Dân gian từ xa xưa đã truyền tai nhau phương pháp chữa đau đầu bằng cách ăn bí đỏ. Vậy thực hư phương pháp này có hiệu quả không và cách áp dụng như thế nào? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây! Công dụng chữa đau đầu từ bí đỏ Bí đỏ chữa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não bộ Bí đỏ hay còn có tên gọi khác là bí ngô. Loại cây này thích nghi cao với môi trường nóng ẩm nhiệt đới do đó nó được trồng ở khắp vùng miền trong nước ta. Sở dĩ bí đỏ được xem là vị thuốc chữa đau đầu vậy thực hư điều này có đúng hay không? Do trong thành phần của quả bí đỏ có chứa nhiều chất cần thiết cho hoạt động của não. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất sẽ giúp não bộ khỏe mạnh và từ đó ngăn ngừa được các chứng liên quan đến đau đầu như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. Cụ thể: – Trong 100g bí đỏ có chứa tới 233mg acid glutamic, chất này đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp các phản ứng của tế bào thần kinh và não, từ đó trị suy nhược thần kinh. Cơn đau đầu gây ra bởi tình trạng suy nhược thần kinh cũng được kiểm soát. – Thịt bí đỏ rất giàu tryptophan – một cấu thành của protein mà tế bào thần kinh thường dùng để tổng hợp seretonin (thành phần hóa học có tác dụng gây phấn chấn). Ăn bí đỏ sẽ giảm thiểu tình trạng mệt mỏi về tinh thần khi não bộ phải làm việc nhiều. – Beta caroten có trong bí đỏ là chất chống oxy hóa tự nhiên có tính chống oxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể hiệu quả. Nhờ vậy, khi sử dụng sẽ đem lại hiệu quả chống cơn đau đầu. – Bí đỏ cũng chứa nhiều sắt nên khi sử dụng sẽ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Trong đó, thiếu máu não chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu. Ngược lại khi não được bơm đủ lượng máu cần thiết sẽ ngăn chặn cơn đau nhức đầu. – Ngoài các hợp chất trên, trong bí đỏ còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, D, E, K, B, chất xơ, khoáng chất đa dạng gồm canxi, magie, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, selen,…. Tất cả chúng đều là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vật, các hợp chất này còn có tác dụng loại bỏ cholesterol dư thừa, cải thiện tim mạch và hệ tuần hoàn. Điều này giúp cải thiện tình trạng khí huyết kém lưu thông, từ đó làm giảm các cơn đau đầu. Với cơ chế giảm đau đau đầu rõ rệt thì phương pháp “ăn bí đỏ chữa đau đầu” được truyền miệng trong dân gian hoàn toàn là ĐÚNG. Trên thực tế tác dụng giảm đau đầu từ bí đỏ đã được cha ông ta ứng dụng qua nhiều thế hệ và đến nay thì rút ra đúc kết. Vì vậy, nếu bạn đang bị làm phiền bởi những cơn đau đầu thì có thể tìm đến mẹo chữa bằng bí đỏ. ☛ Tham khảo thêm: Bài thuốc dân gian chữa đau đầu! 5 món ăn từ bí đỏ chữa đau đầu hiệu quả nhất Biết được tác dụng chữa đau đầu từ bí đỏ nên hầu hết người mới xuất hiện tình trạng đau đầu đã sử dụng bí đỏ chữa đau đầu thay cho việc dùng thuốc. Trong đó, cách thông dụng nhất khi dùng bí đỏ chữa đau đầu đó là chế biến thành các món ăn. Các món ăn này không chỉ giúp giảm thiểu mức độ cơn đau mà còn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Dưới đây là một số món ăn từ bí đỏ tốt cho người bị đau đầu mà bạn có thể tham khảo: Canh bí đỏ thịt nạc Bí đỏ thịt nạc – món canh quen thuốc trong bữa ăn gia đình Việt Canh bí đỏ thịt nạc là một món canh thường thấy trong mâm cơm gia đinh. Món canh này được thực hiện vô cùng đơn giản như sau: Nguyên liệu: Thịt lợn nạc, bí đỏ, hành lá và gia vị Cách chế biến: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Thịt lơn đem xay nhỏ. Bắc chảo trên lửa nóng, phi hàng hành mỡ, cho thịt nạc đã xay vào rồi đảo đều tay, đồng thời cho thêm gia vị cho vừa miệng. Cho nước và đun đến khi sôi thì thả bí đỏ vào. Ninh canh bằng lửa nhỏ đến khi bí chín mềm thì cho hành, mùi tàu, gia vị vừa ăn rồi tắt lửa. Cháo đậu xanh bí đỏ Cháo đậu xanh bí đỏ vừa là món ăn chữa đau đầu hiệu, vừa là món ăn thanh nhiệt vào những ngày hè oi bức. Nguyên liệu: Gạo 100g Đậu xanh nguyên hạt 150g Bí đỏ 400g Cách thực hiện: Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng rồi xay nhuyễn. Gạo vo sạch rồi trộn với đậu xanh, sau đó ninh với nước trên lửa nhỏ. Sau khi gạo và đậu xanh nở bung thành cháo thì cho thêm bí đỏ vào ninh cùng. Đến khi bí đỏ mềm ra thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Bí đỏ nhồi thịt hấp Bí đỏ nhồi thịt hấp vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng lại giúp giảm đau đầu hiệu quả Để làm món ăn đặc sắc hơn, bạn có thể thử món bí đỏ nhồi thịt hấp. Món ăn này vô cùng hấp dẫn, vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng, lại mang đến tác dụng chữa đau đầu. Nguyên liệu: 1 quả bí ngô vừa 200g thịt lợn xay Nấm hương Mộc nhĩ Gia vị thông dụng (đường/ hạt nêm/ tiêu, nước mắm) Cách thực hiện: Bí đỏ cắt phần đầu để làm nắp, phần thân nạo bỏ ruột bên trong để chừa một khoảng trống cho phần nhân. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm trong nước sạch khoảng 30 phút để chúng được nở đều ra và mềm hơn. Sau đó dùng dao băm nhỏ nấm hương và mộc nhĩ. Cho 200g thịt heo đã xay cùng phần nấm và mộc nhĩ đã băm nhỏ và hành lá rồi nêm nếm mắm, đường, hạt nêm, hạt tiêu. Trộn đều hỗn hợp và để yên trong 5-10 phút cho thấm gia vị. Nhồi phần nhân vào bên trong quả bí, sau đó đậy nắp lại. Bắc nồi hấp lên bếp rồi cho bí vào hấp trong khoảng 30 ‐ 40 phút đến khi bí chín mềm là được. Khi ăn có thể chấm kèm nước chấm tùy sở thích. Nước ép bí đỏ Ngoài các món ăn trên, bí đỏ cũng có thể chế biến thành nước ép để uống hàng ngày, chữa đau đầu rất hiệu quả. Nguyên liệu: Bí đỏ, chanh, quất. đường. Cách thực hiện: Bí đỏ đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa Cho đêm đường vào ướp cùng bí đỏ và để ngấm trong khoảng 15 phút. Sau đó cho bí đỏ vào máy ép và ép lấy nước. Nước bí đỏ thu được thì pha chế theo công thức: 70ml nước ép bí đỏ, 30ml nước đường, 20ml nước cốt chanh, 10ml nước cốt tắc. Cuối cùng khuấy đều hỗn hợp và cho thêm đá hoặc để ngăn mát rồi thưởng thức. Bánh flan bí đỏ Món tráng miệng từ flan bí đỏ cũng cải thiện chứng đau đầu Một món ăn tráng miệng từ bí đỏ được rất nhiều người ưa thích đó là bánh flan bí đỏ. Cách làm món bánh này không hề phức tạp. Ngược lại cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị: Nguyên liệu: 1 quả bí đỏ 6 quả trứng gà Sữa đặc 1 lon 300ml sữa tươi không đường 110g đường Cách làm: Bí đỏ rửa sạch, cắt đỏ phần đầu rồi nạo phần ruột. Lấy 4 lòng đỏ trứng gà, 2 trứng còn lại lấy cả lòng đỏ và lòng trắng sau đó cho thêm đường, sữa và thịt bí đã nghiền nát vào để khuấy đều. Hấp vỏ ví đỏ trong 15 phút, sau đó đổ hỗn hợp thịt bí và trứng sữa đã khuấy vào hấp tiếp đến khi chín. Làm caramen: Dùng 50g đường cùng nước lọc với tỉ lệ 3:2 đun trên bếp nhỏ đến khi chuyển sang màu cánh gián. Đổ phần caramen lên trên bánh flan và hấp thêm 5 phút nữa là được. Lưu ý khi ăn bí đỏ để chữa đau đầu Bí đỏ có tác dụng giảm đau đầu đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ăn bí đỏ chữa đau đầu, người bệnh cần lưu ý một vài điều dưới đây: – Không vì công dụng giảm đau mà lạm dụng ăn bí đỏ hàng ngày vì chúng có thể ảnh hưởng đến sắc tố da. Đặc biệt, bà bầu ăn bí đỏ thường xuyên thì con sinh ra có nguy cơ cao bị vàng da. – Mặc dù hàm lượng chất béo có trong bí đỏ là ít nhưng việc ăn liên tục lượng lớn bí đỏ trong một thời gian dài làm cho cơ thể bị thừa chất dinh dưỡng, dẫn đến tích tụ mỡ thừa, gây béo phì. – Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bí đỏ chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ, cụ thể là ăn từ 2-3 bữa/tuần. – Tránh làm việc quá sức, thức khuya khiến não bộ phải hoạt động quá sức hoặc gây áp lực đến não bộ. – Vì ăn bí đỏ chữa đau đầu là phương pháp dân gian nên hiệu quả mang lại sẽ khác nhau tùy vào cơ địa và mức độ đáp ứng của từng người. Do đó, người bệnh cần kiên trì áp dụng một thời gian nhất định mới có thể thấy được kết quả. – Nếu trong quá trình điều trị, cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu khác thường hãy tạm ngưng và tiến hành thăm khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất. – Bên cạnh việc áp dụng ăn bí đỏ chữa đau đầu, người bệnh vẫn cần xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên dưỡng chất tốt cho não bộ như vitamin B,C,K,E, axit béo omega 3, protein,…. cùng với thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe một cách toàn diện. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau đầu ăn gì, không nên ăn gì? Kết hợp Dưỡng não Thái Minh giúp giảm đau đầu và phòng ngừa bệnh về não Người bệnh có thể thể tham khảo thêm về viên uống Dưỡng Não Thái Minh như một sản phẩm hỗ trợ kiểm soát và điều trị chứng đau đầu. Dưỡng não Thái Minh hỗ trợ cải thiện hiệu quả chứng đau đầu Dưỡng não Thái Minh tự hào là dòng dưỡng não thế hệ mới tiên phong kết hợp thành công từ 4 loại thảo dược liệu quý là cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng và Enzyme Nattokinase, từ đó mang lại cơ chế 3 tác động toàn diện: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não – Làm sạch cục máu đông – Ổn định tiền đình. Vì vậy, không chỉ giúp giảm đau, Dưỡng Não Thái Minh còn làm thuyên giảm các triệu chứng đi kèm như mệt mỏi, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đồng thời phòng ngừa bệnh lý liên quan đến não như thiểu năng tuần hoàn máu, rối loạn tiền đình, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não do tắc mạch. Tất cả những công dụng này đều được các chuyên gia công bố qua một cuộc khảo sát những người sử dụng. Số liệu cho thấy: 100% người dùng cải thiện tình trạng chóng mặt 90,2% người dùng cải thiện tình trạng đau đầu 74,5% người dùng cải thiện tình trạng mất ngủ Giá bán và ưu đãi của Dưỡng Não Thái Minh Viên uống Dưỡng Não Thái Minh được bán với giá 125.000 VNĐ/1 Hộp. Đặc biệt, nhằm mục đích tri ân khách hàng công ty Thái Minh đang có chương trình khuyến mãi “Mua 6 tặng 1” thông qua chương tích điểm theo tem cào trực tiếp trên vỏ hộp. Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Dưỡng Não Thái Minh chính hãng từ công ty. Hoặc nếu có bất kỳ thắc mắc xin liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.1705 để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất. Kết luận: Như vậy, ăn bí đỏ chữa đau đầu là một phương pháp chữa bệnh trong dân gian được truyền lại qua nhiều thế hệ. Tuy đem lại hiệu quả nhưng người bệnh vẫn cần kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập cùng nghỉ ngơi để duy trì kết quả lâu dài. Xem thêm: Hướng dẫn cách pha tim sen trị mất ngủ hiệu quả Rối loạn tiền đình có uống cà phê được không?
