Đau đầu thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Đau đầu khi mang thai là triệu chứng mà không ít mẹ bầu đã trải qua vào thời gian đầu hoặc cuối chu kỳ. Cơn đau dai dẳng kéo dài dễ khiến người mẹ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, chán ăn. Hơn thế nữa, đau đầu thai kỳ còn gây nhiều biểu hiện ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi.

1. Nguyên nhân gây ra đau đầu thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ chịu xảy ra các thay đổi nhằm thích ứng với tình trạng mới của cơ thể. Thay đổi sản xuất hormon tại các tuyến nội tiết trong thời kỳ mang thai thường gây ra các biểu hiện rõ rệt nhất. Theo giải phẫu sinh lý, sự thay đổi bài tiết hormon xảy ra ở: tuyến yên, tuyến giáp, rau thai, hoàng thể…

Sự gia tăng hormon và lưu lượng máu tăng lên gây ra các biểu hiện ở người mẹ như: ốm nghén, buồn nôn, nhạy cảm với một số đồ ăn, mệt mỏi… Trong đó, đau đầu thai kỳ là triệu chứng phổ biến xảy ra ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Những cơn đau này có thể nghiêm trọng hơn do căng thẳng, lo lắng hay do sự thay đổi thị lực…

1. Nguyên nhân gây ra đau đầu thai kỳ 1
Đau đầu có thể xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu hoặc cuối trong mang thai.

Những cơn đau đầu trong thai kỳ còn liên quan đến những nguyên nhân sau đây:

1.1. Thiếu ngủ

Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống của mỗi người. Đối với người mang thai, giấc ngủ còn cần thiết hơn cả. Khi cơ thể mẹ được nghỉ ngơi đầy đủ, các cơ quan sẽ được cung cấp đủ năng lượn nhằm thực hiện các hoạt động, chức năng ổn định. Điều này giúp đảm bảo dưỡng chất được vận chuyển đầy đủ tới thai nhi, nuôi dưỡng thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

Đau đầu và thiếu ngủ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo các nghiên cứu, rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ gây ra các bất thường trong sức khoẻ người bệnh. Đau nửa đầu, đau đầu, nhức đầu khi thức giấc là một trong các biểu hiện thường thấy nhất.

1.1. Thiếu ngủ 1

1.2. Lượng đường trong máu giảm

Glucose là một loại đường chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết các tế bào hoạt động cần có năng lượng từ glucose, đặc biệt là não. Thiếu hụt glucose trong thời gian ngắn có thể khiến tổn thương não, thậm chí là ngưng hoạt động. Do đó, lượng đường trong máu giảm là một nguyên nhân quan trọng gây ra các bệnh lý đau đầu ở người mẹ.

1.3. Mất nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong duy trì các hoạt động chuyển hoá của cơ quan cơ thể. Mất nước làm thay đổi áp suất thuỷ tĩnh, từ đó làm thay đổi tính thấm của màng tế bào khiến quá trình vận chuyển các ion cũng bị rối loạn. Quá trình này làm ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào, trong đó có tế bào não gây đau đầu.

Ngoài ra, mất nước trong thời gian dài cũng làm giảm thể tích tuần hoàn. Theo đó, não bộ không được cung cấp oxy và dinh dưỡng đầy đủ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người mẹ mà cũng góp phần khiến thai nhi chậm phát triển.

1.3. Mất nước 1
Phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng nước nhiều hơn bình thường nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước cho mẹ và bé.

1.4. Sử dụng thức ăn chứa nhiều tyramin

Sữa, phomai, sữa chua… là các thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất… được khuyến cáo dùng để bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng cũng chứa tyramin – một loại acid amin kích thích sản sinh catecholamin.

Dung nạp quá nhiều các thực phẩm chứa tyramin làm nồng độ chất này trong cơ thể người mẹ tăng cao, quá trình sản sinh catecholamin được đẩy mạnh. Hậu quả là gây răng nhịp tim, huyết áp, đau đầu thai kỳ ở sản phụ.

1.5. Căng thẳng, lo âu, trầm cảm

1.5. Căng thẳng, lo âu, trầm cảm 1
Phụ nữ mang thai thường nhạy cảm do đó dễ lo âu, căng thẳng, trầm cảm.

Lo lắng quá độ khiến não bộ chịu kích thích kéo dài. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol, một loại hormone chống stress. Tuy nhiên, sự gia tăng đột ngột hormone này lại gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Cơn đau đầu xảy ra do tình trạng lo lắng quá độ hoặc trầm cảm là một trong những bệnh lý thường gặp. Lo lắng trong một thời gian dài có thể khiến cho mẹ bầu khó ngủ, mất ngủ. Điều này cũng góp phần dẫn đến cơn đau đầu sau khi ngủ dậy.

