguyên liệu:
- Tổ yến đã tinh chế: 15g
- Bồ câu: 1 con
- Hạt sen: 50g
- Thịt heo nạc: 100g
- Cà rốt: 1 củ
- Vỏ quýt khô
Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm yến với nước ấm khoảng 30 phút cho yến nở mềm
- Bồ câu sau khi làm sạch thì rửa với nước muối để khử bớt vị tanh.
- Hạt sen tươi lột vỏ cứng, vỏ lụa, bỏ tim sen và ngâm với nước sạch.
Cách thực hiện:
- Cho bồ câu, thịt nạc heo, hạt sen, vỏ quýt vào nồi, hầm trên lửa nhỏ khoảng 1 tiếng.
- Sau đó thêm cà rốt và nấu khoảng 30 phút cho tất cả mềm ra. Nêm gia vị cho vừa ăn.
- Cuối cùng cho tổ yến đã ngâm nở vào nồi súp. hầm thêm 15 phút rồi tắt bếp.
Lưu ý khi sử dụng yến cho người rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình ăn yến được không thì chắc chắn là có, nhưng để sử dụng yến một cách tốt nhất, phát huy tối đa công dụng trong việc kiểm soát và làm giảm triệu chứng rối loạn tiền đình, người bệnh cần lưu ý một vài điểm sau:
- Nên sử dụng yến tươi thay vì yến chế biến sẵn: Yến chưng sẵn đóng hộp tuy tiện lợi nhưng lại chứa chất bảo quản, điều này không tốt cho sức khỏe. Do đó, hãy ưu tiên dùng yến tươi.
- Cách lựa chọn yến: Yến chất lượng cao thường có màu ngả vàng, không bị phai khi ngâm với nước nóng. Người tiêu dùng cần nắm được kiến thức này để chọn mua được yến tốt.
- Thời điểm sử dụng: Yến sử dụng tốt khi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và bụng đang đói, bởi lúc này các dưỡng chất dễ dàng được cơ thể hấp thụ.
- Yến chứa nhiều dinh dưỡng nên không quá lạm dụng yến. Chỉ nên dùng tối đa khoảng 15g mỗi tuần, chia làm 3 lần dùng, tức là mỗi lần dùng không quá 5g.
- Cần duy trì sử dụng yến trong thời gian dài để có kết quả tốt.
- Tổ yến thường chế biến bằng cách chưng cách thủy, không đun nấu trực tiếp ở nhiệt độ quá cao, thơi gian tối đa là 30 phút để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng.
- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến.
- Nếu có bất thường như dị ứng khi ăn yến, nên dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
☛ Xem thêm: 10 món ăn trị rối loạn tiền đình
Dưỡng não Thái Minh – Giải pháp cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình
Ngoài việc sử dụng yến, người bệnh rối loạn tiền đình vẫn cần thực hiện một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống khoa học, bên cạnh đó kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.
Trong số đó, Dưỡng não Thái Minh nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ phía chuyên gia và khách hàng bởi thành phần hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên như: Cao Đinh lăng, Cao Thạch tùng, Cao Bạch quả, Alpha lipoic acid, vitamin B1, B6, B12,… lành tính và an toàn cho sức khỏe của người bệnh.
Không chỉ vậy, Viên uống Dưỡng não Thái Minh hoạt động dựa trên 3 cơ chế: Tăng tuần hoàn máu não – Làm sạch cục máu đông – Ổn định tiền đình. Nhờ vậy, sản phẩm vừa hạn chế nguy cơ hình thành cục máu động, vừa giảm triệu chứng rối loạn tiền đình.
☛ Tham khảo thêm: Chuyên gia, người dùng đánh giá Dưỡng Não Thái Minh ra sao?
Kết luận: Như vậy, thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Rối loạn tiền đình ăn yến được không?” và gợi ý một số món ăn từ yến giúp đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn ăn uống hàng ngày để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.