Đau đầu
Đau đầu uống thuốc gì? Top 10 loại thuốc trị đau đầu hiệu quả
Đối với người hay bị đau đầu, thuốc giảm đau luôn là sự lựa chọn hàng đầu vì có thể cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng. Để tối ưu hiệu quả của việc sử dụng thuốc giảm đau, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 5 loại thuốc trị đau đầu thường được sử dụng nhiều nhất. ☛ Đọc trước: Một số loại đau đầu phổ biến và cách cải thiện Bị đau đầu khi nào nên uống thuốc? Thuốc giảm đau là một loại dược phẩm được sử dụng với mục đích giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau do bệnh mang lại. Đây là phương pháp được sử dụng hầu hết trong các trường hợp xuất hiện cơn đau, từ đau bụng, đau mỏi vai gáy, đau khớp gối cho đến đau sau khi can thiệp nha khoa hay vừa phẫu thuật sau. Nhiều người đặt ra thắc mắc rằng: “Vậy cơn đau đơn giản như đau đầu uống thuốc có hiệu quả không?”. Thuốc giảm đau dành cho người thường xuyên bị đau đầu vừa có ưu điểm và có nhược điểm > Rối loạn tiền đình có uống cà phê được không? Để trả lời được thắc mắc này, trước hết người bệnh cần nắm được ưu – nhược điểm khi sử dụng thuốc để chữa đau đầu. Sau đó so sánh 2 tác động này và đưa ra kết luận. Trước tiên nhắc đến ưu điểm, đối với trường hợp thường xuyên bị đau đầu, việc sử dụng thuốc giảm đau mặc dù không thể cơn đau một cách hoàn toàn nhưng lại mang đến những lợi ích cụ thể như: Nhanh chóng kiểm soát được cơn đau. Hiệu quả giảm đau có thể kéo dài từ 4-8 tiếng. Giúp người đau đầu vơi bớt phần nào căng thẳng, sự nặng nề trong óc và cảm thấy thoải mái hơn. Thuốc giảm đau đầu mức độ nhẹ còn có tác dụng hạ sốt ở trẻ em. Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm, thuốc giảm đau cũng có nhược điểm, đặc biệt khi bạn không biết sử dụng đúng cách, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Nhờn thuốc Phát ban da. Buồn nôn. Mệt mỏi, chóng mặt. Ảnh hưởng đến tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Có thể gây nhiễm độc gan, thận. Trên thực tế, không chỉ riêng thuốc giảm đau, bất kể phương pháp điều trị đau đầu nào cũng có ưu và nhược điểm. Song nhược điểm chỉ xảy ra nếu bạn lạm dụng hoặc không biết cách sử dụng các phương pháp này. Vì vậy, kết luận đưa ra ở đây là “Đau đầu uống thuốc sẽ mang lại hiệu quả trong trường hợp bạn sử dụng vừa đủ và đúng theo hướng dẫn của bác sĩ”. ☛ Xem thêm: Thường xuyên đau đầu là bệnh gì? Ngủ trưa dậy bị đau đầu: 7 Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà Thuốc trị đau đầu gồm những loại nào? Để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người hay bị đau đầu, các chuyên gia sẽ phân thuốc giảm đau thành các nhóm riêng biệt và cụ thể. Trong đó, thuốc điều trị đau đầu được chia thành 2 nhóm chính bao gồm: Thuốc cắt giảm cơn đau: là những loại thuốc không cần kê đơn, phù hợp với những cơn đau đầu mức độ nhẹ và xảy ra trong thời gian ngắn. Nhóm thuốc này có thể sử dụng ngay khi chứng đau đầu vừa xuất hiện. Thuốc đau đầu dự phòng: là những loại thuốc được kê theo đơn của bác sĩ, được chỉ định sử dụng đúng liều lượng để phòng ngừa các cơn đau đầu mãn tính. Top 10 loại thuốc trị đau đầu phổ biến hiện nay Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc trị trị đau đầu khác nhau. Xong dưới đây là danh sách các loại thuốc thường được sử dụng nhiều nhất bao gồm: Thuốc trị đau đầu Paracetamol Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc giảm đau không cần kê đơn được biết đến và sử dụng nhiều nhất với tác dụng giảm đau và hạ sốt rõ rệt. Paracetamol phát huy hiệu quả rõ ràng với những cơn đau đầu tạm thời, mức độ đau từ nhẹ đến trung bình mà không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý nội tạng. Paracetamol được chứng minh rằng không gây hại cho đường tiêu hóa hay sức khỏe tim mạch, an toàn cho mọi đối tượng từ trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú tới người lớn tuổi. Mặc dù hiếm khi xảy ra rủi ro xong nếu lạm dụng paracetamol để giảm đau quá nhiều thì vẫn có khả năng gây tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, một số điều người đau đầu cần lưu ý khi dùng paracetamol bao gồm: Không tự ý sử dụng Paracetamol để trị đau đầu quá 10 ngày đối với người lớn và quá 5 ngày đối với trẻ nhỏ. Không tự ý sử dụng Paracetamol cho trẻ em có tình trạng sốt cao trên 39,5 độ C và đã kéo dài trên 3 ngày. Sử dụng đúng liều lượng trên bao bì sản phẩm hoặc lời của dược sĩ bán thuốc. Tuyệt đối không để trẻ em dùng quá 5 liều trong vòng 24 giờ để hạ sốt hoặc giảm đau. Không uống rượu khi dùng thuốc. Đối tượng không nên dùng Paracetamol: Người mẫn cảm với thành phần của thuốc. Ngươi vấn đề sức khỏe liên quan đến gan, thận. Liều dùng: Người lớn: 3g/ngày, chia làm 4-5 lần uống, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ. Trẻ em: 60 mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, tương ứng với 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ. Tổng liều lượng không vượt quá 80 mg/kg/ngày ở trẻ dưới 37 kg và 3 g/ngày ở trẻ có cân nặng trên 37 kg. Thuốc chữa nhức đầu Panadol Extra Thành phần có trong Panadol Extra gồm: paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau và caffeine là chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Từ đó mang lại hiệu quả giảm đau vô cùng nhanh chóng, Ngoài được dùng để điều trị các cơn đau đầu, đau nửa đầu, panadol extra còn hiệu quả với tình trạng đau bụng kinh, đau cơ xương, đau răng, đau do viêm khớp. Những đối tượng không nên sử dụng Panadol Extra: Người quá mẫn cảm với các thành phần trong thuốc. Phụ nữ mang thai và cho con bú. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Liều dùng: Người lớn, người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi là 1-2 viên mỗi 4-6 giờ nếu cần Liều tối đa hàng ngày: 8 viên. Thuốc uống đau đầu Hapacol Codein Hapacol Codein là thuốc giảm đau cho các cơn đau ở mức độ trung bình khi người bệnh dùng thuốc giảm đau khác như paracetamol hay ibuprofen (đơn độc) không có hiệu quả. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp: đau đầu hoa mắt chóng mặt do cảm cúm, đau nhức cơ bắp, đau lưng, đau xương, đau răng, bong gân. Những đối tượng không nên sử dụng Hapacol Codein: Mẫn cảm với thành phần có trong thuốc. Người suy chức năng gan, thận. Người suy hô hấp, hen suyễn. Bệnh nhân thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase. Người thiếu máu hoặc có bệnh tim. Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc đang cho con bú. Người nghiện rượu hoặc bị viêm loét dạ dày. Liều lượng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống mỗi lần từ 1 đến 2 viên. Trẻ em từ 12 – 18 tuổi: dùng 30 – 60 mg mỗi 6 giờ. Người lớn: Thời gian dùng codein giảm đau nên giới hạn dưới 3 ngày. Liều dùng tối đa: không quá 240 mg/ ngày. Thuốc giảm đau đầu Aspirin Aspirin hay còn được gọi là acid acetylsalicylic,thuộc phân nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Đây là một loại thuốc vừa có khả năng giảm đau, vừa hạ sốt, chống viêm, thường được chỉ định cho những cơn đau đầu mức độ từ nhẹ đến trung bình. Không chỉ vậy, aspirin còn được dùng để điều trị chứng viêm và đau do bệnh thấp khớp, viêm xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp. Muốn sử dụng aspirin một cách an toàn nhất, bạn cần nắm một số lưu ý sau: Uống thuốc với 1 lít nước đầy (250 ml), không nằm xuống trong ít nhất 10 phút sau khi uống thuốc Uống trực tiếp viên con nhộng, không nhai hoặc nghiền vì nó gây khó chịu cho dạ dày. Aspirin sẽ phát huy tác dụng giảm đau tốt nhất khi bạn uống ngay sau cơn đau đầu xuất hiện. Không dùng aspirin hơn hơn 10 ngày để điều trị cơn đau kéo dài hoặc hơn 3 ngày cho cơn sốt. Những đối tượng không nên sử dụng Aspirin: Người mẫn cảm với thành phần của thuốc. Phụ nữ 3 tháng cuối thai kỳ. Người đau dạ dày. Bệnh nhân rối loạn đông máu. Người suy gan, thận tim. Liều dùng: Người lớn: 300-650 mg đường uống mỗi 4-6 giờ khi cần thiết, không quá 4 g/ngày. Trẻ em trên 12 tuổi: 300-650 mg đường uống mỗi 4-6 giờ khi cần thiết, không quá 4 g/ngày. Thuốc giảm đau đầu Ibuprofen Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) phù hợp với cơn đau đầu từ nhẹ và vừa, đau khu trú. Khác với nhóm thuốc giảm đau steroid, ibuprofen không gây khoái cảm, không gây nghiện. Ngoài giảm đau, Ibuprofen còn có tác dụng chống viêm, hạ sốt. Trong đó, tác dụng hạ sốt của ibuprofen kéo dài hơn so với paracetamol. Lưu ý khi dùng ibuprofen để giảm đau đầu: Vì ibuprofen tác động lên đường tiêu hóa, nên thuốc cần uống sau khi ăn. Không dùng ibuprofen cùng với thuốc khác của nhóm NSAID. Nếu thấy sự bất thường sau khi uống ibuprofen cần ngưng sử dụng và báo ngay với bác sĩ. Ibuprofen chống chỉ định với: Người dị ứng với thành phần ibuprofen. Bệnh nhân có vấn đề về dạ dày. Người mắc bệnh tim mạch, suy gan, thận. Người bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu. Người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông coumarin. Phụ nữ đang ở 3 tháng cuối thai kỳ. Liều dùng: Người lớn: Liều 200-400mg uống cách mỗi 4-6 giờ khi cần. Trẻ em: Liều từ 4-10mg/kg mỗi 6-8 giờ. Liều tối đa là 40 mg/kg cân nặng. Thuốc đau đầu Alaxan Trong thành phần của Alaxan có chứa Paracetamol (325mg) và Ibuprofen (200mg) vì vậy thuốc này vừa giúp giảm đau, hạ sốt vừa có tính kháng viêm. Alaxan được chỉ được dùng cho đau đầu mà còn phát huy tác dụng