☛ Tham khảo: Mẹo bấm huyệt chữa đau đầu do căng thẳng

1.6. Ít tham gia các hoạt động thể chất

Tập luyện thể dục thể thao rất cần thiết cho mọi đối tượng. Tập luyện thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng, thư giãn gân cốt, thúc đẩy máu lưu thông đồng thời ngăn ngừa tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Ít vận động, nhất là ở phụ nữ mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ người mẹ. Việc này có thể khiến cho cơ thể mẹ bầu nặng nề, ì ạch, máu khó lưu thông, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, đau đầu.

Các cơn đau đầu trong ba tháng cuối thai kỳ còn liên quan đến tư thế sai và căng thẳng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do mang thêm trọng lượng của thai nhi hoặc do cao huyết áp trong thai kỳ gây nên.

Nếu những cơn đau đầu dai dẳng không dứt, gây nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ mang thai, hãy hẹn gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

2. Triệu chứng của đau đầu thai kỳ

2. Triệu chứng của đau đầu thai kỳ 1

Đa phần đau đầu trong thời gian mang thai là vô hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau đầu đi kèm với những triệu chứng khác lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé, đặc biệt là lần mang bầu đầu tiên. Đau đầu thai kỳ xuất hiện gây ra ở sản phụ những triệu chứng:

  • Đau nửa đầu migraine: Cơn đau xuất hiện khi người mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Đau xuất hiện kéo dài, đột ngột kể cả khi đang ngủ.
  • Có thể đi kèm đau vùng dưới xương sườn hoặc vùng bụng trên.
  • Đi kèm với các biểu hiện khác như buồn nôn, nôn sau khi ngửi mùi thức ăn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
  • Rối loạn thị giác, cảm giác như thấy các điểm mù, thấy bóng đèn nhấp nháy…
  • Sưng phù ở các vị trí như: tay, chân, mặt.
Đau đầu thai kỳ có thể là một dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp, protein trong nước tiểu… Khi đó, cần phải đi khám để được khắc phục kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

3. Đau đầu thai kỳ có nguy hiểm không?

3. Đau đầu thai kỳ có nguy hiểm không? 1

Triệu chứng đau đầu trong thai kỳ gây cảm giác mệt mỏi, đau đầu đến thai phụ. Theo các chuyên gia, các cơn đau đầu sẽ nhanh chóng biến mất khi thai phụ bước vào giai đoạn mang bầu ở tháng thứ 4 hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu sẽ không gây nguy hại quá nhiều đến cả mẹ và bé.

Ở ba tháng đầu, mẹ bầu gặp phải các cơn đau đầu do đang trải qua những thay đổi của cơ thể như cân nặng, nội tiết tố, lượng máu… Tuy nhiên, khi sang tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 của thai kỳ thì những cơn đau đầu dữ dội lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Đau đầu thai kỳ cũng mang lại các triệu chứng khôn lường như tăng huyết áp, lượng protein bất thường trong nước tiểu, thay đổi về thị giác hay gặp vấn đề với gan và thận.

Theo thống kê có khoảng 6% – 8% các thai phụ mắc các biến chứng do đau đầu thai kỳ gây ra như đột quỵ, tiền sản giật, thai nhi nhẹ cân… thậm chí là sinh non. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức để chữa bệnh kịp thời đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

☛ Đọc thêm: Cảnh báo 7 biến chứng do đau đầu gây ra

4. Phương pháp khắc phục chứng đau đầu thai kỳ

Đau đầu khi mang thai là triệu chứng không tránh khỏi với một số mẹ bầu. Những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà có thể làm dịu đi những cơn đau đầu đồng thời giúp tăng tuần hoàn máu, giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn.

4.1. Chườm ấm

Chườm ấm vào trán, thái dương, xoang giúp các cơ thư giãn, giảm kích thích thần kinh dẫn đến giảm các cơn đau đầu. Nhiệt nóng từ túi chườm cũng làm giãn các mao mạch và động mạch, từ đó tăng cường lưu thông máu nhằm giúp não bộ khoẻ mạnh.

Mẹ bầu hãy sử dụng miếng nhiệt hoặc chai nước ấm chườm lên khu vực đau 10 phút mỗi lần. Lưu ý không dùng nhiệt quá nóng hoặc chườm quá lâu vì có thể gây bỏng da.

4.1. Chườm ấm 1

4.2. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai. Theo các nghiên cứu cho thấy, ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu giảm các nguy cơ huyết áp cao và tiền sản giật cũng như tạo nhiều thuận lợi cho quá trình sinh nở và chuyển dạ.

Vì thế, trong thai kỳ, các mẹ bầu nên tập ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Thai phụ nên ngủ đủ từ 7 – 10 tiếng mỗi ngày và ngủ trưa từ 20 – 30 phút để tránh tình trạng đau đầu, mệt mỏi, uể oải. Hãy chọn cho mình một chỗ ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn và ánh sáng mạnh, tránh xa các thiết bị điện tử như điện tử, máy tính để đảm bảo giấc ngủ được sâu và ngon.