với các trường hợp đau bụng kinh đau cơ, đau lưng, đau cứng cổ, đau do viêm khớp, thấp khớp, bong gân, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu. Xem thêm: Rối loạn tiền đình có nên uống sâm? Thực hư thế nào? Lưu ý khi dùng Alaxan: Không dùng lâu hơn 10 ngày nếu không có hướng dẫn của bác sĩ Không tự ý uống thuốc chung với các thuốc khác chứa paracetamol. Dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể Những đối tượng không nên dùng Alaxan: Người dị ứng với các thành phần thuốc. Người bị co thắt phế quản, phù mạch hoặc polyp mũi. Những bệnh nhân đang mắc bệnh thận, gan. Trẻ em dưới 12 tuổi Liều dùng: Người lớn: Uống 1 viên mỗi 6 giờ khi cần. Người cao tuổi: Dùng liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Thuốc điều trị đau đầu Floctafenine Floctafenine thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid, có công dụng giảm đau đơn thuần, không có tác dụng chống viêm và hạ sốt. Đối với người đau đầu, floctafenine mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn với những cơn đau đầu cấp tính nhẹ đến trung bình ở người lớn. Những điều cần lưu ý khi dùng floctafenine: Trong thời gian sử dụng floctafenine, bạn có thể xuất hiện 1 số dấu hiệu: ngứa ngáy, cảm giác nóng ở mặt và tay chân. Đối với đau đầu cấp tính, tránh dùng thỉnh thoảng một viên thuốc lặp đi lặp lại vì có thể gây ra tình trạng mẫn cảm với hoạt chất floctafenine. Bệnh nhân suy thạnh có nồng độ floctafenine trong huyết tương hơi tăng cần được giảm liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Floctafenine tránh sử dụng cho những trường hợp: Người đang điều trị bằng thuốc ức chế beta. Người dị ứng với thành phần có trong Floctafenine. Người có tiền sử hoặc đang bị suy tim, bệnh mạch vành. Người có tính chất công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, tập trung. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Liều dùng: Ðau cấp tính: khởi đầu 1 viên/lần, uống cách mỗi 6 – 8 giờ nếu cần. Trung bình không vượt quá 4 viên/ngày (800 mg). Ðau mạn tính: 2 viên/ngày (400 – 600 mg), cách mỗi 8 – 12 giờ. Không nên dùng quá 6 viên/ngày (1.200 mg). Thuốc giảm đau đầu và hạ sốt Decolgen Decolgen chứa Paracetamol (500mg), Phenylpropanolamine (25mg) và Chlopheniramin (2mg). Nhờ sự kết hợp của 3 hoạt chất này mà Decolgen không chỉ là một loại thuốc giảm đau thông thường mà còn giúp chống sung huyết và kháng dị ứng. Lưu ý khi dùng Decolgen: Trường hợp dùng chung Decolgen với những loại dược phẩm thần kinh, cần ngưng thuốc nếu thấy nhịp tim nhanh, hồi hộp và buồn nôn. Không dùng Decolgen khi uống rượu, hút thuốc. Decolgen gây buồn ngủ, cần tránh dùng thuốc khi điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc. Đối tượng không nên sử dụng Decolgen: Người nhạy cảm với thành phần của thuốc Trẻ em dưới 2 tuổi. Người cao huyết áp. Bệnh nhân cường giáp. Người mắc tiểu đường. Người có vấn đề về gan, thận. Liều dùng: Người lớn: 1−2 viên/lần, 3−4 lần/ngày. Trẻ từ 7−12 tuổi: 1/2−1 viên, 3−4 lần/ngày. Trẻ từ 2−6 tuổi: 1/2 viên, 3−4 lần/ngày/ Không khuyến cáo dùng thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Thuốc giảm đau đầu Cinnarizin Thuốc giảm đau đầu Cinnarizin là nhóm thuốc kháng Histamin H1, thường được sử dụng để kiểm soát các cơn say tàu xe. Trong đó, điển hình của tình trạng say xe là các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ù tai. Cơ chế tác động đến những cơn đau đầu của cinnarizin là làm giãn mạch ngoại viên và hoạt hóa não bộ. Không chỉ vậy, nó còn tác động kháng histamin, có thể dùng cho cả cho đau nửa đầu và tình trạng rối loạn tiền đình. Lưu ý khi dùng cinnarizin trị đau đầu: Uống thuốc sau mỗi bữa ăn để giảm kích thích dạ dày do thuốc có thể gây đau vùng thượng vị. Trường hợp dùng cinnarizin với mục đích chống say xe thì nên uống trước khi ăn 2 giờ để phát huy tác dụng một cách tối đa nhất. Vì thuốc cinnarizin dễ gây buồn ngủ nên không dùng khi lái xe hoặc làm việc trên cao để tránh rủi ro xảy ra. Không được dùng thuốc chung với rượu hoặc những chất có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương khác. Người mắc bệnh Parkinson chỉ dùng Cinnarizin trong trường hợp thật sự cần thiết vì theo một số nghiên cứu thì thuốc Cinnarizin có thể tình trạng bệnh lý này tiến triển nặng hơn. Đối tượng không nên dùng cinnarizin: Người quá mẫn với Cinnarizine hoặc các thành phần khác của thuốc Phụ nữa mang thai hoặc đang cho con bú. Trẻ dưới 5 tuổi. Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin. Liều dùng: Đối với người lớn: Dùng để điều trị các bệnh lý về tuần hoàn não: Cinnarizin 25mg x 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Dùng để điều trị rối loạn tiền đình( hoa mắt, chóng mặt): Cinnarizin 25mg x 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Dùng để ngăn ngừa say tàu xe: Cinnarizin 25mg x 1 viên uống trước ăn 2 tiếng đồng hồ. Đối với trẻ nhỏ: Liều lượng giảm một nửa so với liều thuốc ở người lớn và được dùng sau bữa ăn. ☛ Tìm đọc thêm: Đau đầu hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì? Viên uống Dưỡng Não Thái Minh cải thiện cơn đau đầu hiệu quả Ngoài thuốc giảm đau, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng não để cải thiện tốt hơn tình trạng đau đầu. Trong đó, viên uống Dưỡng não Thái Minh là dòng dưỡng não thế hệ mới, khác biệt so với các sản phẩm trên thị trường và hiện đang được rất nhiều người tin dùng. Sở dĩ, viên uống Dưỡng não Thái Minh trở nên khác biệt so với các sản phẩm dưỡng não trên thị trường là nhờ vào 3 cơ chế tác động toàn diện gồm: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não Làm sạch cục máu đông Ổn định tiền đình Điều này không chỉ mang đến hiệu quả giảm đau mà khi sử dụng lâu dài còn giúp chúng ta ngăn ngừa được các bệnh về não. Thành phần: Cao Đinh Lăng Cao Thạch tùng Cao Bạch quả Nattokinase Choline Alpha lipoic acid Vitamin B1, B6, B12 Công dụng: Hỗ trợ hoạt huyết, giúp tăng cường lưu thông máu não, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Hỗ trợ giảm biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não, giảm di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch. Sản phẩm được sản xuất bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THÁI MINH, hiện đã được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng mua được sản phẩm bằng 1 trong 2 cách: Cách 1: Đặt giao hàng trực tiếp khi điền đầy đủ thông tin vào Form đặt hàng Cách 2: Gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1705 để được giao hàng tận nhà. ☛ Chi tiết về sản phẩm: Những ai nên dùng Dưỡng Não Thái Minh? Kết luận: Trên đây là danh sách 5 loại thuốc giảm đau cho người hay bị đau đầu mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Quan trọng hơn nữa vẫn là không quên thực hiện một lối sống lành mạnh và chế độ ăn khoa học để bảo vệ sức khỏe từ bên trong. Chia sẻ17 Review 6 loại hoạt huyết tiền đình được tin dùng nhất
Đau đầu ù tai là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Đau đầu có thể là tình trạng thông thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi đau đầu kèm triệu chứng ù tai thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý. Để biết xem đó là những bệnh lý gì, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Mục lục1. Hiện tượng đau đầu ù tai là gì?2. Đau đầu ù tai thường đi kèm với các triệu chứng gì?2.1. Viêm tai giữa2.2. Tăng huyết áp2.3. Tăng huyết áp nội sọ vô căn2.4. Rối loạn tiền đình2.5. Rối loạn khớp thái dương hàm3. Bị đau đầu ù tai có nguy hiểm không?4. Cách điều trị chứng đau đầu u tai hiệu quả4.1. Điều trị theo từng nguyên nhân gây bệnh4.2. Áp dụng mẹo dân gian giảm đau đầu, ù tai5. Kết hợp Dưỡng não Thái Minh đẩy nhanh hiệu quả giảm đau đầu Hiện tượng đau đầu ù tai là gì? Đau đầu ù tai là hiện tượng người bệnh bị đau đầu kết hợp với việc xuất hiện những âm thanh trong tai Đau đầu ù tai xảy ra với không ít người. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chúng ta cùng phân tính từng triệu chứng từ đau đầu đến u tài. Đau đầu là chứng đau ở vùng đầu và vùng mặt, thỉnh thoảng đau cả ở vùng cổ trên. Cơn đau có thể xảy ra ở một bên đầu hoặc một bên thái dương, đau tại 1 vị trí nhất định nhưng nó cũng có thể lan rộng ra khắp vùng đầu. Ù tai là tình trạng bạn có thể nghe thấy những âm thanh lạ mà những âm thanh này không phát ra từ môi trường bên ngoài, nguồn gốc của nó đến từ hệ thống thính giác hoặc từ những cơ quan lân cận. Âm thanh nghe thấy có thể là tiếng nhịp tim, tiếng ù ù, ồn ào, thậm chí là tiếng chuông reo, gào thét. Các triệu chứng này có thể xuất hiện liên tục hoặc xuất hiện theo từng cơn, ở một hoặc cả hai tai. Như vậy, đau đầu ù tai là hiện tượng người bệnh bị đau đầu kết hợp với việc xuất hiện những âm thanh trong tai gây ra nhiều khó chịu. Đây có thể là biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Điều này không chỉ làm mệt mỏi về thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý. Đau đầu ù tai thường đi kèm với các triệu chứng gì? Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu migraine – là bệnh lý phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải Một trong những bệnh lý thường gặp gây ra triệu chứng đau đầu ù tai đó là đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu migraine. Cụ thể, các nhà khoa học đã chứng minh rằng cơn đau nửa đầu bắt nguồn từ dây thần kinh sọ lớn nhất. Với tính chất của đau nửa đầu là các cơn đau lặp đi lặp lại sẽ kích thích lên dây thần kinh thính giác, dẫn đến hiện tượng ù tai. Thông thường, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nửa đầu và ù tai ở cùng một bên. Đau nửa đầu nếu kéo dài có thể dẫn đến những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ não, giảm thị lực,… ☛ Đọc thêm: Đau đầu migraine là gì? Viêm tai giữa Ù tai là một dấu hiệu điển hình để nhận biết căn bệnh viêm tai giữa. Bệnh xảy ra khi tai giữa bị các vi khuẩn xâm nhập, tấn công dẫn đến tổn thương và viêm nhiễm. Viêm tai giữa gồm 2 dạng là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch. Do đó, ngoài ù tai, người bị viêm tai giữa còn có một số biểu hiện khác như đau nhức tai, sốt cao, tai có dịch vàng,… Khi các triệu chứng của viêm tai giữa xuất hiện, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, chăm sóc và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý áp dụng mẹo chữa dân gian vì có thể gây nhiễm trùng và khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Tăng huyết áp Tăng huyết áp có thể dẫn đến triệu chứng đau đầu ù tai do áp lực của máu lên thành mạch tăng cao khiến dòng chảy của máu hỗn loạn. Lúc này, ngoài biểu hiện đau đầu ù tai, bệnh nhân tăng huyết áp còn xuất hiện tình trạng choáng váng, tay chân bủn rủn không có sức, cơ thể mệt mỏi,… Tăng huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời, nếu không sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não,… Tăng huyết áp nội sọ vô căn Tăng huyết áp nội sọ vô căn (IIH) là một rối loạn khiến áp lực chất lỏng xung quanh não của bạn tăng lên. Căn bệnh này rất phổ biến ở phụ nữ béo phì trong độ tuổi sinh đẻ. Một số triệu chứng điển hình của IIH bao gồm: Đau nhức đầu, ù tai, đau tai, thị lực giảm, nghe thấy nhịp đập của tim, đau vai,… Những triệu chứng của IIH rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh đau nửa đầu. Do đó, người bệnh cần thường xuyên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Rối loạn tiền đình Một khối u chèn ép vào vị trí mạch máu não cùng có thể gây đau đầu ù tai Đau đầu ù tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có một khối u chèn ép vào vị trí mạch máu ở đầu. Mặc dù trường hợp u ác tính rất hiếm nhưng không loại trừ khả năng xảy ra. Bởi vậy người bệnh không được chủ quan mà cần nhanh chóng tiến hành điều trị nếu phát hiện khối u. Nếu nguồn gốc tình trạng đau đầu ù tai do khối u gây ra thì biểu hiện thường kéo dài, gây cảm giác mệt mỏi, đôi khi cơn đau đầu diễn ra dữ dội ảnh hưởng tới trí nhớ của người bệnh. ☛ Đọc chi tiết: Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Rối loạn khớp thái dương hàm Các khớp thái dương hàm là nơi hàm dưới được kết nối với hộp sọ, vị trí nằm ở ngay phía trước của tai. Đó là lý do vì sao người bị rối loạn khớp thái dương hàm sẽ dẫn đến rối loạn chức năng cơ nhai và khớp thái dương, từ đó biểu hiện ra ngoài các triệu chứng: đau cơ hàm khi nhai, đau đầu ù tai, đau tai,… Căn bệnh này rất khó phát hiện bởi triệu chứng không rõ ràng, chúng chỉ diễn ra thoáng qua rồi biến mất. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện sớm, bệnh tiến triển cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bị đau đầu ù tai có nguy hiểm không? Muốn biết đau đầu ù tai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trường hợp đau đầu ù tai khởi phát do thay đổi thời tiết hoặc lối sống không lành mạnh, công việc căng thẳng, stress,… thì không nguy hiểm, nó chỉ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt thường ngày. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng đau đầu ù tai bằng cách thay đổi lối sống, giảm bớt căng thẳng với những thay đổi nhỏ trong thói quen như: nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ, chăm chỉ luyện tập thể dục,… Ngược lại, một số trường hợp đau đầu ù tai liên quan tới bệnh lý, điển hình đã liệt kê ở trên như đau nửa đầu, viêm tai giữa, chấn thương vùng cổ gáy,… thì đây lại là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Bởi nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng khôn lường như suy giảm thị lực, nặng hơn mà mù, thậm chí là đột quỵ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Tốt nhất khi đột ngột xuất hiện một cơn đau đầu kèm ù tai, người bệnh không nên chủ quan mà hãy hẹn gặp bác sĩ chuyên môn, tiến hành chẩn đoán, đưa ra kết luận và phác đồ điều trị cụ thể. Như vậy, đau đầu ù tai không nguy hiểm nếu nguyên nhân gây bệnh đến từ thói quen xấu trong lối sống hàng ngày. Ngược lại, nếu đau đầu ù tai gây ra bởi nguyên nhân bệnh lý thì đây lại là một tình trạng nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý thăm khám bác sĩ để tránh những hậu quả khôn lường. Cách điều trị chứng đau đầu u tai hiệu quả Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và các dấu hiệu mà người bệnh đang gặp phải sẽ có những giải pháp điều trị như sau: Điều trị theo từng nguyên nhân gây bệnh Đau đầu ù tai có thể là triệu chứng bình thường khi bị cảm cúm, cảm lạnh. Song nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm đang tiềm ẩn. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm để kiểm soát chứng đau đầu ù tai đó là điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh trước. Hãy tiến hành thăm khám với bác sĩ khi đột nhiên xuất hiện cơn đau đầu ù tai. Từ đó người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Áp dụng mẹo dân gian giảm đau đầu, ù tai Một chế độ ăn dinh dưỡng quyết định rất lớn vào kết quả điều trị đau đầu ù tai Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học sẽ hỗ trợ tích cực trong việc điều trị chứng đau đầu ù tai. Vậy người bị đau đầu ù tai nên ăn gì và kiêng gì? – Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp bổ sung vitamin cùng khoáng chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện, tăng cường sức đề kháng giúp chống lại bệnh tật. – Bổ sung axit béo omega 3 – một chất béo không bão hòa có nhiều trong cá béo (cá hồi, cá thu, các trích, cá mòi) và các loại hạt (hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh, đậu nành). Chúng có tác dụng chống viêm, từ đó ngăn ngừa cơn đau đầu xảy ra. – Ăn nhiều thực phẩm chứa magie như bí đao, bí ngô, hạnh nhân, dưa hấu giúp tăng cường lưu thông máu tốt hơn và cải thiện hiệu quả tình trạng nhức đầu. – Tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia vì những thứ này sẽ khiến bệnh nặng hơn. ☛ Tham khảo thêm: Thực phẩm nên ăn dành cho người đau đầu Nghỉ ngơi khoa học Khi bị đau đầu ù tai hãy để cơ thể được nghỉ ngơi bằng cách tìm một không gian yên tĩnh và nằm xuống. Lúc này, toàn thân được thư giãn, đầu óc thư thái giúp cho triệu chứng giảm dần. Tập luyện yoga Tập thể dục vừa tăng cường sức đề kháng, vừa làm giảm cơn đau đầu và ngăn ngừa mắc các bệnh lý khác hiệu quả. Một trong những bộ môn thể dục phù hợp cho người đau đầu ù tai được chuyên gia sức khỏe khuyên áp dụng đó là yoga. Yoga được xem là biện pháp luyện tập mang lại sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Tính chất các bài tập yoga là động tác đơn giản nhưng kỹ thuật cao, kết hợp với sự tập trung từ hơi hở. Điều này rất phù hợp với những trường hợp đau đầu ù tai do căng thẳng. Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, hãy tập yoga đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 buổi/tuần. Kết hợp Dưỡng não Thái Minh đẩy nhanh hiệu quả giảm đau đầu Với các triệu chứng bị đau đầu ù tai nguyên nhân do thiểu năng tuần hoàn não hoặc rối loạn tiền đình, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm viên uống Dưỡng Não Thái Minh giúp tăng cường lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả. Dưỡng não Thái Minh hỗ trợ cải thiện hiệu quả chứng đau đầu Dưỡng Não Thái Minh là sản phẩm được bào chế từ các thành phần thiên nhiên như: cao Bạch quả, cao Đinh lăng, cao Thạch tùng… rất an toàn và lành tính với người dùng. Bên cạnh đó là các thành phần B12, B6, B1, Choline… giúp tăng cường chức năng của tuần hoàn não, giảm tái phát tình trạng rối loạn tiền đình. Với thành phần hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên như: Cao Đinh lăng, Cao Thạch tùng, Cao Bạch quả vô cùng an toàn lành tính đối với sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, kết hợp cùng các hoạt chất Nattokinase, Choline, Alpha lipoic acid, vitamin B1, B6, B12 … giúp giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và phòng ngừa các bệnh về não. Dựa vào 3 có chế hoạt động: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não – Làm sạch cục máu đông – Ổn định tiền đình, viên uống Dưỡng não Thái Minh trở thành sản phẩm khác biệt so với các loại viên uống dưỡng não khác trên thị trường. Hiện sản phẩm đã được phân phối chính hãng tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng và giao trực tiếp tại nhà. Hoặc đặt hàng qua tổng đài miễn cước 1800.1705 để được tư vấn kỹ hơn! ☛ Đọc chi tiết: Công dụng và cách dùng Dưỡng não Thái Minh Kết luận: Đau đầu ù tai ngoài là triệu chứng bình thường thì nó cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp này nếu không điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả khôn lường, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên thờ ơ khi cơ thể đột nhiên xuất hiện cơn đau đầu ù tai. Hãy thăm khám với bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị cụ thể. Chia sẻ17