4.2. Ngủ đủ giấc 1
Ngủ đúng và đủ giấc giúp nâng cao sức khoẻ, giảm các triệu chứng thường mắc phải khi mang thai.

4.3. Tránh căng thẳng, stress

Nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn, giữ tinh thần lạc quan, tích cực trong thai kỳ giúp các mẹ bầu luôn vui vẻ, khỏe khoắn. Thêm vào đó, người mang thai cũng không nên lo âu, suy nghĩ tiêu cực quá bởi sẽ tăng các cơn đau đầu gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

4.4. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

4.4. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý 1
Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống hợp lý nhằm đảm bảo thai nhi phát triển ổn định.

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai vô cùng cần thiết giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài uống đủ lượng nước mỗi ngày, các mẹ bầu nên bổ sung thêm dinh dưỡng từ các cá, thịt, sữa… và các loại nước ép trái cây.

Chỉ khi được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cơ thể người mẹ mới được khoẻ mạnh, có dưỡng chất để đảm bảo nuôi thai nhi và hỗ trợ sửa chữa thương tổn. Qua đó, các yếu tố gây đau đầu mới được loại bỏ.

☛ Tham khảo: 10 loại trái cây giúp bạn cải thiện đau đầu

4.5. Tập thể dục đều đặn

Việc vận động thường xuyên giúp thai phụ giảm căng cơ, giảm mệt mỏi và áp lực khi bị đau đầu. Các bài tập cũng có tác dụng giãn cơ, tăng cường tuần hoàn máu lên não và các chi. Nhờ vậy, các cơ quan mới được nhận đủ oxy, dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động ổn định.

Để duy trì và bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, các mẹ bầu nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng, đều đặn. Hãy lựa chọn những bài tập an toàn, phù hợp với thể trạng và giai đoạn mang thai của mình.

5. Lưu ý khi điều trị đau đầu thai kỳ ở thai phụ

Để đảm bảo quá trình mang thai và sinh nở thuận lợi, mẹ bầu nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và bé khi mắc triệu chứng đau đầu thai kỳ bằng các phương pháp trên. Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý một số điều sau để tránh những ảnh hưởng xấu khi những cơn đau đầu xuất hiện.

5.1. Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau

Một số thai phụ không đi khám bác sĩ mà tự ý sử dụng thuốc giảm đau không theo chỉ định, thậm chí sử dụng không đúng liều lượng. Việc này gây ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi và sản phụ.

Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, suy thận, loãng xương, hoại tử tế bào gan… Nghiêm trọng hơn, tự sử dụng thuốc còn gây những ảnh hưởng không tốt trong quá trình phát triển thai nhi.

5.1. Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau 1
Việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai cần được giám sát chặt chẽ và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

5.2. Không tự ý thực hiện kỹ thuật châm cứu

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh truyền thống được nhiều người thực hiện vì độ hiệu quả trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người thực hiện cần có trình độ chuyên môn đảm bảo thực hiện các kỹ thuật được đúng đắn.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, việc tự ý thực hiện kỹ thuật châm cứu gây nhiều rủi ro. Nó có thể kích thích một số huyệt đạo trên cơ thể gây co thắt tử cung, dễ dẫn đến sinh non hay sảy thai. Đối với các sản phụ có cơ địa nhạy cảm, châm cứu là phương pháp tuyệt đối không nên thực hiện.

5.3. Không làm việc nặng nhọc

Khi mang thai, mẹ bầu không nên làm những công việc nặng nhọc, tốn nhiều sức lực vì nó không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức mà còn dẫn đến động thai, sinh non… Do vậy, mẹ cần tránh những việc như mang vác đồ vật nặng, di chuyển đồ vật trong nhà, làm vườn…

Khi cần thực hiện, hãy nhờ người thân giúp đỡ. Đặc biệt, người mẹ cũng cần tránh việc mang vác đồ cồng kềnh hoặc mang đồ di chuyển trên cầu thang, những nơi có địa hình không bằng phẳng để đảm bảo an toàn.

5.3. Không làm việc nặng nhọc 1
Các công việc nặng nhọc có thể khiến tổn thương cơ thể người mẹ do đó không nên tự mình làm.

5.4. Đi khám bác sĩ khi có biểu hiện lạ

Thai phụ nên đi thăm khám bác sĩ khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé đều ổn. Hãy đi khám nếu đau đầu trong thai kỳ đi kèm với các triệu chứng như sốt, buồn nôn, co giật, ngất xỉu… Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây đau đầu, từ đó có cách khắc phục đúng đắn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

5.4. Đi khám bác sĩ khi có biểu hiện lạ 1

Bài viết trên cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về triệu chứng đau đầu trong thai kỳ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn bệnh và phòng tránh kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/headaches
  • https://www.pregnancybirthbaby.org.au/headaches-during-pregnancy
  • https://www.healthline.com/health/pregnancy/headache-during-pregnancy

Cập nhật lúc: 13/11/2023
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1705
tu-van-mien-cuoc-duongnao.png
Loading...