Đau đầu thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Đau đầu khi mang thai là triệu chứng mà không ít mẹ bầu đã trải qua vào thời gian đầu hoặc cuối chu kỳ. Cơn đau dai dẳng kéo dài dễ khiến người mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, chán ăn. Hơn thế nữa, đau đầu thai kỳ còn gây nhiều biểu hiện ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi. Mục lục1. Nguyên nhân gây ra đau đầu thai kỳ1.1. Thiếu ngủ1.2. Lượng đường trong máu giảm1.3. Mất nước1.4. Sử dụng thức ăn chứa nhiều tyramin1.5. Căng thẳng, lo âu, trầm cảm1.6. Ít tham gia các hoạt động thể chất2. Triệu chứng của đau đầu thai kỳ3. Đau đầu thai kỳ có nguy hiểm không?4. Phương pháp khắc phục chứng đau đầu thai kỳ4.1. Chườm ấm4.2. Ngủ đủ giấc4.3. Tránh căng thẳng, stress4.4. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý4.5. Tập thể dục đều đặn5. Lưu ý khi điều trị đau đầu thai kỳ ở thai phụ5.1. Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau5.2. Không tự ý thực hiện kỹ thuật châm cứu5.3. Không làm việc nặng nhọc5.4. Đi khám bác sĩ khi có biểu hiện lạ 1. Nguyên nhân gây ra đau đầu thai kỳ Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ chịu xảy ra các thay đổi nhằm thích ứng với tình trạng mới của cơ thể. Thay đổi sản xuất hormon tại các tuyến nội tiết trong thời kỳ mang thai thường gây ra các biểu hiện rõ rệt nhất. Theo giải phẫu sinh lý, sự thay đổi bài tiết hormon xảy ra ở: tuyến yên, tuyến giáp, rau thai, hoàng thể… Sự gia tăng hormon và lưu lượng máu tăng lên gây ra các biểu hiện ở người mẹ như: ốm nghén, buồn nôn, nhạy cảm với một số đồ ăn, mệt mỏi… Trong đó, đau đầu thai kỳ là triệu chứng phổ biến xảy ra ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Những cơn đau này có thể nghiêm trọng hơn do căng thẳng, lo lắng hay do sự thay đổi thị lực… Đau đầu có thể xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu hoặc cuối trong mang thai. Những cơn đau đầu trong thai kỳ còn liên quan đến những nguyên nhân sau đây: 1.1. Thiếu ngủ Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống của mỗi người. Đối với người mang thai, giấc ngủ còn cần thiết hơn cả. Khi cơ thể mẹ được nghỉ ngơi đầy đủ, các cơ quan sẽ được cung cấp đủ năng lượn nhằm thực hiện các hoạt động, chức năng ổn định. Điều này giúp đảm bảo dưỡng chất được vận chuyển đầy đủ tới thai nhi, nuôi dưỡng thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Đau đầu và thiếu ngủ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo các nghiên cứu, rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ gây ra các bất thường trong sức khoẻ người bệnh. Đau nửa đầu, đau đầu, nhức đầu khi thức giấc là một trong các biểu hiện thường thấy nhất. 1.2. Lượng đường trong máu giảm Glucose là một loại đường chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết các tế bào hoạt động cần có năng lượng từ glucose, đặc biệt là não. Thiếu hụt glucose trong thời gian ngắn có thể khiến tổn thương não, thậm chí là ngưng hoạt động. Do đó, lượng đường trong máu giảm là một nguyên nhân quan trọng gây ra các bệnh lý đau đầu ở người mẹ. 1.3. Mất nước Nước đóng vai trò quan trọng trong duy trì các hoạt động chuyển hoá của cơ quan cơ thể. Mất nước làm thay đổi áp suất thuỷ tĩnh, từ đó làm thay đổi tính thấm của màng tế bào khiến quá trình vận chuyển các ion cũng bị rối loạn. Quá trình này làm ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào, trong đó có tế bào não gây đau đầu. Ngoài ra, mất nước trong thời gian dài cũng làm giảm thể tích tuần hoàn. Theo đó, não bộ không được cung cấp oxy và dinh dưỡng đầy đủ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người mẹ mà cũng góp phần khiến thai nhi chậm phát triển. Phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng nước nhiều hơn bình thường nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước cho mẹ và bé. 1.4. Sử dụng thức ăn chứa nhiều tyramin Sữa, phomai, sữa chua… là các thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất… được khuyến cáo dùng để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng cũng chứa tyramin – một loại acid amin kích thích sản sinh catecholamin. Dung nạp quá nhiều các thực phẩm chứa tyramin làm nồng độ chất này trong cơ thể người mẹ tăng cao, quá trình sản sinh catecholamin được đẩy mạnh. Hậu quả là gây răng nhịp tim, huyết áp, đau đầu thai kỳ ở sản phụ. 1.5. Căng thẳng, lo âu, trầm cảm Phụ nữ mang thai thường nhạy cảm do đó dễ lo âu, căng thẳng, trầm cảm. Lo lắng quá độ khiến não bộ chịu kích thích kéo dài. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol, một loại hormone chống stress. Tuy nhiên, sự gia tăng đột ngột hormone này lại gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Cơn đau đầu xảy ra do tình trạng lo lắng quá độ hoặc trầm cảm là một trong những bệnh lý thường gặp. Lo lắng trong một thời gian dài có thể khiến cho mẹ bầu khó ngủ, mất ngủ. Điều này cũng góp phần dẫn đến cơn đau đầu sau khi ngủ dậy. ☛ Tham khảo: Mẹo bấm huyệt chữa đau đầu do căng thẳng 1.6. Ít tham gia các hoạt động thể chất Tập luyện thể dục thể thao rất cần thiết cho mọi đối tượng. Tập luyện thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng, thư giãn gân cốt, thúc đẩy máu lưu thông đồng thời ngăn ngừa tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Ít vận động, nhất là ở phụ nữ mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ người mẹ. Việc này có thể khiến cho cơ thể mẹ bầu nặng nề, ì ạch, máu khó lưu thông, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, đau đầu. Các cơn đau đầu trong ba tháng cuối thai kỳ còn liên quan đến tư thế sai và căng thẳng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do mang thêm trọng lượng của thai nhi hoặc do cao huyết áp trong thai kỳ gây nên. Nếu những cơn đau đầu dai dẳng không dứt, gây nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ mang thai, hãy hẹn gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời. 2. Triệu chứng của đau đầu thai kỳ Đa phần đau đầu trong thời gian mang thai là vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau đầu đi kèm với những triệu chứng khác lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé, đặc biệt là lần mang bầu đầu tiên. Đau đầu thai kỳ xuất hiện gây ra ở sản phụ những triệu chứng: Đau nửa đầu migraine: Cơn đau xuất hiện khi người mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Đau xuất hiện kéo dài, đột ngột kể cả khi đang ngủ. Có thể đi kèm đau vùng dưới xương sườn hoặc vùng bụng trên. Đi kèm với các biểu hiện khác như buồn nôn, nôn sau khi ngửi mùi thức ăn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Rối loạn thị giác, cảm giác như thấy các điểm mù, thấy bóng đèn nhấp nháy… Sưng phù ở các vị trí như: tay, chân, mặt. Đau đầu thai kỳ có thể là một dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp, protein trong nước tiểu… Khi đó, cần phải đi khám để được khắc phục kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. 3. Đau đầu thai kỳ có nguy hiểm không? Triệu chứng đau đầu trong thai kỳ gây cảm giác mệt mỏi, đau đầu đến thai phụ. Theo các chuyên gia, các cơn đau đầu sẽ nhanh chóng biến mất khi thai phụ bước vào giai đoạn mang bầu ở tháng thứ 4 hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu sẽ không gây nguy hại quá nhiều đến cả mẹ và bé. Ở ba tháng đầu, mẹ bầu gặp phải các cơn đau đầu do đang trải qua những thay đổi của cơ thể như cân nặng, nội tiết tố, lượng máu… Tuy nhiên, khi sang tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 của thai kỳ thì những cơn đau đầu dữ dội lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Đau đầu thai kỳ cũng mang lại các triệu chứng khôn lường như tăng huyết áp, lượng protein bất thường trong nước tiểu, thay đổi về thị giác hay gặp vấn đề với gan và thận. Theo thống kê có khoảng 6% – 8% các thai phụ mắc các biến chứng do đau đầu thai kỳ gây ra như đột quỵ, tiền sản giật, thai nhi nhẹ cân… thậm chí là sinh non. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức để chữa bệnh kịp thời đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. ☛ Đọc thêm: Cảnh báo 7 biến chứng do đau đầu gây ra 4. Phương pháp khắc phục chứng đau đầu thai kỳ Đau đầu khi mang thai là triệu chứng không tránh khỏi với một số mẹ bầu. Những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà có thể làm dịu đi những cơn đau đầu đồng thời giúp tăng tuần hoàn máu, giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn. 4.1. Chườm ấm Chườm ấm vào trán, thái dương, xoang giúp các cơ thư giãn, giảm kích thích thần kinh dẫn đến giảm các cơn đau đầu. Nhiệt nóng từ túi chườm cũng làm giãn các mao mạch và động mạch, từ đó tăng cường lưu thông máu nhằm giúp não bộ khoẻ mạnh. Mẹ bầu hãy sử dụng miếng nhiệt hoặc chai nước ấm chườm lên khu vực đau 10 phút mỗi lần. Lưu ý không dùng nhiệt quá nóng hoặc chườm quá lâu vì có thể gây bỏng da. 4.2. Ngủ đủ giấc Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai. Theo các nghiên cứu cho thấy, ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu giảm các nguy cơ huyết áp cao và tiền sản giật cũng như tạo nhiều thuận lợi cho quá trình sinh nở và chuyển dạ. Vì thế, trong thai kỳ, các mẹ bầu nên tập ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Thai phụ nên ngủ đủ từ 7 – 10 tiếng mỗi ngày và ngủ trưa từ 20 – 30 phút để tránh tình trạng đau đầu, mệt mỏi, uể oải. Hãy chọn cho mình một chỗ ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn và ánh sáng mạnh, tránh xa các thiết bị điện tử như điện tử, máy tính để đảm bảo giấc ngủ được sâu và ngon. Ngủ đúng và đủ giấc giúp nâng cao sức khoẻ, giảm các triệu chứng thường mắc phải khi mang thai. 4.3. Tránh căng thẳng, stress Nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn, giữ tinh thần lạc quan, tích cực trong thai kỳ giúp các mẹ bầu luôn vui vẻ, khỏe khoắn. Thêm vào đó, người mang thai cũng không nên lo âu, suy nghĩ tiêu cực quá bởi sẽ tăng các cơn đau đầu gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. 4.4. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống hợp lý nhằm đảm bảo thai nhi phát triển ổn định. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai vô cùng cần thiết giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài uống đủ lượng nước mỗi ngày, các mẹ bầu nên bổ sung thêm dinh dưỡng từ các cá, thịt, sữa… và các loại nước ép trái cây. Chỉ khi được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cơ thể người mẹ mới được khoẻ mạnh, có dưỡng chất để đảm bảo nuôi thai nhi và hỗ trợ sửa chữa thương tổn. Qua đó, các yếu tố gây đau đầu mới được loại bỏ. ☛ Tham khảo: 10 loại trái cây giúp bạn cải thiện đau đầu 4.5. Tập thể dục đều đặn Việc vận động thường xuyên giúp thai phụ giảm căng cơ, giảm mệt mỏi và áp lực khi bị đau đầu. Các bài tập cũng có tác dụng giãn cơ, tăng cường tuần hoàn máu lên não và các chi. Nhờ vậy, các cơ quan mới được nhận đủ oxy, dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động ổn định. Để duy trì và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, các mẹ bầu nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, đều đặn. Hãy lựa chọn những bài tập an toàn, phù hợp với thể trạng và giai đoạn mang thai của mình. 5. Lưu ý khi điều trị đau đầu thai kỳ ở thai phụ Để đảm bảo quá trình mang thai và sinh nở thuận lợi, mẹ bầu nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và bé khi mắc triệu chứng đau đầu thai kỳ bằng các phương pháp trên. Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý một số điều sau để tránh những ảnh hưởng xấu khi những cơn đau đầu xuất hiện. 5.1. Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau Một số thai phụ không đi khám bác sĩ mà tự ý sử dụng thuốc giảm đau không theo chỉ định, thậm chí sử dụng không đúng liều lượng. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi và sản phụ. Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, suy thận, loãng xương, hoại tử tế bào gan… Nghiêm trọng hơn, tự sử dụng thuốc còn gây những ảnh hưởng không tốt trong quá trình phát triển thai nhi. Việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai cần được giám sát chặt chẽ và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. 5.2. Không tự ý thực hiện kỹ thuật châm cứu Châm cứu là phương pháp chữa bệnh truyền thống được nhiều người thực hiện vì độ hiệu quả trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người thực hiện cần có trình độ chuyên môn đảm bảo thực hiện các kỹ thuật được đúng đắn. Ngoài ra, trong thời gian mang thai, việc tự ý thực hiện kỹ thuật châm cứu gây nhiều rủi ro. Nó có thể kích thích một số huyệt đạo trên cơ thể gây co thắt tử cung, dễ dẫn đến sinh non hay sảy thai. Đối với các sản phụ có cơ địa nhạy cảm, châm cứu là phương pháp tuyệt đối không nên thực hiện. 5.3. Không làm việc nặng nhọc Khi mang thai, mẹ bầu không nên làm những công việc nặng nhọc, tốn nhiều sức lực vì nó không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức mà còn dẫn đến động thai, sinh non… Do vậy, mẹ cần tránh những việc như mang vác đồ vật nặng, di chuyển đồ vật trong nhà, làm vườn… Khi cần thực hiện, hãy nhờ người thân giúp đỡ. Đặc biệt, người mẹ cũng cần tránh việc mang vác đồ cồng kềnh hoặc mang đồ di chuyển trên cầu thang, những nơi có địa hình không bằng phẳng để đảm bảo an toàn. Các công việc nặng nhọc có thể khiến tổn thương cơ thể người mẹ do đó không nên tự mình làm. 5.4. Đi khám bác sĩ khi có biểu hiện lạ Thai phụ nên đi thăm khám bác sĩ khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé đều ổn. Hãy đi khám nếu đau đầu trong thai kỳ đi kèm với các triệu chứng như sốt, buồn nôn, co giật, ngất xỉu… Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây đau đầu, từ đó có cách khắc phục đúng đắn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bài viết trên cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về triệu chứng đau đầu trong thai kỳ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn bệnh và phòng tránh kịp thời. Tài liệu tham khảo: https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/headaches https://www.pregnancybirthbaby.org.au/headaches-during-pregnancy https://www.healthline.com/health/pregnancy/headache-during-pregnancy Chia sẻ12
Đau đầu migraine có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh đau đầu migraine được xếp vào là một trong 20 vấn nạn lớn của toàn cầu. Đây là một bệnh lý dễ gặp khi có tới 12% dân số mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, vẫn còn nhiều người không biết đến migraine. Vậy hãy cùng thoaihoanao.com tìm hiểu chi tiết về bệnh đau đầu migraine là gì, bệnh có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? qua bài viết dưới đây. Đau đầu migraine là gì? Đau đầu migraine là tình trạng đau nửa đầu theo từng cơn như mạch đập Đau đầu migraine là bệnh đau nửa đầu từng cơn – đây là một trường hợp đặc biệt thuộc nhóm nhức đầu mãn tính có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não. Migraine còn có tên gọi khác là đau đầu vân mạch hay rối loạn vân mạch não. Đặc điểm của tình trạng đau đầu migraine là đau nửa đầu theo kiểu nhịp mạch đập, tập trung chủ yếu ở trán và thái dương. Đau xuất hiện thành từng cơn thường kéo dài từ 4-72 giờ với cường độ tiến triển từ nhẹ đến dữ dội. Ở trường hợp nặng, ngoài các cơn đau nửa đầu, người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi hôi. Mức độ đau cũng tăng cao khi bạn cố gắng làm việc mà không nghỉ ngơi. Đau đầu migraine thường xuyên kéo dài và rất dễ tái phát, điều này khiến có thể mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây đau đầu migraine Tình trạng đau đầu migraine có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp người đọc dễ hình dung và phân biệt, chúng tôi phân loại nguyên nhân thành 2 nhóm chính bao gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân khác. Nguyên nhân bệnh lý Stress, căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu buồn nôn Ngoài các nguyên nhân bệnh lý nêu trên, đau đầu migraine còn chịu tác động từ một số yếu tố nguy cơ khác như: Yếu tố nội tiết: Đã có những nghiên cứu cho thấy chu kỳ kinh nguyệt có liên quan đến bệnh đau đầu migraine vì khi ấy hormone thay đổi. Đại đa số các cơn đau xuất hiện xung quanh thời kỳ kinh nguyệt, trước khi mãn kinh cường độ cơn đau có dữ dội hơn, ngược lại số lần cơn đau xuất hiện lại giảm trong thời gian có thai hoặc khi mãn kinh. Đây cũng là lý do giải thích vì sao tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý này cao hơn so với nam giới gấp 3 lần. Yếu tố tâm lý: Lo âu và trầm cảm cũng là một trong những yếu tố kích hoạt cơn đau, gây chứng đau đầu migraine. Mặt khác, nếu đau đầu diễn ra thường xuyên cũng khiến bệnh lo lắng và căng thẳng hơn. Điều này tạo ra một vòng xoắn bệnh lý lặp đi lặp lại. Yếu tố lối sống: Những thói quen sống không lành mạnh bao gồm hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ uống chứa nhiều caffein, ăn thực phẩm chứa chất hóa học glutamate, nitrite, tyramine, mất ngủ, ngủ nhiều,… diễn ra trong thời gian dài sẽ đều kích hoạt cơn đau đầu migraine. Yếu tố môi trường: Phần lớn bệnh nhân xuất hiện chứng đau đầu là do ảnh hưởng từ những yếu tố môi trường như thay đổi thời tiết, tiếng ồn quá lớn, ánh sáng mạnh, mùi hương nồng. Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc đau đầu migraine thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh. Tỷ lệ di truyền là 40-45% nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh nhưng nó sẽ tăng lên 70% khi cả hai cùng mắc bệnh. Một số yếu tố khác như hoạt động thể chát cường độ cao, quan hệ tình dục, lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc giãn mạch,… đều có thể gây ra chứng đau đầu và làm triệu chứng nặng thêm. ☛ Tham khảo: Đau đầu có phải là do thiếu chất? Triệu chứng thường gặp của bệnh đau đầu migraine Đau đầu migraine kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng: suy giảm trí nhớm suy giảm chức năng não bộ, khó tập trung Để trả lời được thắc mắc “đau đầu migraine có nguy hiểm không?”, người bệnh còn phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng diễn biến bệnh, khả năng bệnh tái phát và các biện pháp áp dụng điều trị có đạt hiệu quả hay không. Không chỉ riêng bệnh nhân mắc đau đầu migraine mà hầu hết chúng ta đều mang tâm lý chủ quan, cho rằng đau đầu là một dạng căng thẳng bình thường và bỏ qua nó một cách dễ dàng. Đối với chứng đau đầu migraine do bệnh lý gây ra được đánh giá là khá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chúng ta trị dứt điểm được bệnh lý nguyên nhân thì tình trạng đau đầu cũng không còn là vấn đề quá lo ngại. Trường hợp đau đầu do căng thẳng thần kinh, yếu tố môi trường hoặc lối sống không lành mạnh thì không cần quá lo lắng, người bệnh chỉ cần hạn chế hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ thì tình trạng đau đầu sẽ tự khỏi. Dù là đau đầu migraine gây ra bởi nguyên nhân nào, một khi đã không điều trị kịp thời, cứ để bệnh kéo dài thì người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: Co giật: Đau đầu migraine kéo dài với mức độ đau dữ dội mà không được áp dụng các biện pháp giảm đau nào thì người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng co giật như động kinh. Suy giảm chức năng não bộ: Đau đầu migraine kéo dài dai dẳng, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của não bộ, khiến bạn khó tập trung, suy giảm trí nhớ,… Ảnh hưởng đến thị lực: Những thay đổi về lưu lượng máu đến não trong cơn đau đầu migraine có thể ảnh hưởng mắt gây ra biến chứng giảm thị lực, nhìn mờ hay thậm chí là mù vĩnh viễn. Mất ngủ: Cơn đau đầu migraine có thể xảy ra vào ban đêm, điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ. Trầm cảm: Cảm giác mệt mỏi khi đau đầu migraine liên tục tái phát, thậm chí là gây mất ngủ nếu chúng diễn ra vào ban đêm đều có khả năng đẩy người bệnh rơi vào trầm cảm. Thiểu năng tuần hoàn não: Ở bệnh nhân bị đau đầu migraine, lưu lượng máu lên não không đủ dẫn tới biến chứng thiểu năng tuần hoàn não với các triệu chứng như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, đi đứng không vững. Đột quỵ: Các cơn đau đầu migraine làm gián đoạn máu lưu thông lên não khiến não không được cung cấp đủ oxy, dẫn đến chết các tế bào não. Lúc này não bộ đã bị tổn thương nghiêm trọng và người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng đột quỵ. Như vậy, đau đầu migraine là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu để tiếp diễn lâu dài mà không có phương pháp khắc phục, đau đầu migraine có thể gây ra một số biến mãn tính, ảnh hưởng cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân. Đau đầu migraine khi nào cần gặp bác sĩ? Như đã trình bày ở trên, đau đầu migraine là tình trạng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt các biến chứng. Vì thể, để tránh bệnh tiến triển nặng, đồng thời phòng ngừa nguy cơ mắc biến chứng, người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể. Tốt nhất, người bệnh nên đặt lịch thăm khám với bác sĩ ngay khi có các triệu chứng: Cơn đau đầu khởi phát một cách đột ngột và dữ dội. Cơn đau đầu tiên xuất hiện khi bệnh nhân ngoài 50 tuổi. Đau nửa đầu kèm theo các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí không thực hiện được các hoạt động thường ngày. Phụ nữ đau đầu khi mang thai hoặc vừa sinh nở. Tình trạng đau nặng hơn khi ho hoặc vận động mạnh. Cơn đau đầu xuất hiện sau khi xảy ra chấn thương ở đầu. Cách điều trị tình trạng đau đầu migraine Tùy vào từng trường hợp cần hướng đến là cần làm giảm cơn đau tức thì, điều trị để ngăn ngừa biến chứng hay phòng ngừa bệnh mà bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây: Sử dụng thuốc Sử dụng thuốc trong điều trị đau đầu migraine thường được ưu tiên sử dụng vì chúng mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Đồng thời khi sử dụng trong một thời gian đủ dài với đúng loại thuốc còn giúp ngăn chặn cơn đau tái phát. Mặc dù hiện này có rất nhiều các loại thuốc chữa đau đầu khác nhau, nhưng số bệnh nhân nắm được công dụng của thuốc để áp dụng điều trị cho đúng còn ít. Để giúp người bệnh dễ dàng phân biệt, chúng tôi chia thuốc chữa đau đầu migraine thành 2 nhóm thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Cụ thể: Thuốc cắt cơn Aspirin là thuốc điều trị cắt cơn có tác dụng giảm đau mạnh Thuốc cắt cơn được áp dụng cho hầu hết các trường hợp đau đầu migraine và làm giảm cơn đau ngay tức thì. Một số thuốc giảm đau thường được sử dụng là: Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol, Efferalgan, thuốc Alaxan,… Thuốc kháng viêm giảm đau NSAIDs: Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau mạnh, có tác dụng cắt cơn đau tốt và nhanh chóng. Aspirin (500 – 2000mg/ngày) là thuốc điển hình thuốc nhóm NSAIDs, ngoài ra còn có Ibuprofen (1000mg – 2000mg/ngày), Naproxen (Apranax: 550 – 1100mg/ngày) Ergotamin tartrat (viên 1mg, liều lượng 2mg/1 lần uống): Dùng khi NSAIDs không còn đáp ứng được với cơn đau. Nếu 30 phút cơn đau vẫn còn thì người bệnh có thể uống nhắc lại nhưng lưu ý liều lượng không vượt quá 4mg/ngày. Thuốc dự phòng Thuốc dự phòng dùng để ngăn ngừa cơn đau tái phát, phù hợp với những cơn đau mãn tính, được chỉ định với những bệnh nhân: Có nhiều hơn 3 cơn đau trong 1 tháng. Cơn đau ít nhưng khó cắt cơn. Không sử dụng được thuốc cắt cơn. Cơn đau đầu thất thường với những dấu hiệu báo hiệu kéo dài như: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mắt nhìn mờ,… Phương pháp điều trị dự phòng phải dùng thuốc trong thời gian ít nhất là 3 tháng, có thể kéo dài đến 6 tháng để cơn đau không xuất hiện. Một số thường được sử dụng bao gồm: 1. Propranolol viên nén 40mg Liều lượng sử dụng: 40 – 160mg/ngày chia làm 2 – 3 lần Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất ngủ, hạ huyết áp. Chống chỉ định cho người tối loạn dẫn truyền, nhịp tim chậm <50 lần/phút, người suy tim, người mắc hội chứng Raynaud, hen phế quản. 2. Amitriptyline viên nén 25mg Liều lượng sử dụng: 25 – 75mg/ngày chia 2 lần. Tác dụng phụ: Lú lẫn, miệng khô, táo bón, bí tiểu, tăng cân, ngủ gà, hạ huyết áp tư thế. Chống chỉ định cho người bị rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, phụ nữ có thai, người động kinh, người mắc u tuyến tiền liệt. 3. Flunarizin 5mg Liều lượng sử dụng:1-2 viên chia 2 lần. T Tác dụng phụ: Buồn ngủ, tăng cân hoặc/và ăn ngon miệng. Nếu dùng trong thời gian dài có thể gây lo lắng, trầm cảm. 4. Topiramate viên nén 25mg Liều lượng sử dụng: 25mg – 100mg/ngày chia 2 lần uống sau ăn Tác dụng phụ: Hoa mắt, chóng mặt, miệng đắng, ăn không ngon, tiêu chảy, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, dị ứng. Lưu ý: Tất cả các nhóm thuốc liệt kê trên đều có tác dụng phụ nếu như người bệnh không biết cách sử dụng hoặc lạm dụng quá nhiều. Do đó, người bệnh cần thăm khám và tuân theo chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua về hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa được sự cho phép. Điều trị tại nhà Thay vì việc phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau, người bệnh hoàn toàn có thể tự xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh – điều này đem lại hiệu quả về lâu dài trong việc ngăn ngừa cơn đau đầu quay trở lại đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến não bộ. Để xây dựng một lối sống lành mạnh, người bệnh cần: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, thịt cá, tránh rượu, bia, thuốc lá và thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức gây mệt mỏi, căng thẳng cho đầu óc. Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, chăm sóc chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ đúng tư thế, đầu tư gối, nệm tốt. Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe thể chất. Hạn chế các tác nhân từ môi trường như âm thanh to, ánh sáng chói, mùi hương nồng. Ngoài ra kết hợp thêm chườm nóng lạnh, bấm huyệt, massage, châm cứu giúp giảm đau đầu nhanh chóng và cải thiện tâm trạng khiến người bệnh cảm thấy thoải mái. ☛ Xem thêm bài viết: Cách bấm huyệt khi đau đầu do căng thẳng TPBVSK Dưỡng Não Thái Minh – hỗ trợ giảm đau nửa đầu hiệu quả Ngoài các biện pháp điều trị trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm viên uống Dưỡng não Thái Minh như một sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm các cơn đau đầu migraine và các triệu chứng đi kèm, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh li Điều khiến cho viên uống Dưỡng não Thái Minh trở nên khác biệt so với các sản phẩm dưỡng não trên thị trường là 3 cơ chế tác động toàn diện gồm: Hoạt huyết tăng tuần hoàn máu não Làm sạch cục máu đông Ổn định tiền đình 3 tình trạng này đều nằm trong nhóm gây ra cơn đau nửa đầu migraine. Do đó, dưỡng não Thái Minh không chỉ cải thiện nhanh chóng cơn đau đầu mà còn làm thuyên giảm các triệu chứng khác như mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn. Với thành phần là các dược liệu tự nhiên, Dưỡng não Thái Minh rất lành tính với sức khỏe của người bệnh, không gây tác dụng phụ. Nếu sử dụng trong thời gian dài còn ngăn ngừa các bệnh về não như thiểu năng tuần hoàn não, di chứng sau tai biến mạch máu não. ☛ Thông tin chi tiết về sản phẩm: Dưỡng não Thái Minh giá bán bao nhiêu? Mua ở đâu? Sản phẩm hiện đã được phân phối trên toàn quốc. Để mua viên uống Dưỡng não Thái Minh chính hãng, bạn có thể Điền thông tin vào Form đặt hàng TẠI ĐÂY. Hoặc gọi điện tới tổng đài 1800.1705 để được giao hàng tận nhà. Kết luận: Như vậy, trên đây là những thông tin bổ ích về tình trạng đau đầu Migraine. Mong rằng, qua bài viết, người đọc đã giải đáp được thắc mắc “đau đầu migraine có nguy hiểm không?” và phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất, chúng ta không nên chủ quan khi có cơn đau đầu xuất hiện, thay vào đó hãy đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Nếu còn bất cứ điều gì chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1705 để được tư vấn chi tiết hơn. Chia sẻ17
Đau đầu khi thay đổi thời tiết cần làm gì?
Đau đầu khi thay đổi thời tiết là tình trạng khá phổ biến ở nhiều đối tượng. Những cơn đau này thường không kéo dài nhưng sẽ gây ra không ít phiền toái nếu gặp phải. Vậy tại sao thời tiết thay đổi lại dẫn đến đau đầu? Có biện pháp nào để chữa trị và phòng tránh đau đầu khi thay đổi thời tiết không? Cùng tìm hiểu ngay nhé! Tại sao bạn hay bị đau đầu khi thời tiết thay đổi? Trong một cuộc khảo sát năm 2008 của National Headache Foundation – Tổ chức đau đầu quốc gia của Mỹ về các nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu, thời tiết thay đổi được xem là một trong những nguyên nhân đầu tiên với 73% người tham gia bình chọn (cứ 4 người thì có 3 người cho biết thời tiết gây ra cơn đau đầu của họ). Một nghiên cứu khác được đăng tải trên tạp chí Neurology cũng chỉ ra việc nhiệt độ tăng cao khiến nhiều người phải nhập viện vì đau đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, với mức nhiệt tăng khoảng 5 độ C thì trong 24 giờ sau, tỉ lệ người đau đầu phải nhập viện tăng lên 7,5%, hiện tượng áp suất không khí giảm (thường xảy ra trước khi trời mưa) cũng liên quan đến sự gia tăng số người bị đau đầu trong 48 – 72 giờ sau đó. Các chuyên gia y khoa cho rằng thời tiết thay đổi dẫn đến đau đầu chủ yếu là do sự thay đổi áp suất của không khí gây ra chênh lệch áp suất bên ngoài môi trường và khoang trong cơ thể khiến mạch máu co giãn, từ đó xuất hiện các cơn đau đầu. ☛ Tham khảo: 10 cách trị đau đầu tại nhà Biểu hiện của đau đầu khi thay đổi thời tiết Mức độ đau đầu/đau nửa đầu do thời tiết thay đổi thường đa dạng: có thể là đau âm ỉ, tê buốt, nhưng cũng có thể là đau dữ dội, choáng váng, lan xuống cả hốc mũi và hốc mắt. Những cơn đau dạng này thường xảy ra trước, trong và sau khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc khi người bệnh từ ngoài trời nắng vào phòng máy lạnh hay đi du lịch sang vùng khí hậu khác,… Thời gian đau đầu do thay đổi thời tiết thường ngắn, không kéo dài và có thể tự hết. Thời gian cũng như độ kéo dài và tính chất cơn đau đầu gắn liền với sự thay đổi thời tiết chính là đặc trưng để phân biệt đau đầu khi thay đổi thời tiết với đau đầu do các bệnh lý khác gây ra. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như: Buồn nôn, nôn. Nhạy cảm với ánh sáng hơn. Tê ở mặt và cổ. Đau ở một bên hoặc cả hai bên thái dương. Đau đầu khi thay đổi thời tiết có nhiều mức độ khác nhau Đau đầu khi thay đổi thời tiết có nguy hiểm không? Cơn đau đầu do thời tiết thay đổi thường ngắn và tự hết nên dễ khiến người bệnh chủ quan, bỏ qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, sự đau đầu phụ thuộc thời tiết liên quan mật thiết với các rối loạn trong hoạt động của não và những tổn thương nhất định ở mạch máu hay xơ vữa động mạch. Nguyên nhân sâu xa của các tổn thương này là sự hoạt động của các gốc tự do trong cơ thể. Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông (Chủ tịch Hội Phòng chống Đột quỵ miền Bắc, Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Viện nghiên cứu YDLS 108), quá trình tấn công liên tục của gốc tự do lên não sẽ phá vỡ hàng rào phòng vệ tự nhiên ở não, làm tổn thương các mạch máu não, gây thiếu máu não dẫn tới chứng đột quỵ. Vì vậy, không nên chủ quan bỏ qua các cơn đau đầu do thay đổi thời tiết vì đó có thể đó là sự cảnh báo các bệnh não nguy hiểm. ☛ Tham khảo thêm: Thường xuyên bị đau đầu là bệnh gì? Cách chữa đau đầu khi thay đổi thời tiết Điều trị đau đầu khi thay đổi thời tiết bằng thuốc tây Các biện pháp bằng thuốc tây chủ yếu là dùng thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng, hầu như chưa thể điều trị dứt điểm. Bạn lưu ý chỉ dùng thuốc giảm đau khi cơn đau quá dữ dội, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, tránh gây các tác dụng phụ ảnh hướng xấu tới sức khoẻ của bản thân và nguy cơ nhờn thuốc. Một số loại thuốc tây giảm đau đầu bạn có thể tham khảo: ➤ Thuốc không kê đơn Ibuprofen Acetaminophen Excedrin Một loại thuốc kết hợp caffein, acetaminophen và aspirin. ➤ Thuốc kê đơn Nhóm thuốc triptans Ergotamines Codein và các thuốc giảm đau opioid khác. Bài thuốc đông y chữa đau đầu khi thay đổi thời tiết Theo đông y, muốn chữa đau đầu do thay đổi thời tiết cần phân biệt chính xác từng loại yếu tố thời tiết gây bệnh, từ đó sử dụng các bài thuốc phù hợp. Một số bài thuốc để bạn đọc tham khảo gồm: Xuyên khung trà điều tán Bài thuốc này có tác dụng khu phong tán hàn, chủ trị đau đầu do phong hàn, chóng mặt, nghẹt mũi, sợ gió, sốt. Mỗi thang xuyên khung trà điều tán gồm: Kinh giới, khương hoạt, bạch chỉ, phòng phong. Tuỳ thể trạng, có thể gia thêm gừng tươi, tía tô để tăng hiệu quả điều trị. Lưu ý: không dùng bài thuốc này với các trường hợp đau đầu lâu ngày do khí huyết hư hoặc can thận bất túc hay đau do ảnh hưởng từ sự mất điều hòa các cơ quan nội tạng. Nhị trần thang Bài thuốc này dùng để trị đau đầu do đàm thấp với các biểu hiện như: nhức đầu, mặt mày xây xẩm, có đờm, tức bụng, tức ngực, lưỡi rêu trắng nhờn, mạch huyền hoạt. Mỗi thang thuốc nhị trần thang gồm có: bán hạ, trần bì, phục linh, cam thảo. Lưu ý: Thuốc được dùng phải là những loại lâu năm thì mới có tác dụng cao. Những xử lý cần thiết khi xuất hiện cơn đau đầu Khi xuất hiện cơn đau đầu do thay đổi thời tiết, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để thấy dễ chịu hơn: Nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh, thoáng khí với tư thế chân cao hơn đầu để tăng lượng máu lưu thông lên não. Xoa ấn huyệt thái dương, ấn đường phong trì và bách hội để xoa dịu cơn đau đầu. Cạo gió bằng miếng bạc. Uống trà gừng nóng và ngâm tay bằng nước ấm. Trường hợp bạn gặp cơn đau với cường độ mạnh hoặc tình trạng ngày một tăng, không thấy đỡ thì: Không được tự xử trí tại nhà bằng các biện pháp dân gian. Không lạm dụng thuốc giảm đau, chỉ nên uống thuốc giảm đau Paracetamol theo đơn của bác sĩ. Đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. ☛ Tham khảo: chữa đau nửa đầu với 7 bài thuốc dân gian Sai lầm cần tránh khi bị đau đầu do thay đổi thời tiết Khi gặp đau đầu do thời tiết thay đổi, bạn tuyệt đối lưu ý tránh các sai lầm sau: ➤ Chủ quan, lơ là, bỏ qua: Do tính chất cơn đau đa số xảy ra trong thời gian ngắn, khi thời tiết thay đổi nên nhiều người chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường cố chịu vài ngày rồi để cơn đau tự hết. Tuy nhiên, cơn đau này có nguy cơ tăng nặng hơn khi quay lại các lần sau và tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ khó lường, đe dọa tính mạng. ➤ Quá phụ thuộc vào các biện pháp cạo gió, bấm huyệt, xoa dầu nóng, xoa bóp: Các biện pháp này có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đó chỉ là tác dụng tạm thời, không hiệu quả khi đau đầu kéo dài. Ngoài ra, tự cạo gió hoặc bấm huyệt, xoa bóp còn tăng nguy cơ ấn vào chính mạch máu đang tổn thương, gây xuất huyết trong, tạo thành cục máu đông gây tắc nghẽn, vỡ mạch, đột quỵ. ➤ Lạm dụng các thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau với tác dụng nhanh chóng, dễ mua, tiện lợi trong việc sử dụng rất dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc. Điều này cực kỳ nguy hiểm do thuốc giảm đau có nguy cơ gây tác dụng ngược khiến cơn đau dần trở thành mạn tính cũng như tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, tổn thương gan thận,… cho bệnh nhân. Đặc biệt, thuốc giảm đau còn làm lu mờ triệu chứng sớm của tăng huyết áp, đột quỵ, khiến bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biện pháp phòng tránh đau đầu khi thời tiết thay đổi Đau đầu do thời tiết thay đổi mang đến nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ cũng như đời sống của bệnh nhân, để phòng tránh các cơn đau đầu này, bạn nên: Ngủ đủ giấc (7-9 tiếng mỗi ngày) để giúp hệ thần kinh được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, giảm nguy cơ nhức đầu, đau đầu. Uống đủ nước. Tập thể dục đều đặn để nâng cao thể lực. Bổ sung các loại vitamin D, vitamin B1, B6, B12. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, xây dựng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng. Đội mũ rộng vành khi ra ngoài, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào đầu. Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh. Thực hiện các liệu pháp thư giãn khi gặp phải căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Các biện pháp phòng tránh đau đầu khi thay đổi thời tiết Như vậy, đau đầu khi thay đổi thời tiết là triệu chứng bạn đọc cần hết sức lưu ý và cẩn thận khi gặp phải. Nếu còn khó khăn gì cần giúp đỡ hoặc thắc mắc cần giải đáp, bạn đọc vui lòng để lại bình luận ở bên dưới bài viết nhé! Chia sẻ16